LÒNG DẠ KHÔNG CÓ GÌ GIAN DỐI
“Nơi ông không có gì gian dối”.
Kính thưa Anh Chị em,
Cả hai bài đọc Lời Chúa ngày lễ kính thánh Barthôlômêô, còn gọi là Nathanael, thật phong phú. Hội Thánh vừa là Hiền Thê, vừa là Giêrusalem mới; Chúa Giêsu vừa là thành thánh mới, vừa là Con Chiên Cứu Độ, Đấng thiết lập Hội Thánh.
Tác giả sách Khải Huyền thuật lại thị kiến, “Tôi là Gioan, một thiên thần nói với tôi, ‘Lại đây, tôi sẽ chỉ cho thấy Hiền Thê, Tân Nương của Con Chiên’; ‘Thiên Thần đem tôi lên một núi cao chót vót khi tôi ngất trí và chỉ cho tôi thấy thành thánh Giêrusalem từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống; ‘Tường thành xây trên mười hai nền móng có khắc tên mười hai tông đồ của Con Chiên. Đền thờ, tôi không thấy có trong thành, vì Thiên Chúa toàn năng và Con Chiên là đền thờ của thành’. Văn phong khải huyền với những hình ảnh tuy có phần nhập nhằng nhưng ý nghĩa thần học của nó lại đem đến cho người đọc một cảm giác thú vị. Hội Thánh là Giêrusalem mới, là Tân Nương của Chúa Kitô; Con Chiên chính là Chúa Giêsu và Ngài cũng là đền thờ mà trên đó, Hội Thánh được xây dựng với mười hai trụ cột khắc tên các tông đồ và hẳn có cả tên của Barthôlômêô.
Đoạn Tin Mừng hôm nay cũng giàu ý nghĩa không kém. Thoạt đọc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Nathanael, chúng ta cảm thấy thôi thúc cần phải đọc lại một lần nữa; vì nếu chỉ đọc qua, dường như chúng ta đã bỏ lỡ một điều gì đó. Vì làm thế nào chỉ với một vài lời qua lại ít ỏi, “Đây thật là một người Israel, nơi ông không có gì gian dối”; “Sao Ngài biết tôi? ” và “Trước khi Philipphê gọi ngươi, lúc ngươi còn ở dưới cây vả, Ta đã thấy ngươi”, vậy mà lại đủ để Nathanael có thể tuyên xưng với người mình gặp lần đầu, cũng là người nói những lời ấy đến như thế này, “Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel”. Làm sao có thể đi đến một kết luận chóng vánh đến thế?
Chúa Giêsu nói, “Nơi ông không có gì gian dối”, nghĩa là ông không phải là kẻ hai lòng. Một người được gọi là hai lòng, nghĩa là người ấy tráo trở và gian giảo; họ rất tài giỏi trong việc lừa dối người khác, đó là một tính cách nguy hiểm, đáng sợ. Nhưng khi nói ngược lại, một người không hai lòng, không có gì gian ngoan, là nói rằng, họ trung thực, thẳng thắn, chân thành, trong suốt và thực tế. Nathanael là một con người như thế, ông trung thực; ông nói tự nhiên điều ông nghĩ. Ở đây, Chúa Giêsu chẳng đưa ra một luận cứ tri thức nào để thuyết phục ông tin vào thần tính của Ngài, Ngài không nói gì về điều ấy. Nhưng thay vào đó, điều đã xảy ra là đức tính tốt đẹp này của Nathanael đã giúp ông nhìn vào Chúa Giêsu và nhận ra Ngài là Đấng chân thật; đức tính tốt lành này cho phép ông không chỉ ‘mặc khải’ Chúa Giêsu là ai nhưng còn cho ông nhìn người khác một cách trong sáng và chân thực hơn; đức tính tốt lành này đã giúp Nathanael rất nhiều khi ông gặp Chúa Giêsu lần đầu để ông có thể nhận biết ngay lập tức sự cao cả của Ngài, cũng như Ngài là ai.
Theo hai cha Louis và Bernard Hurault, thuật ngữ “ở dưới cây vả” là kiểu nói một thầy thông luật thời xưa đang giảng dạy, họ thường dạy dưới bóng cây vả. Nathanael là một thông luật nhưng không như những thông luật khác; nhờ trung thực, thẳng thắn nên ông đã nhận ra “Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Vua Israel”, một tuyên tín đâu kém tuyên tín của Phêrô, “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Và như đã khen Phêrô, Chúa Giêsu cũng thưởng cho Nathanael, “Ông sẽ thấy trời mở ra và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người”. Và như thế, Con Người ở đây là chiếc thang nối trời và đất của Giacob mơ mộng thuở xưa nay thành hiện thực; nơi Ngài, Chúa và người gặp nhau; Ngài là Giêrusalem mới, nhà Thiên Chúa, nơi Chúa ngự cũng là ‘Giêrusalem mới’ được thánh Gioan nhắc đến trong bài Khải Huyền hôm nay.
Có mấy em bé rất muốn làm thiên thần, thượng đế cho chúng mỗi đứa một chân đèn và dặn lau chùi chúng cho thật bóng sáng. Một hai tuần trôi qua, thượng đế không đến, tất cả các bé đều bỏ cuộc, chỉ có một em vẫn lau chùi chân đèn sáng bóng; mọi người chê em dại. Kết quả chỉ có em được trở thành thiên thần. Hoá ra làm thiên thần thật dễ, chỉ cần trung thực, thật thà là được.
Anh Chị em,
Mỗi khi mừng kính một vị tông đồ, chúng ta đừng quên cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, các giám mục kế vị các ngài. Hôm nay, chúng ta cầu cho tất cả mọi thành phần Dân Chúa có một tâm hồn của em bé thiên thần, lòng dạ không có gì gian dối, nhờ lời cầu bàu của thánh Barthôlômêô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con xin một “lòng dạ không có gì gian dối” trước Chúa và trước anh em, hầu con có thể nhận biết những mầu nhiệm Thiên Chúa nơi con, nơi anh em con mỗi ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Nơi ông không có gì gian dối”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tác giả sách Khải Huyền thuật lại thị kiến, “Tôi là Gioan, một thiên thần nói với tôi, ‘Lại đây, tôi sẽ chỉ cho thấy Hiền Thê, Tân Nương của Con Chiên’; ‘Thiên Thần đem tôi lên một núi cao chót vót khi tôi ngất trí và chỉ cho tôi thấy thành thánh Giêrusalem từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống; ‘Tường thành xây trên mười hai nền móng có khắc tên mười hai tông đồ của Con Chiên. Đền thờ, tôi không thấy có trong thành, vì Thiên Chúa toàn năng và Con Chiên là đền thờ của thành’. Văn phong khải huyền với những hình ảnh tuy có phần nhập nhằng nhưng ý nghĩa thần học của nó lại đem đến cho người đọc một cảm giác thú vị. Hội Thánh là Giêrusalem mới, là Tân Nương của Chúa Kitô; Con Chiên chính là Chúa Giêsu và Ngài cũng là đền thờ mà trên đó, Hội Thánh được xây dựng với mười hai trụ cột khắc tên các tông đồ và hẳn có cả tên của Barthôlômêô.
Đoạn Tin Mừng hôm nay cũng giàu ý nghĩa không kém. Thoạt đọc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Nathanael, chúng ta cảm thấy thôi thúc cần phải đọc lại một lần nữa; vì nếu chỉ đọc qua, dường như chúng ta đã bỏ lỡ một điều gì đó. Vì làm thế nào chỉ với một vài lời qua lại ít ỏi, “Đây thật là một người Israel, nơi ông không có gì gian dối”; “Sao Ngài biết tôi? ” và “Trước khi Philipphê gọi ngươi, lúc ngươi còn ở dưới cây vả, Ta đã thấy ngươi”, vậy mà lại đủ để Nathanael có thể tuyên xưng với người mình gặp lần đầu, cũng là người nói những lời ấy đến như thế này, “Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel”. Làm sao có thể đi đến một kết luận chóng vánh đến thế?
Chúa Giêsu nói, “Nơi ông không có gì gian dối”, nghĩa là ông không phải là kẻ hai lòng. Một người được gọi là hai lòng, nghĩa là người ấy tráo trở và gian giảo; họ rất tài giỏi trong việc lừa dối người khác, đó là một tính cách nguy hiểm, đáng sợ. Nhưng khi nói ngược lại, một người không hai lòng, không có gì gian ngoan, là nói rằng, họ trung thực, thẳng thắn, chân thành, trong suốt và thực tế. Nathanael là một con người như thế, ông trung thực; ông nói tự nhiên điều ông nghĩ. Ở đây, Chúa Giêsu chẳng đưa ra một luận cứ tri thức nào để thuyết phục ông tin vào thần tính của Ngài, Ngài không nói gì về điều ấy. Nhưng thay vào đó, điều đã xảy ra là đức tính tốt đẹp này của Nathanael đã giúp ông nhìn vào Chúa Giêsu và nhận ra Ngài là Đấng chân thật; đức tính tốt lành này cho phép ông không chỉ ‘mặc khải’ Chúa Giêsu là ai nhưng còn cho ông nhìn người khác một cách trong sáng và chân thực hơn; đức tính tốt lành này đã giúp Nathanael rất nhiều khi ông gặp Chúa Giêsu lần đầu để ông có thể nhận biết ngay lập tức sự cao cả của Ngài, cũng như Ngài là ai.
Theo hai cha Louis và Bernard Hurault, thuật ngữ “ở dưới cây vả” là kiểu nói một thầy thông luật thời xưa đang giảng dạy, họ thường dạy dưới bóng cây vả. Nathanael là một thông luật nhưng không như những thông luật khác; nhờ trung thực, thẳng thắn nên ông đã nhận ra “Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Vua Israel”, một tuyên tín đâu kém tuyên tín của Phêrô, “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Và như đã khen Phêrô, Chúa Giêsu cũng thưởng cho Nathanael, “Ông sẽ thấy trời mở ra và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người”. Và như thế, Con Người ở đây là chiếc thang nối trời và đất của Giacob mơ mộng thuở xưa nay thành hiện thực; nơi Ngài, Chúa và người gặp nhau; Ngài là Giêrusalem mới, nhà Thiên Chúa, nơi Chúa ngự cũng là ‘Giêrusalem mới’ được thánh Gioan nhắc đến trong bài Khải Huyền hôm nay.
Có mấy em bé rất muốn làm thiên thần, thượng đế cho chúng mỗi đứa một chân đèn và dặn lau chùi chúng cho thật bóng sáng. Một hai tuần trôi qua, thượng đế không đến, tất cả các bé đều bỏ cuộc, chỉ có một em vẫn lau chùi chân đèn sáng bóng; mọi người chê em dại. Kết quả chỉ có em được trở thành thiên thần. Hoá ra làm thiên thần thật dễ, chỉ cần trung thực, thật thà là được.
Anh Chị em,
Mỗi khi mừng kính một vị tông đồ, chúng ta đừng quên cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, các giám mục kế vị các ngài. Hôm nay, chúng ta cầu cho tất cả mọi thành phần Dân Chúa có một tâm hồn của em bé thiên thần, lòng dạ không có gì gian dối, nhờ lời cầu bàu của thánh Barthôlômêô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con xin một “lòng dạ không có gì gian dối” trước Chúa và trước anh em, hầu con có thể nhận biết những mầu nhiệm Thiên Chúa nơi con, nơi anh em con mỗi ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)