Những tín hữu ở Pakistan tranh đấu đòi công lý cho một tín hữu 37 tuổi bị kết án tử hình vì bị cáo buộc gửi tin nhắn phạm thượng!
Phiên tòa ở Lahore vào ngày 8 tháng 9 đã xử Asif Pervaiz một án tù ba năm vì "đã dùng" điện thoại di động gửi đi một tin nhắn có nội dung phạm thượng... Nhưng sau đó, tòa án lại phán quyết: "anh sẽ bị án tử “treo cổ”. Anh cũng bị phạt 50,000 đồng Rupee (tương đương với 300 đô Mỹ).
Anh Pervaiz, từng làm việc trong một nhà máy dệt ở Youhanabad, một quận lỵ tại thủ đô Lahore, đã bị tù từ năm 2013 sau khi người giám thị của anh cáo buộc anh đã gửi những tin nhắn xúc phạm đến Tiên tri Muhammad từ điện thoại di động của anh.
Ủy ban Quốc gia về Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Pakistan đã hỗ trợ tốn phí pháp lý cho gia đình anh để theo đuổi vụ kiện.
“Một người khác đã bị bắt”.
Tại sao bất kỳ một tín hữu nào gửi một tin nhắn vô bổ hoặc có lời bình phẩm, đều bị xử tử? Chính quyền nên đưa ra các nguyên tắc rõ ràng để giải quyết vấn đề này. Sunny Gill, một nhiếp ảnh gia Pakistan có trụ sở tại thủ đô Bangkok Thái Lan đã viết như trên trong Facebook của anh.
Ngày khác, lại một vụ tố cáo phạm thượng khác ở Pakistan!
Một người theo đạo Thiên Chúa ở Pakistan bị bắt vì tội phỉ báng! Và một người tín hữu khác là cô Asia Bibi đã bị án vì bất đồng với các giáo sĩ Shia ở Pakistan!
Hàng trăm người theo đạo Thiên Chúa giáo ở Pakistan đã phải trốn chạy khỏi quê hương vì lo sợ tới tính mạng! Họ đang phải sống trong một tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý ở Bangkok! Tội phỉ báng hay phạm thượng là một vấn đề hết sức nhạy cảm ở Pakistan, một đất nước cực kỳ bảo thủ, xảy ra những cáo buộc đơn thuần đã đưa đến những vụ giết người phi pháp và bạo lực trong quần chúng.
Nadeem Bhatti, một nhà hoạt động nhân quyền người Pakistan đã đến được Canada, trốn thoát khỏi sự đàn áp tôn giáo, đã từng bị kết án tử hình.
“Luật sư của anh ấy, cũng là người bào chữa cho cô Asia Bibi, chia sẻ với Thông tấn xã UCA rằng: Ông có chương trình kháng cáo vụ án của cô Asia Bibi lên tòa thượng thẩm. Thủ tướng Imran Khan nên tập trung nhiều hơn vào những người Pakistan không theo đạo Hồi và mạnh tay đối với chủ nghĩa cực đoan đang gia tăng. Các nạn nhân của sự phỉ báng đã không được xét xử công minh trước tòa án cũng đối xử bình đẳng tại các đồn cảnh sát!
“Đất nước của chúng tôi không thể tiến bộ hoặc hợp tác với các nước khác nếu không có một bộ mặt khoan dung và nỗ lực giảm bớt đi các tin về đàn áp mỗi ngày.”
Tổ chức Nhân quyền Bằng hữu (HFO), một tổ chức phi chính phủ Công Giáo đã hỗ trợ tài chánh cho gia đình anh Pervaiz, để kháng cáo lại bản án tử hình cho anh.
Sajid Chrisopher, người sáng lập và chủ tịch của HFO cho biết: "Một sai lầm lớn là anh Pervaiz đã không khai báo về việc mất điện thoại. Anh đã có một cuộc cãi vã xôi nổi với một nhân viên giám thị trong nhà máy, người đó đã gửi tin nhắn từ Sim điện thoại bị đánh cắp của anh và lấy đó làm bằng chứng tố cáo anh. Chính quyền thậm chí còn lục xét nhà cửa của anh, điều chả có liên quan gì đến vấn đề tố tụng".
Theo báo cáo của truyền thông, thì đã có 42 trường hợp lăng mạ hay phạm thượng bị tố tụng ở Pakistan vào tháng trước, chủ yếu các tội ấy là chống lại các nhà hoạt động Hồi giáo hệ Shia và những người soạn điếu văn...
Bản án tử hình được đưa ra vài ngày sau khi một người đàn ông Công Giáo là David Masih, bị buộc tội phạm thượng khi một số trang Kinh “Côran” được tìm thấy trong một cống rãnh ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa.
Các nhóm nhân quyền nói rằng luật phạm thượng hay lăng mạ bị lạm dụng đã trở thành tệ nạn đánh các nhóm thiểu số tôn giáo hoặc để giải quyết các mối tư thù cá nhân.
Phiên tòa ở Lahore vào ngày 8 tháng 9 đã xử Asif Pervaiz một án tù ba năm vì "đã dùng" điện thoại di động gửi đi một tin nhắn có nội dung phạm thượng... Nhưng sau đó, tòa án lại phán quyết: "anh sẽ bị án tử “treo cổ”. Anh cũng bị phạt 50,000 đồng Rupee (tương đương với 300 đô Mỹ).
Anh Pervaiz, từng làm việc trong một nhà máy dệt ở Youhanabad, một quận lỵ tại thủ đô Lahore, đã bị tù từ năm 2013 sau khi người giám thị của anh cáo buộc anh đã gửi những tin nhắn xúc phạm đến Tiên tri Muhammad từ điện thoại di động của anh.
Ủy ban Quốc gia về Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Pakistan đã hỗ trợ tốn phí pháp lý cho gia đình anh để theo đuổi vụ kiện.
“Một người khác đã bị bắt”.
Tại sao bất kỳ một tín hữu nào gửi một tin nhắn vô bổ hoặc có lời bình phẩm, đều bị xử tử? Chính quyền nên đưa ra các nguyên tắc rõ ràng để giải quyết vấn đề này. Sunny Gill, một nhiếp ảnh gia Pakistan có trụ sở tại thủ đô Bangkok Thái Lan đã viết như trên trong Facebook của anh.
Ngày khác, lại một vụ tố cáo phạm thượng khác ở Pakistan!
Một người theo đạo Thiên Chúa ở Pakistan bị bắt vì tội phỉ báng! Và một người tín hữu khác là cô Asia Bibi đã bị án vì bất đồng với các giáo sĩ Shia ở Pakistan!
Hàng trăm người theo đạo Thiên Chúa giáo ở Pakistan đã phải trốn chạy khỏi quê hương vì lo sợ tới tính mạng! Họ đang phải sống trong một tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý ở Bangkok! Tội phỉ báng hay phạm thượng là một vấn đề hết sức nhạy cảm ở Pakistan, một đất nước cực kỳ bảo thủ, xảy ra những cáo buộc đơn thuần đã đưa đến những vụ giết người phi pháp và bạo lực trong quần chúng.
Nadeem Bhatti, một nhà hoạt động nhân quyền người Pakistan đã đến được Canada, trốn thoát khỏi sự đàn áp tôn giáo, đã từng bị kết án tử hình.
“Luật sư của anh ấy, cũng là người bào chữa cho cô Asia Bibi, chia sẻ với Thông tấn xã UCA rằng: Ông có chương trình kháng cáo vụ án của cô Asia Bibi lên tòa thượng thẩm. Thủ tướng Imran Khan nên tập trung nhiều hơn vào những người Pakistan không theo đạo Hồi và mạnh tay đối với chủ nghĩa cực đoan đang gia tăng. Các nạn nhân của sự phỉ báng đã không được xét xử công minh trước tòa án cũng đối xử bình đẳng tại các đồn cảnh sát!
“Đất nước của chúng tôi không thể tiến bộ hoặc hợp tác với các nước khác nếu không có một bộ mặt khoan dung và nỗ lực giảm bớt đi các tin về đàn áp mỗi ngày.”
Tổ chức Nhân quyền Bằng hữu (HFO), một tổ chức phi chính phủ Công Giáo đã hỗ trợ tài chánh cho gia đình anh Pervaiz, để kháng cáo lại bản án tử hình cho anh.
Sajid Chrisopher, người sáng lập và chủ tịch của HFO cho biết: "Một sai lầm lớn là anh Pervaiz đã không khai báo về việc mất điện thoại. Anh đã có một cuộc cãi vã xôi nổi với một nhân viên giám thị trong nhà máy, người đó đã gửi tin nhắn từ Sim điện thoại bị đánh cắp của anh và lấy đó làm bằng chứng tố cáo anh. Chính quyền thậm chí còn lục xét nhà cửa của anh, điều chả có liên quan gì đến vấn đề tố tụng".
Theo báo cáo của truyền thông, thì đã có 42 trường hợp lăng mạ hay phạm thượng bị tố tụng ở Pakistan vào tháng trước, chủ yếu các tội ấy là chống lại các nhà hoạt động Hồi giáo hệ Shia và những người soạn điếu văn...
Bản án tử hình được đưa ra vài ngày sau khi một người đàn ông Công Giáo là David Masih, bị buộc tội phạm thượng khi một số trang Kinh “Côran” được tìm thấy trong một cống rãnh ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa.
Các nhóm nhân quyền nói rằng luật phạm thượng hay lăng mạ bị lạm dụng đã trở thành tệ nạn đánh các nhóm thiểu số tôn giáo hoặc để giải quyết các mối tư thù cá nhân.