Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Bên Ngoài Luật Chữ Đó, Quy Chuẩn Thường Là Đấm Ngực Ba Lần
HỎI: Trong đại dịch covid, khi con tham dự thánh lễ mỗi ngày tại các giáo xứ khác nhau, con thấy nhiều kiểu hành vi thống hối. Có phải cả giáo sĩ lẫn cộng đoàn đấm ngực ba lần hay chỉ có cộng đoàn thôi? Con thấy rằng một số linh mục không hề đấm ngực và một số khác đặt tay lên ngực chứ không đấm ngực. J.L., Ann Arbor, Michigan
ĐÁP: Luật chữ đỏ không nói cụ thể về điểm này. Luật chữ đỏ La-tinh trong hình thức thông thường nói: “[P]ercutientes sibi pectus” (Đấm ngực mình), trong khi hình thức ngoại thường nói cụ thể rằng phải đấm ngực ba lần.
Tuy nhiên có một thay đổi nhỏ nhưng đáng chú ý trong việc dịch luật chữ đỏ này. Bản dịch trước đây, chỉ có một lần nhận lỗi, nói rằng người tín hữu nên “đấm ngực mình,” nên cụ thể là đấm một lần. Bản dịch hiện nay nói: “Và khi đấm ngực mình, họ nói […]” trước khi nhận lỗi ba lần.
Trong các nước nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, vốn luôn duy trì hình thức đấm ngực ba lần trong Kinh Cáo Mình, thực hành phổ biến nhất là cả linh mục và người tín hữu đấm ngực ba lần. Sách lễ tiếng Tây Ban Nha dịch luật chữ đỏ ấy là “Golpeándose el pecho, dicen […]” vốn có thể có nghĩa là một lần hay nhiều lần.
Tuy nhiên, mặc dù như vậy, quy luật chung là có một lần đám ngực, như được dẫn chứng trong câu trả lời chính thức của Thánh Bộ Phụng Tự. Văn bản được công bố trong Notitiae sọ 14 (1978), trang 534-535, nói:
Số 10. Khi đọc các công thức nào đó, ví dụ như trong Kinh Cáo Mình, Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, và Kinh Lạy Chúa Con Chẳng Đáng, dù là phía các linh mục hay phía người tín hữu, các hành động đi kèm lởi nói luôn được thực hiện như nhau. Một số đấm ngực ba lần khi đọc các công thức nói trên, số khác đấm ngực một lần. Thực hành nào dường như cần được giữ lại cách hợp luật?
Trả lời
Trong trường hợp này sẽ hữu ích khi nhớ những điều này:
1) Cử điệu và lời nói thường có xu hướng mang lại ý nghĩa cho nhau.
2) Trong việc này, cũng như những việc khác, việc phục hồi phụng vụ theo đuổi sự thật và sự đơn giản theo như đoạn văn của Sacrosanctum Concilium: “Nghi thức phải huy hoàng trong sự đơn sơ cao quý của chúng …” (SC, 34).
Trong khi trong sách lễ Rô-ma được thẩm quyền Công Đồng Trent ban hành, những lời ấy cũng rất thường xuyên đi kèm với các cử điệu nho nhỏ, luật Chữ Đỏ của sách lễ Rô-ma được thẩm quyền Công Đồng Vatican II phục hồi lại đáng chú ý về sự biện phân với các cử điệu.
Sau khi nói như thế:
a) Các từ “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng” được thấy trong Kinh Cáo Mình được đưa vào sách Lễ Rô-ma phục hưng bằng luật chữ đỏ như thế này: Tất cả đều … đấm ngực và nói … (OM, số 3). Trong sách lễ trước đây, cũng ở chỗ đó, luật chữ đỏ ghi như sau: Ngài đấm ngực ba lần. Do đó nó không có nghĩa bất cứ ai cũng đấm ngực ba lần khi đọc những lời này bằng tiếng La-tinh hay một thứ tiếng khác, cho dù đọc là “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.” Chỉ cần đấm ngực là đủ.
Cũng rõ ràng là chỉ một cử điệu là đủ trong các ngôn ngữ ấy, dù những lời bày tỏ lỗi lầm của mình được biểu hiện một cách đơn giản hơn, ví dụ như trong tiếng Anh: “Tôi đã phạm tội do lỗi lầm của mình,” hay trong tiếng Pháp: “Vâng con đã thực sự phạm tội.”
b) Sự biện phân của Sách Lễ Rô-ma phục hưng cũng cho thấy là đáng chú ý trong các văn bản khác được nhắc đến, nghĩa là Kinh Đây Chiên Thiên Chúa và Kinh Lạy Chúa Con Chẳng Đáng, vốn đi kèm việc bẻ bánh và lời mời gọi người tín hữu đón nhận Thánh Thể bằng những lời thống hối và khiêm cung.
Như nói trong câu trả lời số 2 của Commentary Notitiae 1978, trang 301: ở đâu luật chữ đỏ của Sách Lễ Rô-ma của giáo hoàng Phao-lô VI không nói gì, thì không bắt buộc phải suy diễn rằng cần tuân thủ luật chữ đỏ cũ. Sách Lễ phục hưng không bổ sung cho sách lễ cũ mà thay thế nó. Trong thực tế, Sách Lễ trước đây chỉ rõ đấm ngực ba lần khi đọc Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, và khi đọc ba lần Kinh Lạy Chúa Con Chẳng Đáng thì đấm ngực ba lần. Tuy nhiên vì sách lễ mới không nói gì vể việc này (OM 131 and 133), không có lý do gì để giả định rằng phải thêm bất cứ cử điệu nào vào những lời khẩn cầu này.
Câu trả lời trên đây cũng đúng cho bản dịch tiếng Anh hiện nay.
Đồng thời tôi nghĩ rằng lời công bố chính thức này không đúng với trải nghiệm thực tế. Hơn 33 năm đã trôi qua kể từ khi câu trả lời trên được đưa ra, và 50 năm kể từ việc xuất bản sách lễ mới, và thực tế là mọi người sử dụng tiếng La-tinh, Tây Ban Nha hay tiếng Ý đều đấm ngực ba lần trong Kinh Cáo Mình, cho dù luật chữ đỏ nói gì hay không nói gì. Những khác biệt trong các giáo xứ mà vị độc giả của chúng ta nhận thấy trong một bối cảnh nói tiếng Anh phản ảnh một xu hướng tự nhiên.
Cuối cùng tôi nghĩ rằng phong tục đấm ngực ba lần trong Kinh Cáo Mình chắc hẳn sẽ chiến thắng, và nó sẽ là một nỗ lực vô ích về phía các giám mục và linh mục khi cố bắt người tín hữu làm khác đi.
Tôi cũng không xem nỗ lực ấy tự nó là tốt. Người ta tự nhiên sẽ làm như thế này và tôi tin nó làm cho cử chỉ đấm ngực có ý nghĩa hơn.
Luật chữ đỏ hiện nay là rõ ràng về việc không đấm ngực trong Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, và thực hành ấy bây giờ không phổ biến. Việc Kinh Đây Chiên Thiên Chúa thường được hát làm cho việc đấm ngực mất tự nhiên so với trong nhịp điệu ngắt âm của Kinh Cáo Mình.
Đồng thời, có những lập luận rất tốt để bảo vệ thực hành này. Ví dụ Hồng Y Joseph Ratzinger khi ấy đã viết như sau trong cuốn sách Tinh Thần Phụng Vụ của ngài: “Trong Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, chúng ta nhìn lên Ngài, là đấng Chăn Chiên và vì chúng ta đã trở nên Con Chiên và như Con Chiên mang lấy tội lỗi của chúng ta. Vào lúc này thật là chính đáng và thích hợp việc chúng ta phải đấm ngực ba lần và nhắc nhở bản thân, cả về mặt thể lý, rằng tội lỗi của chúng ta đè trên vai của Ngài, rằng “chúng ta được chữa lành bằng thương tích của Ngài” (trang 207).
Cuối cùng, có thể rằng các linh mục đôi khi sẽ bớt nghiêm khắc hơn về việc đấm ngực, không phải vì thiếu ăn năn, mà vì các ngài đang đeo mi-crô và muốn tránh việc cử chỉ thống hối ấy âm vang cả nhà thờ.
(Bài ngày 15/9/2020 theo đường dẫn: https://zenit.org/2020/09/15/liturgy-qa-striking-the-breast-during-the-confiteor/)
Bên Ngoài Luật Chữ Đó, Quy Chuẩn Thường Là Đấm Ngực Ba Lần
HỎI: Trong đại dịch covid, khi con tham dự thánh lễ mỗi ngày tại các giáo xứ khác nhau, con thấy nhiều kiểu hành vi thống hối. Có phải cả giáo sĩ lẫn cộng đoàn đấm ngực ba lần hay chỉ có cộng đoàn thôi? Con thấy rằng một số linh mục không hề đấm ngực và một số khác đặt tay lên ngực chứ không đấm ngực. J.L., Ann Arbor, Michigan
ĐÁP: Luật chữ đỏ không nói cụ thể về điểm này. Luật chữ đỏ La-tinh trong hình thức thông thường nói: “[P]ercutientes sibi pectus” (Đấm ngực mình), trong khi hình thức ngoại thường nói cụ thể rằng phải đấm ngực ba lần.
Tuy nhiên có một thay đổi nhỏ nhưng đáng chú ý trong việc dịch luật chữ đỏ này. Bản dịch trước đây, chỉ có một lần nhận lỗi, nói rằng người tín hữu nên “đấm ngực mình,” nên cụ thể là đấm một lần. Bản dịch hiện nay nói: “Và khi đấm ngực mình, họ nói […]” trước khi nhận lỗi ba lần.
Trong các nước nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, vốn luôn duy trì hình thức đấm ngực ba lần trong Kinh Cáo Mình, thực hành phổ biến nhất là cả linh mục và người tín hữu đấm ngực ba lần. Sách lễ tiếng Tây Ban Nha dịch luật chữ đỏ ấy là “Golpeándose el pecho, dicen […]” vốn có thể có nghĩa là một lần hay nhiều lần.
Tuy nhiên, mặc dù như vậy, quy luật chung là có một lần đám ngực, như được dẫn chứng trong câu trả lời chính thức của Thánh Bộ Phụng Tự. Văn bản được công bố trong Notitiae sọ 14 (1978), trang 534-535, nói:
Số 10. Khi đọc các công thức nào đó, ví dụ như trong Kinh Cáo Mình, Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, và Kinh Lạy Chúa Con Chẳng Đáng, dù là phía các linh mục hay phía người tín hữu, các hành động đi kèm lởi nói luôn được thực hiện như nhau. Một số đấm ngực ba lần khi đọc các công thức nói trên, số khác đấm ngực một lần. Thực hành nào dường như cần được giữ lại cách hợp luật?
Trả lời
Trong trường hợp này sẽ hữu ích khi nhớ những điều này:
1) Cử điệu và lời nói thường có xu hướng mang lại ý nghĩa cho nhau.
2) Trong việc này, cũng như những việc khác, việc phục hồi phụng vụ theo đuổi sự thật và sự đơn giản theo như đoạn văn của Sacrosanctum Concilium: “Nghi thức phải huy hoàng trong sự đơn sơ cao quý của chúng …” (SC, 34).
Trong khi trong sách lễ Rô-ma được thẩm quyền Công Đồng Trent ban hành, những lời ấy cũng rất thường xuyên đi kèm với các cử điệu nho nhỏ, luật Chữ Đỏ của sách lễ Rô-ma được thẩm quyền Công Đồng Vatican II phục hồi lại đáng chú ý về sự biện phân với các cử điệu.
Sau khi nói như thế:
a) Các từ “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng” được thấy trong Kinh Cáo Mình được đưa vào sách Lễ Rô-ma phục hưng bằng luật chữ đỏ như thế này: Tất cả đều … đấm ngực và nói … (OM, số 3). Trong sách lễ trước đây, cũng ở chỗ đó, luật chữ đỏ ghi như sau: Ngài đấm ngực ba lần. Do đó nó không có nghĩa bất cứ ai cũng đấm ngực ba lần khi đọc những lời này bằng tiếng La-tinh hay một thứ tiếng khác, cho dù đọc là “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.” Chỉ cần đấm ngực là đủ.
Cũng rõ ràng là chỉ một cử điệu là đủ trong các ngôn ngữ ấy, dù những lời bày tỏ lỗi lầm của mình được biểu hiện một cách đơn giản hơn, ví dụ như trong tiếng Anh: “Tôi đã phạm tội do lỗi lầm của mình,” hay trong tiếng Pháp: “Vâng con đã thực sự phạm tội.”
b) Sự biện phân của Sách Lễ Rô-ma phục hưng cũng cho thấy là đáng chú ý trong các văn bản khác được nhắc đến, nghĩa là Kinh Đây Chiên Thiên Chúa và Kinh Lạy Chúa Con Chẳng Đáng, vốn đi kèm việc bẻ bánh và lời mời gọi người tín hữu đón nhận Thánh Thể bằng những lời thống hối và khiêm cung.
Như nói trong câu trả lời số 2 của Commentary Notitiae 1978, trang 301: ở đâu luật chữ đỏ của Sách Lễ Rô-ma của giáo hoàng Phao-lô VI không nói gì, thì không bắt buộc phải suy diễn rằng cần tuân thủ luật chữ đỏ cũ. Sách Lễ phục hưng không bổ sung cho sách lễ cũ mà thay thế nó. Trong thực tế, Sách Lễ trước đây chỉ rõ đấm ngực ba lần khi đọc Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, và khi đọc ba lần Kinh Lạy Chúa Con Chẳng Đáng thì đấm ngực ba lần. Tuy nhiên vì sách lễ mới không nói gì vể việc này (OM 131 and 133), không có lý do gì để giả định rằng phải thêm bất cứ cử điệu nào vào những lời khẩn cầu này.
Câu trả lời trên đây cũng đúng cho bản dịch tiếng Anh hiện nay.
Đồng thời tôi nghĩ rằng lời công bố chính thức này không đúng với trải nghiệm thực tế. Hơn 33 năm đã trôi qua kể từ khi câu trả lời trên được đưa ra, và 50 năm kể từ việc xuất bản sách lễ mới, và thực tế là mọi người sử dụng tiếng La-tinh, Tây Ban Nha hay tiếng Ý đều đấm ngực ba lần trong Kinh Cáo Mình, cho dù luật chữ đỏ nói gì hay không nói gì. Những khác biệt trong các giáo xứ mà vị độc giả của chúng ta nhận thấy trong một bối cảnh nói tiếng Anh phản ảnh một xu hướng tự nhiên.
Cuối cùng tôi nghĩ rằng phong tục đấm ngực ba lần trong Kinh Cáo Mình chắc hẳn sẽ chiến thắng, và nó sẽ là một nỗ lực vô ích về phía các giám mục và linh mục khi cố bắt người tín hữu làm khác đi.
Tôi cũng không xem nỗ lực ấy tự nó là tốt. Người ta tự nhiên sẽ làm như thế này và tôi tin nó làm cho cử chỉ đấm ngực có ý nghĩa hơn.
Luật chữ đỏ hiện nay là rõ ràng về việc không đấm ngực trong Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, và thực hành ấy bây giờ không phổ biến. Việc Kinh Đây Chiên Thiên Chúa thường được hát làm cho việc đấm ngực mất tự nhiên so với trong nhịp điệu ngắt âm của Kinh Cáo Mình.
Đồng thời, có những lập luận rất tốt để bảo vệ thực hành này. Ví dụ Hồng Y Joseph Ratzinger khi ấy đã viết như sau trong cuốn sách Tinh Thần Phụng Vụ của ngài: “Trong Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, chúng ta nhìn lên Ngài, là đấng Chăn Chiên và vì chúng ta đã trở nên Con Chiên và như Con Chiên mang lấy tội lỗi của chúng ta. Vào lúc này thật là chính đáng và thích hợp việc chúng ta phải đấm ngực ba lần và nhắc nhở bản thân, cả về mặt thể lý, rằng tội lỗi của chúng ta đè trên vai của Ngài, rằng “chúng ta được chữa lành bằng thương tích của Ngài” (trang 207).
Cuối cùng, có thể rằng các linh mục đôi khi sẽ bớt nghiêm khắc hơn về việc đấm ngực, không phải vì thiếu ăn năn, mà vì các ngài đang đeo mi-crô và muốn tránh việc cử chỉ thống hối ấy âm vang cả nhà thờ.
(Bài ngày 15/9/2020 theo đường dẫn: https://zenit.org/2020/09/15/liturgy-qa-striking-the-breast-during-the-confiteor/)