Trước đây, từ thuở nhà Clintons chưa “phát minh” ra từ “political correctness” (điều chỉnh chính trị) thì chữ “tolerance” đã có nghĩa: “chấp nhận, chịu đựng với người nào đó hay điều gì mình không thích.” Nhưng ngày nay chữ này đang mang một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt, đó là: “Tất cả những giá trị, niềm tin, cách sống, điều không thật; nhưng nếu có người cho là thật… (thì họ vẫn được tôn trọng cách) bình đẳng.” Ai từ chối điều này sẽ bị ghép là “intolerance” và như vậy sẽ trở thành kẻ “bất chấp.”

Điều này sẽ đưa các Kitô hữu đi đến đâu? Chúa Giêsu đã phán “Ta là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thày.” (Gioan 14:6). Thánh Phêrô cũng nói: “Xin chư vị hết thảy cùng toàn dân Israel biết rằng: chính là Nhân Danh Yêsu Ðức Kitô người Nazaret, người các ông đã cho đóng đinh thập giá, nhưng Thiên Chúa đã cho sống lại từ cõi chết, chính (vì sự) Nhân Danh ấy mà người này được đứng trước mặt các ông an lành mạnh khỏe. Chính Ngài là viên đá đã bị các ông là thợ xây khinh màng, thì đã hóa thành đỉnh góc. Và hẳn không có ơn cứu độ nơi một người nào khác nữa. Vì dưới gầm trời này, không có một Danh nào khác đã được ban xuống cho nhân loại để phải nhờ vào đó mà chúng ta trông được cứu thoát." (Sách “Tông Đồ Công Vụ”, hay, “Công Vụ ‘của các’ Tông Đồ” 4:10-12) (Bản dịch của cha Nguyễn Thế Thuấn).

Định nghĩa “mới” của từ “tolerance” (chấp nhận tất cả và bình đẳng), đã làm cho niềm tin trên của các Kitô hữu khiến họ trở thành những kẻ bất chấp, điều đó chứng tỏ các cuộc tấn công vào Kitô giáo của phe truyền thông và hệ thống giáo dục công cộng là chính đáng. Nhưng lý lẽ này đã hoàn toàn vô lý và tự bác bỏ. Thật vậy, nếu những kẻ đang tuyên truyền cho “tolerance” từ chối Kitô giáo, thì chính họ đã đối xử bất bình đẳng với các tín hữu Kitô. Như vậy, thì, với họ, tất cả các niềm tin đều bình đẳng, nhưng một số niềm tin lại bình đẳng hơn những niềm tin khác!

Kết quả là chính những kẻ đang tuyên truyền cho “tolerance” lại đối xử hoàn toàn bất bình đẳng (bất chấp) đối với Kitô giáo. Tóm lại, họ là những người bất chấp với bất chấp, nên một cách có lý luận, chính họ đã tự bất chấp với chính họ!

Sự giả hình của “tân” tolerance này đã biểu lộ trong các sự kiện xảy ra ở hai đại học. Thứ nhất là Đại Học Kỹ Thuật (Technological University) ở Lubbock thuộc bang Texas. Giáo sư Michael Dini, dạy sinh vật học, đã nói rằng ông ta sẽ không giới thiệu lên đại học y khoa bất cứ sinh viên nào không tin vào thuyết tiến hóa. Thấy bị phản đối, đại học này đã vội vã bênh ông giáo và nêu quyền “tự do lý luận.”

Thứ hai, một sự kiện khác, ngược lại với điều kể trên, đã diễn ra ở Đại Học Sydney (Úc). Một số giáo sư hàng đầu đã ký tên vào một bản tuyên ngôn và cậy đăng trên nguyên một trang của tờ báo do sinh viên quản trị: “Trên bất cứ tiêu chuẩn nào, Chúa Giêsu Kitô là một trong những nhân vật lịch sử vĩ đại của thế giới. Hơn nữa, Ngài còn tự xưng là Con của Thiên Chúa, đã tuyên xưng Chúa Cha và đã gánh tội trần gian, chịu đựng sự soi mói tận cùng. Đây là niền tin của chúng tôi và chúng tôi kêu gọi mọi sinh viên hãy tận lực thẩm tra nhân vật Giêsu đặc biệt này.” Thông điệp này đã làm nhiều người (thuộc phe tả hay “cấp tiến”) hốt hoảng về bất chấp tôn giáo và lạm dụng “tự do lý luận.” Một số sinh viên chống Kitô giáo đã tỏ nỗi lo ngại không đáng có, về vấn đề kỳ thị.

Nhưng tuyên ngôn trên chẳng đá động gì đến việc kỳ thị, không như giáo sư Dini đã rõ ràng tỏ sự bất chấp và kỳ thị đối với những Kitô hữu đang tin tưởng vào Kinh Thánh. Ở đây, các giáo sư này chỉ đơn giản tuyên xưng đức tin của mình trong khi vẫn chấp nhận quyền tự do của những người có niềm tin khác.

QUYỀN CÓ Ý KIẾN, TƯ TƯỞNG CÁ NHÂN

Ngoài việc kỳ thị tỏ tường đối với Kitô giáo của những kẻ khoa trương “chủ nghĩa” tolerance, đã có một khía cạnh nguy hiểm nữa trong triết lý về quyền “tự do tư tưởng” của mỗi người. Điều này không những đã được nhấn mạnh trong hệ thống giáo dục công cộng, nhưng nó đã lan tràn đến mọi tầng lớp của xã hội, ngay cả trong một số giáo hội Kitô.

Ngày nay, điều gì đang xảy ra khi các nhà thờ bàn đến những vấn đề như phá thai, đồng tính, vai trò của phụ nữ trong giáo hội v.v…? Người Kitô hữu thường xuyên được nghe về những ý kiến khác biệt (đôi khi có chút thuyết phục) của các cá nhân, nhưng người chủ trì buổi họp (thường là một giáo sĩ) chỉ tóm tắt các ý kiến đó mà không đưa ra ý kiến phản biện nào, để nói lên điều đúng và điều sai theo những giảng dạy trong lời của Chúa, để hướng dẫn khán thính giả của mình tìm về chân lý.

SỰ THẬT

Có một sự thật tuyệt vời ở đây: Là những Kitô hữu, chúng ra có thể đặt căn bản của cuộc sống thế trần này trên điều chắc chắn hơn nhiều so với những “ý kiến cá nhân!” Chúng ta có tri thức căn bản từ một hữu thể bất biến, Đấng Tạo Dựng, đang hướng dẫn chúng ta. Bắt đầu từ tri thức nhận được trong quyển sách đầu tiên của Kinh Thánh: Sáng Thế (Genesis). Đấng Tạo Dựng đã không để chúng ta phải lang thang tự tìm chính lộ cho mình, Ngài đã chỉ lối cho chúng ta rằng CHÚA SỞ HỮU MỌI SỰ, NÊN ĐÃ GIÚP CHÚNG TA (đi theo một cách sống để được hưởng vương quốc của Ngài, sau cuộc sống ở trần gian này) QUA NHỮNG LỀ LUẬT (điều kiện phải thực hành như giữ 10 giới răn, lề luật yêu thương). Điều Ngài nói phải là căn bản cho tất cả các suy tư và hành động của con người. Kết luận của chúng ta phải đặt nền tảng trong LỜI CỦA CHÚA, không phải dựa vào Ý KIẾN BẤT TOÀN CỦA BẤT CỨ CON NGƯỜI HAY ĐÁM ĐÔNG NÀO!
Nếu không, e rằng trong ngày sau hết, chúng ta sẽ bị loại và phải đứng bên ngoài nước Trời để “khóc lóc và nghiến răng” vì chúng ta đã sống quá sai lầm (Lu-ca 13:28).

Đức Tổng Giám Mục, Charles J. Chaput của tổng giáo phận Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, đã có Một kết luận thật hay: “Ý đồ của ma quỉ là loan truyền về sự “chấp nhận tất cả” cho đến khi chúng thống trị, rồi chúng sẽ làm câm lặng những cái tốt (của con người).” (“Evil preaches tolerance until it is dominant, then it tries to silence good.”
Archbishop Charles J. Chaput.)

LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)