Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma, Và Nói Thêm Về Cử Điệu Trong Kinh Cáo Mình

HỎI: Tại đám tang, khoảng 3 hay 4 người, có lẽ là bạn bè, người thân hay thành viên của tổ chức nào đó của người quá cố, có thể đứng xung quanh quan tài khi việc cử hành thành lễ đang diễn ra. Đây có phải là một chuẩn tắc có thể chấp nhận được trong phụng vụ không? Chúng ta có cho phép nó tiếp tục không? — M.L., Sierra Leone


ĐÁP: Ý tường về một đội canh gác danh dự tại đám tang của các thành viên đã khuất trong quân đội và các nhóm khác không phải là chưa biết đến, mặc dù nó phổ biến tại một số nước hơn các nước khác.

Họ thường không gây ra vấn đề cho việc tiến hành thánh lễ an táng bởi vì họ thường tham gia vào đầu và cuối cử hành thánh lễ. Cờ hay huy hiệu được lấy đi trong thánh lễ và theo phong tục từng nơi, quan tài được phủ vải che. Các nghi thức dân sự hay quân sự thường theo các nghi thức tôn giáo.

Để đưa ra ví dụ về các người canh gác danh dự này, trước tiên chúng ta có thể xem xét ví dụ về các thành viên Dòng Hiệp Sĩ Mộ Thánh Giêrusalem (tiếng La-tinh: Ordo Equestris Sancti Sepulcri Hierosolymitani, OESSH), còn gọi là Dòng Mộ Thánh hay Hiệp Sĩ Mộ Thánh. Đây là một dòng tu hiệp sĩ Công Giáo dưới sự bảo vệ của Tòa Thánh. Đức Giáo Hoàng là bề trên tối cao của dòng và một Hồng Y làm tôn sư.

Khi mô tả các thủ tục canh gác danh dự đám tang của các hiệp sĩ quá cố, một trong các trang mạng của dòng tu nói:

Khi chết cũng như khi sống, các thành viên của Dòng Mộ Thánh xứng đáng với sự tôn trọng cao nhất là được đón nhận một trong những vinh dự cổ xưa nhất và quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo. Để bày tỏ lòng kính trọng đối với bất cứ thành viên quá cố nào, Hạt Nghi Lễ Đông Phương sẽ cung cấp một đội canh gác danh dự cho người quá cố.

Khi được báo về một thành viên qua đời, Hạt Nghi Lễ Đông Phương sẽ hỏi gia đình xem họ có muốn có đội canh gác danh dự hiện diện trong thánh lễ an táng không. Sau đó tất cả thành viên sẽ được thông báo qua thư điện tử và trên trang mạng của nhà dòng rằng gia đình đã yêu cầu có đội canh gác danh dự.

Dưới đây là các thủ tục tang lễ cho các Hiệp Sĩ và Quý Phu Nhân:

Hiện diện chỉnh tề ở cuối nhà thờ hay ở nơi mà vị chủ tế, giám đốc tang lễ hay người có trách nhiệm chỉ dẫn ít nhất 15 phút trước khi bắt đầu tang lễ.

Đứng canh gác ở một bên lối đi chính khi quan tài được đưa vào trong nhà thờ. Sau phép lành ban đầu, đi theo người giúp lễ trong đám rước khi quan tài được đưa đến trước nhà thờ. Ngồi đối diện với bên tang gia ngồi hay theo chỉ dẫn của chủ tế hay giám đốc tang lễ.

Trước bài ca ngợi cuối cùng, ra khỏi chỗ ngồi và xếp hàng ở một bên lối đi trung tâm – phía trước quan tài cho lễ tiễn đưa.

Sau phép lành cuối cùng, đi sau thánh giá và trước quan tài ra khỏi nhà thờ.

Hình thành một đội canh gác danh dự ở một bên để tang gia đi ngang qua khi họ ra khỏi nhà thờ.

Về mặt nghi thức Giáo Hội, chúng ta tìm thấy các chỉ thị sau đây cho các thành viên hội tương tế giáo xứ vốn cũng cung cấp người canh gác danh dự trong các đám tang.

Đội Canh Gác Danh Dự Tang Lễ nhằm “canh gác” người hội viên tương tế quá cố khi người này rời khỏi nhà thờ giáo xứ lần cuối cùng. Do đó mỗi hội viên tương tế phải tham gia làm Người Canh Gác Danh Dự Tang Lễ khi có thể, cho dù có quen biết người quá cố hay không … Điều quan trọng là giữ cho truyền thống này sống động bằng việc tham gia.

Mọi thành viên hội tương tế sẽ được thông báo bằng thư điện tử sớm hết sức có thể về ngày giờ tang lễ của một hội viên đã yêu cầu Người Canh Gác Danh Dự.

Lời Nhắc Nhở Đội Canh Gác Danh Dự

Đeo Huy Hiệu Phép Lạ đến tang lễ

Đến trước thánh lễ ít nhất 15 phút

Trong thánh lễ, các thành viên hội tương tế sẽ ngồi với nhau bên phía tượng thánh Giu-se, phía sau những người khiêng quan tài. Các hội viên tương tế sẽ đứng đầu hàng ghế ở lối đi giữa trước thánh lễ, lúc rước linh cữu vào và một lần nữa lúc tiễn linh cữu đi. Các hội viên tương tế bắt đầu từ phía trước và kéo dài ra hàng ghế sau đến khi hết người. Xin đứng đúng vị trí, nhìn thẳng phía trước và chắp bàn tay một cách thành kính, không chặn lối vào hàng ghế và đứng sát hàng ghế hết sức để dành chỗ cho lối đi. Ví xách, áo khoác và điện thoại đã tắt có thể để lại trên hàng ghế khi tham gia. Một đội Canh Gác Danh Dự thành công cần có tối thiểu 10 thành viên tương tế.

Nói chung các hội viên tương tế nên đứng đầu hàng ghế khi vị linh mục và các giúp lễ ra khỏi phòng thánh. Chúng ta giữ vị trí khi vị chủ tế đi xuống lối đi đến với linh cữu (bắt đầu tang lễ). Chúng ta trở vào hàng ghế sau khi rước linh cữu xong. Sau đó chúng ta quay trở về lối đi lúc có bài ca ngợi (cuối tang lễ), khi vị linh mục đến gần linh cữu. Lễ tiễn đưa diễn ra và chúng ta giữ vị trí cho đến khi nhạc kết thúc. Có thể điều chỉnh thủ tục này trong lúc tang lễ.

Những nhóm khác, đặc biệt các nhóm có bản chất quốc gia hay quốc tế, cũng có truyền thống tương tự. Do đó mặc dù chắc chắn có sự khác biệt giữa hai nhóm, một nhóm có các huy hiệu thời trung cổ rực rỡ, và nhóm kía có một huy hiệu đơn giản, thì vai trò của hành vi canh gác danh dự cơ bản là giống nhau và tìm cách bày tỏ sự tôn trọng với một thành viên tín hữu quá cố đã có vai trò tích cực trong một nhóm nào đó.

Nó cũng liên quan đến việc cầu nguyện cho người quá cố, vốn còn quan trọng hơn nhiều so với việc canh gác danh dự. Tuy nhiên vị độc giả của chúng ta nhắc đến những người muốn ở bên người quá cố trong suốt tang lễ. Như đã thấy trên đây, điều này không phù hợp với thực hành tổng quát của Giáo Hội, và phải mời họ vào vị trị hàng ghế trong cử hành thánh lễ.

* * *

Tiếp theo: Việc đấm ngực trong Kinh Cáo Mình

Nhân các nhận định ngày 15-9 của chúng tôi về việc đấm ngực trong Kinh Cáo Mình, một độc giả từ Bồ Đào Nha bình luận rằng trong cách diễn dịch của các quốc gia về kinh nguyện này, chỉ có hai chứ không phải ba lời nhận lỗi và do đó người Bồ Đào Nha thường đấm ngực hai lần.

Tôi tin rằng việc này cơ bản xác nhận quan sát của tôi rằng người ta sẽ làm những việc này một cách tự nhiên cho dù luật chữ đỏ có chỉ định một thực hành khác.

Một người khác từ Buffalo, New York, viết thư hỏi:

Thế còn các tín hữu bắt chước phó tế hay linh mục làm dấu thánh giá trên trán, miệng và ngực trước khi công bó Tin Mừng thì sao? Luật chữ đỏ trong sách lễ Rô-ma không nói gì về các tín hữu vào thời điểm này trong thánh lễ. Nhưng cuốn Hướng Dẫn Tổng Quát Về Sách Lễ Rô-ma, số 134, lại nói ‘mọi người khác cũng làm như vậy.’

Dường như không hợp lý luận để mọi người bắt chước cử chỉ ấy bởi vì chỉ có người đọc Tin Mừng dùng đến đôi mọi. Thay vào đó, điều thích hợp hơn cho người tín hữu là ghi đấu thánh giá lên đôi tai vì bổn phận của họ là chăm chú lắng nghe Tin Mừng.

Con cũng thấy rằng việc thực hiện hành vi ấy làm con chia trí không lắng nghe với tâm tình cầu nguyện phần đầu của Tin Mừng. Thông thường thấy phó tế hay vị linh mục bắt đầu đọc Tin Mừng trước khi mọi người khác kết thúc việc ghi dấu thánh giá.

Trong khi đúng là luật chữ đỏ không nói gì về việc người tín hữu làm cử chỉ này, điều này hoàn toàn hợp lý luận bởi vì chỉ có thừa tác viên ở ngay bên cuốn sách lễ trên bàn thờ.

Cuốn Hướng Dẫn Tổng Quát Về Sách Lễ Rô-ma, cũng là một phần không tách rời của Sách Lễ Rô-ma, chứa đựng tất cả các chỉ dẫn tổng quát về tư thế và cử chỉ của người tín hữu. Nói chung thì người tín hữu không cần một danh sách các chỉ dẫn bởi vì họ học phải làm gì từ thực hành. Văn bản đầy đủ của số đề mục trong cuốn Hướng Dẫn Tổng Quát Về Sách Lễ Rô-ma mà vị độc giả trích dẫn là như sau:

Số 134. Tại bục giảng, vị linh mục mở sách và chắp tay đọc: “Chúa ở cùng anh chị em,” rồi cộng đoàn thưa: “Và ở cùng cha.” Sau đó ngài đọc tên bài đọc Tin Mừng, trong khi dùng ngón tay cái ghi dấu thánh giá trên trán, miệng và ngực mình, và mọi người khác cũng làm như vậy. Cộng đoàn tung hô: “Lạy Chúa, vinh danh Chúa.” Linh mcu5 xông hương cuốn sách nếu có xông hương (xem các số 276-277). Rồi ngài công bố Tin Mừng và khi kết thúc thì đọc câu tunh hộ: “Đó là Lời Chúa,” và cộng đoàn thưa: “Lạy Chúa Ki-tô, ngợi khen Chúa.” Vị linh mục hôn sách thánh và đọc thầm công thức khi đọc Tin Mừng (Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc, xin Chúa xóa tội chúng con.)

Tôi nghị không hoàn toàn đúng khi nói rằng công đoàn bắt chước cử chỉ của thầy phó tế. Đúng hơn đó là một cử chỉ mà toàn thể cộng đoàn thực hiện đồng thời với thừa tác viên chứ không phải sau thừa tác viên.

Mặc dù luật chữ đỏ phải được tôn trọng y như thế, trực giác của vị độc giả của chúng ta rằng dấu thánh giá trên miệng là kém tự nhiên phần nào được lịch sử xác nhận. Các dấu thánh giá trên trán và trên ngực ít nhất có từ thế kỷ thứ tám hay sớm hơn nữa. Dấu thánh giá trên miệng đã được thêm vào nhiều thế kỷ sau đó và dường như được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1286.

Mặc dù thế thì nó đã tồn tại gần 800 năm và không có khả năng nó sẽ bị loại bỏ hay bị các cử chỉ khác thay thế.

Theo quan điểm nghi lễ, rỏ ràng là cử chỉ ấy là một trong nhiều phương cách để nhấn mạnh tầm quan trọng của Tin Mừng với các bài đọc khác và là một lời kêu gọi chú ý kỹ hơn đến những lời của Đức Ki-tô. Điều này cũng được nhấn mạnh bởi các yếu tố khác như việc rước sách Tin Mừng, xông hương và phải đứng khi lắng nghe Tin Mừng.

Tôi ngần ngại không đưa ra lời giải thích thần học về cử chỉ ấy. Những giải thích như thế có xu hướng hoàn toàn suy đoán và được thêm vào sau khi các cử chỉ ấy đã là một phần của nghi lễ. Tuy nhiên dấu thánh giá thứ nhất (trên trán) và thứ ba (trên ngực) sẽ dường như là một lời thỉnh cầu Chúa soi sáng trí óc và con tim chúng ta để hiểu và ôm ấp những giáo huấn nhận được. Dấu thánh giá sau này trên miệng có lẽ có thể được giải thích như lòng mong muốn làm chứng cho Tin Mừng bằng đôi môi chúng ta, nhưng cũng có thể không là gì hơn ngoài cái xu hướng tự nhiên làm các việc theo nhóm ba cái một lần và do đó được thêm vào dần dần sau nhiều thế kỷ thực hành.

https://zenit.org/2020/09/29/liturgy-qa-honor-guards-at-funerals/)