NGUỒN SỨC SỐNG, NGUỒN AN VUI, NGUỒN HY VỌNG
“Kính mừng Maria đầy ơn phước”.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong ngày lễ kính Đức Mẹ Mân Côi, Tin Mừng Luca thuật lại câu chuyện sứ thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria; sứ thần vào nhà một trinh nữ ‘vô danh’ và nói, “Kính chào Bà đầy ơn phúc”. Vậy ra, sứ thần Chúa đã công khai đổi tên Đức Mẹ, phải chăng để từ đây, Mẹ Maria sẽ trở nên ‘nguồn sức sống, nguồn an vui, nguồn hy vọng’ cho tất cả những ai chạy đến với quả phúc lòng Mẹ, đấng “Đầy ơn phúc”.
“Kính chào Bà đầy ơn phúc, Chúa ở cùng Bà…”, là kinh Kính Mừng, kinh Mân Côi đầu tiên được Hội Thánh cất lên vạn triệu lần mỗi ngày để tôn vinh quả phúc lòng Mẹ, qua các mầu nhiệm cứu chuộc của Ngài, cùng tôn vinh đấng cưu mang Ngài. Vì lẽ đó, kinh Mân Côi là cuốn Tin Mừng rút gọn; lạ lùng thay, với chỉ một vài đối đáp cần thiết, vắn gọn… Thiên Chúa đã bắt đầu một công trình tạo dựng mới, một công trình tạo dựng bên trong nhân loại, giữa nhân loại qua một trinh nữ có tên “Đầy ơn phúc” để cứu sống cả một nhân loại suýt vô phúc đến đời đời. Càng quyền phép, Thiên Chúa càng khiêm tốn; Người hạ mình, ra khỏi mình vì Người là Đấng luôn luôn đi những bước đầu tiên và thông thường là bước cúi xuống. Cảm nhận được điều ấy, Mẹ Maria chỉ biết ấp a ấp úng, “Này tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”; Mẹ đâu biết, chính nhờ quả phúc lòng Mẹ, Mẹ sẽ trở nên ‘nguồn sức sống, nguồn an vui, nguồn hy vọng’ cho tất cả những ai đến với Mẹ và cho cả Hội Thánh; Mẹ là Mẹ của Hội Thánh vì Mẹ có mặt ngay từ buổi đầu khi cùng các tông đồ chờ đợi Thánh Thần như bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay xác nhận.
Cách tốt nhất để chúng ta suy gẫm về quyền năng của kinh Mân Côi là hướng về các thánh; hãy để một vài lời của các thánh, qua các thời, nói với trái tim chúng ta. Thánh Đaminh, “Một ngày nào đó, qua kinh Mân Côi, Đức Mẹ sẽ cứu thế giới”; Thánh Louis de Montfort, “Kinh Mân Côi là kho tàng vô giá; ai đọc mỗi ngày, sẽ không bao giờ lạc lối. Đây là tuyên bố mà tôi sẵn lòng ký bằng máu”; Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX, “Hãy cho tôi một đội quân đọc kinh Mân Côi, tôi sẽ chinh phục thế giới”; Thánh Giáo Hoàng Lêô XIII, “Kinh Mân Côi là phương tiện hữu hiệu để đạt đến sự sống đời đời; là phương thuốc cho mọi tệ nạn, là nguồn cội của mọi phước lành”; Thánh Piô Năm Dấu, “Đức Mẹ không bao giờ từ chối tôi một ơn nào qua việc đọc kinh Mân Côi”; gần gũi chúng ta hơn, Thánh Gioan Phaolô II, “Gia đình đọc kinh Mân Côi mỗi tối, đẹp biết bao; kinh Mân Côi là lời cầu nguyện yêu thích của tôi, một lời cầu nguyện kỳ diệu; tuyệt vời trong sự đơn giản và chiều sâu của nó”…
Ngày xưa, khi đón nhận hạt giống đức tin, ông bà chúng ta không có Lời Chúa, không có sách giáo lý, cũng không có Thánh Lễ mỗi ngày; đời sống đạo của các ngài được nuôi dưỡng chỉ bằng kinh nguyện. Có thể nói, Giáo Hội Việt Nam sống bằng kinh mà vượt qua các thời kỳ, đặc biệt vào thời cấm cách; chúng ta hãy nhìn vào mẫu gương các thánh tử đạo.
Thống Tướng Douglas MacArthur, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ thập niên 1930, đã để lại một câu nói bất hủ, “In war, there is no substitute for victory”, “Trong chiến tranh, không gì thay được chiến thắng”; vậy mà trong tiểu sử của ông còn có một câu bất hủ hơn, “Tôi là một quân nhân chuyên nghiệp, tôi hãnh diện về điều ấy; nhưng tôi còn hãnh diện hơn rất nhiều vì được làm một người cha và hy vọng của tôi là: Ngày nào đó, khi tôi đã về bên kia thế giới, con tôi vẫn nhớ đến tôi không phải với những chiến công hiển hách ở các chiến trường mà là những hình ảnh ở nhà tôi, khi tôi cùng đọc với nó những lời kinh thường đọc mỗi ngày, Kính mừng Maria đầy ơn phước, Lạy Cha chúng con ở trên trời”.
Ngày kia tôi đến thăm một gia đình. Người chồng thất nghiệp, rượu chè; người vợ tần tảo; hai đứa con trai 10 tuổi và 12 tuổi bỏ bê học hành, la cà các quán net. Sau khi thăm hỏi, tôi nói, “Gia đình anh chị đang đứng trước bờ vực đổ vỡ; anh chị và hai cháu có muốn cứu lấy nó không?”. Cả nhà thưa, “Dạ muốn”. Tôi nói, “Chỉ có Đức Mẹ mới cứu nổi; vậy cha xin gia đình chỉ một điều, mỗi tối quỳ xuống, đọc với nhau 10 kinh Kính Mừng”. Cả gia đình đều quyết tâm. Thế là cứ mỗi tối, đúng 7 giờ, bố ở đâu cũng về, con ngồi đâu cũng về; họ quỳ lần hạt với nhau một chuỗi. Chỉ sau một thời gian rất ngắn, cha hết uống rượu, có việc làm; con hết vào quán net, chăm ngoan, học giỏi; người mẹ vui mừng khôn tả.
Anh Chị em,
Mẹ Maria là ‘nguồn sức sống, nguồn an vui, nguồn hy vọng’; vì thế, ở đâu kinh Kính Mừng vang lên, ở đó Thiên Chúa rải xuống mưa hồng ân, chuỗi Mân Côi là sợi dây rút, kéo mưa ân huệ từ trời xuống đất, trút lòng thương xót của Chúa xuống lòng con người. Còn chần chờ gì nữa, mỗi chúng ta hãy bắt đầu, mỗi gia đình hãy bắt đầu cầu nguyện với lời kinh đơn sơ này; và như thế, hẳn chúng ta cũng sẽ trải nghiệm được niềm vui Đức Mẹ đã trải nghiệm, niềm vui mà Thánh Vịnh đáp ca hôm nay trào tràn, “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, xin cho con hiểu được sức mạnh của kinh Mân Côi, quà tặng vô giá. Đời con lắm cam go, nhiều thử thách; không ít lận đận lại nhiều long đong; xin Mẹ luôn ở bên con. Khi con lầm lỡ, xin Mẹ thương nâng đỡ; khi con bơ vơ, xin Mẹ thương dìu dắt; khi con khổ đau, xin Mẹ thương ra tay cứu vớt, vì Mẹ là ‘nguồn sức sống, nguồn an vui, nguồn hy vọng’ của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Kính mừng Maria đầy ơn phước”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Kính chào Bà đầy ơn phúc, Chúa ở cùng Bà…”, là kinh Kính Mừng, kinh Mân Côi đầu tiên được Hội Thánh cất lên vạn triệu lần mỗi ngày để tôn vinh quả phúc lòng Mẹ, qua các mầu nhiệm cứu chuộc của Ngài, cùng tôn vinh đấng cưu mang Ngài. Vì lẽ đó, kinh Mân Côi là cuốn Tin Mừng rút gọn; lạ lùng thay, với chỉ một vài đối đáp cần thiết, vắn gọn… Thiên Chúa đã bắt đầu một công trình tạo dựng mới, một công trình tạo dựng bên trong nhân loại, giữa nhân loại qua một trinh nữ có tên “Đầy ơn phúc” để cứu sống cả một nhân loại suýt vô phúc đến đời đời. Càng quyền phép, Thiên Chúa càng khiêm tốn; Người hạ mình, ra khỏi mình vì Người là Đấng luôn luôn đi những bước đầu tiên và thông thường là bước cúi xuống. Cảm nhận được điều ấy, Mẹ Maria chỉ biết ấp a ấp úng, “Này tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”; Mẹ đâu biết, chính nhờ quả phúc lòng Mẹ, Mẹ sẽ trở nên ‘nguồn sức sống, nguồn an vui, nguồn hy vọng’ cho tất cả những ai đến với Mẹ và cho cả Hội Thánh; Mẹ là Mẹ của Hội Thánh vì Mẹ có mặt ngay từ buổi đầu khi cùng các tông đồ chờ đợi Thánh Thần như bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay xác nhận.
Cách tốt nhất để chúng ta suy gẫm về quyền năng của kinh Mân Côi là hướng về các thánh; hãy để một vài lời của các thánh, qua các thời, nói với trái tim chúng ta. Thánh Đaminh, “Một ngày nào đó, qua kinh Mân Côi, Đức Mẹ sẽ cứu thế giới”; Thánh Louis de Montfort, “Kinh Mân Côi là kho tàng vô giá; ai đọc mỗi ngày, sẽ không bao giờ lạc lối. Đây là tuyên bố mà tôi sẵn lòng ký bằng máu”; Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX, “Hãy cho tôi một đội quân đọc kinh Mân Côi, tôi sẽ chinh phục thế giới”; Thánh Giáo Hoàng Lêô XIII, “Kinh Mân Côi là phương tiện hữu hiệu để đạt đến sự sống đời đời; là phương thuốc cho mọi tệ nạn, là nguồn cội của mọi phước lành”; Thánh Piô Năm Dấu, “Đức Mẹ không bao giờ từ chối tôi một ơn nào qua việc đọc kinh Mân Côi”; gần gũi chúng ta hơn, Thánh Gioan Phaolô II, “Gia đình đọc kinh Mân Côi mỗi tối, đẹp biết bao; kinh Mân Côi là lời cầu nguyện yêu thích của tôi, một lời cầu nguyện kỳ diệu; tuyệt vời trong sự đơn giản và chiều sâu của nó”…
Ngày xưa, khi đón nhận hạt giống đức tin, ông bà chúng ta không có Lời Chúa, không có sách giáo lý, cũng không có Thánh Lễ mỗi ngày; đời sống đạo của các ngài được nuôi dưỡng chỉ bằng kinh nguyện. Có thể nói, Giáo Hội Việt Nam sống bằng kinh mà vượt qua các thời kỳ, đặc biệt vào thời cấm cách; chúng ta hãy nhìn vào mẫu gương các thánh tử đạo.
Thống Tướng Douglas MacArthur, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ thập niên 1930, đã để lại một câu nói bất hủ, “In war, there is no substitute for victory”, “Trong chiến tranh, không gì thay được chiến thắng”; vậy mà trong tiểu sử của ông còn có một câu bất hủ hơn, “Tôi là một quân nhân chuyên nghiệp, tôi hãnh diện về điều ấy; nhưng tôi còn hãnh diện hơn rất nhiều vì được làm một người cha và hy vọng của tôi là: Ngày nào đó, khi tôi đã về bên kia thế giới, con tôi vẫn nhớ đến tôi không phải với những chiến công hiển hách ở các chiến trường mà là những hình ảnh ở nhà tôi, khi tôi cùng đọc với nó những lời kinh thường đọc mỗi ngày, Kính mừng Maria đầy ơn phước, Lạy Cha chúng con ở trên trời”.
Ngày kia tôi đến thăm một gia đình. Người chồng thất nghiệp, rượu chè; người vợ tần tảo; hai đứa con trai 10 tuổi và 12 tuổi bỏ bê học hành, la cà các quán net. Sau khi thăm hỏi, tôi nói, “Gia đình anh chị đang đứng trước bờ vực đổ vỡ; anh chị và hai cháu có muốn cứu lấy nó không?”. Cả nhà thưa, “Dạ muốn”. Tôi nói, “Chỉ có Đức Mẹ mới cứu nổi; vậy cha xin gia đình chỉ một điều, mỗi tối quỳ xuống, đọc với nhau 10 kinh Kính Mừng”. Cả gia đình đều quyết tâm. Thế là cứ mỗi tối, đúng 7 giờ, bố ở đâu cũng về, con ngồi đâu cũng về; họ quỳ lần hạt với nhau một chuỗi. Chỉ sau một thời gian rất ngắn, cha hết uống rượu, có việc làm; con hết vào quán net, chăm ngoan, học giỏi; người mẹ vui mừng khôn tả.
Anh Chị em,
Mẹ Maria là ‘nguồn sức sống, nguồn an vui, nguồn hy vọng’; vì thế, ở đâu kinh Kính Mừng vang lên, ở đó Thiên Chúa rải xuống mưa hồng ân, chuỗi Mân Côi là sợi dây rút, kéo mưa ân huệ từ trời xuống đất, trút lòng thương xót của Chúa xuống lòng con người. Còn chần chờ gì nữa, mỗi chúng ta hãy bắt đầu, mỗi gia đình hãy bắt đầu cầu nguyện với lời kinh đơn sơ này; và như thế, hẳn chúng ta cũng sẽ trải nghiệm được niềm vui Đức Mẹ đã trải nghiệm, niềm vui mà Thánh Vịnh đáp ca hôm nay trào tràn, “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, xin cho con hiểu được sức mạnh của kinh Mân Côi, quà tặng vô giá. Đời con lắm cam go, nhiều thử thách; không ít lận đận lại nhiều long đong; xin Mẹ luôn ở bên con. Khi con lầm lỡ, xin Mẹ thương nâng đỡ; khi con bơ vơ, xin Mẹ thương dìu dắt; khi con khổ đau, xin Mẹ thương ra tay cứu vớt, vì Mẹ là ‘nguồn sức sống, nguồn an vui, nguồn hy vọng’ của con”, Amen.
(Tgp. Huế)