Một nhóm các nhà nghiên cứu ở California đã phát triển một loại thử nghiệm có thể phát hiện coronavirus trong vòng 5 phút với độ chính xác rất cao. Tốc độ này có được là do việc sử dụng công nghệ di truyền và camera của điện thoại thông minh sau khi được sửa đổi.

Nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại Học Berkeley, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Jennifer Doudna, người được trao giải Nobel Hóa học năm nay, cùng với nữ khoa học gia Pháp Emmanuelle Charpentier.

Cho đến nay, hầu hết các thử nghiệm Covid-19 cần ít nhất 24 giờ mới cho ra kết quả. Do sự lây lan của vi rút và nhu cầu xét nghiệm rất cao, rất thường khi người ta phải đợi 3 hoặc 4 ngày để nhận được chẩn đoán dương tính hoặc âm tính.

Ngoài ra còn có một vấn đề về độ tin cậy. Các xét nghiệm hiện có trên thị trường, được phát triển sau đợt coronavirus đầu tiên, có độ chính xác chỉ lên đến 30%.

Một ví dụ tiêu biểu nhất: tháng 3 năm ngoái tại Peru, để giải quyết cuộc khủng hoảng Covid, tổng thống Martin Vizcarra đã mua 1.6 triệu bộ xét nghiệm chủ yếu từ Trung Quốc. Do độ tin cậy quá thấp của chúng, Peru hiện là quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid cao nhất thế giới. Các bác sĩ cho rằng tính không đáng tin cậy của các xét nghiệm là một trong những lý do dẫn đến kỷ lục kinh hoàng này.

Phương pháp thử nghiệm Berkeley chưa có trên thị trường. Hiện tại, những gì người ta được biết là phương pháp này dựa trên việc phát hiện ra virus bằng các công cụ công nghệ di truyền, không cần khuếch đại DNA. Một camera điện thoại di động, được biến đổi thành tia laser với một thiết bị nhỏ, có thể tiết lộ sự hiện diện của virus và cả cường độ của nó. Xét nghiệm cũng có thể được thực hiện tại nhà, một cách cá nhân, và do đó giải quyết được việc xếp hàng dài tại các phòng thí nghiệm và các bệnh viện.


Source:Asia News