NGƯỜI TÍN HỮU SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

Dẫn nhập: Mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc [1]. Hạnh phúc là một trong những khát vọng thâm sâu nhất của loài người. Để đáp ứng, Chúa Giêsu đề ra cho nhân loại con đường đi tới hạnh phúc lâu bền. Phúc âm gọi là Hiến chương Nước Trời [2]. Và hạnh phúc, theo tông huấn “Ơn gọi nên thánh trong thế giới hôm nay” [3], thì chính là sự thánh thiện.

Sau đây, tôi xin chia sẻ ít điều về “Hạnh phúc -Thánh thiện”.

Nội dung

Hạnh phúc đồng nghĩa với sự Thánh thiện. “Hạnh phúc -Thánh thiện” hôm nay, là xây dựng ba mối tương quan thân tình: Với Thiên Chúa; với con người và với môi trường tự nhiên và xã hội.

1. Trước hết, với Thiên Chúa. Thiên Chúa là Tình yêu. Qua Đức Giêsu, Ngài đang

sống. Bản chất của tình yêu là chỉ muốn và làm điều tốt cho con người. Con người là hình ảnh của Ngài. Cũng khao khát yêu và được yêu. Tình yêu của Thiên Chúa, được ví như biển cả; tình yêu con người được so sánh như giòng sông. Tất yếu, tự nhiên, sông luôn hướng tới, trở về và đổ vào biển. Lại được ví như cây cối với mặt trời, đều hướng về, gắn bó với nhau, để có sức sống và sinh hoa kết quả. Qui luật tự nhiên là như thế. Qui luật siêu nhiên cũng tương tự. Câu trả lời, minh họa gần đây nhất, ngày 10.10. 2020, khi Giáo hội phong Chân phước cho người tín hữu giáo dân Carlo Acutis, 15 tuổi. Ngài đã từng nói: “Bí tích Thánh thể là con đường cao tốc dẫn tôi tới thiên đàng”; và một hình tượng so sánh, hết sức sinh động và ấn tượng về việc nên thánh: “Khi đối diện với mặt trời, chúng ta bị rám nắng, nhưng khi đối diện với Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, chúng ta trở thành những vị Thánh”. Đối diện với Thánh Thể là việc của ta; trở thành những vị thánh là việc của Chúa Giêsu Thánh Thể. Như thế, sự thánh thiện bao gồm cả của ta và cả của Ân sủng Chúa.

2. Thứ đến, với con người. Trong thông điệp mới nhất của Đức Giáo Hoàng

Phanxico, ban hành 3.10.2020, có tựa đề: “Tứ hải giai huynh đệ”, “Tất cả đều là anh em” [4]. Trong đó, Ngài đề cập tới gương người Samari. Mà chúng ta đã nêu lên như một mô hình sống đạo thiên niên kỷ mới, đúc kết thành công thức: “Liên đới trách nhiệm và yêu thương phục vụ”. Liên đới trách nhiệm là công bằng; yêu thương phục vụ là bác ái. Liên đới trách nhiệm là Cựu ước; yêu thương phục vụ là Tân ước; liên đới trách nhiệm là văn minh Tây phương; yêu thương phục vụ là văn hóa Đông phương. Đó là sự tổng hợp Kinh Thánh “Cựu-Tân ước”; “văn minh - văn hóa” toàn cầu và cốt lõi của đạo Công Giáo “Công bằng-bác ái”. Đó là mục vụ đáp trả nền văn minh toàn cầu hóa, mà điểm dừng tại Việt Nam.

3. Sau cùng với môi trường

Trước hết là môi trường thiên nhiên. Theo gương Thánh Phanxico Assisi, trong bài ca Mặt Trời, Ngài coi môi trường thiên nhiên là anh em: “Anh Mặt Trời. Chị Mặt Trăng và các Chị Tinh tú. Anh Gió. Chị Nước. Chị Ðất, mẹ chúng con, Chị cưu mang và nuôi dưỡng chúng con, sản sinh những phẩm vật khác nhau của cây trái, với những bông hoa sặc sỡ và cỏ dại. Nhờ các Anh, Chúa giữ gìn sự sống cho mọi loài [5]. Giáo hội đã chọn Ngài làm bổn mạng môi trường là thế [6]. Hãy “Yêu thương, săn sóc, bảo vệ, phát huy và công bằng” với môi trường như với chính con người. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính con người, đem lại hạnh phúc thánh thiện cho loài người và vũ trụ.

Kế đến là môi trường xã hội. Với sứ vụ Vương đế, mọi tín hữu có trách nhiệm góp phần xây dựng một xã hội, dựa trên bốn nền tảng: “Công bình, bác ái, chân lý, tự do”. Thông qua những lãnh vực văn hóa và chính trị: “Truy tìm, phát triển và bảo vệ Cái Đẹp và Phẩm Giá loài người”. Đó là chiến lược hạnh phúc-thánh thiện vậy.

Đào luyện nên thánh

“Hãy đi trước mặt Ta và hãy nên trọn lành”. Câu chuyện: “Thiên Chúa ở trong tất cả”. Có một người học trò hỏi Thầy: “Thiên Chúa ở đâu? Thầy đáp: “Hãy nói cho ta biết ở đâu Thiên Chúa không ở”? Kinh nghiệm đời sống tâm linh của thánh Ignatiô: “Ngài đi trong sự hiện diện của Thiên Chúa”; “Ngài chiêm niệm trong hành động”; “tất cả cuộc sống của Ngài là sống trong tình yêu”. Đó là hành động hoàn hảo: “Trong Ngài chúng ta sống, di chuyển và hiện hữu” [8]. Ngài ở trong tất cả; Ngài ở khắp nơi và đặc biệt Ngài ở trong cõi sâu thẳm của Hồn người.

Để được nên trọn lành, chúng ta cần phải sống khiêm tốn trong sự hiện diện của Ngài. Chúng ta cần xác tín bước đi cùng với Ngài [9], trong khi nhận ra tình yêu không ngừng của Ngài trong cuộc đời mình. Chúng ta không còn sợ hãi vì sự hiện diện chỉ có thể có vì ích lợi của chúng ta. Một khi chúng ta chấp nhận Ngài, và chấm dứt tìm cách sống đời mình mà không có Ngài, thì nỗi thống khổ của cô đơn sẽ biến mất [10] và để cho Người nhào nặn chúng ta như một thợ gốm [11]. Chúng ta nói rằng, chúng ta ở trong Ngài. Trong Ngài là sự thánh thiện của chúng ta, như Ngài đã dạy: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy”[12].

Thánh Gioan Thánh Giá khuyên chúng ta: “Hãy cố gắng luôn ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa”. Cho dù con ăn uống, nói chuyện với người khác, hoặc làm bất cứ việc gì, hãy luôn luôn ước ao Thiên Chúa và giữ Ngài trong tình quý mến của con tim”.

Đối với thánh Têrêxa Avila: “Một tình bằng hữu mật thiết, và thường xuyên ở một mình đơn độc, với Đấng mà chúng ta biết rằng yêu thương chúng ta”.

Kết luận: 1. Hãy cảnh giác! Lời Chúa mời gọi chúng ta một cách rõ ràng, “hãy đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ” [13] và “dập tắt tất cả các tên lửa của Ác Thần” [14]. Như thánh Brochero: “Có điều gì là tốt lành khi Lucifer hứa cho anh chị em tự do, và đổ đầy trên anh chị em tất cả những lợi ích, nếu những lợi ích ấy là giả dối và có chất độc?”.

2. Đề phòng sự bại hoại tinh thần. “Hãy tránh xa mọi hình thức xấu xa” [15]. “Hãy tỉnh thức” Sự bại hoại tinh thần còn tồi tệ hơn việc sa ngã của một người tội lỗi, vì đó là một hình thức mù quáng trong thoải mái và tự mãn. Sôlômôn đã kết thúc những ngày của ông như thế, trong khi kẻ phạm đại tội là Đavít biết cách thắng vượt tình trạng khốn nạn của mình: “Sám hối thường xuyên và thảm thiết”!

3. Tin cậy. Nếu chúng ta tin tưởng cầu xin Chúa Thánh Thần, đồng thời tìm cách vun trồng nó bằng cầu nguyện, suy niệm, đọc sách và lời khuyên tốt, thì chắc chắn tinh thần chúng ta sẽ lớn lên vững vàng. Với kinh nghiệm bản thân, Thánh Augustinô cầu nguyện: “Xin ban cho con những gì Ngài truyền dạy, và truyền dạy con những gì Ngài muốn”. Phần con "Hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian" [17]. Và “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế” [18]. Đặc biệt, thực sự, sống động, trong Bí tích Thánh Thể: “Ngài là tâm linh của con”!

Tu Đoàn Thiên Phúc, Lễ các Thánh, ngày 1.11.2020
Lm. Nguyễn văn Hinh (D.Min.)


Chú thích:
[1] Bàn Tuyên ngôn Độc lập, 2.9.1945
[2] Mt 5: 3-12; Lc 6: 20-23
[3] Giáo hoàng Phanxico, Tông huấn, Gaudete et Exsultate, 19..3..2018
[4] Giáo hoàng Phanxico, Tông huấn về ơn gọi nên thánh trong thế giới ngày nay, 19.03.2018, N. 64,
[5] Thánh Phanxicô Khó Khăn, Hiền Hoà chuyển dịch u
[6] Gioan Phaolo II, 1979
[7] St 17: 1
[8] TĐCV 17:28.
[9] Truyện Footprints, Nhạc sĩ Thông Vi Vi dã dệt nhạc, nội dung: Nhìn lại những bước chân hành trình trên cát, bốn dấu chân chỉ còn hai: “Luc thất vọng, đau khổ”. Đó là dấu chỉ Thiên Chúa đã trốn. Lúc cần thì không có?
[10] TV 139:23-24
[12] Ga 15, 9-17
[13] Eph 6:16
[14] Eph 6:16
[15] Tx 5:22
[16] Mt 24:42; Mc 13:35 165.
[17] Ga 16, 33
[18] Mt 28, 16-20