1. Đức Tổng Giám Mục Gomez của Los Angeles phủ nhận tin đồn rằng ngài sẽ bỏ phiếu cho Biden
Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez đã bác bỏ một tuyên bố trực tuyến rằng ngài dự định bỏ phiếu cho Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11, và nói rằng một cuộc trò chuyện trong đó ngài tiết lộ kế hoạch bỏ phiếu của mình chưa bao giờ thực sự diễn ra.
“Trong tất cả những năm làm linh mục và giám mục, tôi chưa bao giờ công khai hoặc riêng tư tán thành một ứng cử viên chính trị hoặc nói với bất kỳ ai về người tôi có thể sẽ bỏ phiếu cho. Thật đáng hổ thẹn khi một số người sử dụng phương tiện truyền thông để lan truyền thông tin sai lệch và cố gắng gây nhầm lẫn và chia rẽ mọi người,” Đức Tổng Giám Mục Gomez, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cho biết như trên trong một tuyên bố hôm 20 tháng 10.
Cleanthechurch.com, một trang web có trụ sở tại California, đã xuất bản một bài đăng trên blog vào tối thứ Ba, cáo buộc rằng vào tháng 2 năm 2020, Đức Tổng Giám Mục Gomez và một “người từng quyên góp rất quảng đại cho Giáo Hội” gặp nhau trong bữa sáng tại Câu lạc bộ Jonathan ở trung tâm thành phố Los Angeles.
Bài đăng trên blog cho rằng Đức Cha Gomez đã nói với một người rằng ngài “sẽ bỏ phiếu và ủng hộ Jose Biden vì không 'thích cách ông Trump nói chuyện.'“
Đức Tổng Giám Mục Gomez phủ nhận cuộc trò chuyện được nêu, và cho biết cả bữa ăn sáng ấy, đã chưa bao giờ diễn ra.
Một phát ngôn viên của tổng giáo phận nói với CNA hôm thứ Tư rằng theo lịch của ngài trong tháng Hai, Đức Tổng Giám Mục không hề có cuộc họp ăn sáng nào.
Bằng văn bản thường xuyên trong những năm gần đây, Đức Tổng Giám Mục đã đề cập đến tính “tầm quan trọng tối thượng của việc phải kết thúc những bảo vệ pháp lý cho việc phá thai”.
“Trong số những tệ nạn và bất công trong cuộc sống của người Mỹ, phá thai và an tử thi là những vấn đề nổi bật. Hai vấn đề này là những cuộc tấn công trực tiếp, và cá nhân vào cuộc sống của những người vô tội và dễ bị tổn thương,” Đức Cha Gomez viết trong lời tựa cho một cuốn sách về trách nhiệm của người Công Giáo đối với xã hội dân sự.
“Phá thai và an tử là những vấn đề xã hội cơ bản bởi vì nếu đứa trẻ trong bụng mẹ không có quyền được sinh ra, nếu người già bệnh tật không có quyền được chăm sóc thì không có cơ sở vững chắc để bảo vệ quyền con người của bất kỳ ai, và không có nền tảng cho hòa bình và công bằng trong xã hội.”
Đầu năm 2020, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra một bức thư xác định phá thai có tầm quan trọng “tối thượng” đối với các cử tri Công Giáo “vì nó trực tiếp tấn công sự sống con người.”
Source:Catholic News Agency
2. Liên Hội đồng Giám mục Mỹ châu Latinh lên án các vụ đốt phá thánh đường ở Chí Lợi.
Ban thường vụ Liên Hội đồng Giám mục Mỹ châu Latinh, gọi tắt là CELAM, có trụ sở ở Bogotà, thủ đô Colombia, đã bày tỏ tình liên đới với Giáo Hội Công Giáo tại Chí Lợi, và lên án những vụ đốt phá hai thánh đường Công Giáo tại Santiago de Chile, hôm Chúa nhật 18 tháng 10 năm 2020.
Nhà thờ giáo xứ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và nhà thờ thánh Phanxicô Borgia của cảnh sát đã bị những người biểu tình bạo động đốt phá.
Trong thông cáo, công bố hôm 21 tháng 10 năm 2020, Ban thường vụ CELAM hy vọng nhà chức trách Chí Lợi sẽ nhanh chóng làm sáng tỏ vụ đốt phá các thánh đường vừa nói, và gọi vụ này là “điều không thể chấp nhận được dưới bất kỳ hình thức nào, vì tất cả mọi người đều phải làm việc cho sự tiến bộ của các dân tộc liên hệ, nỗ lực sống trong an bình và hòa hợp”.
Thông cáo của Ban thường vụ Liên Hội đồng Giám mục Mỹ châu Latinh có đoạn viết: “Chúng tôi lên án hành vi phạm thánh, xúc phạm đến các thánh đường, và chống lại đời sống thiêng liêng của các tín hữu và công trình loan báo Tin mừng của Hội thánh, nhất là trong thời kỳ đại dịch hiện nay, gây khó khăn cho tất cả chúng ta”.
Ðức Hồng Y Juan José Omella, Tổng giám mục Barcelona, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, cũng gửi sứ điệp liên đới và bày tỏ sự gần gũi với Giáo hội tại Chí Lợi, nhân vụ hai nhà thờ bị đốt phá. Ðức Hồng Y viết: “Chúng tôi cầu xin Chúa đổ hồng ân trên nhân dân Chile để có thể làm cho những tâm hồn bạo lực trở nên hiền dịu và có thể nảy sinh sự tôn trọng chân lý, công lý và các quyền con người giữa thời điểm khó khăn vì sự bùng nổ bạo lực, xảy ra cho một số thánh đường tại Santiago de Chile”.
Source:Catholic News Agency
3. Belarus và Tòa Thánh tái khẳng định cộng tác với nhau.
Hôm 21 tháng 10 năm 2020, thứ trưởng ngoại giao Cộng hòa Belarus, ông Sergei Aleinik, đã gặp Ðức Tổng giám mục Ante Jozic, tân Sứ thần Tòa Thánh tại Belarus, nhân dịp Ðức Tổng giám mục trình thư ủy nhiệm.
Hãng tin Belta của Belarus cho biết trong cuộc gặp gỡ, hai vị đã thảo luận chương trình hoạt động song phương và tái khẳng định quyết tâm thăng tiến sự cộng tác giữa Belarus và Tòa Thánh. Thứ trưởng Aleinik cũng cầu chúc Ðức tân Sứ thần Tòa Thánh hoạt động tốt đẹp trong sứ vụ tại nước này.
Ðức Sứ thần Ante Jozic, người Croatia được Ðức Thánh cha bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Belarus, hồi tháng Năm năm 2020 và thụ phong giám mục ngày 16 tháng 9 năm 2020. Trước đây, ngài đã phục vụ tại các Sứ quán Tòa Thánh ở Ấn độ, Nga, Philippines và Côte d'Ivoire. Ngoài tiếng mẹ, ngài còn thông thạo chín ngôn ngữ khác: Ý, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Bồ, Ðức, Hoa, Nga và Ba Lan.
Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz đã gặp gỡ các quan chức cấp cao của Vatican vào hôm thứ Hai.
Trang web của Giáo Hội Công Giáo ở Belarus đưa tin vào ngày 19 tháng 10 rằng Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz đã hội đàm với Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ với các Dân Nước.
Catholic.by nói rằng ba vị đã thảo luận về kế hoạch nhằm đưa Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz trở về quê hương của mình sau khi ngài bị ngăn chặn không cho về Belarus trong bối cảnh hỗn loạn sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi.
Trang web nói rằng Vatican hết sức lo ngại trước tình trạng Đức Tổng Giám Mục chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Belarus vẫn phải sống lưu vong.
Tòa thánh đang nỗ lực hết sức để khắc phục tình hình càng sớm càng tốt và hy vọng rằng vấn đề sẽ được giải quyết một cách tích cực.
Đức Cha Kondrusiewicz, tổng giám mục của Minsk-Mohilev, đã bị chặn lại tại biên giới vào ngày 31 tháng 8 khi ngài trở về nhà sau một chuyến đi đến Ba Lan. Các nhà chức trách sau đó tuyên bố rằng hộ chiếu của ngài “không hợp lệ”.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao của Vatican, đã đến Belarus vào ngày 11 tháng 9 để thảo luận về tình hình với các quan chức Belarus, nhưng các cuộc đàm phán không mang lại đột phá ngay lập tức.
Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz đã lên tiếng bảo vệ những người biểu tình sau khi họ bị cảnh sát tấn công sau một cuộc bầu cử vào tháng 8, trong đó người đương nhiệm, Alexander Lukashenko, tuyên bố chiến thắng với 80% phiếu bầu.
Kết quả bầu cử đã thúc đẩy nhiều cuộc biểu tình kêu gọi sự từ chức của Lukashenko, người đã cai trị đất nước từ năm 1994.
Source:Beta.by
4. Điểm mấu chốt về bí ẩn trong phim Đức Giáo Hoàng: Nếu bạn không thanh minh nó, bạn đã chấp nhận nó
John Allen, chủ biên của tờ Crux, ký giả kỳ cựu về các vấn đề liên quan đến Vatican có bài tường trình sau liên quan đến cuốn phim gây tranh cãi “Francesco.”
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Khi tôi còn là một đứa trẻ lớn lên ở một thị trấn nhỏ phía Tây Kansas, thỉnh thoảng mẹ tôi lại đưa tôi đến Phố Chính để thăm các cửa hàng. Hầu hết các cửa hàng ấy đều có một số phiên bản sau đây trên các biển báo, như một lời cảnh báo hãy cẩn thận với hàng hóa: “Nếu bạn lỡ làm bể nó, bạn đã mua nó”.
Một hệ quả của những lời này liên quan đến giao tiếp với công chúng có thể nói như sau: “Bất kể ai gây ra, nếu bạn không sửa chữa nó, bạn đã mua nó”. Có nghĩa là bất kể một nhà lãnh đạo thực sự nói gì hoặc làm gì, nếu người đó cho phép tạo ra một ấn tượng nào đó mà không công khai chống lại nó, thì ấn tượng đó thuộc về họ.
Suy nghĩ này xuất hiện trong đầu tôi khi bí ẩn đang nổi lên xung quanh bộ phim tài liệu mới về Đức Giáo Hoàng, bộ phim “Francesco” của Evgeny Afineevsky, ra mắt trong tuần này và đã là ứng viên nặng ký nhất, tính từ thời cuốn phim Zapruder, trong những bộ phim được bàn cãi nhiều nhất, trong đó chứa 20 giây hình ảnh được mổ xẻ sôi nổi về một nhà lãnh đạo lớn trên thế giới.
Trong hai mươi giây đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra những lời bình luận về các kết hiệp dân sự dành cho những người đồng tính. Hai mươi giây này đã tạo nên một làn sóng truyền thông toàn cầu vào hôm Tư, được báo cáo là lần đầu tiên một giáo hoàng rõ ràng tán thành các kết hiệp dân sự. Nó cũng mâu thuẫn trực tiếp với một tài liệu năm 2003 từ Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, được chuẩn bị bởi vị Giáo hoàng tương lai Bênêđíctô XVI và được chấp thuận bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cảnh báo rằng những luật như vậy là “vô cùng bất công” và nhấn mạnh rằng người Công Giáo không bao giờ có thể hỗ trợ những luật như thế.
Tuy nhiên, trong vòng 48 giờ, câu chuyện bắt đầu có chuyển biến, bởi vì nổi lên rằng 20 giây được bàn cãi đó không phải là một tuyên bố liên tục của Đức Thánh Cha Phanxicô, mà là một bản dựng các lời thoại được thốt ra trong các bối cảnh khác nhau được ghép lại với nhau và được lắp ghép một cách chiến lược về thời gian. Một nhà phân tích người Ý hôm qua tuyên bố rằng có năm yếu tố riêng biệt của cuốn phim, và do đó có ít nhất bốn bản chỉnh sửa, nằm trong khoảng thời gian hai mươi giây đó, thật là một kỷ lục.
Hơn nữa, bây giờ dường như cũng rõ ràng rằng các kết hiệp dân sự không đến từ các cuộc trò chuyện của Afineevsky với Đức Giáo Hoàng Phanxicô mà là từ một cuộc phỏng vấn khác được Đức Giáo Hoàng thực hiện cách đây mười tám tháng, với nhà báo Mễ Tây Cơ nổi tiếng Valentina Alazraki - người gần như là một định chế thông tin ở Rôma về triều giáo hoàng này - nhưng từ đó, vì một số lý do chưa rõ ràng, đoạn nói về các kết hiệp dân sự đã bị chỉnh sửa khi cuộc phỏng vấn được công bố vào năm 2019.
Gợi ý tổng thể là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về việc đưa ra một “vỏ bọc pháp lý” cho các mối quan hệ đồng giới, và về “luật chung sống dân sự”, trong cuộc phỏng vấn năm 2019 đó, nhưng vì ngôn ngữ của ngài đã bị loại bỏ khỏi ngữ cảnh, nên không có cách nào để đánh giá ý kiến của ngài. Đối với nhiều nhóm trong xã hội, Afineevsky, cùng với một số nhà báo, đã nổi lên như những kẻ phản diện của câu chuyện. Họ có lỗi vì đã tạo ra một mẩu “tin giả” để quảng cáo cho một bộ phim hoặc để thúc đẩy một chương trình nghị sự.
Nhưng có một vấn đề ở đây: Vatican đã không phủ nhận rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô tán thành các kết hiệp dân sự, bất kể một thực tế là trong 48 giờ qua, một ấn tượng toàn cầu đã được tạo ra về ngài. Vatican không những không tranh cãi về nội dung của bộ phim, đêm qua Afineevsky còn nhận được giải thưởng “Kineo Movie for Humanity” tại Vườn Vatican trước sự chứng kiến của các quan chức truyền thông cấp cao của Vatican, như một con dấu chấp thuận gián tiếp.
Do đó, trước thực trạng này, hầu như việc Afineevsky đã thực hiện một vài động tác nào đó trong phòng cắt phim không quan trọng nữa. Đức Giáo Hoàng Phanxicô và nhóm của ngài biết rất rõ những gì hầu hết mọi người nghĩ rằng ngài đã nói; và đã không làm bất cứ điều gì để sửa chữa điều đó, có nghĩa là, trên thực tế, họ chấp nhận ấn tượng này.
Rõ ràng, câu hỏi hóc búa về giao tiếp công chúng mới nhất này gợi nhớ đến cuộc phỏng vấn nổi tiếng của Đức Phanxicô với nhà báo cánh tả đầy huyền thoại người Ý Eugenio Scalfari, người sáng lập tờ báo La Repubblica có nhiều độc giả ở Ý. Vụ đầu tiên xảy ra vào tháng 10 năm 2013, trong đó Scalfari dẫn lời vị tân Giáo Hoàng nói, trong số nhiều điều khác, rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội thường “tự ái, tâng bốc và bị các cận thần của họ kích động nặng nề”. Vài tháng sau, Scalfari viết một đoạn khẳng định rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã “bác bỏ khái niệm tội lỗi”. Nhanh chóng chuyển tiếp sang năm 2018 là một cuộc trò chuyện mới giữa Scalfari và Đức Thánh Cha Phanxicô, lần này với Scalfari tuyên bố rằng Đức Phanxicô cũng đã bác bỏ khái niệm hỏa ngục.
Vatican đã cố gắng tạo ra một khoảng cách nào đó giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Scalfari, và nhanh chóng nổi nên rằng Scalfari, ngày nay 96 tuổi, đã không ghi âm các cuộc trò chuyện hoặc ghi chú xuống, vì vậy những gì ông ta viết là một sự tái tạo dựa trên các phép ngoại suy của chính ông từ các cuộc trao đổi.
Tuy nhiên, vấn đề là Đức Phanxicô lại liên tục nói chuyện với Scalfari với cùng một cách tương tự, vì vậy người bình thường không thể không nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng chẳng hề bực mình gì cả đối với Scalfari. Kết quả là, Đức Phanxicô và nhóm của ngài không thể hoàn toàn tách mình ra khỏi các ấn tượng mà những cuộc phỏng vấn này đã tạo ra.
Theo một nghĩa nào đó, tất cả những điều này là khủng khiếp và không công bằng đối với một nhà lãnh đạo mà mọi lời nói của ngài đều tạo ra tin tức, và là người không thể kiểm soát tất cả các cách sử dụng đa dạng mà những từ đó có thể được dùng. Những người ngưỡng mộ ngài thì cho rằng đó là sự rộng lượng và kiềm chế của Đức Giáo Hoàng. Còn những người chống đối thì cho rằng đó là một chiến lược theo kiểu Machiavellian để đưa ra một thông điệp trong khi tránh né trách nhiệm của mình. Dù nghĩ thế nào, thì thực tế vẫn là nếu một nhà lãnh đạo tin rằng họ đã bị xuyên tạc nhưng vẫn im lặng, thậm chí còn gửi các tín hiệu chấp thuận, thì khi đó quyền sở hữu thông điệp đó sẽ chuyển sang người lãnh đạo này.
Vì vậy, đây là điểm mấu chốt.
Đức Thánh Cha Phanxicô có thực sự nói trong cuộc phỏng vấn năm 2019 như bộ phim gây ấn tượng là ngài đã nói như thế không? Không chính xác, bởi vì những gì chúng ta thấy trong cuốn phim “Francesco” là sự chế nhạo của các cụm từ được thốt ra trong các bối cảnh khác nhau, và, trong trường hợp không có thêm thông tin, không thể nào biết chính xác Đức Phanxicô đang nghĩ gì.
Điều đó có quan trọng không? Chắc là không. Nếu Đức Phanxicô không muốn bạn tin rằng ngài ủng hộ các kết hiệp dân sự, thì ngài có rất nhiều công cụ trong tay để làm sáng tỏ vấn đề. Cho đến khi điều đó xảy ra, phân tích cuốn phim này chẳng tạo ra được bao nhiêu khác biệt.
Source:CruxBottom line on pope movie mystery: ‘If you don’t fix it, you bought it’
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Khi tôi còn là một đứa trẻ lớn lên ở một thị trấn nhỏ phía Tây Kansas, thỉnh thoảng mẹ tôi lại đưa tôi đến Phố Chính để thăm các cửa hàng. Hầu hết các cửa hàng ấy đều có một số phiên bản sau đây trên các biển báo, như một lời cảnh báo hãy cẩn thận với hàng hóa: “Nếu bạn lỡ làm bể nó, bạn đã mua nó”.
Một hệ quả của những lời này liên quan đến giao tiếp với công chúng có thể nói như sau: “Bất kể ai gây ra, nếu bạn không sửa chữa nó, bạn đã mua nó”. Có nghĩa là bất kể một nhà lãnh đạo thực sự nói gì hoặc làm gì, nếu người đó cho phép tạo ra một ấn tượng nào đó mà không công khai chống lại nó, thì ấn tượng đó thuộc về họ.
Suy nghĩ này xuất hiện trong đầu tôi khi bí ẩn đang nổi lên xung quanh bộ phim tài liệu mới về Đức Giáo Hoàng, bộ phim “Francesco” của Evgeny Afineevsky, ra mắt trong tuần này và đã là ứng viên nặng ký nhất, tính từ thời cuốn phim Zapruder, trong những bộ phim được bàn cãi nhiều nhất, trong đó chứa 20 giây hình ảnh được mổ xẻ sôi nổi về một nhà lãnh đạo lớn trên thế giới.
Trong hai mươi giây đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra những lời bình luận về các kết hiệp dân sự dành cho những người đồng tính. Hai mươi giây này đã tạo nên một làn sóng truyền thông toàn cầu vào hôm Tư, được báo cáo là lần đầu tiên một giáo hoàng rõ ràng tán thành các kết hiệp dân sự. Nó cũng mâu thuẫn trực tiếp với một tài liệu năm 2003 từ Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, được chuẩn bị bởi vị Giáo hoàng tương lai Bênêđíctô XVI và được chấp thuận bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cảnh báo rằng những luật như vậy là “vô cùng bất công” và nhấn mạnh rằng người Công Giáo không bao giờ có thể hỗ trợ những luật như thế.
Tuy nhiên, trong vòng 48 giờ, câu chuyện bắt đầu có chuyển biến, bởi vì nổi lên rằng 20 giây được bàn cãi đó không phải là một tuyên bố liên tục của Đức Thánh Cha Phanxicô, mà là một bản dựng các lời thoại được thốt ra trong các bối cảnh khác nhau được ghép lại với nhau và được lắp ghép một cách chiến lược về thời gian. Một nhà phân tích người Ý hôm qua tuyên bố rằng có năm yếu tố riêng biệt của cuốn phim, và do đó có ít nhất bốn bản chỉnh sửa, nằm trong khoảng thời gian hai mươi giây đó, thật là một kỷ lục.
Hơn nữa, bây giờ dường như cũng rõ ràng rằng các kết hiệp dân sự không đến từ các cuộc trò chuyện của Afineevsky với Đức Giáo Hoàng Phanxicô mà là từ một cuộc phỏng vấn khác được Đức Giáo Hoàng thực hiện cách đây mười tám tháng, với nhà báo Mễ Tây Cơ nổi tiếng Valentina Alazraki - người gần như là một định chế thông tin ở Rôma về triều giáo hoàng này - nhưng từ đó, vì một số lý do chưa rõ ràng, đoạn nói về các kết hiệp dân sự đã bị chỉnh sửa khi cuộc phỏng vấn được công bố vào năm 2019.
Gợi ý tổng thể là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về việc đưa ra một “vỏ bọc pháp lý” cho các mối quan hệ đồng giới, và về “luật chung sống dân sự”, trong cuộc phỏng vấn năm 2019 đó, nhưng vì ngôn ngữ của ngài đã bị loại bỏ khỏi ngữ cảnh, nên không có cách nào để đánh giá ý kiến của ngài. Đối với nhiều nhóm trong xã hội, Afineevsky, cùng với một số nhà báo, đã nổi lên như những kẻ phản diện của câu chuyện. Họ có lỗi vì đã tạo ra một mẩu “tin giả” để quảng cáo cho một bộ phim hoặc để thúc đẩy một chương trình nghị sự.
Nhưng có một vấn đề ở đây: Vatican đã không phủ nhận rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô tán thành các kết hiệp dân sự, bất kể một thực tế là trong 48 giờ qua, một ấn tượng toàn cầu đã được tạo ra về ngài. Vatican không những không tranh cãi về nội dung của bộ phim, đêm qua Afineevsky còn nhận được giải thưởng “Kineo Movie for Humanity” tại Vườn Vatican trước sự chứng kiến của các quan chức truyền thông cấp cao của Vatican, như một con dấu chấp thuận gián tiếp.
Do đó, trước thực trạng này, hầu như việc Afineevsky đã thực hiện một vài động tác nào đó trong phòng cắt phim không quan trọng nữa. Đức Giáo Hoàng Phanxicô và nhóm của ngài biết rất rõ những gì hầu hết mọi người nghĩ rằng ngài đã nói; và đã không làm bất cứ điều gì để sửa chữa điều đó, có nghĩa là, trên thực tế, họ chấp nhận ấn tượng này.
Rõ ràng, câu hỏi hóc búa về giao tiếp công chúng mới nhất này gợi nhớ đến cuộc phỏng vấn nổi tiếng của Đức Phanxicô với nhà báo cánh tả đầy huyền thoại người Ý Eugenio Scalfari, người sáng lập tờ báo La Repubblica có nhiều độc giả ở Ý. Vụ đầu tiên xảy ra vào tháng 10 năm 2013, trong đó Scalfari dẫn lời vị tân Giáo Hoàng nói, trong số nhiều điều khác, rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội thường “tự ái, tâng bốc và bị các cận thần của họ kích động nặng nề”. Vài tháng sau, Scalfari viết một đoạn khẳng định rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã “bác bỏ khái niệm tội lỗi”. Nhanh chóng chuyển tiếp sang năm 2018 là một cuộc trò chuyện mới giữa Scalfari và Đức Thánh Cha Phanxicô, lần này với Scalfari tuyên bố rằng Đức Phanxicô cũng đã bác bỏ khái niệm hỏa ngục.
Vatican đã cố gắng tạo ra một khoảng cách nào đó giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Scalfari, và nhanh chóng nổi nên rằng Scalfari, ngày nay 96 tuổi, đã không ghi âm các cuộc trò chuyện hoặc ghi chú xuống, vì vậy những gì ông ta viết là một sự tái tạo dựa trên các phép ngoại suy của chính ông từ các cuộc trao đổi.
Tuy nhiên, vấn đề là Đức Phanxicô lại liên tục nói chuyện với Scalfari với cùng một cách tương tự, vì vậy người bình thường không thể không nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng chẳng hề bực mình gì cả đối với Scalfari. Kết quả là, Đức Phanxicô và nhóm của ngài không thể hoàn toàn tách mình ra khỏi các ấn tượng mà những cuộc phỏng vấn này đã tạo ra.
Theo một nghĩa nào đó, tất cả những điều này là khủng khiếp và không công bằng đối với một nhà lãnh đạo mà mọi lời nói của ngài đều tạo ra tin tức, và là người không thể kiểm soát tất cả các cách sử dụng đa dạng mà những từ đó có thể được dùng. Những người ngưỡng mộ ngài thì cho rằng đó là sự rộng lượng và kiềm chế của Đức Giáo Hoàng. Còn những người chống đối thì cho rằng đó là một chiến lược theo kiểu Machiavellian để đưa ra một thông điệp trong khi tránh né trách nhiệm của mình. Dù nghĩ thế nào, thì thực tế vẫn là nếu một nhà lãnh đạo tin rằng họ đã bị xuyên tạc nhưng vẫn im lặng, thậm chí còn gửi các tín hiệu chấp thuận, thì khi đó quyền sở hữu thông điệp đó sẽ chuyển sang người lãnh đạo này.
Vì vậy, đây là điểm mấu chốt.
Đức Thánh Cha Phanxicô có thực sự nói trong cuộc phỏng vấn năm 2019 như bộ phim gây ấn tượng là ngài đã nói như thế không? Không chính xác, bởi vì những gì chúng ta thấy trong cuốn phim “Francesco” là sự chế nhạo của các cụm từ được thốt ra trong các bối cảnh khác nhau, và, trong trường hợp không có thêm thông tin, không thể nào biết chính xác Đức Phanxicô đang nghĩ gì.
Điều đó có quan trọng không? Chắc là không. Nếu Đức Phanxicô không muốn bạn tin rằng ngài ủng hộ các kết hiệp dân sự, thì ngài có rất nhiều công cụ trong tay để làm sáng tỏ vấn đề. Cho đến khi điều đó xảy ra, phân tích cuốn phim này chẳng tạo ra được bao nhiêu khác biệt.
Source:Crux