Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Bài ngày 27/10/2020 theo đường dẫn: https://zenit.org/2020/10/27/liturgy-qa-validity-of-protestant-baptisms/
HỎI: Một tài liệu của Thánh Bộ Bảo Vệ Đức Tin chỉ ra rằng việc sử dụng “Chúng tôi (và có thể là một danh sách những người hiện diện) rửa tội anh nhân danh Cha …” là thay đổi công thức của bí tích và dẫn đến bí tích rửa tội không thành hiệu. Nhiều trao đổi khác nhau đã nảy sinh liên quan đến bí tích rửa tội của các công đoàn giáo hội khác. Ý chính của các trao đổi này là có thể có nhiều bí tích rửa tội không thành hiệu trong thế giới Tin Lành và việc một số/nhiều/đa số người Tin Lành gia nhập Giáo Hội cần được rửa tội có điều kiện (vì sợ rằng đã dùng sai công thức) hay vì tin rằng đã thực sự dùng sai công thức và cần được rửa tội (vô điều kiện). Không khó tìm thấy các ví dụ về các bí tích rửa tội dưới khe nước hay dưới hồ: dìm hoàn toàn cùng với “Chúng tôi rửa anh …” và sau đó là công thức bình thường. Điều này đã gây ra nhiều nỗi bàng hoàng nơi một số người Tin Lành mới gia nhập Giáo Hội; họ tìm cách thuyết phục một linh mục rửa tội có điều kiện cho họ, nhưng không thành công. Có cách nào để biết Giáo Hội có cho rằng các bí tích giải tội do các cộng đoàn giáo hội khác là không thành hiệu nếu thừa tác viên (hay trưởng lão hay phó tế, vân vân) không dùng công thức “Tôi rửa …” hay không? Có nhiều chương trình Nghi Thức Khai Tâm Ki-tô Người Lớn (RCIA = Rite of Christian Initiation of Adults) có thể sử dụng hướng dẫn về việc áp dụng tài liệu vi tính ấy. -- T.M., Keizer, Oregon
ĐÁP: Câu hỏi hay và quan trọng này không dễ trả lời.
Tuy nhiên chúng ta có thể nói rằng ngữ cảnh của tuyên bố bất hiệu lực do thay đổi công thức chủ yếu nói về bí tích rửa tội Công Giáo. Việc áp dụng cho bí tích rửa tôi không Công Giáo không được nói đến.
Điều này cũng có thể thấy từ bình luận thần học đi kèm tuyên bố ấy. Cốt lõi của lập luận thần học là như sau:
Thực ra khi cử hành các bí tích, chính chủ thể (cử hành) là Giáo Hội, là Thân Thể Đức Ki-tô cùng với Thủ Lĩnh của Giáo Hội, tự biểu hiện trong cộng đoàn cụ thể tụ họp. Do đó một cộng đoàn như thế hành động theo thừa tác – chứ không theo tính đồng đoàn – bởi vì không một nhóm nào có thể biến bản thân mình thành Giáo Hội, mà trở thành Giáo Hội nhờ một ơn gọi không thể phát sinh từ bên trong cộng đoàn ấy. Do đó thừa tác viên chỉ là sự hiện diện-dấu chỉ của Ngài, là Đấng quy tụ và đồng thời là điểm quy tụ của sự hiệp thông của mọi cộng đoàn phụng vụ với toàn thể Giáo Hội. Nói cách khác, thừa tác viên là dấu chỉ hữu hình rằng bí tích ấy không quy về một hành động tùy ý của các cá nhân hay cộng đoàn, mà bí tích ấy gắn liền với Giáo Hội Phổ Quát.
Mệnh lệnh của công đồng Trident, rằng thừa tác viên cần phải ít nhất là có ý định làm điều mà Giáo Hội làm, phải được hiểu dưới soi sáng này. Ý định do đó không thể chỉ nằm ở bình diện bên trong, với nguy cơ có các chia trí chủ quan, mà phải được biểu lộ trong hành động bên ngoài bằng việc sử dụng chất thể và hình thể của bí tích ấy. Một hành động như thế mới có thể biểu thị sự hiệp thông giữa cái mà thừa tác viên thực hiện trong việc cử hành mỗi bí tích và cái mà Giáo Hội thực hiện trong sự hiệp thông với hành động của chính Chúa Giê-su. Do đó điều căn bản là hành động bí tích không thể được thành tựu nhân danh chính nó, mà là nhân danh Đức Ki-tô hoạt động trong Giáo Hội, và nhân danh Giáo Hội.
Như thế trong trường hợp cụ thể của bí tích rửa tội, thừa tác viên không có thẩm quyền thay đổi công thức bí tích theo ý thích của mình, vì những lý do có bản chất Ki-tô học và giáo hội học đã nói. Thậm chí thừa tác viên cũng không thể tuyên bố rằng mình hành động thay cho cha mẹ, cha mẹ đỡ đầu, họ hàng hay bạn bè, cũng không nhân danh cộng đoàn cử hành, bởi vì người thừa tác viên hành động như dấu chỉ-sự hiện diện của cùng một Đức Ki-tô, tác động trong cử chỉ nghi thức của Giáo Hội.
Khi nói “Tôi rửa anh …,” thừa tác viên không nói như một viên chức thực hiện vai trò được giao phó, mà thực hiện theo thừa tác vụ dấu chỉ-sự hiện diện của Đức Ki-tô, Đấng hành động trong Thân Thể của Người để ban ơn sủng và làm cho cộng đoàn phụng vụ cụ thể trở thành một biểu hiện cho “bản chất đích thực của Giáo Hội đích thực,” sao cho “phụng vụ không có chức năng riêng tư, mà là cử hành của Giáo Hội, vốn là ‘bí tích hiệp nhất’, nghĩa là dân thánh kết hiệp và theo lệnh của giám mục.”
Hơn nữa việc thay đổi công thức bí tích ám chỉ sự thiếu hiểu biết về chính bản chất của sứ vụ giáo hội, vốn luôn luôn là phụng sự Thiên Chúa và dân của Ngài, chứ không phải là việc thực thi quyền lực đến mức thao túng những gì đã được phó thác cho Giáo Hội trong một hành vi gắn với Truyền Thống.
Do đó nơi mỗi thừa tác viên bí tích rửa tội, không những phải có kiến thức đâm rễ sâu về bổn phận phải hành động trong hiệp nhất với giáo hội, mà còn phải có xác tín mà Thánh Âu-cơ-tinh gán cho Đấng Đi Trước, xác tín rằng phải có sự đặc thù nào đó trong Đức Ki-tô, khiến cho mặc dù nhiều thừa tác viên, công chính hay không công chính, có rửa tội, thì bí tích rửa tội vẫn được gán chỉ cho Đấng chim bồ câu đã xuống, và có tiếng nói về Ngài: “Đây là đấng rửa tội trong Thánh Thần (Gio-an 1:33).” Do đó thánh Âu-cơ-tinh nói: ‘Phê-rô có thể rửa tội, nhưng đây là chính Ngài rửa tội; Phao-lô có thể rửa tội, nhưng đây là chính Ngài rửa tội; Giu-đa có thể rửa tôi, nhưng vẫn là chính Ngài rửa tội.”
Do đó lý do cho sự không thành hiệu không hẳn là việc đổi từ “Tôi” ra “Chúng tôi”, mà là vì trong bối cảnh của bí tích rửa tôi Công Giáo, sự thay đổi này làm sói mòn ý nghĩa cơ bản của chính nghi thức ấy.
Thực ra Giáo Hội đã từ lâu công nhận tính thành hiệu của nghi thức rửa tội đông phương, không nói “Tôi rửa anh” mà nói “Tôi tớ của Chúa, (tên), được rửa tội nhân danh Chúa Cha, Chúa Cob, và Chúa Thánh Thần.” Công thức này cũng được sử dụng trong nhiều Giáo Hội Công Giáo đông phương.
Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã nói đến việc rửa tội thành hiệu của một vài nhóm không Công Giáo, như giáo phái Mormon, bị tuyên bố là không thành hiệu năm 2001. Tuy nhiên Thánh Bộ không nói đến việc thành hiệu của đa số các bí tích rửa tội Tin Lành truyền thống ở bình diện giáo hội phổ quát. Trong đa số trường hợp bí tích rửa tội được giả định là thành hiệu nếu nghi thức được thực hiện bằng nước (đổ nước hay dìm trong nước) và công thức Ba Ngôi.
Ở những nơi có nhiều giáo phái Ki-tô, Giáo Hội Công Giáo thường có thỏa thuận cụ thể liên quan đến việc công nhận bí tích rửa tội của nhau.
Ví dụ như năm 1991, Giáo hội tại Chi-lê đã ký một văn kiện công nhận tính thành hiệu bí tích rửa tội của giáo phái Luther, Methodist, Wesleyan, và nhiều hệ phái Tin Mừng và Hiện Xuống. Họ bác bỏ tính thành hiệu bí tích rửa tội của phái Mormon, Chứng Nhân Giê-hô-va, Đạo Binh Cứu Độ và các nhóm tương tự.
Năm 2013, giám mục Hoa Kỳ phê chuẩn Thỏa Thuận Chung 2010, nói rằng các điều kiện để bí tích rửa tội thành hiệu bao gồm nước chảy và được thực hiện nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Ngoài Giáo Hội Công Giáo, các bên ký kết ban đầu là Giáo hội Trưởng Lão Hoa Kỳ, Giáo hội Ki-tô Cải Cách Bắc Mỹ, Giáo hội Cải Cách Mỹ, và Giáo hội Liên Hiệp Ki-tô. Từ đó các cộng đoàn giáo hội khác đã gia nhập Thỏa Thuận Chung này.
Tại Mê-hi-cô, các giám mục cung cấp một danh sách chi tiết các giáo phái mà bí tích rửa tội được không nhận hay không. Tính thành hiệu được công nhận đối với các Giáo hội Chính Thống và Tin Lành theo lịch sử: Anh giáo, Giám Nhiệm (được xem như các thực thể riêng biệt trong nước), Trưởng Lão, Calvin, Luther. Bí tích rửa tội của Giám Lý được xem là có nghi vấn vì các lý do dành riêng cho Giám Lý tại Mê-hi-cô.
Theo sau là một danh sách các giáo phái mà bí tích rửa tội được xem là không thành hiệu. Trong số này là nhiều nhóm tự nhận là Chính Thống nhưng không có gắn kết với các Giáo Hội Đông Phương về lịch sử. Cũng như Mormon, Chứng Nhân Giê-hô-va, và Đạo Binh Cứu Độ, có một danh sách khoảng 80 nhóm riêng biệt, chủ yếu là theo phong cách giáo phái Hiện Xuống và Tin Mừng.
Trong trường hợp này, các giám mục Mê-hi-cô rõ ràng có lập trường khác biệt về tính thành hiệu của bí tích rửa tội của giáo phái Hiện Xuống và Tin Mừng so với giám mục Chi-lê. Điều này có lẽ là vì con số và sự đa dạng các giáo phái ở Mê-hi-cô lớn hơn ở Chi-lê, và thực tiễn là không thế chắc chắn về nghi thức rửa tội đúng đắn vốn có thể thay đổi ngay trong các cộng đoàn khác nhau của cùng một giáo phái. Do đó giả định về tính thành hiệu khó duy trì hơn nhiều.
Các hậu quả giáo luật phát sinh từ các bí tích rửa tội này là cần phải được rửa tội nếu gia nhập Giáo Hội Công Giáo và cần phải xin miễn trừ khác biệt giáo phái trong trường hợp hôn nhân hỗn hợp (cùng Ki-tô giáo).
Lê Hải Nam
Bài ngày 27/10/2020 theo đường dẫn: https://zenit.org/2020/10/27/liturgy-qa-validity-of-protestant-baptisms/
HỎI: Một tài liệu của Thánh Bộ Bảo Vệ Đức Tin chỉ ra rằng việc sử dụng “Chúng tôi (và có thể là một danh sách những người hiện diện) rửa tội anh nhân danh Cha …” là thay đổi công thức của bí tích và dẫn đến bí tích rửa tội không thành hiệu. Nhiều trao đổi khác nhau đã nảy sinh liên quan đến bí tích rửa tội của các công đoàn giáo hội khác. Ý chính của các trao đổi này là có thể có nhiều bí tích rửa tội không thành hiệu trong thế giới Tin Lành và việc một số/nhiều/đa số người Tin Lành gia nhập Giáo Hội cần được rửa tội có điều kiện (vì sợ rằng đã dùng sai công thức) hay vì tin rằng đã thực sự dùng sai công thức và cần được rửa tội (vô điều kiện). Không khó tìm thấy các ví dụ về các bí tích rửa tội dưới khe nước hay dưới hồ: dìm hoàn toàn cùng với “Chúng tôi rửa anh …” và sau đó là công thức bình thường. Điều này đã gây ra nhiều nỗi bàng hoàng nơi một số người Tin Lành mới gia nhập Giáo Hội; họ tìm cách thuyết phục một linh mục rửa tội có điều kiện cho họ, nhưng không thành công. Có cách nào để biết Giáo Hội có cho rằng các bí tích giải tội do các cộng đoàn giáo hội khác là không thành hiệu nếu thừa tác viên (hay trưởng lão hay phó tế, vân vân) không dùng công thức “Tôi rửa …” hay không? Có nhiều chương trình Nghi Thức Khai Tâm Ki-tô Người Lớn (RCIA = Rite of Christian Initiation of Adults) có thể sử dụng hướng dẫn về việc áp dụng tài liệu vi tính ấy. -- T.M., Keizer, Oregon
ĐÁP: Câu hỏi hay và quan trọng này không dễ trả lời.
Tuy nhiên chúng ta có thể nói rằng ngữ cảnh của tuyên bố bất hiệu lực do thay đổi công thức chủ yếu nói về bí tích rửa tội Công Giáo. Việc áp dụng cho bí tích rửa tôi không Công Giáo không được nói đến.
Điều này cũng có thể thấy từ bình luận thần học đi kèm tuyên bố ấy. Cốt lõi của lập luận thần học là như sau:
Thực ra khi cử hành các bí tích, chính chủ thể (cử hành) là Giáo Hội, là Thân Thể Đức Ki-tô cùng với Thủ Lĩnh của Giáo Hội, tự biểu hiện trong cộng đoàn cụ thể tụ họp. Do đó một cộng đoàn như thế hành động theo thừa tác – chứ không theo tính đồng đoàn – bởi vì không một nhóm nào có thể biến bản thân mình thành Giáo Hội, mà trở thành Giáo Hội nhờ một ơn gọi không thể phát sinh từ bên trong cộng đoàn ấy. Do đó thừa tác viên chỉ là sự hiện diện-dấu chỉ của Ngài, là Đấng quy tụ và đồng thời là điểm quy tụ của sự hiệp thông của mọi cộng đoàn phụng vụ với toàn thể Giáo Hội. Nói cách khác, thừa tác viên là dấu chỉ hữu hình rằng bí tích ấy không quy về một hành động tùy ý của các cá nhân hay cộng đoàn, mà bí tích ấy gắn liền với Giáo Hội Phổ Quát.
Mệnh lệnh của công đồng Trident, rằng thừa tác viên cần phải ít nhất là có ý định làm điều mà Giáo Hội làm, phải được hiểu dưới soi sáng này. Ý định do đó không thể chỉ nằm ở bình diện bên trong, với nguy cơ có các chia trí chủ quan, mà phải được biểu lộ trong hành động bên ngoài bằng việc sử dụng chất thể và hình thể của bí tích ấy. Một hành động như thế mới có thể biểu thị sự hiệp thông giữa cái mà thừa tác viên thực hiện trong việc cử hành mỗi bí tích và cái mà Giáo Hội thực hiện trong sự hiệp thông với hành động của chính Chúa Giê-su. Do đó điều căn bản là hành động bí tích không thể được thành tựu nhân danh chính nó, mà là nhân danh Đức Ki-tô hoạt động trong Giáo Hội, và nhân danh Giáo Hội.
Như thế trong trường hợp cụ thể của bí tích rửa tội, thừa tác viên không có thẩm quyền thay đổi công thức bí tích theo ý thích của mình, vì những lý do có bản chất Ki-tô học và giáo hội học đã nói. Thậm chí thừa tác viên cũng không thể tuyên bố rằng mình hành động thay cho cha mẹ, cha mẹ đỡ đầu, họ hàng hay bạn bè, cũng không nhân danh cộng đoàn cử hành, bởi vì người thừa tác viên hành động như dấu chỉ-sự hiện diện của cùng một Đức Ki-tô, tác động trong cử chỉ nghi thức của Giáo Hội.
Khi nói “Tôi rửa anh …,” thừa tác viên không nói như một viên chức thực hiện vai trò được giao phó, mà thực hiện theo thừa tác vụ dấu chỉ-sự hiện diện của Đức Ki-tô, Đấng hành động trong Thân Thể của Người để ban ơn sủng và làm cho cộng đoàn phụng vụ cụ thể trở thành một biểu hiện cho “bản chất đích thực của Giáo Hội đích thực,” sao cho “phụng vụ không có chức năng riêng tư, mà là cử hành của Giáo Hội, vốn là ‘bí tích hiệp nhất’, nghĩa là dân thánh kết hiệp và theo lệnh của giám mục.”
Hơn nữa việc thay đổi công thức bí tích ám chỉ sự thiếu hiểu biết về chính bản chất của sứ vụ giáo hội, vốn luôn luôn là phụng sự Thiên Chúa và dân của Ngài, chứ không phải là việc thực thi quyền lực đến mức thao túng những gì đã được phó thác cho Giáo Hội trong một hành vi gắn với Truyền Thống.
Do đó nơi mỗi thừa tác viên bí tích rửa tội, không những phải có kiến thức đâm rễ sâu về bổn phận phải hành động trong hiệp nhất với giáo hội, mà còn phải có xác tín mà Thánh Âu-cơ-tinh gán cho Đấng Đi Trước, xác tín rằng phải có sự đặc thù nào đó trong Đức Ki-tô, khiến cho mặc dù nhiều thừa tác viên, công chính hay không công chính, có rửa tội, thì bí tích rửa tội vẫn được gán chỉ cho Đấng chim bồ câu đã xuống, và có tiếng nói về Ngài: “Đây là đấng rửa tội trong Thánh Thần (Gio-an 1:33).” Do đó thánh Âu-cơ-tinh nói: ‘Phê-rô có thể rửa tội, nhưng đây là chính Ngài rửa tội; Phao-lô có thể rửa tội, nhưng đây là chính Ngài rửa tội; Giu-đa có thể rửa tôi, nhưng vẫn là chính Ngài rửa tội.”
Do đó lý do cho sự không thành hiệu không hẳn là việc đổi từ “Tôi” ra “Chúng tôi”, mà là vì trong bối cảnh của bí tích rửa tôi Công Giáo, sự thay đổi này làm sói mòn ý nghĩa cơ bản của chính nghi thức ấy.
Thực ra Giáo Hội đã từ lâu công nhận tính thành hiệu của nghi thức rửa tội đông phương, không nói “Tôi rửa anh” mà nói “Tôi tớ của Chúa, (tên), được rửa tội nhân danh Chúa Cha, Chúa Cob, và Chúa Thánh Thần.” Công thức này cũng được sử dụng trong nhiều Giáo Hội Công Giáo đông phương.
Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã nói đến việc rửa tội thành hiệu của một vài nhóm không Công Giáo, như giáo phái Mormon, bị tuyên bố là không thành hiệu năm 2001. Tuy nhiên Thánh Bộ không nói đến việc thành hiệu của đa số các bí tích rửa tội Tin Lành truyền thống ở bình diện giáo hội phổ quát. Trong đa số trường hợp bí tích rửa tội được giả định là thành hiệu nếu nghi thức được thực hiện bằng nước (đổ nước hay dìm trong nước) và công thức Ba Ngôi.
Ở những nơi có nhiều giáo phái Ki-tô, Giáo Hội Công Giáo thường có thỏa thuận cụ thể liên quan đến việc công nhận bí tích rửa tội của nhau.
Ví dụ như năm 1991, Giáo hội tại Chi-lê đã ký một văn kiện công nhận tính thành hiệu bí tích rửa tội của giáo phái Luther, Methodist, Wesleyan, và nhiều hệ phái Tin Mừng và Hiện Xuống. Họ bác bỏ tính thành hiệu bí tích rửa tội của phái Mormon, Chứng Nhân Giê-hô-va, Đạo Binh Cứu Độ và các nhóm tương tự.
Năm 2013, giám mục Hoa Kỳ phê chuẩn Thỏa Thuận Chung 2010, nói rằng các điều kiện để bí tích rửa tội thành hiệu bao gồm nước chảy và được thực hiện nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Ngoài Giáo Hội Công Giáo, các bên ký kết ban đầu là Giáo hội Trưởng Lão Hoa Kỳ, Giáo hội Ki-tô Cải Cách Bắc Mỹ, Giáo hội Cải Cách Mỹ, và Giáo hội Liên Hiệp Ki-tô. Từ đó các cộng đoàn giáo hội khác đã gia nhập Thỏa Thuận Chung này.
Tại Mê-hi-cô, các giám mục cung cấp một danh sách chi tiết các giáo phái mà bí tích rửa tội được không nhận hay không. Tính thành hiệu được công nhận đối với các Giáo hội Chính Thống và Tin Lành theo lịch sử: Anh giáo, Giám Nhiệm (được xem như các thực thể riêng biệt trong nước), Trưởng Lão, Calvin, Luther. Bí tích rửa tội của Giám Lý được xem là có nghi vấn vì các lý do dành riêng cho Giám Lý tại Mê-hi-cô.
Theo sau là một danh sách các giáo phái mà bí tích rửa tội được xem là không thành hiệu. Trong số này là nhiều nhóm tự nhận là Chính Thống nhưng không có gắn kết với các Giáo Hội Đông Phương về lịch sử. Cũng như Mormon, Chứng Nhân Giê-hô-va, và Đạo Binh Cứu Độ, có một danh sách khoảng 80 nhóm riêng biệt, chủ yếu là theo phong cách giáo phái Hiện Xuống và Tin Mừng.
Trong trường hợp này, các giám mục Mê-hi-cô rõ ràng có lập trường khác biệt về tính thành hiệu của bí tích rửa tội của giáo phái Hiện Xuống và Tin Mừng so với giám mục Chi-lê. Điều này có lẽ là vì con số và sự đa dạng các giáo phái ở Mê-hi-cô lớn hơn ở Chi-lê, và thực tiễn là không thế chắc chắn về nghi thức rửa tội đúng đắn vốn có thể thay đổi ngay trong các cộng đoàn khác nhau của cùng một giáo phái. Do đó giả định về tính thành hiệu khó duy trì hơn nhiều.
Các hậu quả giáo luật phát sinh từ các bí tích rửa tội này là cần phải được rửa tội nếu gia nhập Giáo Hội Công Giáo và cần phải xin miễn trừ khác biệt giáo phái trong trường hợp hôn nhân hỗn hợp (cùng Ki-tô giáo).
Lê Hải Nam