Trích phần II của Tư liệu Liên Hội đồng Giám mục Á Châu số 122

II. CĂN TÍNH VÀ TÔN CHỈ CỦA SỨ VỤ LINH MỤC TRONG BỐI CẢNH Á CHÂU


Lm. Vimal Tirimanna, CSsR, Thư ký Điều hành Văn phòng Quan tâm về Thần học trực thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC – OTC) Chuyển ngữ: Lm. Xuân Hy Vọng

Theo dòng lịch sử, kể từ nhân loại được thiết lập mối liên hệ với hiện tượng ‘tâm linh’ dưới dạng thức một tôn giáo, tư tế nam nữ thuộc nhiều tôn giáo khác nhau đang sụt giảm. Thật vậy, có cả nam và nữ tư tế trong các nền văn minh cổ đại lẫn khu vực mà họ gắn liền. Tuy nhiên, chức linh mục Công Giáo được thiết lập, xoay quanh nét độc nhất vô nhị của căn tính đặc thù[1]; và thừa tác vụ linh mục Công Giáo trong những thế kỷ XIX/XX đã được xã hội công nhận, tin tưởng về mặt luân lý và được kính trọng không chỉ ở Châu Âu phần lớn theo đạo Ki-tô giáo, mà còn nhiều nơi tại Châu Á hầu hết chưa theo đạo Ki-tô giáo. Do đó, dẫu thời gian trôi qua mau, linh mục Công Giáo vẫn được kính nể, tôn trọng hầu hết tại các quốc gia Á Châu: Họ là những người nhắc nhở giáo dân về tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa, nhưng thường bị dè bỉu[2]. Giáo dân biết linh mục Công Giáo là người ra sao và các ngài được kỳ vọng cư xử đặc biệt thế nào; cụ thể, “văn hoá tư tế” tồn tại ở đây, nghĩa là cung cách mà các linh mục làm việc. Trên toàn thế giới, một vị linh mục Công Giáo được xác định có căn tính rõ rệt và phổ quát.

Tuy nhiên, với nhiều cải cách sâu đậm trong toàn thể Giáo hội do Công đồng Va-ti-can II mang lại, sứ vụ linh mục Công Giáo cũng trải qua một loại khủng hoảng căn tính. Vì thế, những năm sau Công đồng, hàng ngàn linh mục rời bỏ sứ vụ (huyền chức), còn một số khác thì tiếp tục, nhưng đối diện với khủng hoảng ấy. Vài thập niên sau, hiện tình trạng khủng khoảng căn tính này dường như chuyển biến từ xấu thành tệ hơn. Ngoài ra, các cuộc khảo sát khoa học khác nhau được triển khai tại một số quốc gia Châu Á, về hình ảnh của linh mục giữa hàng ngũ giáo dân, và nêu ra tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về sự tin tưởng mà đang chi phối quá nhiều linh mục ngày nay[3].

Cho dù kỷ nguyên hậu Công đồng Va-ti-can II có thể làm phai mờ căn tính phổ quát của sứ vụ Linh mục Công Giáo, và dường như tương đồng với các ơn gọi khác, thì chức Linh mục tiếp tục tiến triển trong đặc tính thiết yếu của nó, đó là căn tính nguyên vẹn và sẽ không thay đổi ngay cả về sau. Trong bài tham luận này, tôi được yêu cầu nói về căn tính và tôn chỉ của sứ vụ Linh mục tại Á Châu. Trước khi đi vào chi tiết, tôi mặc định cả hai căn tính và tầm nhìn không chỉ liên kết nội tại với nhau thông qua chính sứ mệnh của sứ vụ linh mục, tất nhiên trong bối cảnh đã nêu, mà chúng còn là hai phương diện của một vấn đề. Vì thế, những gì được trình bày sau đây về căn tính linh mục có lẽ hợp lý cả với tôn chỉ của sứ vụ linh mục, và ngược lại. Bởi lẽ nội dung của căn tính và tôn chỉ thường đan xen và hội tụ trong sứ mệnh của thừa tác vụ linh mục trong bối cảnh nêu trên. Trước hết, công việc của tôi sẽ đề cập tới căn tính linh mục, đặc biệt liệt kê những đặc tính thiết yếu của căn tính ấy tại Á Châu, kế tiếp, bằng sự nỗ lực thiết lập ngắn gọn về tôn chỉ của chức vụ linh mục Công Giáo cần phải có trong bối cảnh Á Châu, chính xác hệ tại căn tính ấy.

1. Căn tính Linh mục tại Á Châu

1.1. Thụ phong trao ban ba ‘dấu ấn’ đặc thù

Trong nghi thức Thụ phong, có đoạn khi Giám mục truyền chức nói rằng các linh mục được chọn giữa vô vàn con người, và được tận hiến cho Thiên Chúa ngõ hầu thánh hoá chính mình. Do đó, Linh mục được loại biệt...để tận hiến, và trở nên ‘thánh thiện’ theo định nghĩa của thiên chức linh mục. Thật ra, Giám mục tấn phong cầu nguyện như sau trong Nghi lễ Thụ Phong: “Lạy Cha Toàn Năng, chúng con nài xin Cha ban chức Linh mục cho (các) tôi tớ Cha đây. Xin Cha đổi mới Thần Trí thánh hoá trong lòng (các) thầy”. Kể từ đó, theo niềm tin Công Giáo ấp ủ bấy lâu, nghi lễ dâng hiến này liên quan đến sự biến đổi thật sự sâu sắc, nhờ ‘dấu ấn’ thiêng liêng, mà ‘đặc tính’ được trao ban cho linh mục ngõ hầu thay mặt Đức Ki-tô (in persona Christi) thi hành sứ vụ. Dựa trên truyền thống Công Giáo lâu đời, đặc điểm chính yếu của căn tính Linh mục là: ngài được dâng hiến một cách đặc biệt, được loại biệt để thực hiện sứ vụ thay mặt Đức Ki-tô. Nhân danh Chúa Ki-tô và Giáo hội Người, linh mục khởi đầu sứ vụ để cầm buộc hay tháo gỡ.

Trong Sắc lệnh về Chức vụ và Đời sống Linh mục Presbyterorum Ordinis số 2, Công đồng Va-ti-can II trình bày: “Các ngài được Chúa Thánh Thần xức dầu, như thế linh mục nên giống Chúa Ki-tô Tư Tế, đến nỗi có quyền thay mặt Chúa Ki-tô là Đầu mà hành động”. Tương tự như bao thánh sủng khác, đặc sủng và đặc tính thụ phong này được trao ban cho các linh mục một cách như không, nhưng tuỳ thuộc vào cách đón nhận của họ; nếu không, nó sẽ chẳng biến đổi ứng viên chịu chức. Là linh mục, chúng ta cần tin tưởng, đón nhận và sống chân lý tuyệt hảo này nơi sứ vụ linh mục của mình. Nếu chúng ta sống chân lý này hằng ngày, mọi người sẽ nói với chúng ta như một vị khách đã từng thổ lộ với Cha quản nhiệm Giáo xứ Ars [Thánh Gio-an Ma-ri-a Vi-an-nê] rằng: “tôi đã nhìn thấy Thiên Chúa nơi một người”!

Linh mục là người thánh thiện, được loại biệt để phục vụ Chúa và Dân Người; điều này quả thật đúng đắn, tuy không có nghĩa là: chức linh mục bí nhiệm như một ‘thực tại thánh thiêng’ hoàn toàn tách rời khỏi thế giới hiện tại và mọi người. Trong khi nỗ lực sống tốt lời mời gọi nên thánh, thì một linh mục Công Giáo cần duy trì sự thánh thiện trong từng hành động phục vụ Chúa và Dân Người nơi thế giới thực tại này. Về điểm này, Jacob Parappally trình bày đúng đắn như sau:

“Một xu thế nguy hại đang tồn tại muốn biến đổi sứ vụ linh mục Ki-tô giáo thành điều bí nhiệm. Quả thật, khác hẳn chức tư tế nơi các tôn giáo khác, nhưng chẳng có lí do gì để biện minh cho việc biến nó thành huyền bí cả. Trên thực tế, xu hướng này đã khiến một vài linh mục tự mình thông tri rằng họ chỉ là tư tế thực hành lễ nghi, chẳng khác gì mấy so với các tư tế thuộc giáo phái Mithras mà họ cũng được gọi là ‘cha’ hay như các tư tế phụng sự thần linh nào đó trong đền thờ. Chức linh mục Ki-tô giáo khác hẳn tư tế thuần tuý lễ nghi. Nó là một sứ vụ được trao phó cho linh mục nhằm phục vụ cộng đoàn Dân Chúa, để Chúa Ki-tô hiện hữu nhiệm mầu qua các bí tích, ngõ hầu các tín hữu có thể gặp gỡ Đấng hằng sống mà họ xác tín, cũng như xây dựng toàn Thân Thể Người là các cộng đoàn.[4]

Nói cách khác, một linh mục được lãnh nhận căn tính đặc biệt qua việc ‘loại biệt’ là điều đúng đắn, nhưng không có nghĩa là các linh mục đoạn tuyệt, tách rời và trên cả Dân Chúa. Mà chính xác hơn, linh mục được đặt để phục vụ đoàn chiên. Mặc dù kỷ nguyên trước Công đồng Va-ti-can II cho rằng vị linh mục hoàn toàn tách rời khỏi mọi người, được lãnh nhận chức vụ tư tế lễ nghi độc quyền, nhưng Công đồng Va-ti-can II đã thay đổi quan niệm này. Công đồng thay thế thuật ngữ mang tính lễ nghi sacerdos bằng từ đậm chất Kinh Thánh, không hơi hướng nghi lễ presbyter hay ‘kỳ mục’. Đây là điều hoà hợp hoàn hảo với Đức Giê-su mà bốn cuốn Phúc Âm đã trình thuật: không sinh ra từ dòng dõi tư tế, và người dân thời ấy cũng không coi Người là một tư tế! Thật vậy, chính Đức Giê-su đã bãi bỏ chức tư tế lễ nghi thời Cựu ước; nhưng cộng đoàn tiên khởi nhận ra sự kiện toàn tuyệt đối cho mọi chức vụ tư tế của con người trong mầu nhiệm Nhập thể, Tử nạn và Phục sinh của Chúa Giê-su[5]. Chỉ ngay sau cuộc hiến tế cao cả của Người trên Thánh giá, các môn đệ mới nhận ra Người thật là vị Thượng Tế Hằng Sống, như chúng ta đọc biết trong Thư gửi cho tín hữu Do Thái. Do đó, theo Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis, bối cảnh của linh đạo linh mục là xây dựng và kiến tạo cộng đoàn Ki-tô giáo [như nhiệm tích Nước Trời mà Đức Giê-su rao truyền] trong sự hiệp nhất với Chúa Ki-tô là Đầu[6]. Chắc chắn căn tính linh mục xoay quanh Bí tích Thánh Thể [chức Linh mục và Bí tích Thánh Thể đều được Chúa Ki-tô thiết lập trong cùng một bối cảnh!], được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Bí tích Thánh Thể kiến thiết cộng đoàn Ki-tô giáo, còn linh mục là khí cụ chính yếu của Thiên Chúa trong việc xây dựng cộng đoàn. Do đó, một vị linh mục phải xác định bản thân hoàn toàn liên đới với cộng đoàn của ngài trong niềm vui cũng như âu sầu, lúc thành công cũng như thất bại, và luôn hiệp nhất với đoàn chiên.Tuy nhiên, ngài cũng phải khôn ngoan cẩn trọng khi minh định chính mình, chớ đánh mất căn tính linh mục thiết yếu này như Đức Hồng Y Simon Pimenta thuộc Địa phận Mumbai quả quyết:

Vì lí do này mà phong trào đương thời cổ động vai trò của vài linh mục lúc nào cũng biến mình thành đồng dạng với thế giới xung quanh, và dường như họ trở nên những người khuyên nhủ tiêu cực xa lạ. Họ muốn cởi bỏ phẩm phục đặc thù của linh mục. Họ bị ám ảnh với ‘hội chứng: Gọi tôi là Charlie’! Họ hy vọng hoà nhập tiệm tiến vào bầu khí, hiện trạng của thế gian và thời đại mà họ đang sống. Nhờ quyền năng bí tích Truyền chức Thánh, các Linh mục loại biệt với những ai không có chức thánh. Và một khi cố làm mờ nhạt đi sự khác biệt thiết yếu này, thì chúng ta sẽ không còn phục vụ Chúa Ki-tô và dân Người[7].

Và ngài trình bày ở một luận điểm khác:

Linh mục là dấu chỉ; và sức mạnh của dấu chỉ này không tương đồng, mà lại khác biệt như ánh sáng với bóng tối, nhằm soi chiếu cho người lữ khách đang bước đi trong đêm. Muối cũng thế, khác biệt với thức ăn để tăng thêm phần hương vị. Đức Ki-tô mời gọi chúng ta trở nên ánh sáng và muối cho đời trong một thế giới đầy hỗn mang và hoang phí như chúng ta đang trải qua, thế nhưng sức mạnh của biểu tượng hiện hữu đích thật hệ tại nơi sự loại biệt này. Hoạt động tông đồ mời gọi dấn thân càng nhiều vào đối tượng con người, thì càng phải khác biệt rõ rệt.[8]

Trong xã hội chúng ta, cách riêng xã hội Châu Á, tồn tại một thời điểm tồn tại mà mỗi vai trò con người trong một xã hội nhất định được định nghĩa rõ ràng. Bác sĩ biết cương vị của mình là gì; một người đỡ đẻ cũng thế; người nông dân biết vai trò mình là gì; tương tự giáo viên cũng vậy, v.v…Chính chức năng vai trò nơi mỗi người xác định căn tính của họ. Tuy nhiên, ngày nay, trong khi một số vai trò vẫn còn nguyên sơ tại vài khu vực Châu Á, thì vai trò của một linh mục Công Giáo thật sự đang bước vào thời kỳ biến chuyển [thậm chí rơi vào khủng hoảng/tình trạng rối bời], đặc biệt suốt vài thập niên vừa qua. Để bắt đầu lại, linh mục hôm nay mặc lấy nhiều chức năng như một phần của sứ vụ và sứ mệnh tư tế, chậm chí đến mức độ đánh mất/phủ nhận đặc tính thiết yếu của thừa tác linh mục. Kéo theo hậu quả ngày nay khủng hoảng nghiêm trọng về căn tính đối với chức linh mục hiện hữu. Một nghi vấn thường đặt ra hiện giờ là: “linh mục là ai?” còn giáo viên, người hoạt động xã hội, tư vấn viên hôn nhân, người quản trị, v.v…vậy họ là gì? Tuy nhiên, Đức Hồng Y Pimenta cho biết, một người tranh đấu chống lại sự nghèo đói để giúp tư vấn hay điều hành những nhóm thanh thiếu niên, thì không cần phải chịu chức linh mục. Bởi lẽ, giáo dân thực hiện những điều này tốt hơn nhiều so với các linh mục! Nhưng, không một tín hữu nào có thể cử hành Thánh lễ hay hoàn thành bất cứ một vai trò thánh hoá nào của linh mục cả. Giáo dân không thể nào giải tội, và không được nhân danh Giáo hội giảng dạy chính thức. Linh mục là cánh tay nối dài của Giám mục [đấng kế vị các Thánh Tông đồ], và đây là lí do tại sao linh mục từ trước đến nay đều cần năng quyền nơi Giáo phận để thực hiện sứ vụ linh mục của mình[9]. Đức Giám Mục là người kế vị trực tiếp của Thánh Tông đồ. Như vậy, linh mục Công Giáo hành động thay mặt Đức Ki-tô (in persona Christi), và chính hành vi này mang lại căn tính loại biệt thiết yếu hàng đầu cho linh mục.

Trong Tông huấn về Việc đào tạo Linh mục trong Hoàn cảnh Hiện nay Pastores Dabo Vobis, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II viết:

Người linh mục tìm gặp trọn vẹn sự thật về căn tính của mình trong sự kiện mình tham dự một cách loại biệt vào Đức Kitô và nối tiếp chính Đức Kitô, vị tư tế Tối Cao và độc nhất của Giao Ước mới: linh mục là hình ảnh sống động và trong suốt của Chúa Kitô Linh mục[10].

Như Hồng Y Pimenta trình bày, Đức Giê-su đồng hoá chính mình với các linh mục trong khi thực hiện năng quyền tư tế của Người, mà Người trao ban quyền năng này cho chúng ta đến mức mà cá tính riêng của mình cũng được thay thế bằng tính cách của Người, vì chính Người hành động trong chúng ta là những linh mục [nghĩa là: thay mặt Đức Ki-tô (in persona Christi) thực hiện sứ vụ]. Chính Đức Giê-su hiện diện trong Hy tế Thánh hiến nơi Thánh lễ, biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Người. Tương tự, qua chúng ta, Đức Giê-su tha thứ tội lỗi. Chính Người nói khi vị linh mục thực hiện sứ vụ nhân danh Giáo hội và trên tinh thần của Giáo hội, công bố Lời Chúa…và cứ như thế, chúng ta có thể liệt kê hàng loạt những phương diện mà linh mục hành động thay mặt Đức Ki-tô. Sau hết, chúng ta cần lưu ý rằng chiều kích thánh thiêng của chức linh mục được tấn phong hoàn toàn cho chiều kích tông đồ, nghĩa là, sứ mệnh rao truyền và mục vụ[11].

1.2. Ơn gọi nên Thánh/Việc thánh hoá Linh mục

Tất cả các tín hữu lãnh nhận bí tích Rửa tội đều được mời gọi nên thánh; nhưng không phải ai cũng được kêu mời trở thành linh mục. Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II trình bày ơn gọi đặc biệt này đối với việc nên thánh của các linh mục trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis, ngài viết:

Khẳng định của Công Đồng: “Lời mời gọi sống viên mãn đời sống Kitô hữu và thực thi đức ái trọn hảo được ngỏ đến mọi người tin vào Chúa Kitô, bất kể bậc sống hoặc lối sống của họ” [LG 40], được áp dụng một cách đặc biệt cho các linh mục: các linh mục được mời gọi, chẳng những với tư cách thụ nhân của bí tích Rửa tội nhưng còn, một cách loại biệt, với tư cách linh mục, hiểu như một tước hiệu mới và tùy theo những thể thức riêng, bắt nguồn từ bí tích Truyền Chức Thánh[12].

Như đã đề cập, linh mục nên thánh nhờ dấu ấn hay ‘đặc tính’ không thể xoá nhoà mà họ được lãnh nhận trong ngày chịu chức. Họ thánh thiện cũng nhờ căn tính linh mục và thực thi những gì mà linh mục nên làm! Cử hành Thánh lễ, giải tội, xức dầu bệnh nhân, giảng dạy Lời Chúa, cầu nguyện cho đoàn chiên, quan tâm chăm sóc những ai bị bỏ rơi, lưu tâm tới người nghèo, giúp đỡ người cô thế cô thân, hiệp nhất với những ai bị áp bức, v.v…Từ những cảm nghiệm trong đời, chúng ta biết rõ ‘hữu thể’ và ‘hoạt động’ của con người liên kết nội tại với nhau và không thể nào tách rời. Nhà thần học luân lý xuất chúng người Mỹ, Richard M. Gula đã nêu ra: nếu chúng ta đề cập quá nhiều đến hành động hay hoạt động biệt lập, thì chúng ta đang có nguy cơ xem chúng như thứ gì đó ngoài bản thân chúng ta, và chúng có thực tại riêng, độc lập với con người hành động hoặc tác nhân. Nhưng các hành vi luôn là cách biểu hiện của một người[13]. Là Ki-tô hữu, chúng ta được gọi mời làm những việc ngay thẳng, thì tiên vàn, chúng ta cũng được mời gọi trở nên người sống bác ái yêu thương theo gương Đức Giê-su Ki-tô[14]. Về điểm này, linh mục không thuộc diện miễn trừ. ‘Tôi là gì’ quan trọng ngang bằng với ‘tôi làm gì’; ‘hữu thể’ hệ trọng như ‘hành động’. Gula viết:

Như thần học luân lý Công Giáo truyền thống dạy rằng: hữu thể sao hành động vậy (agere sequitur esse). Luân lý hằng ngày bao hàm các vấn đề về cung cách sống sao cho phù hợp với con người chúng ta. Phần đông, chúng ta không suy nghĩ khi đưa ra quyết định. Chúng ta hành động theo cách thường làm, bởi vì các điều kiện bên ngoài thách thức chúng ta lột tả những thói quen đã hình thành, nắm chặt niềm tin, hình ảnh phản ánh bản thân, các lý tưởng chúng ta khao khát, và nhận thức về những gì đang diễn ra. Tóm tại, chúng ta hành động theo cách chúng ta thường làm hơn, do tính cách muốn thành hình hơn là những nguyên tắc mà chúng ta áp dụng[15].

Nói cách khác, là linh mục, bất kể những gì chúng ta làm [mọi sinh hoạt mục vụ] đều phải bắt nguồn từ căn tính của mình, từ chính hữu thể đạo đức, và ngược lại. Chỉ khi chúng ta thực hiện đúng đắn với những lí do hợp lý, và chỉ khi ấy, căn tính đích thật của linh mục, tôn chỉ và ý nghĩa đời sống xuất phát từ những gì mà ngài làm thôi. Nếu không, kết cuộc, các linh mục sẽ trở nên ‘hoạt động viên’ chẳng có chiều sâu, hay ý nghĩa, hoặc căn tính loại biệt, và lúc ấy có lẽ chúng ta đành lặp lại lời thi sĩ trứ danh T.S. Eliot đã thốt lên trong một ngữ cảnh khác rằng: đây là sự mưu phản, làm việc đúng đắn cho lí do sai lầm!

Trong thế giới đương đại, người ta đặt ưu tiên sai lầm lên ‘hành động’ hơn là ‘hữu thể’. Tuy nhiên, trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II hoán đổi và sửa lại điều này: sự hiện hữu của linh mục quan trọng hơn nhiều so với việc làm của ngài. Căn tính linh mục hệ trọng hơn những hoạt động ngài thực hiện. Dĩ nhiên, những gì ngài làm đều bắt nguồn từ căn tính ấy. Vì thế, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta là những linh mục, trên hết, phải trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Giê-su Ki-tô qua các Bí tích, Người vừa là Đầu vừa là Tôi trung, vừa là Mục tử vừa là Vị Lang quân của Giáo hội. Đây chính là bản chất của sứ vụ linh mục. Nhờ đó, họ được nâng đỡ trong tinh thần bác ái mục vụ – tình yêu đáp đền tình yêu, phục vụ đáp lại sự gần gũi thân thiết với Thầy Chí Thánh[16].

Mới đây, một cuộc khảo sát giữa các bạn trẻ tại những nước Nam Á được thực hiện, đặt ra câu hỏi chua chát này: giới trẻ nhận thấy linh mục ngày nay ra sao? Trong khi ngưỡng mộ tính cởi mở và thân thiện của các linh mục thời nay [đối nghịch với linh mục thuộc kỷ nguyên trước Công đồng Va-ti-can II], thì giới trẻ cũng kỳ vọng các linh mục trở nên thánh thiện hơn! Với vô vàn cảm nghiệm đa dạng Á Châu, chúng ta có thể tiến tới nhất trí chung với nhau nơi các dân tộc châu lục này. Và có lẽ đây là lí do tại sao Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II trong Tông huấn Giáo hội tại Á Châu (Ecclesia in Asia) đã nói: người dân Á Châu không trông mong các linh mục của họ trở thành người quản lý hay nhà xây dựng, nhưng mong họ nên thánh [đặc biệt hoà hợp với các nhà lãnh đạo thánh thiện của những tôn giáo lớn khác tại Châu Á]:

Dân chúng tại Á Châu cần khám phá nơi hàng giáo sĩ không chỉ là những người chuyên lo việc bác ái hoặc những người quản trị cơ chế, nhưng những con người mà tâm trí hướng về những gì thâm sâu của Thần Khí (x. Rm 8, 5). Lòng tôn kính mà các dân tộc Á Châu dành cho những kẻ nắm giữ quyền bính, cần đi đôi với sự liêm chính đạo đức rõ nét nơi những người có trách nhiệm thừa tác trong Giáo hội. Nhờ có đời sống cầu nguyện, sự nhiệt thành phục vụ và cách sống gương mẫu, hàng giáo sĩ làm chứng hùng hồn cho Tin Mừng trong các cộng đoàn mà họ chăn dắt nhân danh Đức Ki-tô[17].

Về chức linh mục nói chung, một tác giả khác đề cập đến công cuộc canh tân thừa tác vụ linh mục, thừa nhận rằng căn tính và việc nên thánh của linh mục tương tác với nhau. Căn tính linh mục cần được phục hồi thế nào, thì việc nên thánh của linh mục cũng cần như vậy[18]. Nhưng ‘việc nên thánh của linh mục’ gồm những gì? Dưới đây, tôi xác định ba đặc điểm chính yếu của việc nên thánh của linh mục, đó là: cầu nguyện, phục vụ và hy sinh.

1.3. Ba đặc điểm Thiết yếu giúp Linh mục nên Thánh

1.3.1. Cầu nguyện: đặc điểm thiết yếu đầu tiên giúp Linh mục nên Thánh

Từ thời Cựu ước, vị tư tế phải đóng vai trò trung gian giữa Thiên Chúa và dân chúng; ví dụ điển hình nhất là ông Mô-sê [cũng như các Tiên tri]. Thực tế, người dân Á Châu nhận biết, cảm kích, và kỳ vọng chúng ta thực hiện trách vụ cầu nguyện, có lẽ tốt hơn chúng ta tự mình làm, vì chẳng phải mỗi ngày họ mang đến chúng ta một nùi vấn đề của họ như mục vụ, cá nhân, tài chính và những điều khác sao? Chẳng phải họ đặt trước chúng ta nhu cầu và khát vọng từ trong sâu thẳm của họ sao? Chẳng phải họ thường nói: “Xin Cha cầu nguyện cho con, vì con trai con đã mất đức tin; vì bố/mẹ con đang bệnh; vì chồng con mất việc sao?” Lời họ xin cầu nguyện dài vô tận, nhưng mỗi ý nguyện đều từ tâm tư tín hữu và họ đặt niềm tin vào lời cầu nguyện đặc biệt của linh mục[19].

Là linh mục, chúng ta cần có tâm tình chiêm niệm trong hoạt động và hành động trong chiêm niệm. Hơn nữa, đời sống cầu nguyện không được tách rời khỏi cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, chúng ta cần khởi sự từ đời sống cầu nguyện tối thiểu cụ thể! Trước hết, chúng ta cần chuyên tâm vào đời sống cầu nguyện chính thức của Giáo hội – cử hành Thánh lễ hằng ngày và trung thành với giờ Kinh Phụng vụ mà chúng ta đã long trọng khấn hứa trong lễ chịu chức. Ngoài ra, đây là hành động của việc kết hiệp tha thiết với thừa tác vụ linh mục phổ quát của Giáo Hội Công Giáo – kế đến, cầu nguyện cá nhân – như lần chuỗi Mân côi hằng ngày, viếng Thánh Thể, suy niệm Lời Chúa mỗi ngày, đi Đàng Thánh Giá, đọc sách thiêng liêng, v.v…hầu hết những việc đạo đức cá nhân mà chúng ta thực hành trước khi vào chủng viện. Ngày nay, cám dỗ nguy hiểm thật sự là bỏ những tập quán ‘đạo đức’ như thể ‘nền thần học lạc hậu’, và rồi cứ để vậy, chẳng thay đổi gì! Chúng ta cần nỗ lực tự chủ dành thời gian cho việc cầu nguyện và thinh lặng thường kỳ, hồi tâm, tĩnh tâm, đọc sách thiêng liêng, tất cả đều là thời khắc ân sủng của đời sống linh mục mà nơi này chúng ta thu nhận thêm năng lượng thiêng liêng cho bản thân.

1.3.2. Phục vụ: đặc điểm thiết yếu thứ hai giúp Linh mục nên Thánh

Công đồng Va-ti-can II trình bày rõ cách thức nên thánh cụ thể hệ tại nơi sứ vụ linh mục: “Linh mục được ơn thánh hoá mỗi khi thi hành tác vụ một cách chân thành và liên lỉ trong tinh thần Chúa Ki-tô”[20].

Giống như bao nhiêu người, linh mục là ‘con người-trong-tương-quan’ với tha nhân. Ai đánh mất chính mình, lạc lối trong vỏ bọc, hẳn không phải là linh mục Công Giáo! Tương tự như Đức Ki-tô, linh mục là người dấn bước tiến đến với tha nhân, đặc biệt những ai bị loại trừ và bị vứt bỏ bên lề xã hội. Hơn nữa, với định nghĩa, linh mục được tấn phong cho mọi người, nếu không, chức linh mục chẳng có nghĩa gì. Như vậy, linh mục phải hướng đến tha nhân, và ngài được mời gọi trở nên một Ki-tô khác (alter Christus)!

Trước nhất, linh mục là một mục tử, mục tử tốt lành sẵn sàng ra đi tìm kiếm những con chiên lạc. Trình thuật Ez 34 minh hoạ tuyệt vời điểm này. Còn trong Tân ước, Đức Giê-su quả quyết Người là ‘vị mục tử tốt lành’! Tại bữa Tiệc ly, hai hành động chính yếu của Đức Giê-su, bẻ bánh và rửa chân, đã chứng thực cho nghĩa cử phục vụ khiêm hạ hết mình!

Linh mục không thể nào sở hữu những mối quan hệ độc chiếm được, vì nó sẽ huỷ diệt chính căn tính của họ; dựa trên định nghĩa, linh mục là người hoà nhã với hết mọi người, không loại trừ ai. Như vậy, ngài phục vụ và dấn thân bước tới với cả người già nua cũng như trẻ trung, đàn ông hay phụ nữ, kẻ giàu có cũng như nghèo hèn, những ai thánh thiện hay tội lỗi, người ngưỡng mộ hay chê bai, v.v…Một vị linh mục không thể nào có mối tương quan chỉ với một hoặc vài người mà loại trừ số khác. Đây là phần mảng mà đức khiết tịnh nơi đời sống độc thân can dự vào. Ngày nay, đáng tiếc thay khi một vài linh mục chúng ta sa ngã nghiêm trọng trong đời sống độc thân. Chúng ta không quy chiếu về một vấn nạn sa ngã theo thời kỳ, mà là ‘lối sống’! Về đời độc thân, một vài trong chúng ta biết rõ thủ thuật sống hai mặt[21] đã phá huỷ trầm trọng đặc tính nên thánh [và căn tính] của sứ vụ linh mục, gây biết bao vụ bê bối khủng khiếp [vd: bí mật có người tình/vợ, lợi dụng nhân viên hay người khác tự làm thoả mãn khoái lạc, thậm chí có con riêng; và cả tình trạng lạm dụng bé trai, v.v…]. Chắc hẳn đây là vấn nạn con người, và như thế, họ cần tìm đến các nhà tư vấn và phân tâm học để được điều trị hơn là cứ tiếp tục sống hai lòng, tâm thần phân liệt như vậy, bởi lẽ hành vi này chắc chắn huỷ hoại căn tính linh mục! Những người có vấn đề này, điều cần trước nhất là nhìn nhận bản thân đang gặp vấn đề, rồi sau đó tìm cách để thoát khỏi nó.

Chuyên gia về linh đạo Linh mục Triều danh tiếng Donald B. Cozzens đã nói:

Sự thân mật đích thật của con người là tiêu chuẩn xác nhận người lớn đã trưởng thành và khoẻ mạnh. Khả năng sẵn sàng cho các mối quan hệ chín chắn và chân thật cũng là đặc điểm nhằm đánh giá một cuộc sống đạo đức tốt lành và thăng tiến. Trong lúc mức độ thân mật biến thành vấn nạn của xã hội nói chung, thì dường như nó gây rắc rối đặc biệt cho các linh mục. Các nghiên cứu tâm lý-xã hội học về chức vụ linh mục tại Mỹ do Hội đồng Giám mục Công Giáo Quốc gia uỷ lạo và phát hành đầu năm 1970 cho thấy: các linh mục không chín chắn tương tự như những người đàn ông có học vấn khác. “Đơn thuần nam bình thường, linh mục người Mỹ trông vẻ sáng sủa, có năng lực và tận tâm. Nhưng phần lớn những ai chưa phát triển đầy đủ thường rơi vào tình trạng thiếu nhận thức trọn vẹn về giá trị nhân bản và tôn giáo. Họ có thể rất hữu ích kể cả về mặt cá nhân lẫn chuyên môn, nếu họ được hỗ trợ đạt tới mức trưởng thành trong đời sống nhân bản cũng như tôn giáo cao quý hơn”[22].

Cozzens cho rằng rất nhiều linh mục ngày nay thuộc loại nguyên mẫu “mãi là trẻ con”, hay “cậu bé bất diệt” (puer aeternus)[23]. Theo Cozzens, những vị linh mục ấy chính là “những cậu bé giả làm người lớn”![24] Sự trưởng thành của họ bị kiềm hãm, còi cọc đâu đó, cho nên, họ chỉ là những cậu bé hay thiếu niên mãi chẳng chịu chín chắn, và hành xử như thể con nít hoài thôi[25]! Cozzens đưa ra ý kiến gồm ba chữ I, đó là Idenity (Căn tính), Intimacy (Sự Thân mật), và Integrity (Liêm chính); ba điều này chắc chắn như kiềng ba chân, cần được giữ quân bình nếu linh mục là người trưởng thành[26].

1.3.3. Hy sinh: điểm thiết yếu thứ ba giúp Linh mục nên Thánh

Trong 2Cr 12, 15 Thánh Phao-lô nói: “Tôi rất vui lòng tiêu phí cả sức lực lẫn con người của tôi vì (linh hồn) anh em”. Đây mới là một minh hoạ cho lòng nhiệt huyết hy sinh mà Thánh Phao-lô Tông đồ đã tận hiến cho việc phục vụ Chúa và tha nhân. Ngoài ra, qua 2Cr 11, 23-28, chúng ta cũng nhận ra ngài đầy nhiệt tâm, hăng hái thi hành trách vụ được trao phó, bất chấp mọi khó nguy, gian nan xảy ra. Nếu từ ‘tông đồ’ có nghĩa là ‘được sai đi’, được sai đến phục vụ người khác, thì linh mục như thể là người kế thừa trực tiếp từ các Tông đồ, không thể tránh né sự nhiệt tâm hy sinh mà các Ngài đã tỏ lộ trên chặng đường truyền giáo. Chính xác hơn, đây là lòng trung tín của linh mục [sự hy sinh] cho sứ mệnh đã lãnh nhận, niềm tín trung đánh đổi sức lực và thời gian [thậm chí cả đời]. Mỗi lần chúng ta kiên định thưa ‘xin vâng’, đòi buộc chúng ta cũng kiên định nhiều lần nói ‘không’[27].

Đức Tổng Giám Mục Fulton J. Sheen đặt để cuộc khủng hoảng căn tính của linh mục vào cái mà ngài gọi là ‘sự li hôn quá khủng khiếp’ giữa Linh mục và Hiến tế. Như vậy, Đức Ki-tô không chỉ là con người, cũng không đơn thuần là Thiên Chúa, mà Người chính là Linh mục-Hiến lễ. Người là Tôi tớ của Thiên Chúa, hay là Đấng Thánh đã đến chịu chết cho tội lỗi chúng ta[28]. Như Đức Hồng Y Pimenta đã nêu Đức Ki-tô chịu chết vì lợi ích người khác, và đây là điểm khác biệt giữa Người với tất cả các tư tế khác – dân ngoại cũng như Do Thái. Họ phải dâng tế phẩm ngoại biệt với bản thân họ, còn Đức Ki-tô dâng trọn chính mình làm lễ vật hiến tế. “Đức Ki-tô đã tự hiến như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa, của lễ hy sinh thánh thiện và vĩnh cửu” (Dt 9, 14). Người vừa dâng hiến vừa là lễ vật, vừa là tư tế vừa là tế phẩm! Trong cuốn Tự Thuật, Thánh Âu-gus-ti-nô biện giải điều này rất tuyệt vời: “vinh hiển vì hiến tế” (Ideo Victor quia Victima). Nếu trong Đức Ki-tô, chức Linh mục gắn kết với lễ vật Hiến tế, thì cớ gì lại tách rời trong chúng ta, những linh mục, những “Ki-tô khác”? Là linh mục, chúng ta phải nhìn nhận bản thân không chỉ là người dâng lễ mà còn là của lễ; không chỉ là người giảng dạy, nhưng cũng là người tội lỗi, không chỉ là người hoạt động xã hội, mà còn là người giải thoát[29].

Trong thư gửi cho các linh mục vào Thứ Năm Tuần Thánh 2000, cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô viết:

Linh mục và của lễ hiến tế! Chiều kích hy sinh này là dấu ấn sâu thẳm của Bí tích Thánh Thể; nó cũng là phương diện cần thiết cho chức tư tế của Đức Ki-tô, và do đó, cho sứ vụ linh mục của chúng ta. Nhờ ánh sáng chân lý này, chúng ta cùng đọc lại những lời trong thánh lễ hằng ngày…: “Tất cả các con, hãy nhận lấy mà ăn, vì này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con…Tất cả các con, hãy cầm lấy mà uống, vì này là chén Máu Thầy…”.

Vì các linh mục hành động thay mặt Đức Ki-tô (in persona Christi), nhưng thật sự họ phải đồng hoá bản thân làm của lễ hiến tế trong đời sống thực tại mà buộc trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô trong Thánh lễ nhiệm mầu không? Thái độ của một vị linh mục về sự hy sinh và chịu đau khổ trong cuộc sống bản thân là gì? Trong lá thư cuối cùng gửi cho các linh mục vào Thứ Năm Tuần Thánh 2005, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô viết về điểm này như sau:

Với ý nghĩa nào đó, khi Người nói: “hãy nhận lấy mà ăn”, thì linh mục phải học biết mà áp dụng điều đó cho bản thân, cũng như trình bày toàn bộ chân lý với lòng quảng đại. Nếu linh mục có thể hiến dâng mình làm của lễ, đặt mình vào việc phục vụ cộng đoàn hay bất cứ ai cần đến, thì cuộc sống của họ thật sự ý nghĩa biết bao.

Đức Giê-su Na-za-rét được vang danh vì xót thương muôn người. Từ ‘cảm thương’ có nghĩa là ‘chịu đau khổ với’. Qua mọi khổ đau của bản thân, chắc hẳn linh mục chịu đau khổ với những ai đang sầu buồn. Thay vì thương hại mình, thì linh mục có thể nhạy cảm hơn với nỗi đau của người khác. Trong cách này, vị linh mục ấy trở thành “người chữa lành vết thương” mà Henri J.M. Nouwen đã gọi; điều này không chỉ giới hạn với sứ vụ chữa lành, mà còn đóng vai trò như của lễ hiến tế cho tha nhân.

1.4. Linh mục cũng là con người mỏng dòn!

Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng ta đừng quên rằng vị linh mục cũng là một con người mỏng dòn, đang nỗ lực nên thánh và phục vụ nhân danh Đức Giê-su, Giáo hội Người, ngõ hầu là khí cụ thánh hoá toàn thế giới. Nói cách khác, ngài không chỉ đơn thuần là một con người với tất cả sự yếu đuối, mong manh, nhưng còn là “một vị có sứ mệnh đặc biệt”. Các linh mục là những người mang lấy “kho tàng trong bình sành bình sứ” (2Cr 4, 7). Theo như lời của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II [trong thư ngài gửi cho các Linh mục vào Thứ Năm Tuần Thánh, 2000]:

Điều thật sự đúng đắn trong lịch sử sứ vụ linh mục, cũng như trong toàn bộ lịch sử Dân Chúa, bóng tối của tội lỗi luôn hiện hữu. Nhiều lần, tính yếu đuối mỏng dòn của con người nơi các linh mục khiến diện mạo của Đức Ki-tô trở nên khó nhận ra trong họ.

Tuy vậy, ngài tiếp lời rằng không nhất thiết chúng ta phải ngạc nhiên hay sửng sốt về điều này! Vì chẳng phải Giu-đa Is-ca-ri-ốt đã phản bội Thầy Giê-su, còn Phê-rô chối Người ba lần, mà cả hai đều được chính Đức Giê-su gọi là Tông đồ [‘tư tế tiên khởi’] đấy thôi! Trong thư gửi cho các linh mục, năm tới [2001] Đức Thánh Cha nói: Đức Ki-tô không e ngại chọn những thừa tác viên từ con người tội lỗi! Nói cách khác, khi chọn 12 người yếu đuối, mỏng dòn, Đức Ki-tô không hề ảo tưởng về việc Người đang thực hiện, nhưng qua sự yếu đuối, mong manh của những con người này, Người đặt để ấn tích hiện diện của Người. Tương tự ngày nay, qua nghi thức và trong lễ truyền chức Thánh, Chúa Ki-tô tiếp tục ghi dấu ấn tích Người trên những con người yếu đuối, mỏng dòn, ngõ hầu thánh hoá toàn thế giới. Như vậy, chúng ta nhớ lại ngạn ngữ Công Giáo lâu đời: ân sủng kiến tạo nơi bản tính! Thực tế, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II nhấn mạnh đến việc đào tạo nhân bản trong khi ngài trình bày mọi khía cạnh của công cuộc đào tạo linh mục[30]. Nói cách khác, với xác tín, ngài lột tả mối dây liên kết nội tại giữa ân sủng và bản tính con người. Như vậy, bản tính con người càng khoẻ mạnh, thì ân sủng thẩm thấu và biến đổi con người từ bên trong càng lớn lao[31]. Vì sau tất cả, như đã bàn luận, linh mục không chỉ là một người bình thường, mà là ‘một con người với sứ mệnh đặc biệt’!

Như Phê-rô và Phao-lô [cả hai đều không xứng đáng; Phê-rô chối Chúa, còn Phao-lô bắt bớ và khuyến khích việc giết hại Ki-tô hữu tiên khởi!] cảm thấy thế nào, thì chúng ta, những linh mục bất xứng, vẫn tiếp tục sứ vụ cứu rỗi nhân danh Đức Ki-tô. Nhưng chúng ta biết rằng Đức Ki-tô đã chọn những con người tội lỗi làm việc mỗi ngày, và Người tiếp tục chọn họ, những người yếu đuối, tội lỗi làm thừa tác viên của Người. Vì thế, chúng ta cần biết ơn, cảm tạ [cảm thức tạ ơn không ngừng và tán tụng!] trước hết, vì chúng ta được Người chọn; kế tiếp, chúng ta cũng cần để ân sủng của bí tích Truyền chức Thánh trổ sinh nơi bản tính con người yếu đuối của chúng ta, bởi lẽ ân sủng kiến tạo nơi bản tính mà. Chúng ta mở lòng để Chúa Thánh Linh hoàn tất công trình thánh thiện của Người đã được bắt đầu qua chúng ta và nơi chúng ta; nhưng để điều nảy được diễn ra, trên phương diện con người thuần tuý, chúng ta cần cộng tác với ân sủng. Đây chính là lí do tại sao vị linh mục, bất luận bản chất con người yếu đuối, mỏng dòn, tội lỗi của mình, cần để Thần Khí Chúa thực hiện cương vị của Người nơi họ. Căn tính linh mục đúng đắn đóng vai trò to lớn trong việc này.

Đức Tổng Giám Mục Helder Camara đã từng nói: “nên thánh nghĩa là trỗi dậy ngay mỗi lần anh em vấp ngã, với cả lòng khiêm tốn và niềm hân hoan. Điều này không có nghĩa là anh em chẳng bao giờ phạm tội; tuy nhiên, nó lại mang một ý nghĩa khác rằng anh em có thể thưa: ‘vâng, lạy Chúa, con đã trót ngã xa một ngàn lần, nhưng nhờ ơn Chúa, con đã đứng dậy một ngàn lẻ một lần!”

2. Nhãn quan về Sứ vụ Linh mục Công Giáo trong Bối cảnh Á Châu

Một khi chúng ta nắm rõ căn tính chúng ta là ai, thì phạm vi truyền giáo của ta tự khắc được hiện rõ cụ thể; nói cách khác, đường hướng sẽ ra đời ngay từ căn tính. Như đã đề cập, vì cả hai ‘hữu thể’ và ‘hành động’ liên hệ nội tại với nhau, bất luận thời điểm hay nơi chốn, một người nhận thức ‘hữu thể’ [căn tính] của bản thân một cách rõ ràng, thì ‘hành động’ [đường hướng/tầm nhìn/nhãn quan] của người ấy sẽ không hề thay đổi[32]. Ở phần trước, chúng ta thấy rằng linh mục nói chung được mời gọi nên thánh tối thiểu trong ba phương diện: cầu nguyện, phục vụ và hy sinh. Phần này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu đôi nét về việc linh mục nhận biết hay sống căn tính nên thánh thông qua và trong đời sống cầu nguyện, phục vụ, hy sinh thế nào nơi bối cảnh một Châu Á đa dạng văn hoá và tôn giáo.

Trong ngữ cảnh bài tham luận này, một mối liên kết chặt chẽ tồn tại, nhưng khác biệt giữa hai thuật ngữ ‘tầm nhìn/nhãn quan/đường hướng’ và ‘hình mẫu’. Nếu ‘tầm nhìn’ là một mơ ước hoặc kế hoạch hành động nhưng chưa được công nhận, thì ‘hình mẫu’ chính là kế hoạch hành động cụ thể được đề ra trong một không gian và thời gian. Hình mẫu cụ thể thành hình theo bối cảnh riêng biệt. Felix Machado nhắc nhở chúng ta rằng trải qua hàng thế kỷ, tồn tại vô vàn ‘hình mẫu’ khác nhau của sứ vụ linh mục Công Giáo, và đã nêu ra năm loại hình ra đời trong từng thời kỳ riêng biệt của Giáo sử, và dĩ nhiên, phụ thuộc vào mẫu hình của Giáo hội thịnh hành: mô hình quyền tài phán, mô hình lễ nghi, mô hình ngôn sứ, mô hình mục vụ và mô hình phục vụ. Tất cả các hình mẫu này đều không rõ ràng, cũng như chia nhỏ vụn vặt[33]. Xuất thân từ Ấn Độ, và vẫn giữ sự kính trọng truyền thống dân tộc dành cho ‘người hiền triết’ hay ‘bậc khôn ngoan’, Machado tự hỏi: liệu một số nơi trên đất nước ông, linh mục không xuất hiện như một ‘bậc hiền triết’ sao; ở đây, ông đang suy nghĩ về một kiểu mẫu đan viện của sứ vụ linh mục[34]. Bởi vì Châu Á quá rộng lớn và phức tạp, nên có lẽ ai đó cần suy tư nghiêm túc về những dòng viết của Machado, ngõ hầu đưa ra mẫu hình sứ vụ linh mục nào tốt nhất, tương ứng từng vùng nơi châu lục này [đó là: một loại hình hội nhập văn hoá], dĩ nhiên, không được thay đổi bất cứ đặc điểm thiết yếu nào của căn tính linh mục, mà đã được trình bày. Kể từ các Giáo hội tại Á Châu và hầu hết mọi khía cạnh liên quan đến đời sống giáo hội tại châu lục này vẫn bị soi xét, ngờ vực về việc còn mang nặng ‘tính ngoại quốc’ [chính xác hơn là ‘tây phương tính’], mẫu hình linh mục thích hợp ấy chỉ dựa trên cảm thức Á Châu về việc nên thánh và sự vô tư liêm chính, là điều phải có trong sứ vụ linh mục Á Châu. Nhà thần học Châu Á nổi tiếng Arevalo nói, “Trở nên một Giáo hội tại Á Châu” là một quan tâm minh nhiên của FABC ngay từ mới thành lập, và lợi ích hay bận tâm này vẫn đang tiếp diễn[35]. Điều cần lưu ý và ích lợi nhỏ bé của cùng mối quan tâm “Trở nên Giáo hội tại Á Châu”, cũng là sự bận tâm hay giá trị trở thành “các Linh mục tại Châu Á”. Một hình mẫu linh mục xoay quanh những nhu cầu của kỷ nguyên nào đó, trong bối cảnh khác Á Châu, sẽ vẫn mãi xa lạ và khác thường tại châu lục này. Nếu thích hợp với Châu Á, thì bất kể kiểu mẫu linh mục nào không những thấm đượm đặc tính hội nhập văn hoá, mà còn liên kết với mọi trăn trở, đấu tranh của dân tộc Á Châu đa sắc. Mọi hình mẫu linh mục nào mà xa rời bối cảnh Á Châu, thì vẫn chỉ mãi là mô hình ‘cây cảnh’ tại châu lục này!

Các dân tộc tại Châu Á đồng thuận với nhau: khát vọng Thiên Chúa, khao khát lương thực là mối quan tâm nhị diện của Giáo hội Á Châu[36]. Vị linh mục tiếp tục sứ mệnh Giáo hội như thừa tác viên tại Châu Á, tuyệt nhiên phải biết hai mối bận tâm quan trọng của Giáo hội Á Châu theo chiều dọc cũng như chiều ngang. Như định nghĩa, linh mục Công Giáo là ‘người- kết-nối-với-anh-chị-em’, hay chúng ta có thể nhìn vào hai quan tâm trên theo mối tương quan chiều dọc và chiều ngang, tương ứng với mối liên kết giữa phục vụ Thiên Chúa và phục vụ anh chị em.

Theo đường hướng nguyên thuỷ của Công đồng Va-ti-can II, các giám mục Á Châu đưa ra một biến đổi luận thuyết đáng kể trong môn giáo hội học khi trình bày về “cách thức mới mẻ để trở thành Giáo hội tại Á Châu” trong Hội nghị Khoáng đại lần thứ 5 của FABC tại Bandung, năm 1990. Với Công bố Chung cuộc, các giám mục khẳng định Giáo hội tại Á Châu những năm 90 phải trở thành một “Giáo hội thông phần”, và “Hiệp thông giữa các Cộng đoàn” [số 5 và 8]. Từ kiến thức về khoa giáo hội học này đã kéo theo một điều bất di bất dịch, rằng: linh mục tại Châu Á là người sống tinh thần hiệp thông. Và Cajilig nêu ra ba tác vụ của linh mục như một người sống tinh thần hiệp thông: 1) là người thánh hiến; 2) là người phục vụ khiêm nhường; 3) là người đối thoại[37]. Lưu ý rằng ba tác vụ này cũng chính là lối diễn tả mối tương quan tương ứng của linh mục với Thiên Chúa, với anh chị em và với các thực tại Á Châu.

2.1. Mối Tương quan với Thiên Chúa

Là bậc sống thánh hiến, linh mục tại Á Châu trước hết phải là một người của Thiên Chúa, và vì vậy, bất cứ nhãn quan linh mục nào cũng không được phớt lờ thực tại căn bản này. Một điều tiên quyết (sine qua non) cho thực tại này là linh mục phải thật sự tin vào sự hiện hữu của Thiên Chúa. Như vậy, ngài cần được cảm nghiệm về Người, sau đó, có thể chia sẻ với giáo dân [cũng như học hỏi từ những trải nghiệm của họ]. Tuy nhiên, cảm nghiệm của linh mục về Thiên Chúa phải được phản chiếu qua những sinh hoạt của ngài, như: cách đối nhân xử thế, cử chỉ, lối nhìn trìu mến, quan tâm và thái độ thông hiểu, và trên hết, những đánh động nhân bản khi ngài đối diện với thực tại xung quanh cùng với giáo dân của mình[38]. Ngoài ra, là ‘người cảm nghiệm Thiên Chúa’, linh mục luôn nâng đỡ, hướng dẫn giáo dân biết biện phân Chúa hoạt động thế nào trong cuộc sống thực tế của họ mỗi ngày. Nói cách khác, tiên vàn, linh mục phải trở thành ‘nhà chuyên môn về Thiên Chúa’, và đối với Á Châu đa tôn giáo, thì đây là một điều không thể thiếu. Về điểm này, các giám mục Á Châu đã trình bày trong Hội nghị Khoáng đại đầu tiên của FABC:

Mỗi ngày chúng ta xác tín rằng theo dòng thời gian, Thần Khí không đưa chúng ta đến học thuyết hỗ lốn ngờ vực nào đó (mà tất cả chúng ta đều phủ nhận), mà Người dẫn dắt chúng ta đến sự toàn vẹn – sâu sắc và hữu hình trong đặc tính –tất cả những gì tốt đẹp nhất nơi cách thức truyền thống của đời sống cầu nguyện và thờ phượng trong kho tàng di sản Ki-tô giáo [số 35].

Như Fox bình chú đúng đắn, cụm từ “của chúng ta” được trưng dẫn phía trên nói đến những di sản tôn giáo và văn hoá mang tính “Á Châu”. Thách đố trí tưởng tượng bản thân, các Giám mục quyết định hợp nhất linh đạo Đông phương với Tây phương và cầu nguyện. Theo đó, dựa trên tư tưởng của các ngài, tiến trình hội nhập văn hoá mở ra hai lối, đó là: “mang Ki-tô giáo” vào Châu Á, và “mang nét Á Châu” vào Ki-tô giáo[39]. Nhiều nơi tại châu lục, nhờ đường lối này mà phương cách bản địa [thích hợp] của việc cầu nguyện và chiêm niệm trở nên bộ phần không thể thiếu của nhiều Giáo hội địa phương Á Châu. Trong đời sống cầu nguyện, vị linh mục Châu Á phải làm quen với thực tại bản địa một cách tự nhiên và thoải mái, rồi sau đó, tạo cho đoàn chiên của ngài cũng dễ chịu và tự nhiên như vậy.

2.2. Mối tương quan với Anh chị em

Theo định nghĩa thiết yếu của nó, linh mục Công Giáo là tư tế sống độc thân. Đây là quà tặng đặc biệt của Chúa vì lợi ích cho Nước Trời, cũng như các giá trị của Nước Thiên Chúa; và thông qua thừa tác linh mục Công Giáo, mọi người rõ ràng nhận ra lối diễn tả hữu hình và hữu hiệu của tình yêu và phục vụ Chúa nơi dân Người với “cả tấm lòng”. Ở phương diện chiều ngang, ơn độc thân là cách yêu thương Dân Chúa, nhất là người bất hạnh, bị áp bức, bị loại bỏ, người nghèo và những ai bị ghét bỏ; mỗi khi làm điều này, các linh mục cũng nhận ra phương diện chiều dọc. Các ngài chứng kiến, yêu thương và phục vụ Chúa, đặc biệt nơi và qua ‘những ai bị tước đoạt nhân phẩm’ đang hiện diện trong xã hội chúng ta. Sau cùng, tác vụ linh mục Công Giáo là ‘linh mục thừa tác’ hơn là ‘chức tư tế lễ nghi’; noi theo gương Đức Giê-su vị Thượng Tế muôn đời, linh mục Công Giáo là một thừa tác viên, ‘tôi tớ’ của Chúa và của dân Người. Đây là điều mà nhà thần học dòng Tên người Sri Lan-ka Aloysius Pieris trình bày khái quát về sứ vụ môn đệ Ki-tô giáo, thích hợp và rất hệ trọng, cách riêng đến chức vụ linh mục:

Thông qua người cần giúp đỡ, và các đấng thay mặt Chúa Ki-tô, Người đã phá vỡ lề thói hằng ngày của tôi. Thiên Chúa thi hành Quyền uy của Người trên tôi, khiến tôi từ bỏ những tiện nghi, tiền tài, thời gian, sức lực của bản thân thay cho họ, và kêu mời tôi trở nên khó nghèo vì Nước Trời, nhờ đó, tôi trở thành người môn đệ của Đức Giê-su. Từ bỏ Tiền tài vì Chúa (điều răn thứ nhất) cũng là từ bỏ Tiền tài vì các đấng đại diện Người ở trần gian (điều răn thứ hai). Bởi lẽ Thiên Chúa và Người nghèo không thể tách rời như một thực tại giao ước cứu rỗi. Trên thực tế, chỉ có một Thiên Luật, đó là kính yêu Thiên Chúa nơi tha nhân (Gl 5, 14). Ở đây, thuyết nhị phân không tồn tại; bác ái là phục vụ (abad) và đây mới là sự thờ phượng đích thật[40].

Mối liên hệ nội tại giữa đời sống độc thân của linh mục Công Giáo và tinh thần phục vụ [diakonia] không chỉ mang nét độc đáo Á Châu rõ rệt nơi người tận hiến và thánh thiện, mà còn là dấu chỉ chắc chắn cho niềm tin của họ. Vì thế, bất luận nhãn quan nào về chức vụ linh mục Công Giáo Á Châu thì không thể [và không được!] phớt lờ điều này[41]. Hơn nữa, mối kết nối nội tại khá quan trọng tồn tại giữa tương quan của linh mục với tiền bạc và nhiệt huyết phục vụ. Tại Châu Á, người thánh thiện tương đồng với những ai không vướng bận của cải vật chất. Do đó, lòng đạo đức mang tính Á Châu hoàn toàn hoà hợp với Mt 6, 24: “không ai có thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền của được”. Châu lục này ngày càng chịu ảnh hưởng xu thế toàn cầu hoá, và linh mục ngày nay cũng đứng trước thách đố ngày càng trở nên ngôn sứ trong việc phân định sự khác biệt giữa ‘hữu thể’ và ‘sở hữu’, đồng thời sống liêm chính, không chút vướng bận của cải vật chất. Ngoài ra, với một Châu Á vô vàn người nghèo, linh mục [noi gương Đức Giê-su] cũng được mời gọi hiệp nhất với họ, sống đời giản dị, thanh tao. Sự giản đơn trong cuộc sống cũng là giá trị tôn giáo Á Châu, và chắc hẳn là một đặc tính rõ rệt khác của niềm tin nơi người tận hiến. Vì vậy, trước mặt linh mục là sự chọn lựa giữa tiền của giàu sang với Dân Chúa [và qua họ, chọn Chúa]. Đơn giản, ngài không thể chọn cả hai, cách riêng tại Á Châu, hàng triệu người nghèo, người bất hạnh mà qua đó ngài sẽ nhận ra những diện mạo Á Châu của Đức Ki-tô.

Sau cùng, linh mục cần luôn sẵn sàng hiện diện với đoàn chiên. Ngày nay, một vài người cho rằng thời gian như thể ‘tiền bạc’ [nhờ vào tiến trình toàn cầu hoá và điểm chú trọng của nó vào chủ nghĩa vật chất và thành công], cho nên, dành thời gian với ai để xã giao hay kiến tạo những mối quan hệ thân tình giữa người với người lại bị cho là ‘không đạt hiệu suất’. Tuy nhiên, khi thực hiện thừa tác vụ ngôn sứ, bằng mọi cách, linh mục phân bổ thời gian tiếp xúc với đoàn chiên của mình, cách riêng đối với những ai đang cần giúp đỡ và bị bỏ rơi bên lề xã hội.

2.3. Mối tương quan với những Thực tại Á Châu

Công đồng Va-ti-can II khuyến dụ các linh mục hăng hái đối thoại với mọi thực tại hiện hữu xung quanh khi trình bày:

Thánh Công đồng này ước ao đạt được các mục tiêu mục vụ nhằm canh tân trong Giáo hội, rao truyền Phúc Âm khắp nơi, và đối thoại với thế giới đương đại. Vì thế, nhiệt tình thúc giục các linh mục sử dụng mọi phương tiện thích hợp mà Giáo hội đề xuất nhằm nỗ lực cho công cuộc thánh hoá vĩ đại hơn mà ngày càng trở thành những khí cụ hữu dụng trong việc phục vụ toàn thể Dân Chúa[42].

Từ lúc khởi sự, Liên Hội đồng Giám mục Á Châu [FABC] đã quả quyết rằng sứ mệnh của Giáo hội tại mảnh đất Á Châu này phải là công cuộc đối thoại với ba thực tại chính yếu đang hiện hữu, đó là: các tôn giáo lớn Á Châu, những nền văn hoá Châu Á cổ đại và đại đa số dân nghèo Á Châu[43]. Linh mục Châu Á không chỉ nhân tố liên hệ với ba thực tại hiện hữu chính yếu này, mà là người biết cảm kích chúng, bởi vì đó là thực trạng và điều gần gũi họ.

Châu Á nổi bật với thực tế chủ nghĩa đa thuyết, tồn tại trong các tôn giáo lẫn văn hoá, vì đây là châu lục đa văn hoá và đa tôn giáo. Chính Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II nhận ra tính đa dạng phong phú của châu lục này mà ngài diễn tả vẻ đẹp cổ xưa phức tạp của vô vàn văn hoá, ngôn ngữ, tín ngưỡng và truyền thống[44]. Thông thường, mỗi văn hoá đặc thù giao thoa đáng kể với một nhóm tâm linh hay tôn giáo nào đó. Vì thế, linh mục trong bối cảnh Châu Á, tiên vàn phải nhận biết và chấp nhận chủ trương đa thuyết này như một thực tại Á Châu hiện hữu. Như Công đồng Va-ti-can II và những văn kiện huấn quyền sau đó dạy chúng ta rõ ràng rằng linh mục [với toàn thể Giáo hội] cần chân thật nhìn nhận và đón nhận nơi các tôn giáo khác cũng tồn tại ‘những hạt giống chân lý’, ‘tia sáng sự thật’. Linh mục cần xác tín mọi hoạt động của Thiên Chúa không thể nào chỉ bó buộc vào những giới hạn hữu hình của Giáo Hội Công Giáo định chế. Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô đã nêu ra giáo hội học chân không biện giải chẳng tồn tại ngoài một Giáo Hội Công Giáo định chế hữu hình; các ân sủng của Thần Khí, những dấu chỉ nên thánh, thậm chí ơn tử đạo vì danh Đức Ki-tô cũng có thể được tìm thấy ngoài Giáo Hội Công Giáo[45]. Nơi khác, ngài diễn giải: “Thần Khí tỏ hiện chính mình đặc biệt qua Giáo hội và mọi thành viên của Giáo hội. Ngoài ra, sự hiện diện và hoạt động của Người là phổ quát, không bị giới hạn về mặt không gian hay thời gian”[46]. Linh mục Công Giáo Á Châu cần ý thức rõ rằng ngài hay Giáo hội không thể truyền lệnh cho Thần Khí Chúa, nhưng hơn cả Giáo hội và chính ngài chỉ là thừa tác viên, khí cụ, tôi tớ của Chúa Thánh Thần mà thôi, bởi lẽ Thần Khí thổi đâu mà Người muốn [Ga 3, 8]. Linh mục cần học biết cách sống đối thoại hoà hợp với các tôn giáo khác, và hướng dẫn đoàn chiên tương tự; đừng ngại ngạc nhiên vì sự hiện diện và hoạt động của Thần Khí Chúa tại những nơi thường ít mong đợi. Vì thế, linh mục cần trở thành một người đạo đức thâm sâu, và sống theo Thần Khí.

Ngày nay, chúng ta biết rõ xu thế toàn cầu hoá của những nền kinh tế thị trường đang ảnh hưởng đến người dân Châu Á một cách sâu sắc và mạnh mẽ thế nào. Một linh mục Á Châu không thể không biết mọi tác động của hiện trạng toàn cầu hoá đến giáo dân kể cả tích cực lẫn tiêu cực. Ngài cần hướng dẫn giáo dân tự bảo vệ mình để khỏi rơi vào hệ quả nguy khốn, bất nhân của thực trạng toàn cầu hoá, và cũng nên hiểu biết, cũng như thừa nhận những hiệu quả tích cực của nó. Theo định nghĩa, linh mục Công Giáo cũng chính là người thúc đẩy sự sống, và như vậy, ngài không những bảo vệ sự sống con người [kèm theo các trách nhiệm và quyền lợi của con người], mà còn nắm vững tối thiểu giáo huấn căn bản của Giáo hội về mọi vấn đề liên quan đến sinh học-y tế. Do đó, ngài cần sở hữu cảm thức nhạy bén về công lý, tôn trọng nhân phẩm căn bản của mọi người. Sau cùng, linh mục được mời gọi trở nên thừa tác viên thực thi sứ mệnh của Đức Giê-su, mà sứ điệp cốt lõi là triều đại Thiên Chúa và mọi giá trị của Nước Trời đặt trên phẩm giá căn bản của mỗi con người.

Giáo hội hiến trao nhiệt huyết phục vụ đệ huynh cho toàn thế giới qua các giáo huấn xã hội được giữ gìn, dưỡng nuôi. Cố Hồng Y Joseph Bernadin thuộc Địa phận Chi-ca-go đã từng nói, Học thuyết Xã hội của Giáo hội đã và đang trở thành một trong “những bí quyết tuyệt vời được Giáo hội gìn giữ”. Linh mục, cách riêng tại Á Châu, không thể giữ kín “bí mật” học thuyết đầy giá trị này một chút nào nữa. Trong vô số cách thức cụ thể nhất để tự làm quen với học thuyết xã hội của Giáo hội, đó là đọc [ít nhất 1 ngày 1 trang!] cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội vừa mới được xuất bản. Trong phần giới thiệu chính thức Tóm lược, Hồng Y Martino nói: “thể theo yêu cầu của Đức Thánh Cha” cuốn sách này “đã được giản lược nhằm trình bày bao quát giáo huấn xã hội của Giáo hội một cách xúc tích nhưng trọn vẹn”[47]. Sách đã được hoàn tất thành công, và mọi người có thể tìm đọc. Trong Thông điệp mới đây Thiên Chúa là Tình yêu (Deus Caritas Est), Đức Giáo Hoàng đương vị Bê-nê-đíc-tô XVI quả quyết cuốn Tóm lược này đã “trình bày trọn vẹn”[48] toàn bộ giáo huấn xã hội của Giáo hội và đây chính là giáo huấn đầy năng quyền nhất về học thuyết xã hội của Giáo hội.

Như là ngôn sứ-người đứng đầu cộng đoàn, Linh mục cần nhận ra những dấu chỉ thời đại và giải thích cho đoàn chiên mình. Để được vậy, ngài cần hoà mình sâu vào bối cảnh mà ngài hiện hữu và có thể nhìn vượt lên mọi thực tại hữu hình thông thường nhờ cảm nghiệm về Thiên Chúa và Lời Chúa chiếu soi:

Linh mục triều được mời gọi trở nên ngôn sứ với ý nghĩa là một người nhìn vượt xa những gì người khác có thể thấy. Ngài phải nâng tầm nhìn vốn bị bó buộc vào các giới hạn xã hội, và nhờ chính đôi mắt của Đức Ki-tô[49] mà quan sát.

Do đó, linh mục thật sự cần đến một linh đạo đúng đắn và cập nhật thần học vững chắc, nghĩa là ngài cần tìm ra thời gian không chỉ cầu nguyện mà còn hứng khởi tự cập nhật, đặc biệt đọc sách thường xuyên, tối thiểu một hoặc hai tạp chí thần học định kỳ. Là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, Đức Tổng Giám Mục Foley cho biết: “Lẽ dĩ nhiên, đời sống văn hoá của linh mục phải được nuôi dưỡng cần mẫn hơn nhờ đời sống tu đức bản thân. Chẳng có gì đáng tự hào khi phát ngôn rằng: “Tôi không hề đọc sách kể từ khi được thụ phong”[50].

Đúng vậy, trước hết, linh mục ít nhất phải nắm vững Giáo lý căn bản một cách hệ thống và rõ ràng như đã được trình bày trong Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo. Nhờ các hiệu quả tích cực của toàn cầu hoá, mà các nước Châu Á đấu tranh với nạn mù chữ, và nhiều người dân tại châu lục này ngày nay cũng được đạt trình độ giáo dục cao. Nhưng trong bối cảnh đó, linh mục không thể phớt lờ dù chỉ là kiến thức phổ biến cơ bản, ngõ hầu ngài có thể giao tế nhã nhặn với đoàn chiên của mình mọi lúc khi cần. Và đây cũng cần thiết cho việc rao giảng Lời Chúa trong cách thức xứng hợp mà theo Công đồng Va-ti-can II nhìn nhận là ‘trách nhiệm quan trọng nhất’ của vị linh mục[51]. Chia sẻ Lời Chúa cho giáo dân qua việc giảng dạy, linh mục không những cầu nguyện, học hỏi, mà còn biết quan sát và lắng nghe. Trong bài giảng, ngài không đơn thuần cố gắng diễn tả điều gì đó trong tư tưởng của mình mà thôi! Nếu một linh mục chẳng thể nào làm thoả mãn sự khát khao Lời Chúa nơi bao nhiêu người, thì chẳng khác nào nói ngài không phải là mục tử! Vì vậy, Thánh Phao-lô thốt lên rằng: “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao truyền Tin Mừng”! [1Cr 9, 16]. Do đó, không nhãn quan nào về linh mục lại phớt lờ vai trò thiết yếu của ngài trong việc chia sẻ Lời Chúa cho đoàn chiên theo cách thích hợp nhất.

Sau cùng, như mọi nơi trên thế giới, Châu Á ngày nay cũng thế, chúng ta rất cần một ‘văn hoá mục tử’[52]. Chỉ thông qua văn hoá mục tử đặc biệt này mà linh mục mới có thể giữ vững căn tính thích hợp của mình, và thấy rõ những gì phải làm trong sứ mệnh của bản thân. Thánh Phan-xi-cô Át-si-si đã từng nói: “Hãy thánh hoá chính mình và rồi anh chị em sẽ thánh hoá xã hội”. Điều này đúng với sứ vụ linh mục Công Giáo ngày nay ra sao?!

CHÚ THÍCH

[1] Thảo luận chi tiết về sự tiến triển lịch sử của sứ vụ Linh mục Công Giáo, x. Kenan B. Osborne, Priesthood: A History of the Ordained Ministry in the Roman Catholic Church [tạm dịch: Sứ vụ Linh mục: Lịch sử về Sứ vụ Thừa tác trong Giáo Hội Công Giáo La-Mã], New York: Paulist Press, 1988.
[2] Donald B. Cozzens, The Changing Face of the Priesthood: A Reflection on the Priest’s Crisis of Soul [tạm dịch: Diện mạo Đổi thay của Sứ vụ Linh mục: Suy tư về Khủng hoảng Tâm linh của Linh mục], Minnesota: The Liturgical Press, 2000, tr. 3.
[3] Xem thí dụ, Joe Mathias, “Human Formation as the Basis of Priestly Formation”, Asian Journal for Priests [tạm dịch: “Đào tạo Nhân bản như thể Nền tảng của việc Đào tạo Linh mục”, Tạp chí Linh mục Á Châu], 49: 1 (tháng 1, 2004), tr. 14.
[4] Jacob Parappally, “Trinitarian Dimensions of Christian Priesthood,” Asian Journal of Priests [tạm dịch: “Những chiều kích mầu nhiệm Ba Ngôi nơi Sứ vụ Linh mục Ki-tô Giáo”, Tạp chí Linh mục Á Châu], 56: 6 (tháng 11, 2005), tr. 3.
[5] Jacob Parappally, “Challenges to Christian Priesthood Today - II,” Asian Journal of Priests [tạm dịch: “Những Thách đố cho Sứ vụ Linh mục Ki-tô Giáo”, Tạp chí Linh mục Á Châu], 48: 2 (tháng 3, 2003), tr. 7.
[6] x. Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis, số 12.
[7] Hồng Y Simon Pimenta, Priest Forever: A Collection of Homilies on Priesthood [tạm dịch: Tư tế Muôn đời: Trọn bộ các bài Giảng về Thừa tác Linh mục] [ấn bản lần 2], Mumbai: St. Paul’s, 2000, tr. 26.
[8] Như trên (từ đây viết tắt là nt/Nt), tr. 32.
[9] Hồng Y Simon Pimenta, Priest Forever: A Collection of Homilies on Priesthood [tạm dịch: Tư tế Muôn đời: Trọn bộ các bài Giảng về Thừa tác Linh mục] [ấn bản lần 2], Mumbai: St. Paul’s, 2000, tr. 25.
[10] Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 12.
[11] Hồng Y Simon Pimenta, Priest Forever: A Collection of Homilies on Priesthood [tạm dịch: Tư tế Muôn đời: Trọn bộ các bài Giảng về Thừa tác Linh mục] [ấn bản lần 2], Mumbai: St. Paul’s, 2000, tr. 30-31.
[12] Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 19.
[13] Richard M. Gula, Reason Informed by Faith: Foundations of Catholic Morality [tạm dịch: Đức tin Làm chủ Lý trí: Những Nền tảng Luân lý Công Giáo], New York: Paulist Press, 1989, tr. 7.
[14] Nt.
[15] Richard M. Gula, Ethics in Pastoral Ministry [tạm dịch: Đạo đức học trong Thừa tác Mục vụ], New York: Paulist Press, 1996, tr. 33.
[16] x. Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 15, 21, 32.
[17] Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Giáo hội tại Á Châu Ecclesia in Asia (1999), số 43.
[18] Michael F. Hull, “Priestly Identity and Priestly Holiness,” The Priest, July 2005 [tạm dịch: “Căn tính và Việc nên Thánh của Linh mục”, Tạp chí Linh mục, ấn bản tháng 7 năm 2005], tr. 40.
[19] Pimenta, nt, tr. 68.
[20] Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 13.
[21] x. Gerald Coleman, “Priests who Break our Trust” [tạm dịch: “Những Linh mục Đánh mất Niềm tin nơi chúng tôi”], được in lại trong The Colombo Archdiocesan Bulletin, July 2001 [Bản tin Địa phận Cô-lôm-bô, ấn bản tháng 7, 2001], tr. 89.
[22] Donald B. Cozzens, “Tender of the Word” [“Nhẹ nhàng trong Lời nói”] trong Donald B. Cozzens biên soạn, The Spirituality of the Diocesan Priest [Linh đạo của Linh mục Triều], Minnesota: The Liturgical Press, 1997, tr. 47.
[23] Donald B. Cozzens, The Changing Face of the Priesthood [tạm dịch: Diện mạo Biến đổi của Sứ vụ Linh mục], tr. 75.
[24] Nt, tr. 72.
[25] x. nt, tr. 75-80.
[26] x. Cozzens, “Tender of the Word” [“Nhẹ nhàng trong Lời nói”], Nt, tr. 43-50.
[27] Scott Russel Sanders, “The Meaning of Fidelity: It’s Carrying on with what We Believe In,” The New Leader, 16-31 August, 1999 [tạm dịch: “Ý nghĩa của Lòng Tín trung: Tiếp tục sống với những gì Chúng Tôi Tin”, Tập san Người Lãnh đạo Mới, ấn bản 16-31 tháng 8, 1999], tr. 11.
[28] Pimenta, nt, tr. 14.
[29] x. nt, tr. 14-15.
[30] x. Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 43-44.
[31] Mathias, nt, tr. 15.
[32] Mặc dù tôi hoàn toàn nhận thức rằng ‘hữu thể’ đơn giản tương đồng với căn tính, và ‘hành động’ với đường hướng, nhưng vì mục đích bài tham luận này, nên tôi tạm chấp nhận kiểu tương ứng này!
[33] Felix Machado, “Spiritual Formation: A Direction of Future Priests” [tạm dịch: “Đào tạo Tu đức: Đường hướng cho Linh mục Tương lai”] trong Vincent G. Cajilig (biên soạn), Hundred Fold Harvest...Enjoyed [tạm dịch: Mùa gặt Gấp trăm...Tận hưởng], Manila: Văn phòng Giáo dục và Tuyên uý Sinh viên trực thuộc FABC, 1995, tr. 116-117.
[34] Nt, tr. 117.
[35] Catalino G. Arevalo, “Inculturation and Theological Reflections” [tạm dịch: “Hội nhập và những Suy tư Thần học”] trong Mario Saturnino Dias (biên soạn), Rooting Faith in Asia: Source Book for Inculturation [tạm dịch: Đức tin bén rễ sâu nơi Á Châu: Tài liệu nguồn cho Hội nhập văn hoá], Quezon City: Claretian Publications, 2005, tr. 311.
[36] x. Vincente Cajilig, “Formation for Priesthood in Asia” [tạm dịch: “Đào tạo Linh mục tại Châu Á”], Tư liệu FABC, số 92d (Tháng 1, 2000), tr. 2. Xem them Vincente Cajilig, “Continuing Formation for Priesthood in Asia” [tạm dịch: “Đào tạo Trường kỳ cho Linh mục tại Châu Á”], Tư liệu FABC, số 92e (Tháng 1, 2000), tr. 3-4.
[37] Nt, tr. 4.
[38] Không có trong bản văn gốc tiếng Anh.
[39] Không có trong bản văn gốc tiếng Anh.
[40] Aloysius Pieris, God’s Reign for God’s Poor: A Return to the Jesus Formula [tạm dịch: Triều đại Thiên Chúa dành cho Người nghèo khó của Ngài], ấn bản thứ 2, Kelaniya (Sri Lanka): Trung tâm Nghiên cứu Tulana, 1998, tr. 43.
[41] Những gì mà Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II diễn tả trong số 43 của Tông huấn Giáo hội tại Á Châu (Ecclesia in Asia); x. trưng dẫn trên tại chú thích số 17.
[42] Không có trưng dẫn trong bản văn gốc tiếng Anh.
[43] x.Gaudencio Rosales và C.G. Arevalo (biên soạn), For All the Peoples of Asia: Federation of Asian Bishops’ Conferences Documents from 1970 to 1991 [tạm dịch: Dành cho Mọi dân tộc Á Châu: Các Văn kiện của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu từ 1970 đến 1991], Tp. Quezon: Claretian Publications, 1992, tr. 14-16.
[44] x. Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Ecclesia in Asia (1999), số 4-7.
[45] x. Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Ut Unum Sint (1996), số 12-13.
[46] Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Redemptoris Missio (1990), số 28.
[47] x. Hồng Y Renato R. Martino, “Presentation” [tạm dịch: “Phần trình bày”] trong Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội (tái bản), Tp. Vatican: Libreria Editrice Vaticana, 2005, tr. XXV-XXVI.
[48] Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI, Thông điệp Deus Caritas Est (2005), số 27.
[49] Vincent M. Concessao, “The Call of the Diocesan Priest” [tạm dịch: “Ơn gọi Linh mục Triều” được in lại trong Uva News [Tin tức Uva], tháng 7/2005, tr. 10.
[50] John P. Foley, “What a bishop hopes for the Future of the Priesthood” [tạm dịch: “Điều mà một Giám mục hy vọng cho Tương lai của sứ vụ Linh mục”], The Priest [Tạp chí Linh mục], Tháng 9, 2005, tr. 13.
[51] Sắc lệnh Presbytororum Ordinis, số 4.
[52] x. bài viết của tôi, “Towards a Catholic Priestly Culture”, Living Faith 5:2 [tạm dịch: “Tiến tới một Văn hoá Mục tử Công Giáo”, Tạp chí Sống Đức tin 5:2] (Tháng 12, 2004), tr. 49-60.