Lịch phụng vụ trong Giáo Hội Công Giáo khởi đầu hằng năm vào chúa nhật thứ nhất mùa Vọng cho tới hết chúa nhật 34. mùa thường niên, và chia làm ba chu kỳ: A,B,C.
Từ chúa nhật 01. mùa Vọng ngày 29.11.2020 cho đến chúa nhật 34. mùa thường niên ngày 21.11.2021 là chu kỳ phụng vụ năm B. Trong chu kỳ phụng vụ năm B phúc âm Chúa Giêsu Kitô theo Thánh sử Marco được chọn đọc vào các ngày lễ chúa nhật mùa thường niên.
Thánh sử Marco là ai?
Tác gỉa viết phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Marco ngay từ thời Giáo hội sơ khai có tên là Gioan Marco. Theo truyền thống từ thời Giáo hội lúc ban đầu, Marco và Thánh Tông đồ Phero có liên hệ mật thiết với nhau. Giám mục Papias thành Hieropolis vào năm 120. sau Chúa giáng sinh, cho rằng Marco là học trò, người thông ngôn những bài giảng của Thánh Phero từ tiếng Do Thái sang tiếng Hylạp, tiếng Latinh cho những người lương dân thời đó, mà họ không thuộc về vùng nền văn hóa Do Thái giáo. Marco viết lại những gì Thánh Phero đã nghe Chúa Giêsu rao giảng khi xưa, lúc sống theo Chúa Giêsu ba năm.
Người ta phỏng đoán Marco đã viết Phúc âm ở Roma hay trong vùng của đế quốc Roma.
Thời điểm Marco viết phúc âm được cho là vào năm 65. sau Chúa giáng sinh, trước khi thành Gierusalem bị quân đội Roma xâm chiếm tàn phá năm 70. sau Chúa giáng sinh. Nhưng Giáo sư Kinh Thánh Gioakim Gnilka cho rằng sau khi thành Gierusalem năm 70. bị tàn phá, phúc âm theo Marco mới được viết ra.
Thánh sử Marco viết phúc âm Chúa Giêsu, như cuốn sách giáo lý. Và cuốn sách giáo lý đó không chỉ là sách lịch sử, nhưng còn chứa đựng ý nghĩa thần học đạo đức nữa.
Lúc khởi đầu
Thánh sử Marco viết phúc âm Chúa Giêsu bắt đầu với dòng chữ: „Khởi đầu tin mừng Đức Giêsu Kitô, con Thiên Chúa“ ( Mc 1,1)
Dòng chữ xác định này nhắc nhớ đến sách Sáng thế :“ Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất.“ ( St 1,1).
Và như thế, Thánh sử Marco muốn đặt Chúa Giêsu là nền tảng một khởi đầu mới. Chúa Giêsu tạo dựng con người mới và thực hiện ơn cứu độ mới. Đó là tin mừng Chúa Giêsu Kiô theo thánh sử Marco muốn loan báo mang niềm vui cho con người.
Thánh sử Marco là người thứ nhất viết sách phúc âm tường thuật về Chúa Giêsu. Sách phúc âm có nghĩa là sách tin mừng.
Trong thời cựu ước phần lớn các Thiên Thần là những sứ gỉa loan báo tin mừng cho con người. Họ là những sứ gỉa mang tin vui, loan báo sự chiến thắng của Thiên Chúa trên các thù đich.
Trong thời đế quốc Roma những chiếu chỉ mệnh lệnh của hoàng đế được gọi là tin mừng. Và các vị hoàng đế được xưng tụng là người mang tin mừng đến cho dân chúng. Vì các vị hoàng đế mang phát đi lời hứa mang lại bình an hạnh phúc cho dân chúng.
Thánh sử Marco viết loan báo tin mừng Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô mang đến một triều đại vương quốc mới. Trong đó Thiên Chúa ngự trị và con người cảm nhận sự gần gũi của Thiên Chúa, Đấng là bình an hạnh phúc cho đời sống con người.
Danh hiệu Con Thiên Chúa
Thánh sử Marco viết xưng tụng Chúa Giêsu Kitô trong tin mừng là „ Con Thiên Chúa“ ngay đầu sách tin mừng ( Mc 1,1). Và vào cuối tin mừng, khi Chúa Giêsu chết trên thập gía qua môi miệng của Viên đại đội trưởng nói lên danh xưng“ Qủa thật, người này là Con Thiên Chúa“ ( Mc 16,39).
Trong đạo Do Thái Vua được gọi là „ Con Thiên Chúa“, nhưng không phải như Thiên Chúa, mà thuộc về Thiên Chúa.
Chúa Giêsu Kitô thuộc về Thiên Chúa trong một cách thế đặc biệt khác thường, sát gần Thiên Chúa cách đặc biệt, vì có tràn đầy thần linh của Thiên Chúa.
Theo thần thoại văn hóa Hylạp danh xưng „ Con Thiên Chúa“ được hiểu nghiêng nhiều hơn về sự sinh ra bởi qua Thiên Chúa. Thần Zeus đã sinh sản nhiều con trai và con gái. Họ cũng được xưng tụng là „ những người con của Thiên Chúa“. Họ là tín hiệu truyền tin thần thánh của Thiên Chúa. Vì họ có nguồn gốc từ Thiên Chúa.
Theo triết học cổ xưa bên Hylạp hiểu „ Con Thiên Chúa „ là người qua nền tảng lý trí có nguồn gốc từ Thiên Chúa, và có mầm mống căn cơ giống nòi Thiên Chúa ngay trong dòng máu bản thân con người họ.
Danh xưng Chúa Giêsu Kitô „ Con Thiên Chúa“ có lẽ Thánh sử Marco nghiêng nhiều hơn theo ý nghĩa hiểu theo truyền thống Do Thái giáo.
Thánh sử Marco viết phúc âm cho những người Kitô hữu bên lương, họ là những người Hylạp có nền học thức văn hóa cao. Nên danh xưng này với họ có ý nghĩa nhiều hơn trong văn hóa thần thọai và triết học Hylạp.
Hình ảnh chim bồ câu
Thánh sử Marco ngay từ chương thứ nhất sách Tin mừng nói về phép Rửa của Thánh Gioan Tẩy gỉa trong hoang địa., để dọn đường cho Chúa Giêsu đến. Và chính Chuá Giesu cũng đã xin nhận phép rửa của Thánh Gioan. Qua đó Marco muốn trình bày bản thể con người thật của Chúa Giesu được Thiên Chúa chứng thực xác nhận.
Phép Rửa Chúa Giêsu nhận lãnh khi đó đã trở thành biến cố ơn kêu gọi cá nhân của ngài: „ Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.“( Mc 1,10- 11).
Thông thường xưa nay, khi ai được Thiên Chúa kêu gọi, họ cảm nhận được tiếng kêu gọi âm thầm trong tâm hồn. Nhưng nơi Chúa Giêsu thì lại khác, ơn kêu gọi của ngài tai nghe mắt nhìn thấy tiếng của Thiên Chúa nói: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.“( Mc 1,10).
Tầng Trời mở ra để Thần Linh Thiên Chúa ngự đáp xuống. Biến cố này là sự trông mong chờ đợi nguyên thủy từ ngàn xưa của dân Israel. Họ hằng trông mong Thiên Chúa sau cùng dùng quyền năng mở tung màn trời ra, sai gửi Thần Linh của Chúa đáp ngự xuống, và con người được cứu thoát.
Hình ảnh chim bồ câu đáp ngự xuống lúc Chúa Giêsu chịu phép Rửa ở bờ sông Jordan, không là hình dạng như các nhà nghệ thuật sau này khắc vẽ trình bày. Nhưng Thánh sử Marco muốn căn cứ có thể nhiều hơn đến Thần Linh Thiên Chúa bay là là trên mặt nước khi vũ trụ được tạo dựng. ( Sạch sáng Thế, 1,1-2)
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ mới nơi Chúa Giêsu. Đây là bước khởi đầu mới. Con người có hình dạng giống hình ảnh Thiên Chúa, mà ngay từ thuở ban đầu Thiên Chúa đã tạo dựng nên, và yêu thương qúi trọng. Hình ảnh này được trình bày rõ nét nổi bật trong phép rửa của Chúa Giêsu đã lãnh nhận. Chúa Giêsu là người như Thiên Chúa từ nguyên thủy đã tạo dựng nên và yêu thương.
Chúa Giêsu đã có cung cách nếp sống làm đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, và không như Adong khi xưa đã phạm tội quay lưng lại với Thiên Chúa.
Chim bồ câu trong tường thuật về đại hồng thủy thời Ông Noe là hình ảnh con chim bồ câu mang tin hòa bình, loan báo sự hòa giải giữa Thiên Chúa và con người ( Sách Sáng Thế 8, 6-11).
Trong nền văn hóa thần thoại Hylạp tin cho rằng chim bồ câu là con vật thánh hiện thân của nữ thần Aphrodite ( nữ Thần tình yêu và vẻ đẹp), một hình ảnh tượng trưng về tình yêu Thiên Chúa xuống trên con người.
Con đường sứ vụ Chúa Giêsu
Hình ảnh con đường sự vụ Chúa Giêsu là hình ảnh đậm nét nổi bật trong Tin mừng theo Thánh Marco. Con đường sứ vụ Chúa Giêsu khởi đầu với Thánh Gioan Tầy gỉa đi rao giảng làm phép Rửa dọn con đường cho Chúa Giêsu đến, và con đường sứ vụ của Chúa Giêsu chấm dứt khi Chúa sống lại đi đến Galileo trước chờ đợi các Tông đồ.
Con đường sứ vụ của Chúa Giêsu bao gồm những việc ngài đi rao giảng thực hành nước tình yêu Thiên Chúa, và sau cùng là con đường đi đến cuộc tử nạn trên thập gía. Con đường sứ vụ Chúa Giêsu là mẫu gương cho con đường các Tông đồ, cho những người tin theo Chúa.
Mặc khải từ trời cao
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, từ trời cao sinh xuống trần gian làm người. Biến cố giáng sinh này Thánh sử Marco không nói thuật đến trong Tin mừng. Nhưng ngay từ khởi đầu khi Chúa Giêsu đi ra rao giảng công khai, Thánh sử Marco đã lần lượt tường thuật lại mặc khải của Thiên Chúa Cha từ trời cao về bản chất nhân phẩm của Chúa Giêsu: khi Chúa Giêsu nhận phép Rửa của Thánh Gioan nơi bờ sông Jordan ( 1,11), biến cố biến hình trên núi Tabor ( 9,7), và khi Chúa Giêsu chết trên thập gía (15,34- 39. 16, 6. ).
Từ đầu sách tin mừng, rồi vào giữa sách Tin mừng và vào cuối sách Tin Mừng, Chúa Giêsu Kitô được trình bày qua sự mặc khải của Thiên Chúa Cha từ trời cao là Con Thiên Chúa, là người chiếu sáng sự vinh quang của Thiên Chúa, đem ánh sáng vào đêm tối trần gian vì tội lỗi.
Tin mừng Chúa Giêsu theo Thánh sử Marco loan báo cho mọi dân tộc nhân phẩm thiên tính của Chúa Giêsu, Đấng là Con Thiên Chúa.
Hình ảnh con sư tử trong Tin mừng Thánh Marco.
Thánh giáo phụ Hieronymus đã căn cứ theo nội dung của phúc âm sắp xếp Con Sư tử là hình ảnh biểu tượng cho phúc âm theo Thánh Marco. Vì phúc âm này khởi đầu với Thánh Gioan tiền hô rao giảng là tiếng hô trong sa mạc, Ông sống giữa thiên nhiên trong rừng hoang dã thú vật.
Thánh sử Marco được đặt cho hình ảnh biểu tượng con sư tử, vì khởi đầu thuật lại Chúa Giêsu ra đi rao gỉang nước Thiên Chúa loan báo thời thái bình, bò con và sư tử bên nằm cạnh nhau, cùng được chăn nuôi ăn trên đồng cỏ, và sư tử cũng ăn cỏ như chiên bò.
Ở thành phố Venezia bên nước Ý có vương cung thánh đường kính Thánh Marco thánh sử. Ngoài công trường nơi mặt tiền thánh đường có cây cột trụ cao, trên đó có tượng con sư tử mầu vàng có đôi cánh là hình ảnh biểu tượng cho Thánh Marco thánh sử phúc âm Chúa Giêsu.
Ở bên trong đền thờ Thánh Phero bên Vatican, nơi vị trí bàn thờ đức tin gian cung thánh, ở bốn góc có vẽ bốn hình biểu tượng 4 Thánh sử viết phúc âm Chúa Giêsu. Thánh sử Marco được vẽ với hình con sư tử có đôi cánh và cuốn sách Phúc âm do ngài viết.
Và Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marco có 16 chương, là cuốn sách Tin mừng ngắn nhất trong bốn cuốn sách Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô: Thánh sử Mattheo viết Tin mừng với 28 chương, Thánh sử Luca viết Tin mừng với 24 chương, và Thánh sử Gioan viết Tin mừng với 21 chương.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Từ chúa nhật 01. mùa Vọng ngày 29.11.2020 cho đến chúa nhật 34. mùa thường niên ngày 21.11.2021 là chu kỳ phụng vụ năm B. Trong chu kỳ phụng vụ năm B phúc âm Chúa Giêsu Kitô theo Thánh sử Marco được chọn đọc vào các ngày lễ chúa nhật mùa thường niên.
Thánh sử Marco là ai?
Tác gỉa viết phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Marco ngay từ thời Giáo hội sơ khai có tên là Gioan Marco. Theo truyền thống từ thời Giáo hội lúc ban đầu, Marco và Thánh Tông đồ Phero có liên hệ mật thiết với nhau. Giám mục Papias thành Hieropolis vào năm 120. sau Chúa giáng sinh, cho rằng Marco là học trò, người thông ngôn những bài giảng của Thánh Phero từ tiếng Do Thái sang tiếng Hylạp, tiếng Latinh cho những người lương dân thời đó, mà họ không thuộc về vùng nền văn hóa Do Thái giáo. Marco viết lại những gì Thánh Phero đã nghe Chúa Giêsu rao giảng khi xưa, lúc sống theo Chúa Giêsu ba năm.
Người ta phỏng đoán Marco đã viết Phúc âm ở Roma hay trong vùng của đế quốc Roma.
Thời điểm Marco viết phúc âm được cho là vào năm 65. sau Chúa giáng sinh, trước khi thành Gierusalem bị quân đội Roma xâm chiếm tàn phá năm 70. sau Chúa giáng sinh. Nhưng Giáo sư Kinh Thánh Gioakim Gnilka cho rằng sau khi thành Gierusalem năm 70. bị tàn phá, phúc âm theo Marco mới được viết ra.
Thánh sử Marco viết phúc âm Chúa Giêsu, như cuốn sách giáo lý. Và cuốn sách giáo lý đó không chỉ là sách lịch sử, nhưng còn chứa đựng ý nghĩa thần học đạo đức nữa.
Lúc khởi đầu
Thánh sử Marco viết phúc âm Chúa Giêsu bắt đầu với dòng chữ: „Khởi đầu tin mừng Đức Giêsu Kitô, con Thiên Chúa“ ( Mc 1,1)
Dòng chữ xác định này nhắc nhớ đến sách Sáng thế :“ Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất.“ ( St 1,1).
Và như thế, Thánh sử Marco muốn đặt Chúa Giêsu là nền tảng một khởi đầu mới. Chúa Giêsu tạo dựng con người mới và thực hiện ơn cứu độ mới. Đó là tin mừng Chúa Giêsu Kiô theo thánh sử Marco muốn loan báo mang niềm vui cho con người.
Thánh sử Marco là người thứ nhất viết sách phúc âm tường thuật về Chúa Giêsu. Sách phúc âm có nghĩa là sách tin mừng.
Trong thời cựu ước phần lớn các Thiên Thần là những sứ gỉa loan báo tin mừng cho con người. Họ là những sứ gỉa mang tin vui, loan báo sự chiến thắng của Thiên Chúa trên các thù đich.
Trong thời đế quốc Roma những chiếu chỉ mệnh lệnh của hoàng đế được gọi là tin mừng. Và các vị hoàng đế được xưng tụng là người mang tin mừng đến cho dân chúng. Vì các vị hoàng đế mang phát đi lời hứa mang lại bình an hạnh phúc cho dân chúng.
Thánh sử Marco viết loan báo tin mừng Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô mang đến một triều đại vương quốc mới. Trong đó Thiên Chúa ngự trị và con người cảm nhận sự gần gũi của Thiên Chúa, Đấng là bình an hạnh phúc cho đời sống con người.
Danh hiệu Con Thiên Chúa
Thánh sử Marco viết xưng tụng Chúa Giêsu Kitô trong tin mừng là „ Con Thiên Chúa“ ngay đầu sách tin mừng ( Mc 1,1). Và vào cuối tin mừng, khi Chúa Giêsu chết trên thập gía qua môi miệng của Viên đại đội trưởng nói lên danh xưng“ Qủa thật, người này là Con Thiên Chúa“ ( Mc 16,39).
Trong đạo Do Thái Vua được gọi là „ Con Thiên Chúa“, nhưng không phải như Thiên Chúa, mà thuộc về Thiên Chúa.
Chúa Giêsu Kitô thuộc về Thiên Chúa trong một cách thế đặc biệt khác thường, sát gần Thiên Chúa cách đặc biệt, vì có tràn đầy thần linh của Thiên Chúa.
Theo thần thoại văn hóa Hylạp danh xưng „ Con Thiên Chúa“ được hiểu nghiêng nhiều hơn về sự sinh ra bởi qua Thiên Chúa. Thần Zeus đã sinh sản nhiều con trai và con gái. Họ cũng được xưng tụng là „ những người con của Thiên Chúa“. Họ là tín hiệu truyền tin thần thánh của Thiên Chúa. Vì họ có nguồn gốc từ Thiên Chúa.
Theo triết học cổ xưa bên Hylạp hiểu „ Con Thiên Chúa „ là người qua nền tảng lý trí có nguồn gốc từ Thiên Chúa, và có mầm mống căn cơ giống nòi Thiên Chúa ngay trong dòng máu bản thân con người họ.
Danh xưng Chúa Giêsu Kitô „ Con Thiên Chúa“ có lẽ Thánh sử Marco nghiêng nhiều hơn theo ý nghĩa hiểu theo truyền thống Do Thái giáo.
Thánh sử Marco viết phúc âm cho những người Kitô hữu bên lương, họ là những người Hylạp có nền học thức văn hóa cao. Nên danh xưng này với họ có ý nghĩa nhiều hơn trong văn hóa thần thọai và triết học Hylạp.
Hình ảnh chim bồ câu
Thánh sử Marco ngay từ chương thứ nhất sách Tin mừng nói về phép Rửa của Thánh Gioan Tẩy gỉa trong hoang địa., để dọn đường cho Chúa Giêsu đến. Và chính Chuá Giesu cũng đã xin nhận phép rửa của Thánh Gioan. Qua đó Marco muốn trình bày bản thể con người thật của Chúa Giesu được Thiên Chúa chứng thực xác nhận.
Phép Rửa Chúa Giêsu nhận lãnh khi đó đã trở thành biến cố ơn kêu gọi cá nhân của ngài: „ Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.“( Mc 1,10- 11).
Thông thường xưa nay, khi ai được Thiên Chúa kêu gọi, họ cảm nhận được tiếng kêu gọi âm thầm trong tâm hồn. Nhưng nơi Chúa Giêsu thì lại khác, ơn kêu gọi của ngài tai nghe mắt nhìn thấy tiếng của Thiên Chúa nói: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.“( Mc 1,10).
Tầng Trời mở ra để Thần Linh Thiên Chúa ngự đáp xuống. Biến cố này là sự trông mong chờ đợi nguyên thủy từ ngàn xưa của dân Israel. Họ hằng trông mong Thiên Chúa sau cùng dùng quyền năng mở tung màn trời ra, sai gửi Thần Linh của Chúa đáp ngự xuống, và con người được cứu thoát.
Hình ảnh chim bồ câu đáp ngự xuống lúc Chúa Giêsu chịu phép Rửa ở bờ sông Jordan, không là hình dạng như các nhà nghệ thuật sau này khắc vẽ trình bày. Nhưng Thánh sử Marco muốn căn cứ có thể nhiều hơn đến Thần Linh Thiên Chúa bay là là trên mặt nước khi vũ trụ được tạo dựng. ( Sạch sáng Thế, 1,1-2)
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ mới nơi Chúa Giêsu. Đây là bước khởi đầu mới. Con người có hình dạng giống hình ảnh Thiên Chúa, mà ngay từ thuở ban đầu Thiên Chúa đã tạo dựng nên, và yêu thương qúi trọng. Hình ảnh này được trình bày rõ nét nổi bật trong phép rửa của Chúa Giêsu đã lãnh nhận. Chúa Giêsu là người như Thiên Chúa từ nguyên thủy đã tạo dựng nên và yêu thương.
Chúa Giêsu đã có cung cách nếp sống làm đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, và không như Adong khi xưa đã phạm tội quay lưng lại với Thiên Chúa.
Chim bồ câu trong tường thuật về đại hồng thủy thời Ông Noe là hình ảnh con chim bồ câu mang tin hòa bình, loan báo sự hòa giải giữa Thiên Chúa và con người ( Sách Sáng Thế 8, 6-11).
Trong nền văn hóa thần thoại Hylạp tin cho rằng chim bồ câu là con vật thánh hiện thân của nữ thần Aphrodite ( nữ Thần tình yêu và vẻ đẹp), một hình ảnh tượng trưng về tình yêu Thiên Chúa xuống trên con người.
Con đường sứ vụ Chúa Giêsu
Hình ảnh con đường sự vụ Chúa Giêsu là hình ảnh đậm nét nổi bật trong Tin mừng theo Thánh Marco. Con đường sứ vụ Chúa Giêsu khởi đầu với Thánh Gioan Tầy gỉa đi rao giảng làm phép Rửa dọn con đường cho Chúa Giêsu đến, và con đường sứ vụ của Chúa Giêsu chấm dứt khi Chúa sống lại đi đến Galileo trước chờ đợi các Tông đồ.
Con đường sứ vụ của Chúa Giêsu bao gồm những việc ngài đi rao giảng thực hành nước tình yêu Thiên Chúa, và sau cùng là con đường đi đến cuộc tử nạn trên thập gía. Con đường sứ vụ Chúa Giêsu là mẫu gương cho con đường các Tông đồ, cho những người tin theo Chúa.
Mặc khải từ trời cao
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, từ trời cao sinh xuống trần gian làm người. Biến cố giáng sinh này Thánh sử Marco không nói thuật đến trong Tin mừng. Nhưng ngay từ khởi đầu khi Chúa Giêsu đi ra rao giảng công khai, Thánh sử Marco đã lần lượt tường thuật lại mặc khải của Thiên Chúa Cha từ trời cao về bản chất nhân phẩm của Chúa Giêsu: khi Chúa Giêsu nhận phép Rửa của Thánh Gioan nơi bờ sông Jordan ( 1,11), biến cố biến hình trên núi Tabor ( 9,7), và khi Chúa Giêsu chết trên thập gía (15,34- 39. 16, 6. ).
Từ đầu sách tin mừng, rồi vào giữa sách Tin mừng và vào cuối sách Tin Mừng, Chúa Giêsu Kitô được trình bày qua sự mặc khải của Thiên Chúa Cha từ trời cao là Con Thiên Chúa, là người chiếu sáng sự vinh quang của Thiên Chúa, đem ánh sáng vào đêm tối trần gian vì tội lỗi.
Tin mừng Chúa Giêsu theo Thánh sử Marco loan báo cho mọi dân tộc nhân phẩm thiên tính của Chúa Giêsu, Đấng là Con Thiên Chúa.
Hình ảnh con sư tử trong Tin mừng Thánh Marco.
Thánh giáo phụ Hieronymus đã căn cứ theo nội dung của phúc âm sắp xếp Con Sư tử là hình ảnh biểu tượng cho phúc âm theo Thánh Marco. Vì phúc âm này khởi đầu với Thánh Gioan tiền hô rao giảng là tiếng hô trong sa mạc, Ông sống giữa thiên nhiên trong rừng hoang dã thú vật.
Thánh sử Marco được đặt cho hình ảnh biểu tượng con sư tử, vì khởi đầu thuật lại Chúa Giêsu ra đi rao gỉang nước Thiên Chúa loan báo thời thái bình, bò con và sư tử bên nằm cạnh nhau, cùng được chăn nuôi ăn trên đồng cỏ, và sư tử cũng ăn cỏ như chiên bò.
Ở thành phố Venezia bên nước Ý có vương cung thánh đường kính Thánh Marco thánh sử. Ngoài công trường nơi mặt tiền thánh đường có cây cột trụ cao, trên đó có tượng con sư tử mầu vàng có đôi cánh là hình ảnh biểu tượng cho Thánh Marco thánh sử phúc âm Chúa Giêsu.
Ở bên trong đền thờ Thánh Phero bên Vatican, nơi vị trí bàn thờ đức tin gian cung thánh, ở bốn góc có vẽ bốn hình biểu tượng 4 Thánh sử viết phúc âm Chúa Giêsu. Thánh sử Marco được vẽ với hình con sư tử có đôi cánh và cuốn sách Phúc âm do ngài viết.
Và Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marco có 16 chương, là cuốn sách Tin mừng ngắn nhất trong bốn cuốn sách Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô: Thánh sử Mattheo viết Tin mừng với 28 chương, Thánh sử Luca viết Tin mừng với 24 chương, và Thánh sử Gioan viết Tin mừng với 21 chương.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long