Trong cuộc tiếp kiến hôm 21 tháng 12 với Đức Hồng Y Marcello Semeraro, tổng trưởng Bộ Tuyên thánh, Đức Thánh Cha đã chuẩn y sắc lệnh công nhận sự tử đạo của thẩm phán Rosario Livatino, là người đã bị bốn thành viên của tổ chức Mafia, thường được gọi là Cosa Nostra, sát hại hồi tháng Chín, năm 1990.
Quyết định này của Đức Thánh Cha đã được Bộ Tuyên Thánh công bố hôm thứ Ba 22 tháng 12.
Ba mươi năm trước, Thẩm phán Rosario Livatino đã bị mafia giết hại dã man trên đường đến làm việc tại một tòa án ở Sicily. Ngày nay, trong Giáo Hội Công Giáo, ngài đã được công nhận là một vị Tôi tớ Chúa và với sắc lệnh này án tuyên thánh cho ngài đã được nâng lên một bậc mới là Chân Phước tử đạo..
Trước khi bị giết vào ngày 21 tháng 9 năm 1990, ở tuổi 37, Livatino đã nói với tư cách là một luật sư trẻ về sự giao thoa giữa luật pháp và đức tin như sau:
“Nhiệm vụ của thẩm phán là quyết định; tuy nhiên, quyết định cũng là lựa chọn... Và chính trong việc lựa chọn để quyết định này, trong việc quyết định sao cho mọi thứ được sắp xếp theo trật tự, mà thẩm phán tin tưởng có thể tìm thấy mối quan hệ với Thiên Chúa. Đó là một mối quan hệ trực tiếp, bởi vì cầm cân nảy mực công lý là nhận thức chính mình, cầu nguyện, và hiến mình cho Thiên Chúa. Đó là một mối quan hệ gián tiếp, được trung gian bởi tình yêu đối với người bị phán xét,” Livatino nói tại một hội nghị năm 1986.
“Tuy nhiên, người tin và người không tin, trong giờ phút phán xét, phải gạt bỏ mọi sự phù phiếm và trên hết là sự kiêu ngạo; họ phải cảm thấy toàn bộ sức nặng của quyền lực được giao phó vào tay họ, một sức nặng lớn hơn tất cả vì quyền lực này đang được thực hiện trong quyền tự do và tự chủ. Và nhiệm vụ này sẽ nhẹ hơn khi thẩm phán khiêm tốn nhận ra điểm yếu của chính mình,” ông nói.
Niềm tin của Livatino về thiên chức của mình trong nghề luật sư và sự dấn thân cho công lý đã được thử thách vào thời điểm mafia tìm cách làm suy yếu nền tư pháp yếu kém ở Sicily.
Trong suốt một thập kỷ, ông làm công tố viên giải quyết hoạt động tội phạm của mafia trong những năm 1980 và đối mặt với cái mà người Ý sau này gọi là “Tangentopoli”, hay hệ thống hối lộ và thảm sát nếu không nhận hối lộ của Mafia.
Livatino đã làm thẩm phán tại Tòa án Agrigento trong suốt thập niên 1989. Ngày 21 tháng 9 năm 1990, anh ta đang lái xe về phía tòa án Agrigento thì bị một chiếc xe khác tông vào, khiến xe anh ta văng vào lề đường. Anh mở cửa xe tháo chạy vào một cánh đồng, nhưng bị các tay sát thủ bắn vào lưng và sau đó bị bắn thêm nhiều nhát nữa khi đã ngã quỵ.
Sau khi anh qua đời, người ta tìm thấy một cuốn Kinh thánh với đầy ký hiệu trên bàn làm việc của anh, nơi anh luôn giữ một cây thánh giá.
Trong chuyến thăm mục vụ đến Sicily vào năm 1993, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gọi Livatino là “vị tử đạo vì công lý và gián tiếp vì đức tin”.
Đức Hồng Y Francesco Montenegro, Tổng Giám Mục đương nhiệm của Agrigento, nói với truyền thông Ý nhân kỷ niệm 30 năm ngày Livatino qua đời rằng vị thẩm phán đã cống hiến “không chỉ cho sự nghiệp công lý của con người, mà còn cho đức tin Kitô giáo.”
“Sức mạnh của đức tin này là nền tảng của cuộc đời ngài với tư cách là một người cầm cân nảy mực công lý,” vị Hồng Y nói với hãng tin SIR của Ý vào ngày 21 tháng 9.
“Livatino bị giết bởi vì anh ta đang truy tố các băng đảng mafia bằng cách ngăn chặn hoạt động tội phạm của chúng. Anh ấy đã thực hiện sứ vụ của mình với tinh thần công lý mạnh mẽ xuất phát từ đức tin.”
Cùng ngày, Đức Thánh Cha đã chuẩn y các sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của 7 vị khác trong đó có một phụ nữ. Trong số 6 người nam có cha Antonio Seghezzi, người Ý, giúp đỡ các kháng chiến quân chống Đức Quốc Xã. Ngài bị bắt và chết trong trại tập trung Dachau vào năm 1945, chỉ vài tháng trước khi Âu Châu được giải phóng.
Source:Catholic News AgencyJudge killed by mafia to be beatified
Quyết định này của Đức Thánh Cha đã được Bộ Tuyên Thánh công bố hôm thứ Ba 22 tháng 12.
Ba mươi năm trước, Thẩm phán Rosario Livatino đã bị mafia giết hại dã man trên đường đến làm việc tại một tòa án ở Sicily. Ngày nay, trong Giáo Hội Công Giáo, ngài đã được công nhận là một vị Tôi tớ Chúa và với sắc lệnh này án tuyên thánh cho ngài đã được nâng lên một bậc mới là Chân Phước tử đạo..
Trước khi bị giết vào ngày 21 tháng 9 năm 1990, ở tuổi 37, Livatino đã nói với tư cách là một luật sư trẻ về sự giao thoa giữa luật pháp và đức tin như sau:
“Nhiệm vụ của thẩm phán là quyết định; tuy nhiên, quyết định cũng là lựa chọn... Và chính trong việc lựa chọn để quyết định này, trong việc quyết định sao cho mọi thứ được sắp xếp theo trật tự, mà thẩm phán tin tưởng có thể tìm thấy mối quan hệ với Thiên Chúa. Đó là một mối quan hệ trực tiếp, bởi vì cầm cân nảy mực công lý là nhận thức chính mình, cầu nguyện, và hiến mình cho Thiên Chúa. Đó là một mối quan hệ gián tiếp, được trung gian bởi tình yêu đối với người bị phán xét,” Livatino nói tại một hội nghị năm 1986.
“Tuy nhiên, người tin và người không tin, trong giờ phút phán xét, phải gạt bỏ mọi sự phù phiếm và trên hết là sự kiêu ngạo; họ phải cảm thấy toàn bộ sức nặng của quyền lực được giao phó vào tay họ, một sức nặng lớn hơn tất cả vì quyền lực này đang được thực hiện trong quyền tự do và tự chủ. Và nhiệm vụ này sẽ nhẹ hơn khi thẩm phán khiêm tốn nhận ra điểm yếu của chính mình,” ông nói.
Niềm tin của Livatino về thiên chức của mình trong nghề luật sư và sự dấn thân cho công lý đã được thử thách vào thời điểm mafia tìm cách làm suy yếu nền tư pháp yếu kém ở Sicily.
Trong suốt một thập kỷ, ông làm công tố viên giải quyết hoạt động tội phạm của mafia trong những năm 1980 và đối mặt với cái mà người Ý sau này gọi là “Tangentopoli”, hay hệ thống hối lộ và thảm sát nếu không nhận hối lộ của Mafia.
Livatino đã làm thẩm phán tại Tòa án Agrigento trong suốt thập niên 1989. Ngày 21 tháng 9 năm 1990, anh ta đang lái xe về phía tòa án Agrigento thì bị một chiếc xe khác tông vào, khiến xe anh ta văng vào lề đường. Anh mở cửa xe tháo chạy vào một cánh đồng, nhưng bị các tay sát thủ bắn vào lưng và sau đó bị bắn thêm nhiều nhát nữa khi đã ngã quỵ.
Sau khi anh qua đời, người ta tìm thấy một cuốn Kinh thánh với đầy ký hiệu trên bàn làm việc của anh, nơi anh luôn giữ một cây thánh giá.
Trong chuyến thăm mục vụ đến Sicily vào năm 1993, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gọi Livatino là “vị tử đạo vì công lý và gián tiếp vì đức tin”.
Đức Hồng Y Francesco Montenegro, Tổng Giám Mục đương nhiệm của Agrigento, nói với truyền thông Ý nhân kỷ niệm 30 năm ngày Livatino qua đời rằng vị thẩm phán đã cống hiến “không chỉ cho sự nghiệp công lý của con người, mà còn cho đức tin Kitô giáo.”
“Sức mạnh của đức tin này là nền tảng của cuộc đời ngài với tư cách là một người cầm cân nảy mực công lý,” vị Hồng Y nói với hãng tin SIR của Ý vào ngày 21 tháng 9.
“Livatino bị giết bởi vì anh ta đang truy tố các băng đảng mafia bằng cách ngăn chặn hoạt động tội phạm của chúng. Anh ấy đã thực hiện sứ vụ của mình với tinh thần công lý mạnh mẽ xuất phát từ đức tin.”
Cùng ngày, Đức Thánh Cha đã chuẩn y các sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của 7 vị khác trong đó có một phụ nữ. Trong số 6 người nam có cha Antonio Seghezzi, người Ý, giúp đỡ các kháng chiến quân chống Đức Quốc Xã. Ngài bị bắt và chết trong trại tập trung Dachau vào năm 1945, chỉ vài tháng trước khi Âu Châu được giải phóng.
Source:Catholic News Agency