Những văn kiện của Giáo Hội có liên quan đến Chúa Thánh Thần
Nhân dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào ngày Chủ Nhật, 15 tháng 5 năm 2005, xin được phép giới thiệu về bài viết có chủ đề nêu trên.
Như chúng ta ai cũng đều biết, trong 264 triều đại Giáo Hoàng vừa qua của Giáo Hội Công Giáo (không kể đến triều đại thứ 265 của Đức Đương Kim Giáo Hoàng, Bênêđíctô XVI), thì đã có hai vị Giáo Hoàng quá cố đã cho xuất bản ra hai văn kiện chính thức của Giáo Hội có liên quan đến Chúa Thánh Thần.
A. Đức Cố Giáo Hoàng Lêô XIII với Hiến Chế Divinum Illud (tức về Chúa Thánh Thần), được viết ra vào ngày 9 tháng 5 năm 1897.
Nội dung của Đoạn 11 như sau:
“Chúng ta phải cầu nguyện và khẩn xin Chúa Thánh Thần, hãy ngự xuống để bảo vệ và giúp đỡ mỗi một người trong chúng ta. Con người chúng ta, nếu càng thiếu đi sự khôn ngoan bao nhiêu, thì chúng ta sẽ càng bị kiệt quệ, bị gánh nhiều nỗi ưu phiền và sa chước mọi cám dỗ, và tội lỗi bấy nhiêu. Chính vì thế, chúng ta cần phải cậy trông vào Ngài nhiều bấy nhiêu, vì chưng, Ngài chính là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh, nguồn ủi an và sự linh thánh không bao giờ tắt đi. Và điều quan trọng nhất chính là: Ngài chính là nguồn thiết yếu nhất cho con người, và sự tha thứ mọi tổi lỗi, cũng phải cần đến sự can thiệp của Ngài, vì lẽ, “Đó chính là đặc tính đặc biệt nhất của Chúa Thánh Thần, vì Ngài cũng chính là Hồng Ân của Thiên Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Thánh Thần đem đến sự thứ tha mọi tội lỗi mà con người đã phạm phải như là Hồng Ân đến từ Thiên Chúa vậy.”
Những ngôn từ trong Kinh Thánh nói rất rõ về điều này: “Vì Ngài chính là Người tha thứ mọi tổi lỗi của nhân loại.” Việc khẩn cầu Ngài như thế nào, đã được Giáo Hội giảng dạy quá rõ rằng: tất cả những ai cầu khẩn Ngài trong lời khẩn cầu khiêm hạ, ngọt ngào gọi đến tên Ngài như: “Hãy đến với chúng con, Đấng của những người nghèo khổ! Hãy đến với chúng con, Đấng Ban Phát mọi hồng ân! Hãy đến với chúng con, Đấng là Ánh Sáng của trái tim chúng con! Ôi, Đấng An Ủi Nhất của chúng con! Ôi hỡi vị Khách nhân hậu của các linh hồn, Ôi Đấng Tái Sinh của chúng con!” Nếu chúng ta chân thành van xin Ngài đến để rửa sạch, để chữa lành, để tắm mắt trái tim và tâm trí của chúng ta, và tất cả những ain tin vào Ngài, sẽ được Ngài trao ban cho “đức hạnh, ơn cứu rỗi và niềm vui vĩnh cữu.”
Chúng ta cũng đừng bao giờ nghi ngờ rằng Ngài sẽ không đến những lời cầu nguyện ấy, vì chúng ta đã đọc được những ngôn từ được viết ra bởi sự soi sáng của Ngài cho các vị tông đồ viết ra Sách Kinh Thánh thời xưa: “Cũng vậy Thần Khí đỡ đần tình cảnh yếu hèn của ta. Vì cầu xin thế nào cho phải, ta nào có biết. Song chính Thần khí chuyển cầu cho ta, bằng những tiếng rên khôn tả.” (trích Thư Gửi Tín Hữu Rôma, chương 8, câu 26).
Và sau cùng, chúng ta phải tự tin và liên lũy khẩn cầu Ngài soi sáng cho chúng ta nhiều hơn nữa mỗi ngày bằng ánh sáng của Ngài, và đốt cháy chúng ta bởi lòng bác ái của Ngài: “Bởi anh em đã tin, thì được niêm ấn Thánh Thần, bảo đảm cho lời hứa, và là bảo chứng cho cơ nghiệp dành cho ta, để việc cứu chuộc sở hữu (của Thiên Chúa) được hoàn thành, nên lời ca ngợi cho vinh quang Người.” (trích Thư Gửi Tín Hữu Êphêsô, chương 1, câu 14).”
B. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị với Hiến Chế Dominum et Vivificantem (tức về Thiên Chúa và Đấng Ban Sự Sống), được viết ra vào ngày 18 tháng năm năm 1986.
Nội dung của Đoạn 10 như sau:
Trong đời sống mật thiết của Ngài, Thiên Chúa “chính là tình yêu,” và chính tình yêu được sẽ chia với Ba Ngôi, vì tình yêu của Chúa Thánh Thần cũng chính là tình yêu của Thiên Chúa Cha và Chúa Con. Chính vì thế, Chúa Thánh Thần “kiếm tìm những gì là sâu đậm nhất của chính Thiên Chúa,” như là một Tình Yêu và Hồng Ân vô thủy vô chung (uncreated Love-Gift). Chúng ta có thể nói rằng: trong Chúa Thánh Thần, cuộc sống mật thiết của Ba Ngôi Thiên Chúa hoàn toàn trở nên một sự đổi trao về tình yêu song phương giữa Ba Ngôi Vị Thiên Chúa, và qua Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa hiện thân dưới dạng của hồng ân. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng diễn tả về sự hy sinh, quên mình này của một tình yêu dành cho nhân loại con người. Ngài chính là Tình Yêu Thương của nhân loại. Ngài chính là Hồng Ân của Thiên Chúa xuống trên nhân loại. Ở đây, chúng ta có được một kho tàn hiện thực vô tận và khái niệm không thể nào diển tả cho hết được về bản tính con người nơi Thiên Chúa, mà chỉ có Đấng Mạc Khải mới cho chúng ta biết được.
Cũng đồng thời, Chúa Thánh Thần, tuy cùng một thể chất với Thiên Chúa Cha và Chúa Con trong bản tính Thiên Chúa, Ngài cũng còn là tình yêu và hồng ân vô thủy vô chung, được ban xuống cho nhân loại: hồng ân về sự hiện diện của tất cả mọi tạo vật thông qua việc tạo dựng, hồng ân về ơn huệ trao gởi xuống cho nhân loại lỗi lầm thông qua việc Thiên Chúa cứu chuộc. Và như vị Thánh Tông Đồ Phaolô đã từng viết: “Tình yêu của Thiên Chúa được tuôn đổ xuống trong mọi trái tim của chúng ta, để qua Chúa Thánh Thần, chúng ta được Ngài trao ban cho điều đó.” Việc tự hy sinh của Thiên Chúa được hiện thực qua Chúa Thánh Thần là nhằm để cứu chuộc nhân loại.
Nhân dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào ngày Chủ Nhật, 15 tháng 5 năm 2005, xin được phép giới thiệu về bài viết có chủ đề nêu trên.
Như chúng ta ai cũng đều biết, trong 264 triều đại Giáo Hoàng vừa qua của Giáo Hội Công Giáo (không kể đến triều đại thứ 265 của Đức Đương Kim Giáo Hoàng, Bênêđíctô XVI), thì đã có hai vị Giáo Hoàng quá cố đã cho xuất bản ra hai văn kiện chính thức của Giáo Hội có liên quan đến Chúa Thánh Thần.
A. Đức Cố Giáo Hoàng Lêô XIII với Hiến Chế Divinum Illud (tức về Chúa Thánh Thần), được viết ra vào ngày 9 tháng 5 năm 1897.
Nội dung của Đoạn 11 như sau:
“Chúng ta phải cầu nguyện và khẩn xin Chúa Thánh Thần, hãy ngự xuống để bảo vệ và giúp đỡ mỗi một người trong chúng ta. Con người chúng ta, nếu càng thiếu đi sự khôn ngoan bao nhiêu, thì chúng ta sẽ càng bị kiệt quệ, bị gánh nhiều nỗi ưu phiền và sa chước mọi cám dỗ, và tội lỗi bấy nhiêu. Chính vì thế, chúng ta cần phải cậy trông vào Ngài nhiều bấy nhiêu, vì chưng, Ngài chính là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh, nguồn ủi an và sự linh thánh không bao giờ tắt đi. Và điều quan trọng nhất chính là: Ngài chính là nguồn thiết yếu nhất cho con người, và sự tha thứ mọi tổi lỗi, cũng phải cần đến sự can thiệp của Ngài, vì lẽ, “Đó chính là đặc tính đặc biệt nhất của Chúa Thánh Thần, vì Ngài cũng chính là Hồng Ân của Thiên Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Thánh Thần đem đến sự thứ tha mọi tội lỗi mà con người đã phạm phải như là Hồng Ân đến từ Thiên Chúa vậy.”
Những ngôn từ trong Kinh Thánh nói rất rõ về điều này: “Vì Ngài chính là Người tha thứ mọi tổi lỗi của nhân loại.” Việc khẩn cầu Ngài như thế nào, đã được Giáo Hội giảng dạy quá rõ rằng: tất cả những ai cầu khẩn Ngài trong lời khẩn cầu khiêm hạ, ngọt ngào gọi đến tên Ngài như: “Hãy đến với chúng con, Đấng của những người nghèo khổ! Hãy đến với chúng con, Đấng Ban Phát mọi hồng ân! Hãy đến với chúng con, Đấng là Ánh Sáng của trái tim chúng con! Ôi, Đấng An Ủi Nhất của chúng con! Ôi hỡi vị Khách nhân hậu của các linh hồn, Ôi Đấng Tái Sinh của chúng con!” Nếu chúng ta chân thành van xin Ngài đến để rửa sạch, để chữa lành, để tắm mắt trái tim và tâm trí của chúng ta, và tất cả những ain tin vào Ngài, sẽ được Ngài trao ban cho “đức hạnh, ơn cứu rỗi và niềm vui vĩnh cữu.”
Chúng ta cũng đừng bao giờ nghi ngờ rằng Ngài sẽ không đến những lời cầu nguyện ấy, vì chúng ta đã đọc được những ngôn từ được viết ra bởi sự soi sáng của Ngài cho các vị tông đồ viết ra Sách Kinh Thánh thời xưa: “Cũng vậy Thần Khí đỡ đần tình cảnh yếu hèn của ta. Vì cầu xin thế nào cho phải, ta nào có biết. Song chính Thần khí chuyển cầu cho ta, bằng những tiếng rên khôn tả.” (trích Thư Gửi Tín Hữu Rôma, chương 8, câu 26).
Và sau cùng, chúng ta phải tự tin và liên lũy khẩn cầu Ngài soi sáng cho chúng ta nhiều hơn nữa mỗi ngày bằng ánh sáng của Ngài, và đốt cháy chúng ta bởi lòng bác ái của Ngài: “Bởi anh em đã tin, thì được niêm ấn Thánh Thần, bảo đảm cho lời hứa, và là bảo chứng cho cơ nghiệp dành cho ta, để việc cứu chuộc sở hữu (của Thiên Chúa) được hoàn thành, nên lời ca ngợi cho vinh quang Người.” (trích Thư Gửi Tín Hữu Êphêsô, chương 1, câu 14).”
B. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị với Hiến Chế Dominum et Vivificantem (tức về Thiên Chúa và Đấng Ban Sự Sống), được viết ra vào ngày 18 tháng năm năm 1986.
Nội dung của Đoạn 10 như sau:
Trong đời sống mật thiết của Ngài, Thiên Chúa “chính là tình yêu,” và chính tình yêu được sẽ chia với Ba Ngôi, vì tình yêu của Chúa Thánh Thần cũng chính là tình yêu của Thiên Chúa Cha và Chúa Con. Chính vì thế, Chúa Thánh Thần “kiếm tìm những gì là sâu đậm nhất của chính Thiên Chúa,” như là một Tình Yêu và Hồng Ân vô thủy vô chung (uncreated Love-Gift). Chúng ta có thể nói rằng: trong Chúa Thánh Thần, cuộc sống mật thiết của Ba Ngôi Thiên Chúa hoàn toàn trở nên một sự đổi trao về tình yêu song phương giữa Ba Ngôi Vị Thiên Chúa, và qua Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa hiện thân dưới dạng của hồng ân. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng diễn tả về sự hy sinh, quên mình này của một tình yêu dành cho nhân loại con người. Ngài chính là Tình Yêu Thương của nhân loại. Ngài chính là Hồng Ân của Thiên Chúa xuống trên nhân loại. Ở đây, chúng ta có được một kho tàn hiện thực vô tận và khái niệm không thể nào diển tả cho hết được về bản tính con người nơi Thiên Chúa, mà chỉ có Đấng Mạc Khải mới cho chúng ta biết được.
Cũng đồng thời, Chúa Thánh Thần, tuy cùng một thể chất với Thiên Chúa Cha và Chúa Con trong bản tính Thiên Chúa, Ngài cũng còn là tình yêu và hồng ân vô thủy vô chung, được ban xuống cho nhân loại: hồng ân về sự hiện diện của tất cả mọi tạo vật thông qua việc tạo dựng, hồng ân về ơn huệ trao gởi xuống cho nhân loại lỗi lầm thông qua việc Thiên Chúa cứu chuộc. Và như vị Thánh Tông Đồ Phaolô đã từng viết: “Tình yêu của Thiên Chúa được tuôn đổ xuống trong mọi trái tim của chúng ta, để qua Chúa Thánh Thần, chúng ta được Ngài trao ban cho điều đó.” Việc tự hy sinh của Thiên Chúa được hiện thực qua Chúa Thánh Thần là nhằm để cứu chuộc nhân loại.