Tư liệu FABC số 52:
TRỞ NÊN GIÁO HỘI CỦA NGƯỜI NGHÈO:
ĐỒNG HÀNH VỚI CÔNG NHÂN
Khoa Đào tạo về Hoạt động Xã hội Á Châu Tiên khởi
Antipolo, Phi-luật-tân, 28/4 – 4/9/1987


Chuyển ngữ: Lm. Xuân Hy Vọng

Giới thiệu ĐTGM Anthony Soter Fernandez

Chương 1 – Bối cảnh Lịch sử
Phần 1: Sự Xuất hiện của Giáo Hội Á Châu
Phần 2: Hoạt động Xã hội tại Giáo hội Á Châu
Phần 3: Chương trình AISA (1987 – 1990)

Chương 2 – Gặp gỡ–Hoà nhập
Phần 1: Nhân diện Người nghèo
Phần 2: Cảm nghiệm Đầu tiên

Chương 3 Phân tích trên Bình diện Xã hội (Phân tích Xã hội)
Phần 1: Phương pháp Phân tích Xã hội
Yêu cầu tiên quyết của một Phân tích Đúng đắn
Phần 2: Hoàn cảnh Lao động tại Châu Á
Phần 3: Hoàn cảnh Lao động tại Phi-luật-tân
Thảo luận Hội thẩm đoàn: Quan điểm về các Phân tích của nghi vấn:
Tại sao người Công nhân lại Nghèo và những Lời giải đáp có thể
A. Quan điểm từ người Quản lý được Bà Lourdes Jose, Giám đốc Nhân sự, trình bày
B. Quan điểm Học thuật được Gs. Réné Ofreneo thuộc Bộ Học viện mối Quan hệ Công nghiệp Phi-luật-tân, trình bày
C. Quan điểm từ Bộ phận Lao động được Lãnh đạo Công đoàn trình bày
Phần 4: – Diễn đàn chung
Phần 5: – Lĩnh vực Quan tâm Đặc biệt: Lao động Nữ
Phần 6: – Thử nhìn vào những Lời giải đáp của Chính phủ và các Tổ chức Phi chính phủ tại Phi-luật-tân
- Sở Phát triển và Phúc lợi Xã hội
- Hội đồng Kinh tế Nhân dân thời Rizal
- Dịch vụ Xã hội Thánh Giu-se

Chương 4 – Suy tư Thần học
Phần 1: Một Loại hình Thần học cho Thời đại Chúng ta
Phần 2: Giáo hội và người Công nhân
Phần 3: Suy tư ASIA I
A. Tôi đã cảm nhận Thiên Chúa hoạt động nơi nào trong cuộc sống người lao động mà tôi gặp gỡ hay làm việc chung?
B. Qua giáo huấn xã hội của Giáo hội, tôi đã được nghe Chúa nói những gì?
C. Tôi gặp phải vấn đề nào khi đối diện với thử thách của Chúa?
Chương 5 – Kế hoạch Mục vụ
Phần 1: Hiến chế Mục vụ
Phần 2: Giải đáp Quy cũ
Kế hoạch của Tham dự viên AISA I
Nam Á
Đông Á
Phi-luật-tân

Chương 6 – Chiều kích Chiêm niệm của Hoạt động Xã hội


MỘT BƯỚC LỊCH SỬ
Thuyết trình viên: ĐTGM Anthony Soter Fernandez

(Bài thuyết trình được trích từ diễn ngôn khai mạc ASIA I của ĐTGM Anthony Soter Fernandez, TGP Kuala Lumpur, Ma-lai-si-a. Ngài là Chủ tịch Điều hành Văn phòng Phát triển Con người trực thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu).

Đây là một cơ hội mang tính lịch sử cho Giáo hội tại Châu Á. Khoa đào tạo về Hoạt động Xã hội Á Châu (AISA) đầu tiên khởi sự cho loạt chương trình mà tôi hy vọng sẽ ảnh hưởng rộng khắp Giáo hội Á Châu, cũng như các Giáo hội địa phương khác trên toàn thế giới.

Tôi chợt nghĩ về một biến cố lịch sử khác đã từng diễn ra tại Phi-luật-tân vào năm 1970. Nhân dịp Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI viếng thăm, mọi Giám mục trên khắp Châu Á đã tề tựu, và Liên hội Đồng Giám mục Á Châu (FABC) được thành hình. Các ngài đoan hứa cam kết với nhau trở nên Giáo hội của Người nghèo, vì lẽ dân ở Châu Á phần lớn là người nghèo.

Tại Hội nghị Khoáng đại đầu tiên diễn ra ở Đài Bắc năm 1974, các Giám mục đã tuyên bố cụ thể hơn rằng: người dân Châu Á tuy nghèo về mặt kinh tế, nhưng lại giàu có về mặt văn hoá. Và sự phong phú trên bình diện văn hoá này được các thần học gia gọi là “sức mạnh truyền giáo của người nghèo”.

Tương tự, một biến cố lịch sử khác, khi 42 Giám mục hầu hết đến từ Châu Á cùng với nhiều Giám mục khắp nơi trên thế giới, quy tụ để tham dự Khoa đào tạo về Hoạt động Xã hội trực thuộc Liên hội đồng Giám mục Á Châu lần thứ VII (BISA VII) tại Thái Lan năm 1986.

Các ngài diễn tả những cảm nghiệm với người nghèo như sau:
Sự nghèo khổ tại Châu Á không đơn thuần về phương diện kinh tế, và lòng đạo đức bình dân từ đó cũng không chỉ mang nét văn hoá mà thôi. Trong đạo đức Á Châu, nghèo khó và đạo đức bình dân đan xen với nhau như thể kết tụ lại tạo nên nét đặc trưng của châu lục này. Hoà chung với từng di sản phong phú về mặt tôn giáo và văn hoá của Á Châu, đặc biệt trong đời sống người nghèo, các Giám mục đã tìm tòi biện phân cho sự thúc đẩy đầy sáng tạo của Thần khí giải thoát mỗi lúc người nghèo đấu tranh hầu tự mình thoát khỏi gọng kềm đàn áp, tình trạng tước đoạt, cũng như nỗ lực xây dựng tinh thần hiệp nhất chân chính giữa mọi người và các dân nước.

Liên quan đến điểm này, một sự kiện quan trọng khác cũng được diễn ra tại Tô-ky-ô vào tháng 10 năm 1986, đó là Hội nghị Khoáng đại IV. Ở bài suy tư cuối cùng, các Giám mục trình bày một cách đặc biệt đến vai trò của giáo dân trong thế giới lao động, và đây chính là nguồn cảm hứng cho AISA hiện nay:
Sứ mạng căn bản của người giáo dân trong thế giới lao động là tái khám phá ý nghĩa tôn giáo của công việc như một cách biểu hiện đặc tính sáng tạo nơi con người và hồng ân được tham dự vào công trình của Đấng Tạo Hoá. Trách vụ chuyển hoá hoàn cảnh phi nhân đạo hiện nay trong lao động bắt đầu một khi người công nhân vượt lên những công việc đơn điệu hằng ngày mà tự vấn về toàn bộ cảm nghiệm sống: Tại sao phải làm việc? Công việc có ý nghĩa gì? Cuộc đời mang ý nghĩa ra sao?

Những vấn nạn tôn giáo căn bản này bộc lộ lòng khát khao sâu thẳm nơi con người, muốn có được cuộc sống hạnh phúc, tự do, và tôn trọng muôn người. Bắt nguồn từ Thần khí, mọi khát khao này không thể bị bóp nghẹt do bất cứ hệ thống công việc nào. Vì thế, khi người công nhân đấu tranh tạo ra một hệ thống lao động hiệu quả hơn, dẫn tới đời sống thiêng liêng đích thật, thì dưới ánh sáng Tin Mừng, nỗ lực này chính là hành vi lành thánh.

Những lời tốt đẹp tạo nguồn cảm hứng này của các Giám mục Á Châu cần được ăn sâu và thấm nhuần trong đời sống người lao động. Cũng từ nhu cầu này mà AISA được ra đời.

Không từ ngữ nào hay hơn diễn đạt hết niềm hy vọng của chúng ta về AISA như một khởi đầu mang tính lịch sử, bước tiến tiên khởi của chặng đường dài ngàn dặm xa, và tư tưởng sâu sắc này được BISA VII nhắc lại:
Thiên Chúa của lịch sử loài người hằng làm việc liên lỉ trong thế giới nghèo khó. Mỗi lúc nhận ra Chúa nơi thân phận người nghèo, hiểu được cách thức Người hoạt động giữa họ, biện phân hướng tác động của Người trên họ, thì chúng ta cảm nghiệm sâu xa trong mình những thách đố cụ thể hơn đang phải đối mặt. Một thách thức mà chúng ta phải đáp trả trong đức tin và với đức tin. Bởi lẽ, thách đố này khiến chúng ta xem xét lại các ý niệm của bản thân như Giáo hội, và dân Chúa. Hơn nữa, những thách đố này dẫn chúng ta đến duy chỉ một kết luận mà thôi, đó là: chúng ta phải nỗ lực hầu thật sự trở nên Giáo hội của Người nghèo (BISA V).

CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Phần 1: Sự Xuất hiện của Giáo Hội Á Châu


Kỷ nguyên Mới: Công đồng Vatican II làm nên kỷ nguyên đã khép lại vào năm 1965. Trong lịch sử Giáo hội thế kỷ XX này, không một sự kiện nào có thể so sánh với sức ảnh hưởng của nó nơi đời sống Giáo Hội Công Giáo La Mã. Nếu văn kiện Ánh Sáng Muôn Dân mang tính lịch sử, thì tài liệu bế mạc cho chúng ta thấy rõ sự ra đời từ chính cung lòng của Công đồng, mở ra một kỷ nguyên mới, trình bày về những kết cuộc vươn xa, đó là văn kiện Giáo hội trong Thế giới Ngày nay. Hàng loạt phản ứng chuỗi bắt đầu, được cảm nhận ngay tại Á Châu.

Tầm Nhìn Á Châu: Vào tháng 11 năm 1970, hơn một trăm Giám mục khắp Châu Á tề tựu tại Manila để được yết kiến Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI. Chắc hẳn đây là một thời khắc lịch sử – lần đầu tiên vị Cha chung đặt chân tới đất nước Phi-luật-tân.

Mọi kế hoạch được các hội đồng Giám mục tổ chức như đã thực hiện tại Châu Mỹ Latinh; tuy nhiên, đây không hẳn phiên bản sao chép hoàn toàn của Hội đồng Giám mục Châu Mỹ Latinh (CELAM). Nó khiêm tốn hơn nhiều – với một liên hiệp các hội đồng Giám mục, một diễn đàn nhằm trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ tăng trưởng. Đây cũng là cách thức giúp các Giám mục Á Châu biết về nhau, vì các ngài vốn cho rằng: bản thân kết nối với các Giám mục tại Âu Châu, Bắc Mỹ và Rô-ma tốt hơn với các Giám mục trong lục địa Á Châu này.

Tuy vậy, đối với một số Giám mục uyên thâm uyên bác thì nhận định cơ hội này quý giá hơn cả việc chỉ làm quen để biết nhau. Viễn cảnh chuyển mình của một Giáo Hội Á Châu được mở ra, vượt xa liên hiệp giáo hội địa phương đơn thuần. Và đây là lời đáp cho tầm nhìn Á Châu đối với đại lục rộng lớn này, hiện chiếm gần 2/3 dân số toàn cầu, nhưng hầu hết họ đều là người nghèo và không phải Ki-tô giáo.

Tề tựu quanh người Cha chung – Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI, các Giám mục khát khao ước mong trở thành một Giáo hội Á Châu đích thật. Như được nghe chia sẻ, đây chính là Giáo Hội của Người nghèo vì lẽ đại đa số người dân tại Châu Á đều khó nghèo, “tiên vàn, chúng tôi quả quyết trở thành một Giáo hội của Người nghèo chính chuyên hơn. Giả sử trong châu lục này, chúng ta đặt mình vào địa vị của họ, chắc hẳn chúng ta phải sống theo cách chia sẻ với họ sự nghèo khó này. Hơn thế, Giáo Hội không thể tạo ra nhiều hòn đảo chỉ để giao thương trong đại dương bao la tràn ngập ước muốn và khổ đau”.

Phần 2: Hoạt động Xã hội tại Giáo hội Á Châu

Chặng đường Phát triển Con người. Khoa đào tạo về Hoạt động Xã hội dành cho linh mục (PISA) lần đầu được tổ chức tại Hong-kong vào tháng 8, 1965. Và từ đây, phát sinh nhu cầu cần một văn phòng cấp Châu Á nhằm đẩy mạnh việc cộng tác hoạt động xã hội giữa các Giáo hội Á Châu trong tương lai. Văn phòng này hẳn được gọi là Văn phòng Phát triển Con người. Và Bản đại Hiến chương (Magna Carta) được Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI trình bày một cách tuyệt vời trong Sứ điệp Phát Triển Các Dân Tộc (1967). Ngài nói “đây là một quá trình thay đổi từ những điều kiện kém nhân bản đến nhân bản hơn”.

Văn phòng này được đặt dưới sự lãnh đạo của Đức Giám Mục dòng Car-mê-lô người Phi-luật-tân Julio Xavier Labayen, người tiên phong dẫn lối trong công cuộc hoạt động xã hội tại Giáo hội Á Châu ròng rã nhiều năm. Trong một chuyến viến thăm mộ hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô tại Rô-ma, ngài đã thưa chuyện với Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI về đường hướng, niềm hy vọng, nguồn cảm hứng của văn phòng này từ thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc. Đức Thánh Cha đã chú ý lắng nghe câu chuyện gần nửa giờ đồng hồ, sau đó ngài ôm hôn và thỏ thẻ với Đức Giám Mục Labayen “cầu nguyện cho chúng tôi nữa! Chúng tôi cũng cần phát triển con người tại thành đô Va-ti-can này”.

Trong cuộc họp tại Manila năm 1970, khi Giám mục Á Châu quyết định thành lập Liên hiệp Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC), các ngài tìm kiếm một cơ chế nhằm thực hiện những khát vọng để trở nên Giáo hội của Người nghèo. Tựa như một trẻ thơ được sinh ra trước mắt bố mẹ nó, thì Văn phòng Phát triển Con người cũng được các Giám mục Châu Á đón nhận như chính văn phòng của mình, và Đức Cha Labayen đã khẳng định điều này khi nhậm chức chủ tịch đầu tiên.

Cùng với cảm nghiệm từ PISA, dưới sự dẫn dắt của Đức Cha Labayen, Văn phòng Phát triển Con người đã khởi đầu tiến trình bồi dưỡng cho các Giám mục am hiểu ý nghĩa của sự phát triển con người qua Khoa đào tạo về Hoạt động Xã hội đầu tiên (BISA) vào tháng 3, 1974 tại Manila – thủ đô Phi-luật-tân.

Chú giải Tin Mừng trên phương diện Xã hội. BISA khoá I-III đã tìm ra phương cách diễn giải chiều kích xã hội của Tin Mừng trong bối cảnh Châu Á. Một mặt, các Giám mục phải đối diện với sự nghèo đói về khía cạnh vật chất đáng kinh ngạc tại Châu Á; mặt khác, nhấn mạnh rằng “người dân chúng ta giàu về truyền thống văn hoá, giá trị con người, và tư tưởng tôn giáo cần được quan tâm hơn cả” (BISA I-III). Là chứng nhân của Chúa Ki-tô, Giáo hội phải sống trọn lời cam kết hết lòng với người nghèo và chọn đứng về phía họ. Điều này không chỉ có nghĩa làm cho họ, mà còn làm với việc của họ nữa (BISA I – tháng 3, 1974). Do đó, bước khởi đầu trong tiến trình làm việc với người nghèo không gì khác hơn là sống kết thân và gần gũi với những người yếu thế, cũng như những ai đang cần giúp đỡ (BISA II – tháng 4, 1975). Tuy nhiên, quá nhiều học viện trong Giáo hội được thành lập nhắm tới việc giúp đỡ người nghèo nhưng lại không hỗ trợ họ, mà trên thực tế, ảnh hưởng vô ý đến lợi ích của họ nữa. Và như thế, họ bị liệt kê vào hệ thống xã hội và cơ cấu bất công của thời đại chúng ta (BISA III – tháng 11, 1975).

BISA IV-VI nhấn mạnh trách nhiệm hiệp thông giữa các Giám mục về mặt phát triển con người. Trong khi xem xét bối cảnh tại Á Châu dưới ánh sáng Tin mừng, các Giám mục tìm cách thực hiện cùng nhau trên tinh thần huynh đệ, nhằm nỗ lực khám phá ý nghĩa thực tế của tính công đồng giữa họ (BISA IV – Tháng 3, 1978). Các ngài nhận định vì lẽ bản chất nhiều vấn đề liên quan đến phát triển con người là cơ cấu phức tạp, nên cần cộng tác trên tinh thần hiệp nhất nhằm chia sẻ tư tưởng, đưa ra sáng kiến cho các cấp độ giáo phận, quốc gia và khu vực (BISA V – tháng 5, 1979).

Trổi vượt hơn các BISA trước, phương pháp luận của BISA IV-V nhấn mạnh đến việc tương tác trực tiếp với người nghèo. Vì thế, các Giám mục đã nhận ra những nguyên nhân gây ra hoàn cảnh bi đát của họ. BISA VI (tháng 2, 1983) nghi vấn như sau: “Vào những năm 80, nhiều thách đố mới cũng như trở ngại cho việc phát triển con người có gia tăng tại Châu Á không?” Thách thức mới ấy thổi bùng lên những thách thức cũ trong công cuộc phát triển con người, đó là việc gia tăng quân sự trên châu lục, các cuộc nổi dậy từ vùng miền sắc tộc tại Châu Á và sự lệ thuộc ngày càng tăng của Á Châu vào kinh tế toàn cầu.

BISA VII. Vào tháng 1 năm 1986, Khoa Đào tạo Hoạt động Xã hội lần thứ VII (BISA VII) đã khép lại. Trong đó có sự hiện diện của 41 vị Giám mục đến từ các châu lục khác, nhưng hầu hết những vị ấy đại diện các hội đồng giáo hội địa phương của Liên hiệp Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC), đã đồng thuận với tất cả bản văn sau cùng bàn về di sản văn hoá–tôn giáo và phát triển con người tại Châu Á.

Các Giám mục đã chọn chủ đề “Di sản Văn hoá–Tôn giáo và Phát triển Con người tại Á Châu” qua lời kết như sau:

Văn hoá, tôn giáo và xã hội phụ thuộc, tương tác và thay đổi lẫn nhau. Là chiếc nôi cho các tôn giáo lớn trên thế giới, văn hoá và tôn giáo giao thoa tại châu lục Á Châu này. Tôn giáo là nhân tố sinh động của văn hoá. Cùng với nhau, chúng tạo nên hệ thống văn hoá–tôn giáo có sự tương tác với hệ thống xã hội–kinh tế–chính trị trong xã hội, và chúng xâm nhập vào từng lĩnh vực đời sống con người.

Sự nghèo khổ tại Châu Á không đơn thuần về phương diện kinh tế, và lòng đạo đức bình dân từ đó cũng không chỉ mang nét văn hoá mà thôi. Trong đạo đức Á Châu, nghèo khó và đạo đức bình dân đan xen với nhau như thể kết tụ lại tạo nên nét đặc trưng của châu lục này.

Hoà chung với từng di sản phong phú về mặt tôn giáo và văn hoá của Á Châu, đặc biệt trong đời sống người nghèo, các Giám mục đã tìm tòi biện phân cho sự thúc đẩy đầy sáng tạo của Thần khí giải thoát mỗi lúc người nghèo đấu tranh hầu tự mình thoát khỏi gọng kềm đàn áp, tình trạng tước đoạt, cũng như nỗ lực xây dựng tinh thần hiệp nhất chân chính giữa mọi người và các dân nước. Trên phương diện này, rõ ràng giám mục đóng vai trò như người dẫn dắt thiêng liêng của giáo phận. Trước hết, ngài chẳng phải là người tổ chức hoặc cộng sự viên các chương trình hoạt động xã hội, mà thật ra là linh hoạt viên, cụ thể: nhờ Thần Khí, ngài nhận ra và khẳng định thực tại đời sống thiêng liêng đích thật đang diễn ra trong cả nhóm người nghèo và ban mục vụ lao động. Ngài tiếp tục chăm sóc, hướng dẫn đời sống tâm linh, và đôi lúc khen ngợi cũng như sửa dạy. Tương tự, giám mục cũng thực hiện những việc trên cho toàn thể cộng đoàn nơi các thành phần khác – linh mục, tu sĩ, giáo dân.

Cỗ vũ và Phát triễn. Ngay sau BISA VII, đề án chuẩn bị trên toàn châu lục Á Châu cho hội thảo thế giới Tổ chức Caritas Quốc tế về sự Cỗ vũ và Phát triễn. Trong đó, những điểm đồng thuận chính yếu được trình bày dưới đây:

1) Phát triễn Con người là một quá trình trường kỳ mà họ chuyển biến từ điều kiện ít nhân đạo tới nhân đạo hơn (Phát triễn các Dân tộc, số 20). Nó phải tác động đến toàn bộ con người, mọi dân tộc và mọi khía cạnh của xã hội. Sự phát triễn phải chạm đến niềm khao khát sâu thẳm nhất của mọi con người, để họ trở nên nhân ái sống trọn vẹn hơn, và phản chiếu hình ảnh Thiên Chúa qua đời sống họ.

2) Qua quá trình cỗ vũ, hết thảy mọi người, nhất là người nghèo, những ai túng quẫn và bị áp bức trở thành chủ thể và tác nhân của sự phát triễn, cũng như là tác giả của chính lịch sử và tương lai họ.

3) Các nhân tố năng động đảm bảo khía cạnh nhân văn của quá trình phát triễn là các giá trị tích cực trong di sản tôn giáo–văn hoá nơi người Á Châu.

4) Trách vụ mang lại sự sống mới cho Châu Á chính là công việc của Thần Khí, Người linh hứng toàn thể dân Chúa, tác động tâm hồn họ nhận biết những giá trị Tin Mừng của Triều đại Nước Thiên Chúa.

5) Châu Á là chiếc nôi của những tôn giáo lớn trên thế giới. Lòng đạo đức ấy thâm nhập vào văn hoá, và ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của mọi người. Cũng thế, lòng đạo đức này làm Châu Á trở nên khác biệt với các châu lục khác, và hình thành dấu chỉ Hy vọng cho một Tân Á Châu Nhân văn.

6) Giá trị Tin Mừng về Nước Thiên Chúa đã có mặt trong các giá trị tôn giáo–văn hoá xác thực nơi người nghèo tại Châu Á, có thể là nền tảng cho sự phát triễn nhân văn ở châu lục này.

7) Trách vụ trước nhất của các Giám mục chính là linh hoạt viên. Ngài và các hoạt náo viên khác thông truyền, hỗ trợ, đồng hành với họ, nhưng vẫn sẵn sàng phê bình và khước từ mọi khía cạnh phi nhân đạo nơi đời sống, trong quá trình hoạt động cho công cuộc giải phóng con người toàn diện.

8) Để có thể nhận ra đời sống tinh thần trong các giá trị tôn giáo–văn hoá xác thực của người nghèo, linh hoạt viên phải có cảm nghiệm về Chúa một cách sâu sắc và trọn vẹn qua đời sống cầu nguyện–suy niệm của bản thân, cũng như cảm nghiệm Thiên Chúa nơi người nghèo. Linh hoạt viên cần giữ liên lạc với họ hầu chia sẻ và cùng họ trưởng thành; cũng nhờ họ, biết sẵn sàng hoán cải trở về với các giá trị Tin Mừng. Đây chính là ý nghĩa của việc truyền giáo nhờ người nghèo, mà BISA VII trình bày (Suy tư Kết thúc của BISA VII, số 4 [iii]).

9) Sự cỗ vũ và phát triễn liên hệ với nhau như thân xác với linh hồn. Tinh thần cỗ vũ là linh hồn của phát triễn. Nó không xảy ra nơi khoảng không, nhưng diễn ra trong các quá trình phát triễn con người. Nó thúc đẩy, mang lại ý nghĩa và giúp hiểu biết hơn về sự phát triễn như một tiến trình nhân văn. Sự cỗ vũ đồng hành với quá trình phát triễn con người hầu duy trì tinh thần họ qua những thăng trầm của nó.

Theo chiều kích Ki-tô giáo, sự cỗ vũ là quá trình mà nơi đó tinh thần con người được nuôi dưỡng, nâng đỡ, và được duy trì nhờ Thần khí của Đức Giê-su. Và đây là một danh xưng khác cho đời sống tâm linh.

Tiệm tiến Mục vụ. Phương pháp mà các giám mục sử dụng cho BISA VII trong vòng một năm chuẩn bị, mang tên Chu kỳ Mục vụ, đã được thay thế ở khoá họp về Sự Cỗ vũ–Phát triễn bằng cụm từ Tiệm tiến Mục vụ.

1) BISA VII đã thêm vào chương trình gặp gỡ thường lệ của BISA chiều kích mới của Hoà nhập. Gặp gỡ mang chúng ta gần hơn với thực tại bất định của cái nghèo, nhưng hoà nhập tìm tới cảm nghiệm thực tại ấy từ cách nhìn của chính người nghèo. Gặp gỡ tựa như việc đi tới bác sĩ khám để chẩn đoán bệnh; còn hoà nhập như hành động thăm viếng của một người bạn chân chính bước vào cuộc đối thoại đời thường. Gặp gỡ–Hoà nhập theo nguyên lý căn bản của mầu nhiệm Nhập Thể là bước đầu tiên của Chu kỳ Mục vụ.

2) Giai đoạn thứ hai sau khi Gặp gỡ–Hoà nhập được gọi là Phân tích trên bình diện Xã hội (Phân tích Xã hội). Sử dụng lối phân tích xã hội, chúng ta cố gắng lượng giá mọi hệ thống trong xã hội trên các phương diện xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá và tôn giáo. Đi xa hơn, chúng ta nỗ lực biện phân kế hoạch của Thiên Chúa qua các dấu chỉ thời đại, qua tiếng nói bày tỏ của thời kỳ, qua những biến cố lịch sử cũng như qua nhu cầu và lòng khao khát của mọi dân nước. Ngoài ra, như là một công cụ, phân tích xã hội không thể nắm bắt thoả đáng toàn bộ thực tế. Vì tình trạng tồn tại của sự đổ vỡ nơi chúng ta can dự vào, dẫn tới kết thúc trong sự giả dối do bởi ý thức hệ hoặc lợi ích cá nhân.

Do đó, cần hoàn thiện bản phân tích xã hội với thực tế tôn giáo–văn hoá, phân định không chỉ ở mặt tiêu cực, trói buộc, mà còn các khía cạnh tích cực, mang tính tiên tri mà chúng có thể đem lại nguồn cảm hứng cho đời sống thiêng liêng chân chính.

3) Giai đoạn thứ ba được gọi là Suy tư Thần học, xuất hiện từ di sản tôn giáo–văn hoá Á Châu. Đây là chiều kích chiêm niệm của sự phát triễn con người. Chiêm niệm vốn là nhận thức vượt bậc giúp chúng ta khám phá sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa trong thực tại xã hội. Chiêm niệm hỗ trợ chúng ta ý thức các hiện tượng không thể phân tích được trong thực tại, đồng thời nhờ sự tỏ hiện tiệm tiến của mầu nhiệm thực tại ấy biến đổi chúng ta.

Mầu nhiệm mà Thiên Chúa ưu tiên hiện diện và hoạt động giữa người nghèo là vô phương nhận ra, duy chỉ chiều kích chiêm niệm nội tại mới có thể giúp chúng ta khám phá ra mà thôi. Người nghèo tạo dịp cho chúng ta được nghe rao giảng. Họ mang lại tiềm năng giải phóng mới mẻ cho đời sống thiêng liêng. Chúng ta có thể tìm thấy trong tập quán đạo đức, giá trị văn hoá và việc sống đạo, mà tất cả những yếu tố này hình thành nên linh đạo. Tuy nhiên, để nhận ra các yếu tố này trong linh đạo người nghèo, Giám mục và những ai có khả năng nên tự hoà mình sống lối tu đức chiêm niệm này. Một khi chúng ta đồng điệu với người nghèo trong đời sống tu đức và biện phân giá trị cũng như các nhân tố của nó, thì có lẽ họ sẽ được cảm kích và được khen ngợi như những giá trị đích thật của Tin Mừng: sống đơn sơ, chân thành cởi mở, quảng đại sẻ chia, ý thức cộng đồng và trung thành trong đời sống gia đình.

Giai đoạn này thuộc một trong suy tư thần học trường kỳ. Nó khẳng định Tin Mừng của Nước Thiên Chúa sẽ được hiện thực trong đời sống người nghèo, và Thần khí Đức Giê-su, Đấng Giải Thoát đang hoạt động giữa họ.

4) Hoạch định Mục vụ là giai đoạn thứ tư, nhằm tìm ra phương thức chuyển hoá ba giai đoạn trước thành kế hoạch khả thi và thực tế. Trong suốt thời kỳ thực thi, những kế hoạch này phải được lượng giá bằng cách đổi mới cảm nghiệm gặp gỡ–hoà nhập và tiến trình tiếp diễn của tiệm tiến mục vụ.

5) Bốn giai đoạn này xoay quanh việc Cầu nguyện như mối liên kết giao ước trong đức tin. Chỉ nhờ đời sống tu đức thâm sâu bám chặt vào việc cầu nguyện nội tâm, thì các Giám mục mới có thể cảm nghiệm Chúa trong người nghèo, phản chiếu sự hiện diện ấy ngay lúc này và nơi đây, cũng như nỗ lực thực thi những gì mà Thiên Chúa của lịch sử đang thúc giục Giáo hội hành động cho những ai bị áp bức.

Mặc dù chưa được thử nghiệm ở cấp độ giáo hội địa phương, nhưng tiệm tiến mục vụ là một phương pháp đích thật, có thể biến giáo hội địa phương trở thành Giáo hội của Người nghèo. Và vì nhu cầu thử nghiệm Tiệm tiến Mục vụ mà ý tưởng thành lập Khoa Hoạt động Xã hội Á Châu (AISA) ra đời.

Phần 3: Chương trình AISA (1987 – 1990)

Tư duy Chính yếu. Những tư duy này phát xuất từ BISA VII và Hội thảo về Cỗ vũ–Phát triễn:

1) Phương pháp luận thao tác quy nạp cho sự cỗ vũ và phát triễn của cộng đoàn Ki-tô giáo ở cấp độ địa phương, được gọi là Tiệm tiến Mục vụ.

2) Khía cạnh hoà nhập được thêm vào chương trình gặp gỡ thường lệ. Điều này giúp các tham dự viên gặp gỡ người nghèo, không chỉ như bác sĩ chẩn đoán bệnh tật, mà còn như những người bạn biết cảm thông, am hiểu về di sản tôn giáo–văn hoá là nguồn lực của họ, hầu giúp họ sáng kiến đáp trả trước hoàn cảnh áp bức và bóc lột. Vai trò của tham dự viên là sẵn sàng liên đới, nỗ lực nhằm thay đổi hoàn cảnh sống của người dân.

3) Ở cấp độ giáo phận, sứ mạng của Giáo hội địa phương là hăng hái, nhiệt tâm dẫn dắt, xây dựng các cộng đoàn địa phương của công bình và bác ái.

4) Được BISA VII nhấn mạnh, sứ mạng đặc biệt của Giám mục trong quá trình cỗ vũ toàn thể cộng đoàn chính là trở nên người dẫn dắt trong việc khám phá đời sống tu đức của người dân: lãnh đạo thiêng liêng nâng cao tính đi đầu bằng cách chú trọng linh đạo hiện diện giữa họ.

Các lĩnh vực trong Phương pháp luận Tiệm tiến Mục vụ cần được suy tư nhiều hơn:
1) Mối liên hệ giữa gặp gỡ–hoà nhập và phân tích xã hội; giữa phân tích với suy tư thần học.
2) Phương pháp hoạch định theo những ưu tiên mới mẻ.
3) Cầu nguyện chiêm niệm là cốt lõi của mối tương quan đức tin với Thiên Chúa giữa các dân. Điều này cần được thể hiện rõ ràng hơn trong phụng vụ.

Hàng loạt khoá học AISA được ra đời từ nhu cầu:
1) Củng cố tư duy chính yếu và đào sâu các lĩnh vực trong phương pháp luận mục vụ cần suy tư thêm.
2) Chuẩn bị BISA VIII trong tháng 1 năm 1990 đến năm 1991 với chủ đề “Khám phá Linh đạo của Người nghèo”.
3) Sáng tạo phương pháp, công cụ và kỹ năng hiểu biết Linh đạo của Người nghèo.
4) Đồng lòng cam kết sâu sắc, biến Giáo hội tại Á Châu thành Giáo hội của Người nghèo, đặc biệt quan tâm đến người lao động thuộc mọi ngành nghề như một sự kiện chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ra đời của Thông điệp Rerum Novarum.

Sự ra đời của AISA I. Trong kỳ họp BISA VII, các Giám mục nỗ lực khám phá linh đạo giải phóng cho hoạt động xã hội giữa người nghèo và cho người nghèo.
Một linh đạo mới mẻ sẽ lan rộng công cuộc truyền giáo và ôm trọn kế hoạch của Thiên Chúa dành cho toàn thể tạo vật thật là cấp thiết. Ơn cứu rỗi chỉ dành cho cá nhân chưa đủ; mà phải được dành cho con người trọn vẹn, cho tất cả dân nước, và thậm chí cho cả hoàn vũ. Chắc hẳn linh đạo này không khép kín vào trong, mà đặt để Giáo hội vào vai trò phục vụ toàn thể nhân loại (BISA VI).

Sự nghèo khổ tại Châu Á không đơn thuần về phương diện kinh tế, và lòng đạo đức bình dân từ đó cũng không chỉ mang nét văn hoá mà thôi. Trong đạo đức Á Châu, nghèo khó và đạo đức bình dân đan xen với nhau như thể kết tụ lại tạo nên nét đặc trưng của châu lục này. Hoà chung với từng di sản phong phú về mặt tôn giáo và văn hoá của Á Châu, đặc biệt trong đời sống người nghèo, các Giám mục đã tìm tòi biện phân cho sự thúc đẩy đầy sáng tạo của Thần khí giải thoát mỗi lúc người nghèo đấu tranh hầu tự mình thoát khỏi gọng kềm đàn áp, tình trạng tước đoạt, cũng như nỗ lực xây dựng tinh thần hiệp nhất chân chính giữa mọi người và các dân nước.

Trên phương diện này, rõ ràng, Giám mục đóng vai trò như người dẫn dắt thiêng liêng của giáo phận. Trước hết, ngài chẳng phải là người tổ chức hoặc cộng sự viên các chương trình hoạt động xã hội, mà thật sự là linh hoạt viên, cụ thể: nhờ Thần Khí, ngài nhận ra và xác định thực tế của đời sống thiêng liêng đích thật đang diễn ra trong cả nhóm người nghèo và ban mục vụ lao động.

Linh đạo giải phóng này sẽ thổi sinh khí vào chương trình hoạt động xã hội của toàn thể giáo phận với một đường lối tu đức thích hợp, khi nó đến từ người nghèo và được các Giám mục cũng như những vị hướng dẫn khác khám phá cũng như khen ngợi. Hơn nữa, tinh thần cỗ vũ thiêng liêng sẽ biến đổi mọi hoạt động xã hội thành một động thái truyền giáo, canh tân mục vụ và cảm nghiệm Thiên Chúa. Riêng điều cảm nhận Chúa vừa mang chiều kích chiêm niệm vừa là lời mời gọi bước vào bầu khí chiêm niệm. Niềm hy vọng biến đổi giáo phận và đường hướng tâm linh cho các chính sách mục vụ giáo phận về hoạt động xã hội, chính là mối quan tâm của AISA.

Các Chủ đề và những Mục tiêu: AISA I với chủ đề: “Trở nên Giáo hội của Người nghèo, đặc biệt Quan tâm đến Công nhân trong ngành Công nghiệp”. Đây là chủ đề đầu tiên trong một loạt chủ đề khác nhau sẽ được tổ chức tại nhiều nước Châu Á trong vòng hai năm tới.

Là một nhánh của BISA VII, chuỗi chủ đề của AISA nhắm tới việc trang bị cho mỗi hội đồng Giám mục cấp quốc gia trực thuộc Liên hiệp Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) cơ hội và phương pháp, nhằm đóng góp hữu hiệu cho dịp mừng kỷ niệm bách chu niên thông điệp tạo mở ra kỷ nguyên mới của Đức Giáo Hoàng Leo XIII Rerum Novarum (1891).

Các Giám mục tự hỏi rằng: “Trong thời điểm năm 1990-91, Giáo huấn Xã hội Công Giáo được kỷ niệm tròn 100 năm. Vậy chúng ta đã và đang thực thi những Giáo huấn ấy như thế nào?”

Mục tiêu đặc trưng hơn của mỗi AISA trong loạt chủ đề này là: lập ra kế hoạch gồm những bước cụ thể cần thiết cho các cấp giáo phận, quốc gia và châu lục; biến Giáo hội Á Châu thành Giáo hội của Người nghèo, quan tâm đặc biệt tới bộ phận người nghèo; liên kết mọi phương diện tôn giáo–văn hoá trong đời sống người lao động với các khía cạnh xã hội–kinh tế–chính trị thông qua cầu nguyện và phụng vụ.

Chương trình tổng thể của AISA I được cảm nghiệm như một tiến trình trường kỳ tiếp diễn của hành động và suy tư.

Bệ phóng Thuận lợi. AISA I trải qua những hoàn cảnh thuận lợi nhất trước lúc được quyết định tổ chức. Hai lần ‘trật đường ray’ khi hai quốc gia đăng cai đầu tiên rút lui, chỉ vỏn vẹn ba tháng trước ngày ấn định, mọi việc chuẩn bị phải khởi sự lại từ đầu ba lần.

Trong thời gian lo lắng tìm kiếm một giáo phận đăng cai mới, thì ban tổ chức từ Văn phòng Phát triễn Con người (OHD) chợt đến thực hiện một cuộc phỏng vấn Đức ông Alfredo Sta. Ana, thuộc Giáo phận An-ti-pô-lô, mà ngài đã từng xuất hiện trên Bản tin NASSA. Các bài phỏng vấn xoay quanh ý kiến của ngài về tình hình nhân công và những chương trình lao động trong giáo phận. Sau khi họp bàn với các Giám mục và nhân viên LUSSA (Ban Thư ký Hoạt động Xã hội vùng Luzon), OHD quyết định nài nỉ giáo phận An-ti-pô-lô đăng cai cho AISA I.

Dường như Giáo phận An-ti-pô-lô là địa điểm lý tưởng cho AISA I, xét về khía cạnh mà hội nghị chú tâm đặc biệt vào thành phần người lao động trong ngành công nghiệp. Giáo phận sở hữu chương trình nhân công hiện hành và tại 9 giáo xứ vô số người công nhân lao động ngành công nghiệp tập trung. Vốn dĩ An-ti-pô-lô cũng là khung cảnh của hàng loạt cuộc đình công tại nhà máy công nghiệp lớn.

Sau cùng, AISA I được tổ chức tại An-ti-pô-lô, Rizal, Phi-luật-tân, từ 28/8 đến 5/9, với sự cộng tác của Đức Giám Mục Protacio Gungon, Đức ông Sta. Ana, các linh mục, tu sĩ nam nữ và tình nguyện viên từ các giáo xứ trong Giáo phận An-ti-pô-lô, cũng như có sự hiện diện của NASSA và LUSSA.

AISA I gồm 55 tham dự viên, hầu hết công nhân, nhiều linh mục, số ít tu sĩ nam nữ và 2 Giám mục. Một số đến từ Nhật Bản, Hồng Kong, Pa-kis-tan, Băng-la-đesh, Sri Lan-ka, Đức quốc, và Văn phòng Caritas Quốc tế trụ sở Á Châu.

12 nhân vật vị vọng đến từ Giáo hội, các văn phòng lao động Phi-luật-tân (gồm chính phủ và tư nhân), giáo sư chuyên ngành và công nhân cũng được mời tham dự.

AISA I là sự kiện đáng nhớ. Không chỉ đánh dấu khởi đầu của những nỗ lực tiến bộ nghiêm túc nhằm đưa các cuộc thảo luận, suy tư từ 7 BISA xuống cấp độ giáo phận, mà còn chính thức lan toả ảnh hưởng, trong lúc cuộc đảo chính đẫm máu xảy ra tại Ma-ni-la, do lực lượng quân đội phản bội xúi giục chống lại chính quyền Tổng thống Corazon Aquino mà đang dàn binh bố trận chống trả.

Từ nhà tĩnh tâm toạ lạc trên đồi, tham dự viên chứng kiến phi cơ chiến đấu ném bom các Trụ sở Lực lượng Vũ trang tại Căn cứ A-gui-nal-đô. Khi về chiều, mặt trời lặn, cuộc đảo chính đã bị dẹp tan. Ngay lúc ấy, các tham dự viên sẵn sàng chia thành từng nhóm đi đến những nơi tại giáo phận để thực hiện chương trình gặp gỡ–hoà nhập kéo dài trong 3 ngày.

(Còn tiếp)