CHÚA NHẬT IV TN (B)
Đệ Nhị Luật 18: 15-20; T. vịnh 95; 1Côrintô 7: 32-35; Mácco 1: 21-28

Người thời xưa tin rằng loài người không thể đến tiếp cận trực diện Thiên Chúa. Họ sẽ không thể tồn tại được trước mặt Đấng Uy Quyền và Thánh Thiện. Chúng ta nghe điều đó trong bài đọc thứ nhất của sách Đệ Nhị Luật. Dân chúng xin ông Môsê: “Chúng tôi không dám nghe tiếng Dức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa. Chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn này nữa, kẻo phải chết". Rồi họ xin ông Môsê làm trung gian thay mặt cho họ với Thiên Chúa. Thiên Chúa chấp nhận sự kính trọng của dân chúng và Ngài lại còn làm hơn nữa là Ngài hứa sẽ có một ngôn sứ lớn như ông Môsê từ dòng tộc của họ, ngôn sứ đó sẽ đem lời Thiên Chúa đến cho dân chúng.

Sau 400 năm không có ngôn sứ. Chúa Giêsu xuất hiện trong hoàn cảnh thông thường. Thường thì các ngôn sứ bắt đầu lời nói bằng câu "Thiên Chúa đã phán". Nhưng, trong suốt các Phúc âm; Chúa Giêsu khởi sự rao giảng với lời "Tôi nói với anh em" như là lời người có quyền uy. Hôm nay Chúa Giêsu dùng quyền uy đuổi quỷ dữ ra khỏi một người và sau đó dùng lời của Ngài chữa lành. Tất cả những việc tốt lành đó đã mạc khải quyền chữa lành của Thiên Chúa. Hôm nay ngài đã loại bỏ một thế lực tà ác. Đấy là một ngày mới - ngày có sự hiện diện ơn cứu độ của Thiên Chúa. Sau khi Chúa Giêsu sống lại, các môn đệ của Ngài sẽ thấy là Ngài không chỉ là một ngôn sứ như ông Môsê, nhưng Ngài đích thật là sự hiện diện thực sự trong cá thể của đấng thiêng liêng đang làm việc ở giữa họ.

Mối quan hệ giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa lại còn được thể hiện qua quyền năng của lời Ngài. Như lời Đức Chúa phán “Hãy có ánh sáng”, và lời phán của Chúa Giêsu đã mang lại ánh sáng, xua tan bóng tối âm u do tội lỗi gây ra. Lời của Ngài vang trong hội đường “hãy lặng thinh” đã mở mắt cho người mù, mở tai người điếc, và cho người chết sống lại. Lời của Thiên Chúa qua lời rao giảng của Chủa Giêsu đã mang đến ánh sáng trong bóng tối âm u của tâm hồn con người vì sự thiếu hiểu biết và hậu quả của tội lỗi gây ra.

Hôm nay, thánh Máccô cho thấy rõ ràng là Chúa Giêsu đã thực hiện lời hứa của Thiên Chúa với ông Môsê và cho toàn dân chúng. Nói qua lời ông Môsê Thiên Chúa hứa: "Ta sẽ ban cho các anh em một ngôn sứ giống như ông Môsê qua dòng họ của anh em và Ta sẽ đặt lời Ta vào miệng ngôn sứ đó...” Chúng ta đã thấy trong suốt Phúc âm này, dân chúng đã có những phản ứng chậm chạp như thế nào trong việc đáp lại lời Thiên Chúa đã nói: "một ngôn sứ như ông Môsê". Nhưng, trong bài Phúc âm hôm nay, chúng ta đã thấy các ác thần đã nhanh chóng nhận ra quyền uy cúa Chúa Giêsu và đáp lại lời Ngài nói "hãy im đi! hãy ra khỏi người này". Chúa Giêsu không để quỷ dữ nói về Ngài, vì lời của quỷ dữ không xuất phát từ đức tin, nhưng là bởi sự ghen tỵ và chống đối.

Hãy nhớ rằng ông Gioan Tẩy Giả đã hứa là một Đấng sẽ đến sau ông, sẽ có quyền năng hơn ông ta, và sẽ làm phép rửa qua Chúa Thánh Thần (Mc 1:8). Trong hội đường, thánh Máccô cho thấy là Chúa Giêsu đã đến bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần để chiến thắng sự dữ, và những thần ô uế mà chúng ta phải gặp hằng ngày trong những việc nhỏ và việc lớn do chúng đã bày ra. Mạng xã hội, tin tức trên truyền hình cáp, trên các trang nhất của báo chí cho thấy vô số những biểu hiện của các ác trong xã hội chúng ta và trên toàn thế giới, Như việc gì? Hãy nhớ việc bạo hành xông vào toà nhà quốc hội hôm 6 tháng1; sự nghiện ngập ma tuý đã làm cho hàng triệu người Hoa kỳ bị nô lệ; sự bất công kỳ thị chủng tộc trong xã hội chúng ta; số đông người nghèo đã sống cơ cực trong tù túng và chật hẹp - và còn bao nhiêu điều khác nữa!

Ngoại trừ các quỷ dữ trong thế gian, những thần ngỗ nghịch không theo một luật lệ đã phá rối đời sống cá nhân của chúng ta phải không? Nếu Chúa Giêsu cứu chúng ta ra khỏi các quỷ dữ, đời sống chúng ta sẽ thay đổi như thế nào, và sự thay đổi đó sẽ nói với người khác về quyền năng của Chúa Giêsu phải không? Vậy chúng ta có nên quay về Chúa Giêsu, và một lần nữa xin Ngài nói lời quyền uy để giải thoát chúng ta ra khỏi các quỷ dử đã chiếm đoạt chúng ta, hay một phần trong đời sống chúng ta ngay bây giờ phải không?

Khi dân chúng trong hội đường chứng kiến quyền năng của Chúa Giêsu trên các quỷ dữ họ rất ngạc nhiên và khâm phục. Nhưng, ngạc nhiên và khâm phục không làm cho họ trở nên môn đệ của Chúa Giêsu. Chứng kiến sự biểu lộ uy quyền và sức mạnh của Chúa Giêsu đòi hỏi nhiều nghĩ suy cho những người có mặt ở đó. Thật ra, trong Phúc âm thánh Máccô những người kinh ngạc bởi những việc làm lớn lao của Chúa Giêsu đã gán cho Ngài uy quyền có được đó là của quỷ dử, còn những người khác sẽ cho là Chúa Giêsu là "người điên rồ". Vậy thì lời giảng dạy và uy quyền của Chúa Giêsu đã thách thức những người đang có mặt ở đây yếu tố về đức tin trong Ngôi Lời như thánh Máccô đã loan báo ngay từ đầu Phúc âm là "Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa" thì sao. Thật đáng buồn cười là trong phần cuối của Phúc âm thánh Máccô, chính viên đại đội trưởng La mã đứng dưới chân thập tự đã nói lên sự thật mà Phúc âm đã loan báo từ đầu "quả thật, người này là Con Thiên Chúa" thì sao (Mc 15:39).

Đám đông dân chúng kinh ngạc khi chứng kiến những việc lớn lao Chúa Giêsu làm và nghe lời Ngài giảng dạy, họ hỏi: "Điều đó là gì?" (hay "Điều ấy có ý nghĩa gì?). Phúc âm cũng đặt nơi chúng ta câu hỏi đó, và thách thức các môn đệ của Chúa Giêsu là chúng ta có chấp nhận Ngài hay không chấp nhận Ngài theo lối sống của Ngài không? Và nếu chúng ta chấp nhận, chúng ta có sẽ thật lòng dấn thân sâu vào sinh hoạt với Ngài? Chúng ta có chấp nhận làm đúng với lời dạy của Chủa Giêsu về lòng tha thứ và thương yêu tha nhân, nhất là những đang khốn khó cần được giúp đở giữa chúng ta không? Khi Phúc âm loan báo, đây là "một lời dạy dổ đầy quyền uy", chúng ta có tiếp tục suy ngẫm về lời Chúa Giêsu giảng dạy, chấp nhận uy quyền của lời đó để chúng ta có thể trưởng thành như môn đệ của Ngài không?

Nhiều người rụt rè khi chia sẻ đức tin của mình với kẻ khác. Nếu chúng ta nói lên điều gì Chúa Giêsu đã giảng dạy cho chúng ta vậy chúng ta có được quyền của Ngài xức dầu trên chúng ta không? Những lời có thể phá tan bóng tối âm u và sợ hãi và đồng thời chữa lành cho tâm hồn đau khổ không? Nếu chúng ta sống như là môn đệ của Chúa Giêsu thì chúng ta sẽ chia sẻ truyền sức sống trong lời giảng dạy của Ngài cho tất cả mọi người không? Nói cách khác, các môn đệ của Chúa Giêsu là dấu chỉ uy quyền về Triều Đại Thiên Chúa, quyền lực của Ngài trong thề giới.

Chúng ta tin tưởng vào lời Chúa Giêsu, chúng ta tin tưởng là Ngài sẽ tiếp tục trung thành với chúng ta trong khi Ngài gởi các ngôn sứ thời nay để dạy chúng ta lối sống của Ngài qua lời họ nói và gương mẫu họ làm. Theo ánh sáng Phúc âm chúng ta hỏi: Ai nói vói chúng ta với uy quyền? Đức Thánh Cha, vị Tổng Thống, một giáo viên, một người thân thương, các thánh hay các giáo sư thần học v.v...? Ai là những người giúp chúng ta hình thành lương tâm và cho chúng ta thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống cúa chúng ta và trên thế giới? Ai giúp chúng ta giải thích ý muốn của Thiên Chúa? Chúng ta cần những người thầy, các chức sắc tôn giáo và thế tục; để giúp chúng ta tạo dựng khuôn mẫu cuộc sống theo Chúa Giêsu, quyền lực của sự dữ luôn hiện hữu trên trần gian. Nhưng, quyền uy của Thiên Chúa qua Thần Khí của Chúa Giêsu có thể giúp chúng ta chiến thắng quỷ dữ.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

4th SUNDAY (B)
Deuteronomy 18: 15-20; Psalm 95; 1Corinthians 7: 32-35; Mark 1: 21-28

Ancient people believed that mere humans could not approach God face to face. They would not survive the encounter with the all-powerful and holy One. We hear this reflected in our first reading from Deuteronomy. The people request of Moses, "Let us not again hear the voice of the Lord, our God, nor see this great fire anymore lest we die." So, they asked Moses to act as their intermediary with God. God accepts their reverential awe and even goes further, promising them another great prophet who, like Moses, will bring God’s word to the people.

After 400 years without a prophet Jesus appears on the scene. Normally prophets begin speaking with the words, "Thus says the Lord." But throughout the gospel Jesus begins his preaching with, "I say to you." As we plainly see in today’s gospel his words are effective, doing what they say. His words have authority – Jesus has authority. Today he casts out an evil power, later his word will bring about healings. All these good works reveal the saving presence of God. It is a new day – the day of the Lord. After the resurrection, Jesus’ disciples will come to realize he wasn’t just another prophet like Moses, but was the real and personal presence of the divine at work in their midst.

Jesus’ relationship to God is also shown by the power of his words. Just as God said, "Let there be light," so Jesus’ word brings light, driving out the darkness caused by sin. The word he speaks in the synagogue, "Be quiet," will later calm the storm. His words will open the eyes of the blind, the ears of the deaf and raise the dead to life. God’s word in Jesus’ teaching also brings light into the darkness of people’s minds caused by ignorance and sin.

Today Mark clearly shows that Jesus is the fulfillment of God’s promise to Moses and the people. Speaking through Moses God had promised, "I will raise up for them a prophet like you from among their kin and will put my words into his mouth…." We will note throughout this gospel how slow the people are to respond to this "one like Moses." But, as today’s passage shows, the evil spirits are quick to recognize Jesus’ authority and respond to his word, "Quiet! Come out of him." He will not let them speak about him because their words will not flow from faith, but from rivalry and hostility.

Remember that John the Baptist had promised the one who was to come after him would be mightier than he and would baptize with the Holy Spirit (1:8). In the synagogue Mark shows that Jesus has come with the promised power of the Spirit to overcome evil and the unclean spirits we face daily in their small, or large manifestations. The Internet, cable news and the front pages of our newspapers show us the myriad manifestations of evil in our society and world. Like what? Recall the violent displays in our Capitol on January 6; the addiction that enslaves millions in our country; the racial injustices throughout our systems; the disproportionate numbers of the poor in our prisons...and so much more.

Besides the unclean spirits in our world, what unruly spirits disrupt our personal lives? If Jesus would deliver us from them how would our lives change and what would that change say to others about Jesus’ power and authority? Shall we turn to him again and ask him to speak a powerful word to free us from whatever spirits are claiming all, or parts of our lives, right now?

When the people in the synagogue witnessed Jesus’ power over the evil spirit they were astonished. But amazement and admiration do not disciples make. Witnessing the manifestation of Jesus’ authority and power required more from those present. In fact, in Mark’s gospel, the very same people who were astonished by his powerful deeds will attribute his power to the devil, others will claim that he is "out of his mind." So, Jesus’ teachings and acts of power challenged those present, and us who hear the gospel today, to make an act of faith in the one Mark announced from the very opening of his gospel as, the "Son of God." Isn’t it ironic that at the end of Mark’s gospel it is the soldier at the foot of the cross who voices the truth that the gospel has been proclaiming from the beginning, "Truly, this man was the Son of God." (15:39).

The stunned crowd who witnessed Jesus’ powerful work and heard his teaching asked, "What is this?" (Or, "What does this mean?") The gospel poses the same question to us, challenging Jesus’ disciples, whether or not we accept him and his way of life? And if we do, how deeply committed are we to him? Are we true to his teachings about forgiveness and love of neighbor, especially the neediest among us? Since the gospel announces what is being introduced is "a new teaching with authority," do we continue to reflect on his teachings, accept their authority so we can grow as his disciples?

Many are timid about sharing their faith with another. If we speak out of what Jesus has taught us our words will also have his anointing power; words that can drive out darkness and fear and bring healing to distressed spirits If we live as Jesus’ disciples then we will communicate the authority and life his teachings have for all people. In other words, Christ-living disciples are powerful signs of God’s kingdom, God’s authority in the world.

We have confidence in Jesus’ words. We trust he will continue to be faithful to us as he sends us modern prophets to teach us his ways by their words and example. In light of the gospel we ask: who speaks to us with authority? The Pope, the president, a teacher, a loved one, the saints, theologians, etc.? Who are those who help us form our conscience and show us the presence of God in our lives and in the world? Who helps us interpret God’s will? We need teachers, religious and even secular, to help us pattern our lives on Jesus. The power of evil is very present in our world, but God’s power through the Spirit of Jesus can help us overcome it.