Tuần trước Phúc Âm thánh Marcô ghi lại việc Đức Kitô nâng người bệnh dậy ngụ í dẫn đến việc Đức Kitô nâng tất cả môn đệ Ngài lên Chúa Cha. Tất cả cùng được vui sống với Ngài trong nước Chúa. Tuần này, thánh Marcô lại giúp chúng ta hiểu thêm về sứ mạng Đức Kitô nơi trần thế qua câu chuyện chữa bệnh cho người phong cùi. Luật Do Thái cấm người cùi đi gần người mạnh, và cấm người mạnh đụng chạm đến người cùi. Cấm ngặt như thế với mục đích ngăn ngừa việc lây, nhiễm bệnh.
Nghe tin Đức Kitô đang ở gần, người phong cùi tiến về phía Đức Kitô, anh ta quì gối van xin 'Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho con được sạch' Mk 1,40. Người phong hủi chưa bao giờ chứng kiến việc Đức Kitô chữa bệnh, nhưng anh ta nghe nói rất nhiều về Người. Toàn là tin tốt lành, tin tuyệt hảo, vì thế anh ta mạnh dạn nài van, xin Ngài chữa. Tâm trạng của một người có quá nhiều kinh nghiệm bị xã hội ruồng rẫy, bị coi thường, nhiều lần bị từ chối, nên người cùi rất cẩn trọng khi xin ăn, hay nhờ vả điều gì vì thế nên anh dùng chữ 'nếu'. Chữ 'nếu' ở đây cho biết người phong cùi đặt rất nhiều hy vọng vào Đức Kitô. Anh ta cũng tôn trọng quyền tự do của Đức Kitô. Nếu Ngài muốn thì con được khỏi, nếu Ngài không muốn bệnh con vẫn nguyên vẹn. Con buồn, con đau khổ, nhưng không giận, hay tủi hổ bởi con biết thân phận người cùi. Niềm hy vọng của người phong cùi cho thấy bất cứ ai đặt niềm tin, và hy vọng vào Đức Kitô sẽ không thất vọng bao giờ. Đức Kitô đáp lại lời anh yêu cầu, Ngài đặt tay trên anh phán bảo. 'Tôi muốn, anh được sạch' Mk 1,42. Lập tức bệnh cùi biến khỏi anh ta. Đức Kitô chữa bệnh phong cùi là dấu chỉ cho biết sức mạnh nơi Ngài mãnh liệt hơn mọi đau khổ nhân loại đang gánh chịu. Đức Kitô sẵn sàng đón nhận mọi thương tật, đau khổ của nhân loại đang oằn oại trên thân xác trên Ngài.
Thứ nhất, người phong cùi đã không làm cho Đức Kitô nhiễm bệnh. Ngài sẵn sàng đón nhận bệnh cùi của anh. Ngài còn ban cho anh ơn thánh sủng, ơn khỏi bệnh và được sạch trong, hoàn lại cho anh quyền lợi đầy đủ của một thành viên trong cộng đoàn. Trước đây anh bị bạc đãi, xua đuổi, cấm đoán, gặp Đức Kitô anh được hưởng mọi ân huệ xã hội nơi anh đang sống.
Thứ hai, trước khi gặp Đức Kitô, việc di chuyển của anh cùi bị hạn chế. Sau khi gặp Đức Kitô, anh khỏi bệnh, anh được tự do đi lại. Đức Kitô trái lại, bị giới hạn trong việc di chuyển, 'Người không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành' Ml 1,45. Làm phước bị thiệt. Sức mạnh chữa bệnh nơi Đức Kitô trở thành nguyên nhân giới hạn việc Ngài tự do di chuyển.
Thứ ba, luật thời đó đòi hỏi người mắc bệnh phong cùi phải ở nơi hoang vắng, ngoài thành, nơi ít người lai vãng. Anh phong cùi phạm luật đến gần Đức Kitô và Đức Kitô cũng phạm luật, tay Ngài chạm vào anh cùi. Theo luật Ngài trở thành ô uế, cần phải thanh tẩy.
Thứ tư, bởi Đức Kitô không thể đi lại tự do, nên dân chúng hàng, lũ kéo đến gặp Ngài, 'Dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người'. Mk 1,45. Điều này cho biết nơi đâu Thiên Chúa ngự trị, nơi đó có đông đảo dân chúng tụ họp, và ngược lại nơi đâu có môn đệ Đức Kitô, Ngài sẽ ngự giữa họ.
Việc Đức Kitô thay ngôi, đổi vị cho con người cho biết Ngài sẵn sàng thay đổi ngôi vị Con Chúa Trời cao, đón nhận địa vị phàm nhân của nhân loại. Việc thay ngôi đổi vị đầu tiên là ngày lễ mừng Chúa Giáng Sinh ra đời chúng ta mừng kính mấy tuần cách đây. Con Chúa Trời xuống thế làm người ở giữa chúng ta, đón nhận thân phận con người như chúng về mọi mặt, ngoại trừ tội lỗi. Là thân phận con người phàm nhân, Đức Kitô đón nhận mọi đau khổ, đói khát, đau đớn, lo lắng, cô đơn và cuối cùng chấp nhận chết đau thương trên thập tự. Ngài làm thế để nâng môn đệ Ngài lên cùng Chúa Cha. Việc đổi ngôi vị cuối cùng chính là chấp nhận chết thay môn đệ để cứu các môn đệ, 'Các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi' Gn. 18,8.
Ba ngày sau khi sống lại từ cõi chết, Đức Kitô tìm gặp các môn đệ, ban cho các ông nguồn sống. Những ai tin theo Đức Kitô, trở thành môn đệ Đức Kitô cũng thừa hưởng sự sống trường sinh Đức Kitô ban. Môn đệ Đức Kitô trở thành dân riêng Chúa nơi trần gian, và trở thành con cái Chúa nơi Thiên Quốc.
Sau khi được lành bệnh, người phong cùi thất bại trong việc vâng phục thánh í Đức Kitô. Anh ta đã không câm nín như Đức Kitô dặn anh; trái lại anh vang lời, ca tụng kì công của Đức Kitô. Việc anh bất tuân không phải vì anh phạm thượng hay phạm tội. Trái lại, niềm vui tràn ngập lòng anh khiến anh không thể cầm giữ được niềm vui, và nó bộc phát cách chân thành. Niềm vui trong lòng tràn lan, lớn mạnh hơn sức chịu đựng câm nín nên anh vang lời hoan ca.
Một trong các nhiệm vụ của linh mục thời đó là loan báo người này sạch bệnh, người kia công chính. Thay vì để linh mục loan báo cho cộng đoàn biết anh đã sạch bệnh, anh cùi tự làm công việc của linh mục. Anh hoan ca loan báo cùng mọi người anh đã sạch bệnh. Chúng ta cũng nên biết chính Đức Kitô là Đấng chữa bệnh cho anh cùi. Linh mục không có khả năng chữa bệnh. Linh mục chỉ làm công việc loan báo kì công Thiên Chúa thực hiện, loan báo tin vui cho cộng đoàn. Là người đại diện tiếng nói của Đức Kitô công bố tin vui do chính Đức Kitô thực hiện.
Chúng ta dâng lời cảm tạ Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn làm môn đệ, làm con Chúa. Chúng ta xin ơn trung thành với Đức Kitô để xứng đáng hưởng phúc trường sinh trong nước Chúa.
TiengChuong.org
Role Exchange
Last week we looked at the phrase 'raise up' to mean Jesus raised the human race up to the state of original creation, and finally Jesus raised His disciples up to be God's children. This week we look at the roles changing in the healing story of the leper. To avoid contamination of incurable disease; leprosy of any kind meant that person had to live away from others in his or her community. Knowing Jesus was nearby, the leper came and was on his knees pleading with Him, 'If you want to, you can cure me' Mk 1,.40 . The leper probably had heard about Jesus' healing power, and he asked Jesus to cure him. The word 'if' expressed the hope the leper had in Jesus. This confirmed that those who had hope in Jesus would never go away empty handed. Jesus satisfied the leper's hope. 'Of course I want to! He said. 'Be cured! Mk 1,42'. Jesus' healings were the signs of God's power to overcome human beings' misery. Jesus was willing to take the leper's unclean and unholy state upon himself.
First, it was not the leper who transmitted his uncleanness to Jesus; instead Jesus took his disease on Himself. He gave the leper His holiness, and that made him clean.
Second, before meeting Jesus, the leper was restricted in his movements; after meeting Jesus, the leper was free to move around; while 'Jesus could no longer go openly into any town, but had to stay outside in places where nobody lived' Mk 1,45. Jesus' power to heal now became the cause of His loss of freedom, and He 'could no longer to go openly'.
Third, the law at the time required a leper to stay away from others. The leper breached this code by approaching Jesus, and Jesus breached it by touching the leper.
Fourth, because Jesus could not go openly. He was in isolation, but not for long because, 'people from all around would come to Him' Mk 1,45. Where God was, there would be God's people, and vice versa.
The role changing in Jesus' life was leading to the reality that Jesus came to the world to take away our misery and sin on Himself. Jesus' very first act of role changing was the Incarnation. Jesus chose to come into this world to be one of us in all ways, except sin. Through this role changing, we know that Jesus gave up His own life to save His disciples' lives. Jesus rose from death to give His disciples eternal life. Jesus exchanged His own will to do the Father's will, and the Father's will was to raise the human race to be God's children.
After being healed the leper failed to carry out Jesus' instruction. Jesus told him to tell no one about it, but to show himself to the priest and make the offering. The leper couldn't keep quiet. The leper didn't mean to dishonour Jesus, but rather his Jubilation was so great that it was bursting from his heart. He felt the urge to praise God at the top of his voice. It should be the priest who makes the announcement to the community; instead the leper took the priest's role in announcing to the community that he was cured. We also notice that God was the Healer. The priests were not; they were acting as God's voice announcing to the community the state of a person.
We thank God for rescuing us and makes us God's children. We pray that God's Word cleans and renews us, and God's power leads us to eternal life.
Nghe tin Đức Kitô đang ở gần, người phong cùi tiến về phía Đức Kitô, anh ta quì gối van xin 'Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho con được sạch' Mk 1,40. Người phong hủi chưa bao giờ chứng kiến việc Đức Kitô chữa bệnh, nhưng anh ta nghe nói rất nhiều về Người. Toàn là tin tốt lành, tin tuyệt hảo, vì thế anh ta mạnh dạn nài van, xin Ngài chữa. Tâm trạng của một người có quá nhiều kinh nghiệm bị xã hội ruồng rẫy, bị coi thường, nhiều lần bị từ chối, nên người cùi rất cẩn trọng khi xin ăn, hay nhờ vả điều gì vì thế nên anh dùng chữ 'nếu'. Chữ 'nếu' ở đây cho biết người phong cùi đặt rất nhiều hy vọng vào Đức Kitô. Anh ta cũng tôn trọng quyền tự do của Đức Kitô. Nếu Ngài muốn thì con được khỏi, nếu Ngài không muốn bệnh con vẫn nguyên vẹn. Con buồn, con đau khổ, nhưng không giận, hay tủi hổ bởi con biết thân phận người cùi. Niềm hy vọng của người phong cùi cho thấy bất cứ ai đặt niềm tin, và hy vọng vào Đức Kitô sẽ không thất vọng bao giờ. Đức Kitô đáp lại lời anh yêu cầu, Ngài đặt tay trên anh phán bảo. 'Tôi muốn, anh được sạch' Mk 1,42. Lập tức bệnh cùi biến khỏi anh ta. Đức Kitô chữa bệnh phong cùi là dấu chỉ cho biết sức mạnh nơi Ngài mãnh liệt hơn mọi đau khổ nhân loại đang gánh chịu. Đức Kitô sẵn sàng đón nhận mọi thương tật, đau khổ của nhân loại đang oằn oại trên thân xác trên Ngài.
Thứ nhất, người phong cùi đã không làm cho Đức Kitô nhiễm bệnh. Ngài sẵn sàng đón nhận bệnh cùi của anh. Ngài còn ban cho anh ơn thánh sủng, ơn khỏi bệnh và được sạch trong, hoàn lại cho anh quyền lợi đầy đủ của một thành viên trong cộng đoàn. Trước đây anh bị bạc đãi, xua đuổi, cấm đoán, gặp Đức Kitô anh được hưởng mọi ân huệ xã hội nơi anh đang sống.
Thứ hai, trước khi gặp Đức Kitô, việc di chuyển của anh cùi bị hạn chế. Sau khi gặp Đức Kitô, anh khỏi bệnh, anh được tự do đi lại. Đức Kitô trái lại, bị giới hạn trong việc di chuyển, 'Người không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành' Ml 1,45. Làm phước bị thiệt. Sức mạnh chữa bệnh nơi Đức Kitô trở thành nguyên nhân giới hạn việc Ngài tự do di chuyển.
Thứ ba, luật thời đó đòi hỏi người mắc bệnh phong cùi phải ở nơi hoang vắng, ngoài thành, nơi ít người lai vãng. Anh phong cùi phạm luật đến gần Đức Kitô và Đức Kitô cũng phạm luật, tay Ngài chạm vào anh cùi. Theo luật Ngài trở thành ô uế, cần phải thanh tẩy.
Thứ tư, bởi Đức Kitô không thể đi lại tự do, nên dân chúng hàng, lũ kéo đến gặp Ngài, 'Dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người'. Mk 1,45. Điều này cho biết nơi đâu Thiên Chúa ngự trị, nơi đó có đông đảo dân chúng tụ họp, và ngược lại nơi đâu có môn đệ Đức Kitô, Ngài sẽ ngự giữa họ.
Việc Đức Kitô thay ngôi, đổi vị cho con người cho biết Ngài sẵn sàng thay đổi ngôi vị Con Chúa Trời cao, đón nhận địa vị phàm nhân của nhân loại. Việc thay ngôi đổi vị đầu tiên là ngày lễ mừng Chúa Giáng Sinh ra đời chúng ta mừng kính mấy tuần cách đây. Con Chúa Trời xuống thế làm người ở giữa chúng ta, đón nhận thân phận con người như chúng về mọi mặt, ngoại trừ tội lỗi. Là thân phận con người phàm nhân, Đức Kitô đón nhận mọi đau khổ, đói khát, đau đớn, lo lắng, cô đơn và cuối cùng chấp nhận chết đau thương trên thập tự. Ngài làm thế để nâng môn đệ Ngài lên cùng Chúa Cha. Việc đổi ngôi vị cuối cùng chính là chấp nhận chết thay môn đệ để cứu các môn đệ, 'Các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi' Gn. 18,8.
Ba ngày sau khi sống lại từ cõi chết, Đức Kitô tìm gặp các môn đệ, ban cho các ông nguồn sống. Những ai tin theo Đức Kitô, trở thành môn đệ Đức Kitô cũng thừa hưởng sự sống trường sinh Đức Kitô ban. Môn đệ Đức Kitô trở thành dân riêng Chúa nơi trần gian, và trở thành con cái Chúa nơi Thiên Quốc.
Sau khi được lành bệnh, người phong cùi thất bại trong việc vâng phục thánh í Đức Kitô. Anh ta đã không câm nín như Đức Kitô dặn anh; trái lại anh vang lời, ca tụng kì công của Đức Kitô. Việc anh bất tuân không phải vì anh phạm thượng hay phạm tội. Trái lại, niềm vui tràn ngập lòng anh khiến anh không thể cầm giữ được niềm vui, và nó bộc phát cách chân thành. Niềm vui trong lòng tràn lan, lớn mạnh hơn sức chịu đựng câm nín nên anh vang lời hoan ca.
Một trong các nhiệm vụ của linh mục thời đó là loan báo người này sạch bệnh, người kia công chính. Thay vì để linh mục loan báo cho cộng đoàn biết anh đã sạch bệnh, anh cùi tự làm công việc của linh mục. Anh hoan ca loan báo cùng mọi người anh đã sạch bệnh. Chúng ta cũng nên biết chính Đức Kitô là Đấng chữa bệnh cho anh cùi. Linh mục không có khả năng chữa bệnh. Linh mục chỉ làm công việc loan báo kì công Thiên Chúa thực hiện, loan báo tin vui cho cộng đoàn. Là người đại diện tiếng nói của Đức Kitô công bố tin vui do chính Đức Kitô thực hiện.
Chúng ta dâng lời cảm tạ Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn làm môn đệ, làm con Chúa. Chúng ta xin ơn trung thành với Đức Kitô để xứng đáng hưởng phúc trường sinh trong nước Chúa.
TiengChuong.org
Role Exchange
Last week we looked at the phrase 'raise up' to mean Jesus raised the human race up to the state of original creation, and finally Jesus raised His disciples up to be God's children. This week we look at the roles changing in the healing story of the leper. To avoid contamination of incurable disease; leprosy of any kind meant that person had to live away from others in his or her community. Knowing Jesus was nearby, the leper came and was on his knees pleading with Him, 'If you want to, you can cure me' Mk 1,.40 . The leper probably had heard about Jesus' healing power, and he asked Jesus to cure him. The word 'if' expressed the hope the leper had in Jesus. This confirmed that those who had hope in Jesus would never go away empty handed. Jesus satisfied the leper's hope. 'Of course I want to! He said. 'Be cured! Mk 1,42'. Jesus' healings were the signs of God's power to overcome human beings' misery. Jesus was willing to take the leper's unclean and unholy state upon himself.
First, it was not the leper who transmitted his uncleanness to Jesus; instead Jesus took his disease on Himself. He gave the leper His holiness, and that made him clean.
Second, before meeting Jesus, the leper was restricted in his movements; after meeting Jesus, the leper was free to move around; while 'Jesus could no longer go openly into any town, but had to stay outside in places where nobody lived' Mk 1,45. Jesus' power to heal now became the cause of His loss of freedom, and He 'could no longer to go openly'.
Third, the law at the time required a leper to stay away from others. The leper breached this code by approaching Jesus, and Jesus breached it by touching the leper.
Fourth, because Jesus could not go openly. He was in isolation, but not for long because, 'people from all around would come to Him' Mk 1,45. Where God was, there would be God's people, and vice versa.
The role changing in Jesus' life was leading to the reality that Jesus came to the world to take away our misery and sin on Himself. Jesus' very first act of role changing was the Incarnation. Jesus chose to come into this world to be one of us in all ways, except sin. Through this role changing, we know that Jesus gave up His own life to save His disciples' lives. Jesus rose from death to give His disciples eternal life. Jesus exchanged His own will to do the Father's will, and the Father's will was to raise the human race to be God's children.
After being healed the leper failed to carry out Jesus' instruction. Jesus told him to tell no one about it, but to show himself to the priest and make the offering. The leper couldn't keep quiet. The leper didn't mean to dishonour Jesus, but rather his Jubilation was so great that it was bursting from his heart. He felt the urge to praise God at the top of his voice. It should be the priest who makes the announcement to the community; instead the leper took the priest's role in announcing to the community that he was cured. We also notice that God was the Healer. The priests were not; they were acting as God's voice announcing to the community the state of a person.
We thank God for rescuing us and makes us God's children. We pray that God's Word cleans and renews us, and God's power leads us to eternal life.