Chúa Nhật Lễ Lá, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hãy xin cho được những ơn phi thường
Chủ sự nghi lễ phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá để tưởng nhớ cuộc Khổ nạn của Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến tâm tình cảm mến nội tâm đánh động chúng ta trong thánh lễ này cũng như trong suốt Tuần Thánh.
(Tin Vatican)
Trong hai năm liên tiếp, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Lá bên trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô với một số ít giáo dân và đại diện các nhóm vì đại dịch Coronavirus; nhưng đồng thời, hàng triệu người đã theo dõi theo các chương trình truyền hình và trực tuyến.
Từ ngưỡng mộ đến kinh ngạc
Trong bài giảng vào dịp này, Đức Thánh Cha tập trung suy tư của mình xung quanh cảm giác ngỡ ngàng phụng vụ hôm nay và cả Tuần Thánh sẽ đem lại cho chúng ta, chúng ta khởi đi từ niềm vui chào đón Chúa Giêsu tiến vào thành thánh Giêrusalem trong vinh quang đến nỗi buồn khi thấy Ngài bị kết án tử hình và bị đóng đinh. Chúng ta nghe đám đông hoan hô “Hosanna”, nhưng một vài ngày sau đó, họ lại gào thét lên “Hãy đóng đinh nó”! Đức Thánh Cha trình bày sự tương phản này phản ánh một thực tế nơi mọi người: ‘ngưỡng mộ Chúa Giêsu, nhưng cũng không tín thác vào ngài’. ĐTC cho biết cả hai thuật ngữ về cơ bản là khác nhau: sự ngưỡng mộ “có thể phát nên thành lời” tuân theo sở thích và mong đợi của chính nó, trong khi đó, sự ngạc nhiên lại mở ra cho chúng ta sự ngạc nhiên và sự mới mẻ mà chúng mang lại, cho phép chúng ta thay đổi thái độ và cuộc sống chúng ta. Đức Thánh Cha nói, chúng ta phải vượt lên trên việc ngưỡng mộ Chúa Giêsu, và “hãy tiến bước theo Người, chung chia thử thách với Người và sống trong sự ngỡ ngàng kinh ngạc.”
Vinh quang qua khổ nhục
Đức Thánh Cha nhận xét chính Chúa và Lễ Vượt Qua của Ngài khiến chúng ta kinh ngạc, vì Chúa đạt được vinh quang qua chính sự sỉ nhục; Chúa chiến thắng "bằng cách chấp nhận đau khổ và cái chết, những điều mà chúng ta cố gắng xa tránh trong hành trình tìm kiếm sự ngưỡng mộ và thành công."
Chúa Giêsu đã thực hiện điều này cho chúng ta, bằng mời gọi chúng ta hãy đi vào chiều sâu kinh nghiệm trong chính sự sống và những nỗi yếu hèn của con người! Chúa sống cận kề bên chúng ta và không bỏ rơi chúng ta trong đau khổ và trong cái chết của chúng ta, hầu cứu chuộc chúng ta”. Bằng cách này, Chúa đã “cứu chuộc và biến đổi” những chiến chinh và xung đột thầm kín nhất của chúng ta; "Thiên Chúa chiến thắng, nhưng chiến thắng bằng chính sự đóng đinh tay chân vào thập giá."
Cầu xin ơn phi thường
Đức Thánh Cha lưu ý, một đức tin không còn ngỡ ngàng và ngạc nhiên là một đức tin buồn tẻ, chúng ta nên nhớ “kinh ngạc và ngạc nhiên” trước tình yêu của Chúa Giêsu luôn mang lại sự tha thứ và khả năng phi thường đổi mới. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy “ngước mắt lên thập giá, cầu xin cho được ơn phi thường”, được cảm hóa trước tình yêu vô bờ của Chúa hầu dập tắt đi mọi tiếc nuối mà chúng ta có thể phải trải qua trong chán nản thất vọng.
"Chúa ơi, Chúa yêu con biết bao!"
“Chúng ta hãy ngạc nhiên trước tình yêu vô bến bờ của Chúa Giêsu trước biến cố Chúa chị thương, chết và phục sinh!”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh chúng ta được Chúa Giêsu yêu thương, Đấng mà chúng ta ngắm nhìn trên thập giá. Ân sủng của sự ngạc nhiên giúp chúng ta nhận ra rằng khi chúng ta chào đón những người bị loại bỏ - những người bị đối xử tệ bạc trong cuộc sống – là “chúng ta yêu mến Chúa Giêsu”, Đức Thánh Cha nói, “vì chính Người hiện thân nơi những anh chị em bị khước từ chối và loại bỏ. ”
Quả thật người này là Con Thiên Chúa!
Đức Thánh Cha nói: Lời người lính La Mã thốt lên lúc chứng kiến Chúa sinh thì đã kêu lên: "Quả thật người này là Con Thiên Chúa!" là một bằng chứng hùng hồn về sự kinh ngạc, khi chứng kiến tình yêu vô bờ và chưa từng thấy của Chúa Giêsu. Các sách Phúc âm đề cập đến nhiều người ngưỡng mộ Chúa, vì những phép lạ và các việc hiển hách Chúa làm.
Nhưng Đức Thánh Cha lưu ý qua Thập giá và dưới chân thập tự giá, “Thiên Chúa đã tỏ mình và bày tỏ tình yêu tuyệt đối của Ngài”, đó là lý do tại sao hôm nay, “chúng ta hãy xin cho được ngập tràn sự kinh ngạc khi nhìn lên Chúa chụi đóng đinh. Chúng ta có thể thốt nên rằng: “Con là Con của Chúa. Chúa yêu con vô bờ!"
Chủ sự nghi lễ phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá để tưởng nhớ cuộc Khổ nạn của Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến tâm tình cảm mến nội tâm đánh động chúng ta trong thánh lễ này cũng như trong suốt Tuần Thánh.
(Tin Vatican)
Trong hai năm liên tiếp, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Lá bên trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô với một số ít giáo dân và đại diện các nhóm vì đại dịch Coronavirus; nhưng đồng thời, hàng triệu người đã theo dõi theo các chương trình truyền hình và trực tuyến.
Từ ngưỡng mộ đến kinh ngạc
Trong bài giảng vào dịp này, Đức Thánh Cha tập trung suy tư của mình xung quanh cảm giác ngỡ ngàng phụng vụ hôm nay và cả Tuần Thánh sẽ đem lại cho chúng ta, chúng ta khởi đi từ niềm vui chào đón Chúa Giêsu tiến vào thành thánh Giêrusalem trong vinh quang đến nỗi buồn khi thấy Ngài bị kết án tử hình và bị đóng đinh. Chúng ta nghe đám đông hoan hô “Hosanna”, nhưng một vài ngày sau đó, họ lại gào thét lên “Hãy đóng đinh nó”! Đức Thánh Cha trình bày sự tương phản này phản ánh một thực tế nơi mọi người: ‘ngưỡng mộ Chúa Giêsu, nhưng cũng không tín thác vào ngài’. ĐTC cho biết cả hai thuật ngữ về cơ bản là khác nhau: sự ngưỡng mộ “có thể phát nên thành lời” tuân theo sở thích và mong đợi của chính nó, trong khi đó, sự ngạc nhiên lại mở ra cho chúng ta sự ngạc nhiên và sự mới mẻ mà chúng mang lại, cho phép chúng ta thay đổi thái độ và cuộc sống chúng ta. Đức Thánh Cha nói, chúng ta phải vượt lên trên việc ngưỡng mộ Chúa Giêsu, và “hãy tiến bước theo Người, chung chia thử thách với Người và sống trong sự ngỡ ngàng kinh ngạc.”
Vinh quang qua khổ nhục
Đức Thánh Cha nhận xét chính Chúa và Lễ Vượt Qua của Ngài khiến chúng ta kinh ngạc, vì Chúa đạt được vinh quang qua chính sự sỉ nhục; Chúa chiến thắng "bằng cách chấp nhận đau khổ và cái chết, những điều mà chúng ta cố gắng xa tránh trong hành trình tìm kiếm sự ngưỡng mộ và thành công."
Chúa Giêsu đã thực hiện điều này cho chúng ta, bằng mời gọi chúng ta hãy đi vào chiều sâu kinh nghiệm trong chính sự sống và những nỗi yếu hèn của con người! Chúa sống cận kề bên chúng ta và không bỏ rơi chúng ta trong đau khổ và trong cái chết của chúng ta, hầu cứu chuộc chúng ta”. Bằng cách này, Chúa đã “cứu chuộc và biến đổi” những chiến chinh và xung đột thầm kín nhất của chúng ta; "Thiên Chúa chiến thắng, nhưng chiến thắng bằng chính sự đóng đinh tay chân vào thập giá."
Cầu xin ơn phi thường
Đức Thánh Cha lưu ý, một đức tin không còn ngỡ ngàng và ngạc nhiên là một đức tin buồn tẻ, chúng ta nên nhớ “kinh ngạc và ngạc nhiên” trước tình yêu của Chúa Giêsu luôn mang lại sự tha thứ và khả năng phi thường đổi mới. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy “ngước mắt lên thập giá, cầu xin cho được ơn phi thường”, được cảm hóa trước tình yêu vô bờ của Chúa hầu dập tắt đi mọi tiếc nuối mà chúng ta có thể phải trải qua trong chán nản thất vọng.
"Chúa ơi, Chúa yêu con biết bao!"
“Chúng ta hãy ngạc nhiên trước tình yêu vô bến bờ của Chúa Giêsu trước biến cố Chúa chị thương, chết và phục sinh!”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh chúng ta được Chúa Giêsu yêu thương, Đấng mà chúng ta ngắm nhìn trên thập giá. Ân sủng của sự ngạc nhiên giúp chúng ta nhận ra rằng khi chúng ta chào đón những người bị loại bỏ - những người bị đối xử tệ bạc trong cuộc sống – là “chúng ta yêu mến Chúa Giêsu”, Đức Thánh Cha nói, “vì chính Người hiện thân nơi những anh chị em bị khước từ chối và loại bỏ. ”
Quả thật người này là Con Thiên Chúa!
Đức Thánh Cha nói: Lời người lính La Mã thốt lên lúc chứng kiến Chúa sinh thì đã kêu lên: "Quả thật người này là Con Thiên Chúa!" là một bằng chứng hùng hồn về sự kinh ngạc, khi chứng kiến tình yêu vô bờ và chưa từng thấy của Chúa Giêsu. Các sách Phúc âm đề cập đến nhiều người ngưỡng mộ Chúa, vì những phép lạ và các việc hiển hách Chúa làm.
Nhưng Đức Thánh Cha lưu ý qua Thập giá và dưới chân thập tự giá, “Thiên Chúa đã tỏ mình và bày tỏ tình yêu tuyệt đối của Ngài”, đó là lý do tại sao hôm nay, “chúng ta hãy xin cho được ngập tràn sự kinh ngạc khi nhìn lên Chúa chụi đóng đinh. Chúng ta có thể thốt nên rằng: “Con là Con của Chúa. Chúa yêu con vô bờ!"