Hơn 500 người biểu tình ôn hòa đã bị quân đội đảo chánh Myanmar giết chết!

Các nhà lãnh đạo thế giới đã lên án mạnh mẽ các tướng lãnh của cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, giết chết hơn 500 người dân vô tội biểu tình ôn hòa đòi tôn trọng một chính phủ dân sự hợp hiến!

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Hơn 500 người đã thiệt mạng ở Myanmar trong các cuộc đàn áp tàn nhẫn của quân đội đối với những người biểu tình ôn hòa kể từ ngày 1 tháng 2 do quân đội đảo chánh chính phủ dân sự được bầu ra và do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.

Tính đến ngày 29 tháng 3, 510 người được xác nhận là đã thiệt mạng vì bị lực lượng an ninh quân đội giết hại, trong số đó có “Trẻ em, sinh viên, thanh niên và thường dân bị thiệt mạng vì biểu tình ôn hòa chống lại cuộc đảo chính của quân đội!” Thông tấn xã AAPP cho biết con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Các cuộc đột kích, bắt giữ, giam giữ, trát bắt và đe dọa vẫn tiếp tục không ngừng...

Các cuộc biểu tình hàng ngày trên khắp Myanmar của những người biểu tình không vũ trang đã phải đối diện với hơi cay, đạn cao su và đạn thật. Trong số 14 thường dân thiệt mạng hôm thứ Hai, AAPP cho biết ít nhất 8 người ở quận Dagon của thủ đô Yangon, một thành phố đông dân nhất. Thông tấn xã AAPP cho hay các lực lượng an ninh trong khu vực đã bắn một loại vũ khí nặng hơn bình thường vào những người biểu tình đang trú ẩn sau hàng rào bao cát...

Truyền hình nhà nước cho biết lực lượng an ninh đã xử dụng "vũ khí chống bạo động" để giải tán đám đông mà họ mô tả là "những kẻ khủng bố bạo lực". Một người dân địa phương cho biết lực lượng an ninh đã trấn áp khu vực này cả đêm lẫn ngày, khiến cho có thêm người tử vong. Người dân đã chứng kiến quân đội chở một thi thể bị bỏng nặng trên đường phố vào buổi sáng.

Vào thứ Bảy, khi quân đội đánh dấu Ngày Lực lượng Vũ trang hàng năm với cuộc diễu hành và biểu dương sức mạnh quân sự đã dẫn đến một trong những cuộc tắm máu tồi tệ nhất mà nội trong ngày có ít nhất 107 người thiệt mạng, trong đó có 7 trẻ em.

Lên án

Khi số thường dân thiệt mạng vượt qua con số 500 người, các cường quốc trên thế giới đã mạnh mẽ lên án sự tàn nhẫn của quân đội chống lại phong trào khôi phục dân chủ và đòi trả tự do cho bà Suu Kyi.

Washington đã đình chỉ một hiệp định thương mại với Myanmar và Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres kêu gọi một mặt trận toàn cầu để gây áp lực lên chính quyền quân đội sau khi hơn 100 người biểu tình thiệt mạng trong một vụ đàn áp đẫm máu vào cuối tuần qua.

Ông Guterres phát biểu trong một cuộc họp báo: “Hoàn toàn không thể chấp nhận được việc bạo lực chống lại người dân vô tội như vậy, khiến nhiều người thiệt mạng”. Ông nói: “Chúng ta cần đoàn kết và đồng lòng lên án để gây áp lực nhằm đảm bảo rằng tình hình một chính phủ dân sự hợp hiến phải được phục hồi.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ họp vào thứ Tư (31/3/2021) để thảo luận về tình hình tại Myanmar.

Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Hai đã thông báo rằng Hiệp định Thương mại và Đầu tư được ký kết vào năm 2013, sẽ bị đình hoãn cho đến khi nền dân chủ được phục hồi...

Bãi rác

Một chiến dịch chống lại sự cai trị của quân đội đang làm tê liệt nền kinh tế quốc gia, kêu gọi dân chúng đình công việc thu rác và hãy vứt rác ra vùng Kyeemyindaing, phía tây Yangon. "Cuộc đình không hốt rác này nhằm mục đích phản đối chính quyền! và chiến dịch này được mọi người tham gia." Những hình ảnh đăng tải trên mạng cho thấy những đống rác chồng chất trong thành phố.

Thái Lan đẩy người tị nạn về lại Myanmar

Các nhóm nhân đạo hôm thứ Hai cáo buộc Thái Lan đã đẩy hàng nghìn người đã chạy trốn trước những đàn áp của quân đội Myanmar. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm thứ Ba đã bác bỏ cáo buộc này, ông cho rằng dân chúng tự nguyện trở về nhà. Tuy nhiên, ông cho biết, đất nước của ông sẵn sàng mở vòng tay giúp bất cứ ai chạy thoát khỏi vùng chiến tranh, như đất nước Thái đã từng làm trong những thập niên gần đây.

Các cuộc không kích như để trả đũa cho một cuộc tấn công của du kích Quân Giải phóng Quốc gia Karen vào một đồn quân sự của chính phủ, đã giết chết 10 binh sĩ và bắt sống 8 người. Đây là nhóm tranh đấu đòi quyền tự trị cho người Karen. Theo một số cơ quan cứu trợ nhân đạo đã làm việc với người Karen hôm Chủ nhật cho hay nhóm này có khoảng 2.500-3.000 người tị nạn đã vượt qua Thái Lan hôm Chủ nhật.

Sự áp đảo quân sự Myanmar

Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, đã chịu đựng một thời gian dài dưới sự cai trị độc tài của một chính quyền quân sự từ năm 1962 đến năm 2011. Trong gần 5 thập kỷ, hầu như những người bất đồng chính kiến bị thủ tiêu, khiến quốc tế phải lên án và trừng phạt. Quá trình tự do hóa dần dần được bắt đầu vào những năm 2010, dẫn đến các cuộc bầu cử tự do vào năm 2015 và chính phủ do bà Suu Kyi lãnh đạo được thành hình vào năm sau đó.

Cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 của quân đội bắt giữ những người lãnh đạo trong chính phủ dân sự do bà Suu Kyi lãnh đạo. Quân đội cho rằng có sự gian lận trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020, và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ do bà Suu Kyi giành được chiến thắng.

Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm đáp trả cuộc đảo chính quân sự và đàn áp, nhưng cho đến nay những áp lực ngoại giao này vẫn chưa thuyết phục được các tướng lĩnh nhượng bộ! Các biện pháp trừng phạt và lên án dường như không có ảnh hưởng và hiệu quả gì trên chính quyền quân đội độc tài Myanmar cả!