NGHỊ ĐỊNH CHUNG

Các hiệp hội quốc tế của các tín hữu và việc quản trị nội bộ của họ đã là đối tượng của những suy tư cụ thể và sự phân định tiếp theo của Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống, trên cơ sở thẩm quyền của Bộ này.

Giáo hội công nhận rằng nhờ phép rửa tội của họ, các tín hữu có quyền lập hội, và Giáo Hội bảo vệ quyền tự do thành lập và quản trị các hội của họ. Trong số các hình thức khác nhau mà quyền này được thực hiện có các hiệp hội của các tín hữu (xem cc. 215; 298-329 của Bộ Giáo luật), đặc biệt kể từ Công đồng Vatican II, đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra rất nhiều những ân sủng và hoa trái tông đồ cho Giáo hội và thế giới ngày nay.

Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ của các hiệp hội, được công nhận và bảo vệ như đã nêu ở trên, phải được thực hiện trong các giới hạn được thiết lập bởi các chuẩn mực chung của Giáo hội, các chuẩn mực luật định của mỗi hiệp hội, và phù hợp với các quyết định của các cơ quan Giáo Hội có thẩm quyền công nhận và giám sát cuộc sống và hoạt động của của các hiệp hội.

Tính đồng nhất của các đặc sủng và phẩm trật trong Giáo hội (xem Iuvenescit Ecclesia, 10) thực sự đòi hỏi việc quản trị các hiệp hội của tín hữu phải được thực thi một cách nhất quán với sứ mệnh giáo hội của họ, như một sứ vụ được giao để hiện thực hóa các mục đích riêng của các hội này và vì lợi ích của các thành viên.

Do đó, điều cần thiết là việc thực thi việc quản trị phải được tổ chức hợp lý trong sự hiệp thông với giáo hội và được thực hiện như một phương tiện cho các mục đích mà hiệp hội theo đuổi.

Trong quá trình xác định các tiêu chí để hướng dẫn việc quản trị một cách thận trọng các hiệp hội, Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống cho rằng cần thiết phải quy định các nhiệm kỳ trong việc quản trị, liên quan đến thời hạn và số lượng, cũng như tính đại diện của các cơ quan quản lý, để thúc đẩy một sự đổi mới lành mạnh và ngăn chặn các hành vi không phù hợp đã thực sự dẫn đến những vi phạm và lạm dụng.

Với những tiền đề này, và xem xét tính hữu ích của sự thay đổi các thế hệ quản lý và sự thích đáng trong việc thúc đẩy sự thay đổi trách nhiệm trong guồng máy quản lý; cũng như, tính đến nhu cầu xác định các nhiệm kỳ quản lý để có thể thực hiện các dự án phù hợp với mục đích của hiệp hội; đồng thời, xem xét vai trò của người sáng lập trong cấu hình thích hợp, sự phát triển và ổn định của đời sống hiệp hội, theo đặc sủng đã làm phát sinh hiệp hội; và để bảo đảm sự vận hành đúng đắn của guồng máy quản lý trong tất cả các hiệp hội quốc tế của các tín hữu; sau khi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này và các cơ quan trung ương khác của Giáo triều Rôma theo chức năng của họ; chiếu theo điều 18 của Tông Hiến Mục Tử Nhân Lành về Giáo triều Rôma, điều 126 của Quy chế Chung Giáo triều Rôma, các điều 29, 30 và 305 của Bộ Giáo luật, và các điều 1, 5 và 7 triệt 1 của Quy chế Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống;

Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống, trong việc thực hiện các chức năng của mình và theo ủy quyền của Đức Thánh Cha truyền như sau cho các hiệp hội quốc tế của các tín hữu được Tòa Thánh công nhận hoặc thành lập và chịu sự giám sát trực tiếp của Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống:

Điều 1. Nhiệm kỳ của cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế có thể có thời hạn tối đa là năm năm.

Điều 2 § 1. - Một người cụ thể chỉ có thể giữ các chức vụ trong cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế trong thời hạn tối đa mười năm liên tục.

Điều 2 § 2. - Sau thời hạn tối đa là mười năm, chỉ có thể tái cử sau khi bỏ qua một nhiệm kỳ.

Điều 2 § 3. - Quy định nêu trong điều 2 § 2 không áp dụng cho người được bầu là người điều phối, người này có thể thực hiện chức năng này một cách độc lập với thời gian đã dành cho các vị trí khác trong cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế.

Điều 2 § 4. - Bất kỳ ai đã thực hiện chức năng điều phối viên trong thời gian tối đa là mười năm không thể ở lại vị trí này. Tuy nhiên, người này có thể giữ các chức vụ khác trong cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế sau khi bỏ qua hai nhiệm kỳ.

Điều 3. - Tất cả các thành viên có đầy đủ quyền hạn thành viên phải có tiếng nói tích cực, trực tiếp hoặc gián tiếp, trong hiến pháp bầu ra cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế.

Điều 4 § 1. - Các hiệp hội trong đó, tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực, có các vị trí trong cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế được giao cho các thành viên vượt quá giới hạn nêu tại Điều 1 và Điều 2, phải có quy định mới bầu cử lại chậm nhất là hai mươi bốn tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 4 § 2. - Các hiệp hội trong đó, tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực, có các vị trí trong cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế được trao cho những thành viên vượt quá giới hạn nêu tại Điều 1 và 2 trong thời gian nhiệm kỳ hiện tại, phải quy định các cuộc bầu cử mới chậm nhất là hai mươi bốn tháng kể từ khi đạt đến giới hạn tối đa theo quy định của Nghị định này.

Điều 5. - Các nhà sáng lập có thể được chuẩn chước các tiêu chuẩn được đề cập trong các điều 1, 2 và 4 của Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống.

Điều 6. - Những quy định này không áp dụng cho các chức vụ quản lý gắn liền với việc áp dụng các tiêu chuẩn của các hiệp hội giáo sĩ, các tu hội đời sống thánh hiến hoặc các hiệp hội đời sống tông đồ.

Điều 7. - Nghị định này cũng được áp dụng, ngoại trừ quy tắc nêu tại Điều 3, đối với các cơ quan không được công nhận hoặc không được thành lập như các hiệp hội quốc tế của các tín hữu hay không chịu sự giám sát trực tiếp của Bộ cho Giáo dân, Gia đình và Đời sống.

Điều 8. - Kể từ khi Nghị định này có hiệu lực và ngoại trừ được Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống chấp thuận, những quy định trong quy chế của các hiệp hội trái ngược với những điều này bị hủy bỏ.

Điều 9. - Nghị định này, được ban hành thông qua việc đăng trên tờ Quan Sát Viên Rôma, có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày công bố. Nghị định cũng sẽ được công bố trong công báo chính thức Acta Apostolicae Sedis.

Đức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi Tiếp kiến vào ngày 2 tháng 6 năm 2021 cho vị Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống có chữ ký dưới đây, đã phê chuẩn Sắc lệnh Chung này một cách chính thức, có hiệu lực pháp luật và phê chuẩn cả Bản giải thích đi kèm.

Làm tại Rôma, tại văn phòng Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, ngày 3 tháng 6 năm 2021, Lễ trọng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.

+ Đức Hồng Y Kevin Farrell
Tổng trưởng

Cha Alexandre Awi Mello, I.Sch.
Thư ký



Source:Holy See Press Office