Ủy ban Caritas kêu gọi nhóm G7 hãy xóa nợ của các nước nghèo



Nhóm G7 đại diện cho 7 quốc gia giàu có trên thế giới đang có cuộc họp thượng đỉnh kéo dài 3 ngày tại một tỉnh nhỏ Carbis Bay ở Cornwall, Vương quốc Anh để bàn về sự phục hồi thế giới sau cơn đại dịch.

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Mọi người đề đồng ý: Không thể “xây dựng tốt hơn” nếu các khoản nợ của các nước nghèo không được xóa bỏ và giúp đầu tư để phục hồi, chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu.

Các nước: Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ, bảy nước họp lại thành G7, là các nước có nền dân chủ giầu mạnh nhất thế giới, liên kết các đồng minh thân cận và các đối tác thương mại lớn đang nắm giữ khoảng một nửa kinh tế toàn cầu. Liên minh châu Âu, Australia, Nam Phi, Hàn Quốc và Ấn Độ được mời dự thính.

Các nhà lãnh đạo G7 trông đợi sự phục hồi sau cơn đại dịch, hứa hẹn sẽ học hỏi những sai lầm trong quá khứ.

Vấn đề nợ của châu Phi

Ông Aloysius John, giám đốc Caritas thế giới cho hay qua Hội Caritas thế giớ ông được biết có khoảng 200 quốc gia trên toàn thế giới đang mắc nợ các nước phát triển. Ví dụ, Zambia sử dụng 45% ngân sách hàng năm của quốc gia để trả nợ khổng lồ của mình, thì làm sao "còn tiền đâu mà phát triển đất nước?" Ông tiếp: "Và làm thế nào họ có thể ứng đáp Covid nếu không có nguồn tài chánh, thì y tế quốc gia làm sao dám mơ có vắc xin ngoại trừ trông chờ vào lòng bố thí của các nước giầu?"

Quỹ Vốn Đặc Biệt (SRD) cho miền nam toàn cầu

Chỉ riêng các nước châu Phi dự kiến sẽ trả 23,4 tỷ USD tiền nợ cho các nước chủ nợ năm 2021 - cao hơn gấp ba lần chi phí mua vắc xin cho toàn châu lục thì làm sao họ có tiền mà lo chống đại dịch cho dân chúng?

Cho nên nhóm G7 cần xem xét cuộc khủng hoảng khí hậu một cách nghiêm túc hơn và tìm cách giúp cho các quốc gia khác được tham gia vào các công cuộc gìn giữ và chăm sóc cho ngôi nhà chung của thế giới.