1. LẦN SAU KHÔNG DÁM ĐẾN (Tập 15)
Có một tiến sĩ nhận sắc lệnh làm việc tại một bộ nọ ở trung ương, đi đến đất Sở, cùng với các thuộc hạ đi đến tiếp kiến quan huyện địa phương, nhưng không nói một lời nào cả.
Một lúc sau, thì cáo từ ra về.
Huyện quan đưa tiển anh ta đến thính đường, tất cả mọi người đều đi phía trước, nhưng anh ta thì lại thong dong đi sau một mình.
Huyện quan nghi ngờ anh ta là một tên tình báo của địch, bèn hỏi anh ta, nhưng anh ta lại không trả lời; nhường cho anh ta đi trước thì anh ta lại khiêm tốn nhường bước, huyện quan lại nhường cho anh ta đi trước lần nữa, nhưng anh ta lại cúi mình rất thấp nói:
- “Đại nhân nhường bước như thế rất có lễ phép, lần sau tôi không dám đến nữa.”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 1:
Có những lúc lễ phép lịch sự quá, thì làm cho người nhận cái” lễ phép” ấy không vui, và có khi cảm thấy...sao sao ấy, nên mới gọi là khách sáo. Bởi vì cái gì thái quá thì thường làm cho người khác cảm thấy dị ứng, cứ hành xử lễ phép lịch sự cách tự nhiên thì ai cũng thích.
Lịch sự, lễ phép, nhúng nhường là những hành vi thái độ bày tỏ một con người có văn hóa và có giáo dục, nhưng lễ phép quá, lịch sự quá, nhúng nhường quá đến độ khách sáo thì lại bày tỏ một tâm hồn trống rỗng –đôi lúc- làm cho kẻ khác khó chịu, và họ sẽ không thích gặp những người như thế làn thứ hai...
Lịch sự nhưng không khách sáo, lễ phép nhưng không lòn cúi, nhúng nhường nhưng không yếu đuối, bác ái nhưng không giả tạo –có thể nói- đó là những đức tính đối nhân của người Ki-tô hữu trong thời hiện nay vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một tiến sĩ nhận sắc lệnh làm việc tại một bộ nọ ở trung ương, đi đến đất Sở, cùng với các thuộc hạ đi đến tiếp kiến quan huyện địa phương, nhưng không nói một lời nào cả.
Một lúc sau, thì cáo từ ra về.
Huyện quan đưa tiển anh ta đến thính đường, tất cả mọi người đều đi phía trước, nhưng anh ta thì lại thong dong đi sau một mình.
Huyện quan nghi ngờ anh ta là một tên tình báo của địch, bèn hỏi anh ta, nhưng anh ta lại không trả lời; nhường cho anh ta đi trước thì anh ta lại khiêm tốn nhường bước, huyện quan lại nhường cho anh ta đi trước lần nữa, nhưng anh ta lại cúi mình rất thấp nói:
- “Đại nhân nhường bước như thế rất có lễ phép, lần sau tôi không dám đến nữa.”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 1:
Có những lúc lễ phép lịch sự quá, thì làm cho người nhận cái” lễ phép” ấy không vui, và có khi cảm thấy...sao sao ấy, nên mới gọi là khách sáo. Bởi vì cái gì thái quá thì thường làm cho người khác cảm thấy dị ứng, cứ hành xử lễ phép lịch sự cách tự nhiên thì ai cũng thích.
Lịch sự, lễ phép, nhúng nhường là những hành vi thái độ bày tỏ một con người có văn hóa và có giáo dục, nhưng lễ phép quá, lịch sự quá, nhúng nhường quá đến độ khách sáo thì lại bày tỏ một tâm hồn trống rỗng –đôi lúc- làm cho kẻ khác khó chịu, và họ sẽ không thích gặp những người như thế làn thứ hai...
Lịch sự nhưng không khách sáo, lễ phép nhưng không lòn cúi, nhúng nhường nhưng không yếu đuối, bác ái nhưng không giả tạo –có thể nói- đó là những đức tính đối nhân của người Ki-tô hữu trong thời hiện nay vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info