Lời phi lộ: Sau khi ĐTC Phanxicô qui kết tội một Mạng truyền thông Công Giáo nào đó thường tấn công ngài là 'công việc của ma quỷ' thì ai cũng đều biết Mạng đó chính là mạng truyền hình Công Giáo lớn nhất thế giới EWTN.

Tờ America cuả dòng Tên bên Hoa Kỳ mới Đây có một bài giải thích về lý do tại sao và trong đó có viết về lịch sử cuả EWTN một cách khá chi tiết.

Sự hiểu biết lịch sử là quan trọng vì nó làm bối cảnh cho những việc xảy ra sau này, cho nên chúng tôi xin phỏng dịch bài báo đó.



Tuy nhiên chúng ta biết rằng báo America cuả dòng Tên thường có nhiều luận điệu đi ngược với hàng giáo phẩm Hoa Kỳ, họ biểu hiệu cho phái cấp tiến và bài viết dưới đây cũng có nhiều luận điệu kết tội EWTN một cách hời hợt, với những bằng cớ là những giai thoại vụn vặt (anecdotes.)

Vậy xin độc giả cứ coi đây là một tài liệu về lịch sử EWTN, còn phần bình luận thì xin cân nhắc với các ấn phẩm khác.


Explainer: The story behind Pope Francis’ beef with EWTN

Colleen Dulle

Ngày 30 tháng 9 năm 2021

ĐTC Phanxicô đã gây xôn xao dư luận tuần trước khi ngài lên tiếng chỉ trích những người tấn công ngôi vị giáo hoàng trên các phương tiện truyền thông, là “công việc của ma quỷ”. Lời bình luận ấy được suy đoán có ý ám chỉ đài EWTN, là mạng truyền hình Công Giáo lớn nhất thế giới, từng cung cấp diễn đàn cho một số người chỉ trích Đức Giáo Hoàng nổi tiếng nhất trong thế giới nói tiếng Anh.

Điều này làm cho nhiều người ngạc nhiên. Theo như người dẫn chương trình podcast cuả Dòng Tên ở Hoa Kỳ vừa giải thích vào tuần trước, thì đối với nhiều thính giả là thanh niên đã trưởng thành, EWTN chính là “nơi mà các bà nội bà ngoại của họ xem Thánh lễ” và lần hạt cầu nguyện.

Vậy, làm thế nào mà một đài truyền hình Công Giáo nổi tiếng với các chương trình cầu nguyện lại tham gia vào việc phát sóng các cuộc tấn công nhắm vào ngôi vị giáo hoàng đến nỗi ngài cảm thấy phải công khai tố cáo là “việc làm của ma quỷ”?

Để hiểu điều này, chúng ta hãy nhìn lại nguồn gốc của mạng.

Mạng lưới Truyền hình Lời Vĩnh Cửu (EWTN) được thành lập bởi Mẹ Angelica, thuộc dòng Clara Khó Nghèo; Mẹ Angelica đã lập một tu viện ở Alabama với mục đích “kết nạp các phụ nữ da Đen vào đời sống chiêm niệm.” Theo người viết tiểu sử nhà dòng là ông Raymond Arroyo của EWTN, thì nhà dòng đã giữ sứ mệnh phục vụ cộng đồng Da Đen trong vòng bí mật, để không thu hút sự giận dữ của các nhóm Ku Klux Klan, vẫn thường tấn công bạo lực vào người Công Giáo và người Mỹ gốc Phi. Nhiệm vụ kế tiếp mà ông Arroyo đề cập đến, xảy ra là do một sự kiện hai năm sau, khi một nhóm KKK giết chết bốn thiếu nữ da Đen trẻ tại Nhà thờ Sixteenth Street Baptist Church ở Birmingham, Ala. ông Arroyo viết, “Đối với Mẹ Angelica, đó là một nỗi đau khôn nguôi cho một sứ mạng khởi đầu đã không thể sinh hoa kết trái. Rồi dần dà theo thời gian, mục tiêu thiết lập dòng tu cho người da Đen đã bị đánh lạc mất. " Do đó đặc sủng khởi thủy vừa nói trên đã không hề được viết lại trong cuốn tiểu sử cuả nhà dòng.

Vào thời điểm đó, Mẹ Angelica đã gây dựng được một lực lượng ủng hộ lớn cho các bài nói chuyện về các vấn đề tâm linh. Những bài viết này được xuất bản thành những cuốn sách bàn về tâm linh và Mẹ đã có nhiều cuộc xuất hiện rải rắc trên các đài truyền hình Cơ Đốc giáo và địa phương cho mãi đến năm 1980, khi Mẹ Angelica thành lập mạng EWTN. Mạng mới này bắt đầu phát sóng từ một studio là một garage để xe ở Irondale, Ala vào năm 1981. Chương trình bốn giờ mỗi ngày bao gồm các cuộc trò chuyện của Mẹ Angelica có tên là “Mother Angelica Live”, chương trình Thánh lễ mỗi Chủ nhật, phát sóng lại các nội dung Công Giáo trong đó có chương trình “Cuộc sống đáng sống” của DGM Fulton Sheen, và một số nội dung thế tục như “The Bill Cosby Show” cũng như một số chương trình cuả Tin lành được Mẹ Angelica chấp thuận. Việc phát sóng Mân Côi mỗi ngày thì phải đợi tới năm 1987 mới bắt đầu; còn Thánh lễ mỗi ngày thì mãi tới 1991 mới bắt đầu phát sóng.

Khi mạng lưới của Mẹ Angelica đã mở rộng, các giám mục Hoa Kỳ quyết định thử phát triển một mạng lưới cạnh tranh. Từ năm 1982 đến năm 1994, Hội Đồng Giám mục Công Giáo Quốc gia (tiền thân của Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ ngày nay) đã rót 30 triệu đô la vào Mạng lưới Viễn thông Công Giáo của Hoa Kỳ, (theo New York Times, 1997). Nỗ lực của các giám mục cuối cùng đã thất bại vì “không thích nghi nhanh chóng với môi trường”.

Một phần của sự thích nghi với môi trường và cũng là sự thay đổi mang tính quyết định đối với hướng đi của EWTN, đã được khơi mào vì một buổi 'Đi Đàng Thánh Giá' tại Ngày Giới trẻ Thế giới ở Denver năm 1993, khi mà một thiếu nữ trẻ đã được chọn để thủ vai Chúa Giê-su. Ngày hôm sau, Mẹ Angelica đã lên sóng để tố cáo màn trình diễn này là “một sự xỉ nhục cho Người Cha Vĩnh cửu” và tiếp theo sau đó là nửa tiếng đồng hồ với những lời chỉ trích gay gắt về một “giáo hội tự do quá trớn ở Mỹ” và những cải cách cấp tiến theo sau Công Đồng Vatican II.

"Toàn bộ mục đích của các ngươi là phá hủy," Mẹ Angelica nói trên "Mother Angelica Live." “Đã đến lúc phải có một ai đó nói lên điều gì đó về tất cả những rạn nứt nhỏ bé mà các người đã đặt vào giáo hội trong suốt 30 năm qua.”

Tháng tiếp theo, Mẹ Angelica và các nữ tu trong tu viện đã vất bỏ những bộ áo dòng được cải biến sau Công Đồng Vatican II để chuyển về phong cách cũ đã có trước Công Đồng Vatican II. Xung đột giữa Mẹ Angelica với hàng giám mục cũng gia tăng: Sau khi đánh bại nỗ lực phát thanh và truyền hình của các giám mục, Mẹ Angelica trở nên gay gắt hơn với các giám mục mà Mẹ cho là tự do quá trớn. Có lúc Mẹ đã thúc giục “không vâng lời” (“zero obedience”) đối với Hồng Y Roger Mahony của Los Angeles sau khi ngài ban hành một lá thư mục vụ về việc phụng vụ mà Mẹ Angelica giải thích là không nhấn mạnh đến sự Hiện diện Thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.

Các Thánh lễ hàng ngày được phát sóng trên EWTN cũng chuyển sang hướng truyền thống hơn, loại bỏ dần loại âm nhạc đương đại và kết hợp nhiều tiếng Latinh. Nội dung chung của mạng, ban đầu đề cập nhiều đến các sáng kiến công bằng xã hội và các chương trình đại kết, thì nay bị thống trị bởi những chương trình giáo lý Công Giáo.

Như LM James Martin, SJ, đã viết trong một bài truyền hình ở Mỹ vào năm 1995, trong khi EWTN là một phước lành cho những người bị mắc kẹt ở nhà muốn cầu nguyện cùng với các thánh lễ truyền hình và lần hạt, nó cũng trở thành một vùng đắc địa để phát sóng thường xuyên những tức giận chống lại một “giáo hội tự do ”. Và trong khi, như Cha Martin đã chỉ ra, “mọi người đều có một tức giận gì đó trong nhà thờ,” sự tức giận của Mẹ Angelica đặc biệt có hại vì hình ảnh của Mẹ về giáo hội — là điều mà Cha Martin mô tả là “cay đắng, không khoan dung, phòng thủ” —làm cho giáo hội trở thành một “hình ảnh thống trị trên truyền hình Mỹ. ” Và nó vẫn tiếp tục như vậy.

Mẹ Angelica đã nhượng quyền kiểm soát EWTN cho một hội đồng giáo dân vào năm 2000 sau một cuộc viếng thăm tông đồ của Đức Tổng Giám Mục San Juan Roberto González Nieves, là người được Vatican giao nhiệm vụ điều tra quyền sở hữu của đài và mối quan hệ với tu viện của Mẹ Angelica, cũng như quyền hạn của Mẹ Angelica đối với hai bên. Kết quả cuộc viếng thăm không được công bố. Năm tiếp theo, sau khi bị đột quỵ, Mẹ Angelica cũng ngừng chương trình "Mother Angelica Live." Mẹ đã dành phần còn lại của cuộc đời trong tu viện kín mà Mẹ đã thành lập và qua đời vào năm 2016.

Ngày nay, sự thống trị của EWTN trên các làn sóng không những ở riêng Hoa Kỳ, mà còn trên toàn thế giới - ngay cả với các giám mục Hoa Kỳ đã từng xung đột với đài này. EWTN là mạng lưới truyền thông tôn giáo lớn nhất thế giới, tiếp cận 250 triệu người ở 140 quốc gia. Chỉ riêng ở Vatican nó có 30 nhân viên, vượt xa các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh khác và nó sở hữu nhiều tờ báo Công Giáo bao gồm báo National Catholic Register và Catholic News Agency, cạnh tranh tại Hoa Kỳ với Dịch vụ Tin tức Công Giáo (CNS) do các giám mục sở hữu.

Theo một cuộc khảo sát gần đây, National Catholic Register cũng là báo được các giám mục Hoa Kỳ đọc nhiều nhất.

Di sản của Mẹ Angelica tại EWTN được đảm bảo bởi một nhóm các nhà tài trợ bảo thủ giàu có, (như Tổng biên tập của báo National Catholic Reporter, Heidi Schlumpf đã ghi lại trong một loạt bài điều tra năm 2019 về EWTN,) nhưng rõ ràng nhất là qua người bảo trợ và đồng thời là người viết tiểu sử Mẹ Angelica, là ông Raymond Arroyo của EWTN., là người tổ chức chương trình hàng tuần “The World Over. ” ông ấy cũng xuất hiện thường xuyên trên chương trình Fox News của Laura Ingraham, thỉnh thoảng còn tham gia với tư cách là người dẫn chương trình.

Những bình luận tin tức của ông Arroyo, giống như cuả Mẹ Angelica trước đây, thì rất gay gắt với bất kỳ yếu tố “tự do” nào của giáo hội và thường được trình bày như là quan điểm "chính thống" của Công Giáo, kèm theo đó là những 'dè bỉu' (snark) như kiểu cuả Mẹ Angelica đã được nhiều người hâm mộ ca ngợi. Với một triều đại giáo hoàng như hiện nay, tập trung vào việc thực hiện các quyết định của Công Đồng Vatican II và một triều đại thường ưu tiên mục vụ và truyền giáo hơn là giáo lý, thì không có gì đáng ngạc nhiên khi sự ác cảm của ông Arroyo tập trung vào nhân vật Giáo hoàng Phanxicô.

Các vị khách mời định kỳ của ông Arroyo trong chương trình cuả ôbao gồm các nhà phê bình Đức Phanxicô nổi tiếng như Đức Hồng Y Raymond Burke, người ký danh sách “dubia” về việc Đức Giáo Hoàng muốn cởi mở cho phép những người Công Giáo ly hôn và tái hôn được rước lễ trong một số trường hợp, và Đức Hồng Y Gerhard Müller, cựu lãnh đạo Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, đã không được Giáo hoàng Francis gia hạn thêm nhiệm kỳ vào năm 2017. Hai năm sau, Hồng Y Müller đã xuất bản một “bản tuyên ngôn đức tin” trên Hãng thông tấn Công Giáo thuộc sở hữu của EWTN. và trên các cơ quan truyền thông khác, với lập luận chống lại giáo huấn của Đức Phanxicô về việc Rước lễ cho những người ly dị và tái hôn.

Vào năm 2018, cựu Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, đã công bố một tài liệu (vì phần lớn bị mất uy tín), được xuất bản bởi Cơ quan Thông tấn Công Giáo và các phương tiện truyền thông khác, cáo buộc rằng Giáo hoàng đã xử lý sai lầm sự lạm dụng của cựu Hồng Y Theodore McCarrick và kêu gọi giáo hoàng từ chức. Ngay sau đó, Đức Hồng Y Müller xuất hiện trong chương trình của ông Arroyo, thúc giục Đức Thánh Cha “hòa giải” với Đức Tổng Giám Mục Viganò.

Những khách mời khác trong chương trình của ông Arroyo bao gồm ông Joseph Shaw, chủ tịch Hiệp hội Quần chúng Latinh Vương quốc Anh, người đã ký một bản “sửa sai chính thức” đối với những lời dạy cuả Đức Giáo Hoàng liên quan đến việc Rước lễ cho những người ly hôn và tái hôn, và ông Alexander Tschugguel, người đã đánh cắp tượng của phụ nữ mang thai cuả người bản địa Amazonian trong cuộc họp thượng hội đồng Amazon và ném bức tượng xuống sông Tiber, cáo buộc rằng bức tượng là thần tượng Andean.

Christopher Lamb, phóng viên tại Vatican cho tờ báo The Tablet, đã viết trong The Outsider về những cuộc kháng chiến chống DGH Phanxicô như thế này, “Trong trận chiến này, nhiều phương tiện truyền thông Công Giáo đã tự thiết lập cho mình là một cơ quan quyền lực song song có quyền phán xét Đức Phanxicô, giống như thể họ là một hoàng đế La Mã chỉ tay lên hay xuống, tuỳ theo việc Đức Phanxicô có tuân theo sự hiểu biết của họ về 'chân lý' Công Giáo hay không. "

Ông Lamb cũng đã phỏng vấn ông Michael P. Warsaw, chủ tịch và giám đốc điều hành của EWTN, cho The Outsider. Ông Warsaw nói với ông Lamb: “Tôi tin rằng thật không công bằng khi cho rằng 'The World Over' chỉ có những vị khách tiêu cực về Đức Giáo Hoàng Francis. “Bản chất của chương trình là xem xét một cách phê bình các sự kiện cả bên trong và bên ngoài Giáo hội theo một hình thức tương tự như các hãng tin thế tục với một số khách mời đưa ra ý kiến quan điểm cá nhân của họ về các vấn đề trong ngày.”

Hơn nữa, ông nói với ông Lamb, "The World Over" không nhất thiết phải đại diện cho tất cả những gì EWTN làm, nó "chỉ đơn giản là một chương trình hàng tuần giữa toàn bộ mạng lưới bao gồm nhiều loại nội dung khác nhau."

Ông Warsaw cũng bác bỏ những ý kiến cho rằng mạng lưới của ông đối lập với giáo hoàng là những ý kiến "đơn giản là lố bịch", và nói với ông Lamb rằng "chúng tôi hợp nhất với Đức Giáo Hoàng trong việc đồng hành và dẫn dắt mọi người hiểu về vẻ đẹp, sự thật và sự tốt lành trong giáo hội."

Ông Arroyo cũng thường xuyên được tham gia vào một nhóm tự xưng là “The Papal Posse” (Nhóm Truy Lùng Giáo Hoàng)— bao gồm Linh mục Linh mục Gerald Murray ở New york, một cựu tuyên úy Hải quân Hoa Kỳ và luật sư giáo luật, và Robert Royal, một tác giả Công Giáo đã thành lập DC think tank Viện Đức tin và Lý trí và blog “The Catholic Thing” —có bài viết về những lời chỉ trích của người khác đối với giáo hoàng và đã đưa ra các cuộc phỏng vấn thiếu căn cứ đối với những vị khách chống DGH Phanxicô như Steve Bannon, người đã lập luận trên làn sóng rằng nền chính trị dân túy của chính ông ấy đại diện Giáo huấn xã hội Công Giáo tốt hơn cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Có sự khác biệt nào giữa điều này và sự hoài nghi lành mạnh mà các nhà báo phải có đối với những người có chức vụ quyền hạn không? Theo quan điểm của ông Lamb, vấn đề liên quan đến tính toàn vẹn của báo chí. Ông viết.

Trong những bình luận gần đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết mối quan tâm hàng đầu của ngài không phải là bản thân bị tấn công, mà là việc những người tự đặt mình làm chính quyền song song với ngài hoặc với Vatican thì là việc chia rẽ toàn thể giáo hội: “Cá nhân tôi xứng đáng bị tấn công và xúc phạm vì tôi là tội nhân, nhưng Giáo hội không xứng đáng như thế ”. Theo nghĩa đó, điều đáng chú ý là nhiều cuộc tấn công nhằm vào Đức Phanxicô đến từ các cá nhân và tổ chức, bao gồm ông Arroyo và những người đồng hành tại EWTN, những người đã ủng hộ nhiệt tình các giáo hoàng Benedict XVI và Thánh John Paul II — và thực tế là những người đã rất cẩn thận để tránh chỉ trích các giáo hoàng tiền nhiệm.

Thực tế này cho thấy rằng sự dè bỉu và ác cảm chống lại Đức Phanxicô phục vụ cho một chương trình nghị sự lớn hơn được áp dụng tại EWTN, một chương trình phù hợp với sự ngờ vực của Mẹ Angelica đối với Công Đồng Vatican II và đối với những người trong giáo hội mà Mẹ nói rằng “toàn bộ mục đích của họ là phá hủy. ”