Ông Daniel Lipinski, đảng viên Dân chủ, là dân biểu Khu vực 3 của Illinois tại Hạ viện Hoa Kỳ từ năm 2005 đến năm 2021. Trước cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống Hoa Kỳ, ông đã viết một bài bình luận trên báo 'The Washington Post' và kết luận rằng cuộc gặp gỡ không phải là một sự cổ vũ cho ông Biden, mà chỉ biểu lộ rằng vị Giáo Hoàng " là một mục tử luôn hướng về linh hồn của đàn chiên một cách lặng lẽ, bao gồm cả vị tổng thống Công Giáo", và "Lời kêu gọi thường xuyên của Đức Phanxicô về việc “xây dựng những cây cầu” là một thông điệp mà cả hai phe chia rẽ chính trị của (Hoa Kỳ ), hiện đang rất bận rộn trong việc đào chiến hào, cần phải lắng nghe khẩn cấp."
Bài cuả ông mang tựa đề :As a Democrat and a Catholic, I know the pope is not on Biden’s team (Là một đảng viên Dân Chủ Công Giáo, tôi biết rằng ĐGH không đứng về phe Biden ), được phỏng dịch sau đây:
Trước cuộc gặp gỡ vào thứ Sáu giữa Tổng thống Joe Biden và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, phần lớn giới truyền thông đã tập trung ý kiến vào việc hai nhân vật Công Giáo nổi tiếng nhất thế giới này - có khá nhiều quan điểm giống nhau - sẽ nhập chung vào một đội ngũ chính trị. Việc tập trung ý kiến như thế chỉ biểu hiện một xu hướng đáng lo ngại của Mỹ, là trước bất kỳ mọi vấn đề nào, họ xếp loại mọi nhân vật công cộng vào một trong hai phe đối lập. Nhưng câu chuyện này là hoàn toàn sai, và đã đến lúc phải từ bỏ nó.
Không có gì ngạc nhiên khi ông Biden, mô tả mình là một người Công Giáo sùng đạo và thường xuyên nói về đức tin của mình, sẽ háo hức kết hợp với Đức Giáo Hoàng. Điều này cũng đúng với bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, cũng thường xuyên đề cập đến Đức Giáo Hoàng và đến thăm ngài tại Vatican trong tháng này.
Dù sao thì Đức Phanxicô được yêu thích với một tỷ lệ là 82 phần trăm cuả 70 triệu người Công Giáo tại Hoa Kỳ, và 63 phần trăm cuả người Mỹ nói chung.
Và, thoạt nhìn, có vẻ như Đức Giáo Hoàng và ông tổng thống có nhiều điểm chung về chính trị. Đức Phanxicô nhiều lần thể hiện mối quan tâm sâu sắc về vấn đề biến đổi khí hậu, quan tâm đến người nghèo và chào đón người nhập cư. Phần đông người Mỹ cũng liên hệ những vấn đề này với đảng Dân chủ hơn là đảng Cộng hòa.
Nhưng đúng ra thì các nguyên lý của Công Giáo đã không được phe nào chấp nhận hoàn toàn - điều mà tôi cũng từng quan sát khi phục vụ với tư cách là thành viên đảng Dân chủ tại Quốc hội. Tôi không bao giờ tự nhận mình là một người Công Giáo hoàn hảo, nhưng sự ủng hộ của tôi đối với quyền của người lao động, chăm sóc người nghèo và người nhập cư, và bảo vệ môi trường phù hợp với các giáo huấn xã hội Công Giáo và với cương lĩnh của đảng tôi nữa.
Tuy nhiên, khi một số quan điểm xã hội của tôi phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội - đặc biệt nhất là phá thai -, thì đảng đã không thể dung thứ. Vào năm 2018, đối thủ chính trị của tôi đã cảnh báo các cử tri Dân chủ rằng tôi không thuộc về nhóm - tôi là một kẻ dị giáo chính trị. Tuy tôi vẫn giành được chiến thắng năm đó, nhưng trong chiến dịch năm 2020 sau đó, tôi đã bị đánh bại trong gang tấc.
Thực tế đầy thách thức cho Đảng Dân chủ, là những người muốn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đứng về “phe” họ, là có xung đột trực tiếp giữa nhiều chính sách của đảng và giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt là những vấn đề liên quan sự ưu việt của sự sống và phẩm giá con người. Chưa đầy hai tuần sau khi cả ông Biden và bà Pelosi (D-Calif.) chế nhạo bộ luật cuả Texas cấm hầu hết việc phá thai bằng phẫu thuật, thì Đức Giáo Hoàng đưa ra tuyên bố rằng “ mọi kẻ phá thai là giết người ” và so sánh việc phá thai như là thuê ” một sát thủ để giải quyết một vấn đề. ” Đức Giáo Hoàng cũng nói rằng “thuyết giới tính” là “nguy hiểm” và bác bỏ hôn nhân đồng tính, giải thích rằng “hôn nhân là một bí tích [và] Giáo hội không có quyền thay đổi các bí tích”. Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng cũng chỉ trích cách thức mà chính quyền Biden rút quân ra khỏi Afghanistan.
Những tuyên bố này nêu rõ ra sự sai lầm khi cố gắng ép cặp quyền giáo hoàng và các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo vào một khuôn khổ chính trị cứng nhắc, thiển cận đang thống trị đời sống công cộng Hoa Kỳ ngày nay. Nhiều người dùng các thông điệp của Đức Phanxicô về các tệ nạn xã hội và về các hy vọng xây dựng một xã hội công bằng - như thể là Ngài đầu tư vào cuộc chiến đảng phái đương thời của chúng ta. Nhưng thực ra thì điều này không có gì là mới đối với các vị giáo hoàng. Kể từ năm 1891, khi thông điệp Rerum Novarum của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đưa ra một giáo lý về quyền và nghĩa vụ của lao động, thì các vị giáo hoàng kế tiếp đã luôn luôn thẳng thắn về nhiều vấn đề khác có ảnh hưởng đến các thụ tạo của Thiên Chuá. Những gì Đức Phanxicô đang làm chỉ là sự tiếp nối một truyền thống đã có từ lâu đời, trước cả khi đất nước chúng ta bị chia ra hai màu đỏ và xanh (đỏ là Cộng Hoà, xanh là Dân Chủ ).
Một điều nguy hiểm của sự chia rẽ đó là mọi vấn đề đều được nhìn qua bối cảnh cạnh tranh giành giật tất cả, trong đó việc đánh bại một đối thủ là quan trọng hơn cả việc đưa ra một chính sách tốt nhất. Trong tình huống này, điều quan trọng là phải có được một vị giáo hoàng đứng trên mọi sự phân chia, và kiên cường kêu gọi việc duy trì phẩm giá con người và phục vụ công ích.
Khi Đức Phanxicô và ông Biden gặp nhau, chúng ta có thể mong đợi nhìn thấy những bức ảnh của hai vị mỉm cười khi trao đổi quà tặng. Tòa Thánh và Toà Bạch Cung có thể sẽ đưa ra tuyên bố rằng hai bên đã thảo luận về biến đổi khí hậu, nghèo đói và các lĩnh vực cùng quan tâm khác. Nhưng không ai mong đợi Đức Phanxicô sẽ công khai khiển trách Biden vì những chính sách về phá thai, giới tính và vi phạm tự do tôn giáo trong nước. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể biết rằng một sự khiển trách như vậy có thể xảy ra riêng tư hay không.
Sự im lặng đó có thể sẽ bị bóp méo để tranh luận rằng tổng thống và giáo hoàng ở cùng một đội ngũ. Nhưng sẽ tốt hơn nhiều, nếu nó được xem như là một lời nhắc nhở rằng trước hết, Đức Giáo Hoàng là một mục tử luôn hướng về linh hồn của đàn chiên một cách lặng lẽ, bao gồm cả vị tổng thống Công Giáo thứ hai của quốc gia. Ngài không phải là một người cổ vũ cho bất kỳ một đảng phái chính trị nào. Lời kêu gọi thường xuyên của Đức Phanxicô về việc “xây dựng những cây cầu” là một thông điệp mà cả hai phe chính trị chia rẽ của chúng ta, hiện đang rất bận rộn trong việc đào chiến hào, cần phải lắng nghe một cách khẩn cấp.
Bài cuả ông mang tựa đề :As a Democrat and a Catholic, I know the pope is not on Biden’s team (Là một đảng viên Dân Chủ Công Giáo, tôi biết rằng ĐGH không đứng về phe Biden ), được phỏng dịch sau đây:
Trước cuộc gặp gỡ vào thứ Sáu giữa Tổng thống Joe Biden và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, phần lớn giới truyền thông đã tập trung ý kiến vào việc hai nhân vật Công Giáo nổi tiếng nhất thế giới này - có khá nhiều quan điểm giống nhau - sẽ nhập chung vào một đội ngũ chính trị. Việc tập trung ý kiến như thế chỉ biểu hiện một xu hướng đáng lo ngại của Mỹ, là trước bất kỳ mọi vấn đề nào, họ xếp loại mọi nhân vật công cộng vào một trong hai phe đối lập. Nhưng câu chuyện này là hoàn toàn sai, và đã đến lúc phải từ bỏ nó.
Không có gì ngạc nhiên khi ông Biden, mô tả mình là một người Công Giáo sùng đạo và thường xuyên nói về đức tin của mình, sẽ háo hức kết hợp với Đức Giáo Hoàng. Điều này cũng đúng với bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, cũng thường xuyên đề cập đến Đức Giáo Hoàng và đến thăm ngài tại Vatican trong tháng này.
Dù sao thì Đức Phanxicô được yêu thích với một tỷ lệ là 82 phần trăm cuả 70 triệu người Công Giáo tại Hoa Kỳ, và 63 phần trăm cuả người Mỹ nói chung.
Và, thoạt nhìn, có vẻ như Đức Giáo Hoàng và ông tổng thống có nhiều điểm chung về chính trị. Đức Phanxicô nhiều lần thể hiện mối quan tâm sâu sắc về vấn đề biến đổi khí hậu, quan tâm đến người nghèo và chào đón người nhập cư. Phần đông người Mỹ cũng liên hệ những vấn đề này với đảng Dân chủ hơn là đảng Cộng hòa.
Nhưng đúng ra thì các nguyên lý của Công Giáo đã không được phe nào chấp nhận hoàn toàn - điều mà tôi cũng từng quan sát khi phục vụ với tư cách là thành viên đảng Dân chủ tại Quốc hội. Tôi không bao giờ tự nhận mình là một người Công Giáo hoàn hảo, nhưng sự ủng hộ của tôi đối với quyền của người lao động, chăm sóc người nghèo và người nhập cư, và bảo vệ môi trường phù hợp với các giáo huấn xã hội Công Giáo và với cương lĩnh của đảng tôi nữa.
Tuy nhiên, khi một số quan điểm xã hội của tôi phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội - đặc biệt nhất là phá thai -, thì đảng đã không thể dung thứ. Vào năm 2018, đối thủ chính trị của tôi đã cảnh báo các cử tri Dân chủ rằng tôi không thuộc về nhóm - tôi là một kẻ dị giáo chính trị. Tuy tôi vẫn giành được chiến thắng năm đó, nhưng trong chiến dịch năm 2020 sau đó, tôi đã bị đánh bại trong gang tấc.
Thực tế đầy thách thức cho Đảng Dân chủ, là những người muốn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đứng về “phe” họ, là có xung đột trực tiếp giữa nhiều chính sách của đảng và giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt là những vấn đề liên quan sự ưu việt của sự sống và phẩm giá con người. Chưa đầy hai tuần sau khi cả ông Biden và bà Pelosi (D-Calif.) chế nhạo bộ luật cuả Texas cấm hầu hết việc phá thai bằng phẫu thuật, thì Đức Giáo Hoàng đưa ra tuyên bố rằng “ mọi kẻ phá thai là giết người ” và so sánh việc phá thai như là thuê ” một sát thủ để giải quyết một vấn đề. ” Đức Giáo Hoàng cũng nói rằng “thuyết giới tính” là “nguy hiểm” và bác bỏ hôn nhân đồng tính, giải thích rằng “hôn nhân là một bí tích [và] Giáo hội không có quyền thay đổi các bí tích”. Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng cũng chỉ trích cách thức mà chính quyền Biden rút quân ra khỏi Afghanistan.
Những tuyên bố này nêu rõ ra sự sai lầm khi cố gắng ép cặp quyền giáo hoàng và các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo vào một khuôn khổ chính trị cứng nhắc, thiển cận đang thống trị đời sống công cộng Hoa Kỳ ngày nay. Nhiều người dùng các thông điệp của Đức Phanxicô về các tệ nạn xã hội và về các hy vọng xây dựng một xã hội công bằng - như thể là Ngài đầu tư vào cuộc chiến đảng phái đương thời của chúng ta. Nhưng thực ra thì điều này không có gì là mới đối với các vị giáo hoàng. Kể từ năm 1891, khi thông điệp Rerum Novarum của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đưa ra một giáo lý về quyền và nghĩa vụ của lao động, thì các vị giáo hoàng kế tiếp đã luôn luôn thẳng thắn về nhiều vấn đề khác có ảnh hưởng đến các thụ tạo của Thiên Chuá. Những gì Đức Phanxicô đang làm chỉ là sự tiếp nối một truyền thống đã có từ lâu đời, trước cả khi đất nước chúng ta bị chia ra hai màu đỏ và xanh (đỏ là Cộng Hoà, xanh là Dân Chủ ).
Một điều nguy hiểm của sự chia rẽ đó là mọi vấn đề đều được nhìn qua bối cảnh cạnh tranh giành giật tất cả, trong đó việc đánh bại một đối thủ là quan trọng hơn cả việc đưa ra một chính sách tốt nhất. Trong tình huống này, điều quan trọng là phải có được một vị giáo hoàng đứng trên mọi sự phân chia, và kiên cường kêu gọi việc duy trì phẩm giá con người và phục vụ công ích.
Khi Đức Phanxicô và ông Biden gặp nhau, chúng ta có thể mong đợi nhìn thấy những bức ảnh của hai vị mỉm cười khi trao đổi quà tặng. Tòa Thánh và Toà Bạch Cung có thể sẽ đưa ra tuyên bố rằng hai bên đã thảo luận về biến đổi khí hậu, nghèo đói và các lĩnh vực cùng quan tâm khác. Nhưng không ai mong đợi Đức Phanxicô sẽ công khai khiển trách Biden vì những chính sách về phá thai, giới tính và vi phạm tự do tôn giáo trong nước. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể biết rằng một sự khiển trách như vậy có thể xảy ra riêng tư hay không.
Sự im lặng đó có thể sẽ bị bóp méo để tranh luận rằng tổng thống và giáo hoàng ở cùng một đội ngũ. Nhưng sẽ tốt hơn nhiều, nếu nó được xem như là một lời nhắc nhở rằng trước hết, Đức Giáo Hoàng là một mục tử luôn hướng về linh hồn của đàn chiên một cách lặng lẽ, bao gồm cả vị tổng thống Công Giáo thứ hai của quốc gia. Ngài không phải là một người cổ vũ cho bất kỳ một đảng phái chính trị nào. Lời kêu gọi thường xuyên của Đức Phanxicô về việc “xây dựng những cây cầu” là một thông điệp mà cả hai phe chính trị chia rẽ của chúng ta, hiện đang rất bận rộn trong việc đào chiến hào, cần phải lắng nghe một cách khẩn cấp.