Thánh ca Giáng Sinh Việt Nam

Trước thập niên 1930, thánh nhạc VN chưa có gì tại các nhà thờ tại VN. Thời ấy, trong nhà thờ hát lễ và chầu Thánh Thể toàn là những bản thánh ca bằng tiếng Latinh do ít người phụ trách. Đôi khi phát âm tiếng La tinh không đúng.

Vì thế mới có câu :

Các thầy đọc tiếng Latinh

Các cô con gái thưa kinh dịu dàng

Có nghĩa là trên bàn thờ các thầy (thầy cả), các thầy khác (đang học trường Latinh về nghỉ hè, hay thôi học ở chủng viện) trong ca đoàn hát toàn tiếng Latinh. Trong khi giáo dân trong nhà thờ im lặng, tay lần hạt, và theo dõi cử điệu của các cha ‘‘làm lễ’’. Hợp lễ, chỉ có thanh nữ đọc đủ kinh các theo ý nghĩa các phần thánh lễ. Gọi là ca đoàn, nhưng thực sự do một nhóm thanh niên trong xứ, biết hát và đọc tiếng La tinh. Hát thuộc lòng, không hiểu gì.

Từ 1946, xuất hiện một số bản nhạc VN về Đức Mẹ và Giáng Sinh, đem lại luồng khí mới trong các xứ tại VN

Từ Công Đồng Vatican II, cho phép dùng tiếng Việt trong thánh lễ. Dĩ nhiên các bản nhạc tiếng Việt lần lượt thay cho La tinh.

Nhân dịp Giáng Sinh, thử xem lại những bản Thánh Ca Giáng Sinh VN có từ bao giờ và để lại lòng người bao trìu mến khi Chúa sinh ra cho nhân loại và trong lòng người.

Từ 1932 đến 1934, hát thánh ca bằng tiếng Latinh trong nhà thờ

Thầy giáo xứ, trong năm thử, phụ trách ca đoàn, dùng cuốn Cantus Liturgiri (Hồng Kông), hay cuốn Cantiones, tập những bài cho ca đoàn :

-Bộ Lễ : Kyrie (Thương xót), Gloria (Vinh danh), Credo (Tin Kính), Sanctus (Thánh Thánh) và Agnus Dei (Con Chiên Thiên Chúa).

-Những bài cho 5 Lễ trọng trong năm : Sinh Nhật, Phục Sinh, Chúa Lên Trời, Hiện Xuống và Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

-Chầu Thánh Thể : O salutaris hostia, Pange linqua, Ave Maris stella (Lạy Mẹ là ngôi sao sáng), Maria mater gratia (Lạy Mẹ là Mẹ ban ơn), Tantum ergo, Laudate Domium (Tv. 116) Laudate Domium omnes gentes

-Lễ mồ hay đám táng : Reqiem, Miserere mei Deus (Tv. 50), In paradisum (xin thiên thần dẫn đưa về thiên đàng), Ego sum resurrectio et vita (hạ huyệt : ta là sự sống lại và là sự sống.

-Đôi khi còn tập những bản nhạc khác, như : Adeste fideles, Puer natus in Bethleem Alleluia, Les Anges dans nos campagnes (các thiên thần trong cánh đồng chúng ta), Gloria in excelsis Deo (Sáng danh Chúa trên trời) (cho mùa Noel), Ofilii et filiare (Phục sinh) hay Ave Maria (Lộ Đức), J’irai la voir un jour (ngày kia tôi sẽ được thăy Mẹ, O Mère chérie (Lạy Mẹ mến yêu

Từ nhạc đời của thanh niên.

Năm 1943-1944, phong trào thanh niên thường hát những bài đời của Hoàng Quí, Phạm Đình Chương, Lưu Hữu Phước như Bóng Cờ Lau, Nước Non Lam Sơn, Tiếng Gọi Đàng, Leo Rừng, Được Mùa, Bạch Đằng Giang, Chùa Hương, Hờn Sông Gianh, Hội nghị Diên Hồng...làm phấn khởi người trẻ hướng về quê hương và lịch sử dân tộc.

Hai bản nhạc Pháp thời danh của Tino Rossi : J’ai deux amours (tôi có hai mối tình), C’est à Capri que l’ai rencontré (ở Capri tôi đã gặp em)... làm say mê người trẻ. Các bản nhạc Việt bắt đầu từ đây.

Các sáng tác hòa âm của nhạc sỹ trứ danh người Đức JS. Bach bắt đầu nghe trong các nhà thờ Công Giáo lẫn Tin Lành tại Hà Nội.

Đến nhạc đạo của nhóm tu sỹ trong các chủng viện

Bên Công Giáo, những chủng sinh có khiếu âm nhạc bắt đầu âm thầm sáng tác, trong đó Nguyễn Khắc Xuyên dẫn đầu viết thử :

Lạy Mẹ xin yên ủi chúng con luôn luôn

Mẹ từ bi xin phá những nỗi ưu phiền

Rồi từ 1944, cảm hứng bài thơ của thi sỹ Pháp Paul Verlein : Je ne veux plus que ma Mère Marie, Nguyễn Khắc Xuyên đã viết nhạc :

Tôi chỉ muốn yêu mình mẹ Maria tôi thôi

- Bắt đầu vào 1945, các người trẻ nội trú và thầy dạy ở chủng viện Hà Nội như : Hùng Lân, Nguyễn Khắc Xuyên, Tâm Bảo, Thiên Phụng, Thanh Tùng, Vĩnh Phúc, Hoài Đức, anh Thiết, Anh Hoan...yêu nhạc kết hợp thành ca đoàn hát tại nhà thờ chính tòa Hà Nội.

Từ đó, nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh thành hình. Năm 1946, Nhạc đoàn xuất bản Cung Thánh III, gồm 10 bài về Giáng Sinh : Chúa sinh ra, Chúa thương loài người : của Tâm Bảo. Ánh sao lạ : Thiên Phụng và Hoài Chiên. Vào trong hang đá, Belem ơi, Hôm nay : Nguyễn Khắc Xuyên. Cao cung lên, Đêm đông, Thăm hang đá : Hoài Đức. Mùa Đông Năm ấy, Đêm năm xưa...Trời Cao (mùa Vọng), Đêm ánh sáng : Duy Tân. Đêm Thánh vô cùng (nhạc của Franz Gruber), Hôm nay (nhạc của Preatorius), Tôi đã thấy người, Ngôi Hai xuống đời, Lời trong sương, Nửa đêm : Hùng Lân. Một đêm năm xưa, Ánh sao lạ : Thiên Phụng và Hoài Chiên. Mục Đồng chăn giữ đoàn chiên (ý từ bài Latinh Pastores). Cao cung lên : Hoài Đức.

Vườn Thánh ca Giáng sinh lan rộng các nơi khác.

- Nhạc đoàn Sao Mai, của Bùi Chu, với các sáng tác : Đông Đông, Hang Belem, Say Noel : Hải Linh. Vinh danh Chúa : Ngô Duy Linh. Đồng quê Belem : Minh Trân

-Nhạc đoàn Phát Diệm các chủng sinh trẻ, viết những thánh ca đầy mầu sắc quê hương : Tìm hang đá : JB. Tuất, Phương Linh, JB. Điệu. Ánh sao xưa : Trần Hùng Dũng

- Và các nơi khác, Dòng Chúa Cứu Thế đóng góp các bản : Chúa đến rồi, Lời cầu của đêm : Thành Tâm và Sĩ Tín. Quê hương Thượng Đế : Sĩ Tín và Nguyễn Khởi Phụng. Và các bài : Một trẻ thơ : Lm Hoàng Kim. Cất tiếng tung hô : Nguyễn Duy. Nhạc sư Kim Long xuất bản tập Ca Lên Đi có nhiều bài ca Noel. Hai nhạc sư Hải Linh và Kim Long cùng sáng tác Say Noel thơ của Xuân Ly Băng.

-Tại hải ngoại sau 1975, sáng tác mới, như : Trầm hương 3, Mùa sao, Chúa ra đời, Mừng Chúa ra đời, Belem năm xưa, Hãy ca mừng, Đêm tuyết băng (nhạc ngoại quốc) : của Nguyễn Quang Tuyến. Đêm Đông : Nguyễn Quang Tuyến, Vũ Văn Tuynh. Trang sử tình Mùa Cứu Thế : Văn Chi. Đêm nay tầng xanh : Chính Trung và Xuân Thu. Loài người ơi : Văn Thiều

Những bản nhạc đời trữ tình bắt nguồn từ Giáng Sinh. Tháp chuông vang lên những tiếng mời gọi đến giáo đường dự lễ Đêm. Sau đó là cuộc vui hòa hợp gia đình, bạn bè.

Bao nhiêu tiểu thuyết, truyện tình lãng mạng và biết bao vần thơ không bao giờ cạn nói vệ những kỷ niệm của Noel

Cũng từ mùa Giáng Sinh, các hội đoàn, cá nhân đã nảy sinh những công việc từ thiện đem an vui, no lành đến những người không có Noel

Ngay nay, cứ tới mùa Giáng Sinh, người ta thấy bán đủ hình thức CD, DVD, cassettes, thiệp về Thánh Ca VN Giáng Sinh. Cuối năm nhớ nhau gửi lời thăm hỏi và chúc mừng kèm món quà nho nhỏ. Nhà nào nhà nấy vang lên những bản Thánh Ca nhè nhẹ...Đóng cửa lại nghe nhạc Giáng Sinh thấy nhẹ nhõm tâm hồn và bao kỷ niệm. Và cũng từ Đêm Thánh này, chứa chan bao tình người được thương mến tới do lòng hảo tâm khắp nơi.

Xin cảm tạ Chúa Hài Đồng và xin Chúa Giêsu Bé Thơ chúc lành cho những tác giả có tài năng sáng tác văn hóa, nghệ thuật, nhắc nhở con người trở về với ý nghĩa của ngày Giáng Sinh. Xin cho tài năng này tiếp tục nảy nở để làm Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm. Õ

Tài liệu viết bài

- Nhạc sư Nguyễn Khắc Xuyên : Quá trình Thánh Nhạc VN. Texas 1991

- Ns. Trái Tim Đức Mẹ. số 300, 12. 2002, ttr. 12-13