Mỗi chúng ta là ngôi sao sáng dẫn đường
(Suy niệm lễ Chúa Hiển Linh)
Trong một cuộc tĩnh tâm, buổi tối nọ nhà thờ có cả mấy trăm giáo dân. Linh mục giảng thuyết bảo tắt hết đèn trong nhà thờ. Thế là bóng tối bao trùm !... Đoạn linh mục nói:
Tôi sẽ đốt lên một que diêm. Tất cả những ai thấy ánh sáng của que diêm, xin hô to: “Thấy”.
Nhà thờ to lớn, chỉ có ánh sáng một que diêm, nhưng ai cũng thấy và đồng thanh hô to:
-Tôi thấy! Chúng tôi thấy.
Linh mục giải thích:
-Như thế, anh chị em thấy một hành động tốt của anh chị em dù nhỏ cách mấy cũng chiếu sáng trước mặt mọi người, làm ngọn đèn soi cho họ bước lên ngôi sao sáng, dẫn đường họ đến Chúa như ba nhà chiêm tinh.
Kế đến, linh mục phát cho mỗi người một que diêm và bảo:
-Bây giờ mỗi người hãy đốt que diêm của mình lên.
Thế là trong phút chốc, bóng tối trong nhà thờ đã nhường chỗ cho ánh sáng tỏa lan từ những que diêm bé bỏng, khiến bầu khí trong nhà thờ trở nên mông lung kỳ diệu. Và linh mục kết luận:
-Anh chị em hãy xem đấy, nếu mỗi người chúng ta gộp lại một việc tốt lành nhỏ, chúng ta cũng có thể xua đuổi bóng tối lầm lạc tội lỗi, và trở nên Ánh Sao Lạ dẫn đưa mọi người đến với Chúa Cứu Thế như ba nhà chiêm tinh thời xưa.
Kính thưa,
Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Hiến Linh (Ba Vua), lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại. Chúa không chỉ tỏ mình ra một lần cho Ba vua đại diện cho dân ngoại cách đây hơn 2021 năm, nhưng Ngài vẫn còn và sẽ luôn tỏ mình ra cho từng người chúng ta.
Chúa Hiển Linh là gì? Là tỏ ra vinh quang Thiên Chúa cho con người nhận biết để được ơn cứu độ.
Bài Tin Mừng kể lại các đạo sĩ đại diện cho dân ngoại đã được ánh sao lạ dẫn đường tới thờ lạy Hài Nhi Giê-su. Quả thật, nhờ sự soi dẫn của ánh sao, các đạo sĩ đã đi đúng đường để đến với Chúa Giê-su Hài Đồng. Ba đạo sĩ đã lãnh nhận được niềm vui khôn tả khi tiếp kiến Hài Nhi. Qua đây, chúng ta khẳng định ngay rằng Đức Giê-su sinh ra là không chỉ dành riêng cho người Do Thái, cho riêng một ai, nhưng cho toàn thể nhân loại. Một Giê-su phổ quát cho mọi người mà không phân biệt nô lệ hay tự do; lương dân hay dân bản; da đen hay da màu; châu phi hay châu mỹ,…Thật vậy, ai đi theo sự hướng dẫn của Ngôi Sao Giê-su sẽ không đi trong bóng tối mù mịt, nhưng đi trong ánh sáng chan hòa; không đi trong dối gian, nhưng đi trong sự thật; không đi trong hận thù ghen ghét nhưng đi trong thuận hòa yêu thương; không đi trong chiến tranh khủng bố, nhưng đi trong hòa bình công lý; không đi trong nỗi buồn man mác, nhưng đi trong niềm vui hớn hở; không đi trong thất vọng ê chề, nhưng đi trên con đường tràn trề hy vọng; không đi trong hỏa ngục đời đời, nhưng đi trong thiên đàng vinh hiển,…
Kính thưa, ngày nay ngôi sao nào đang dẫn đường cho chúng ta đến với Chúa?
Ngôi sao trước tiên đó là Lời Chúa. Chính nhờ đọc và suy gẫm Lời Chúa mà chúng ta nhận ra Chúa trong cuộc sống. Phúc âm sẽ vẽ lên cho chúng ta gương mặt thực của Chúa Ki-tô chứ không phải khuôn mặt theo những mơ ước trần tục của chúng ta. Phúc Âm sẽ là ngôi sao dẫn đường cho chúng ta đến với Chúa.
Ngôi sao đặc biệt nhất là Mình và Máu Chúa Giê-su trong mỗi thánh lễ chúng ta tham dự. Chính đó là nguồn sống và sức mạnh cho đời sống đức tin của chúng ta. Quả thật, Bí tích Thánh Thể chính là trung tâm trong lịch sử của nhân loại, là “nguồn mạch” và “chóp đỉnh” của mọi sinh hoạt trong phụng vụ của Giáo Hội, bởi vì Thánh Thể là lương thực cần thiết cho sự sống và sứ mạng của Giáo Hội.
Ngôi sao kế tiếp là Giáo Hội ngang qua các vị thánh, qua các linh mục, qua các ki-tô hữu giáo dân gương mẫu, thánh thiện,…
Kính thưa,
Chính Đức Giê-su cũng đã dạy chúng ta rằng anh em là ánh sáng cho trần gian,…ngọn đèn phải được đặt ở trên đế để soi sáng cho mọi người trong nhà, mỗi ki-tô hữu phải là ngọn đèn, nghĩa là ngôi sao dẫn đường cho kẻ khác. Cha mẹ là ngôi sao dẫn đường cho con cái, những người có trách nhiệm phải là ngôi sao dẫn đường cho những người mình chịu trách nhiệm; linh mục - tu sĩ phải là ngôi sao dẫn đường cho dân Chúa; và mỗi ki-tô hữu phải trở thành ngôi sao dẫn đường cho những ai chưa biết Chúa qua chợ búa, đồng ruộng, trường học, công ty và trên mọi nẻo đường trong cuộc sống.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm lễ Chúa Hiển Linh)
Trong một cuộc tĩnh tâm, buổi tối nọ nhà thờ có cả mấy trăm giáo dân. Linh mục giảng thuyết bảo tắt hết đèn trong nhà thờ. Thế là bóng tối bao trùm !... Đoạn linh mục nói:
Tôi sẽ đốt lên một que diêm. Tất cả những ai thấy ánh sáng của que diêm, xin hô to: “Thấy”.
Nhà thờ to lớn, chỉ có ánh sáng một que diêm, nhưng ai cũng thấy và đồng thanh hô to:
-Tôi thấy! Chúng tôi thấy.
Linh mục giải thích:
-Như thế, anh chị em thấy một hành động tốt của anh chị em dù nhỏ cách mấy cũng chiếu sáng trước mặt mọi người, làm ngọn đèn soi cho họ bước lên ngôi sao sáng, dẫn đường họ đến Chúa như ba nhà chiêm tinh.
Kế đến, linh mục phát cho mỗi người một que diêm và bảo:
-Bây giờ mỗi người hãy đốt que diêm của mình lên.
Thế là trong phút chốc, bóng tối trong nhà thờ đã nhường chỗ cho ánh sáng tỏa lan từ những que diêm bé bỏng, khiến bầu khí trong nhà thờ trở nên mông lung kỳ diệu. Và linh mục kết luận:
-Anh chị em hãy xem đấy, nếu mỗi người chúng ta gộp lại một việc tốt lành nhỏ, chúng ta cũng có thể xua đuổi bóng tối lầm lạc tội lỗi, và trở nên Ánh Sao Lạ dẫn đưa mọi người đến với Chúa Cứu Thế như ba nhà chiêm tinh thời xưa.
Kính thưa,
Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Hiến Linh (Ba Vua), lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại. Chúa không chỉ tỏ mình ra một lần cho Ba vua đại diện cho dân ngoại cách đây hơn 2021 năm, nhưng Ngài vẫn còn và sẽ luôn tỏ mình ra cho từng người chúng ta.
Chúa Hiển Linh là gì? Là tỏ ra vinh quang Thiên Chúa cho con người nhận biết để được ơn cứu độ.
Bài Tin Mừng kể lại các đạo sĩ đại diện cho dân ngoại đã được ánh sao lạ dẫn đường tới thờ lạy Hài Nhi Giê-su. Quả thật, nhờ sự soi dẫn của ánh sao, các đạo sĩ đã đi đúng đường để đến với Chúa Giê-su Hài Đồng. Ba đạo sĩ đã lãnh nhận được niềm vui khôn tả khi tiếp kiến Hài Nhi. Qua đây, chúng ta khẳng định ngay rằng Đức Giê-su sinh ra là không chỉ dành riêng cho người Do Thái, cho riêng một ai, nhưng cho toàn thể nhân loại. Một Giê-su phổ quát cho mọi người mà không phân biệt nô lệ hay tự do; lương dân hay dân bản; da đen hay da màu; châu phi hay châu mỹ,…Thật vậy, ai đi theo sự hướng dẫn của Ngôi Sao Giê-su sẽ không đi trong bóng tối mù mịt, nhưng đi trong ánh sáng chan hòa; không đi trong dối gian, nhưng đi trong sự thật; không đi trong hận thù ghen ghét nhưng đi trong thuận hòa yêu thương; không đi trong chiến tranh khủng bố, nhưng đi trong hòa bình công lý; không đi trong nỗi buồn man mác, nhưng đi trong niềm vui hớn hở; không đi trong thất vọng ê chề, nhưng đi trên con đường tràn trề hy vọng; không đi trong hỏa ngục đời đời, nhưng đi trong thiên đàng vinh hiển,…
Kính thưa, ngày nay ngôi sao nào đang dẫn đường cho chúng ta đến với Chúa?
Ngôi sao trước tiên đó là Lời Chúa. Chính nhờ đọc và suy gẫm Lời Chúa mà chúng ta nhận ra Chúa trong cuộc sống. Phúc âm sẽ vẽ lên cho chúng ta gương mặt thực của Chúa Ki-tô chứ không phải khuôn mặt theo những mơ ước trần tục của chúng ta. Phúc Âm sẽ là ngôi sao dẫn đường cho chúng ta đến với Chúa.
Ngôi sao đặc biệt nhất là Mình và Máu Chúa Giê-su trong mỗi thánh lễ chúng ta tham dự. Chính đó là nguồn sống và sức mạnh cho đời sống đức tin của chúng ta. Quả thật, Bí tích Thánh Thể chính là trung tâm trong lịch sử của nhân loại, là “nguồn mạch” và “chóp đỉnh” của mọi sinh hoạt trong phụng vụ của Giáo Hội, bởi vì Thánh Thể là lương thực cần thiết cho sự sống và sứ mạng của Giáo Hội.
Ngôi sao kế tiếp là Giáo Hội ngang qua các vị thánh, qua các linh mục, qua các ki-tô hữu giáo dân gương mẫu, thánh thiện,…
Kính thưa,
Chính Đức Giê-su cũng đã dạy chúng ta rằng anh em là ánh sáng cho trần gian,…ngọn đèn phải được đặt ở trên đế để soi sáng cho mọi người trong nhà, mỗi ki-tô hữu phải là ngọn đèn, nghĩa là ngôi sao dẫn đường cho kẻ khác. Cha mẹ là ngôi sao dẫn đường cho con cái, những người có trách nhiệm phải là ngôi sao dẫn đường cho những người mình chịu trách nhiệm; linh mục - tu sĩ phải là ngôi sao dẫn đường cho dân Chúa; và mỗi ki-tô hữu phải trở thành ngôi sao dẫn đường cho những ai chưa biết Chúa qua chợ búa, đồng ruộng, trường học, công ty và trên mọi nẻo đường trong cuộc sống.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương