Đi Ra
(Thứ Năm sau Lễ Hiển Linh – 1Ga 4,19-5,4; Lc 4,14-22a)
Một lần kia khi trở về quê hương Nagiarét, Chúa Giêsu vào Hội đường và người ta trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Mở ngay ra Người gặp và đọc đoạn chép rằng: “Thần Khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Người đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa…” (Is 61,1-2). Sau khi đọc xong Chúa Giêsu gấp sách lại, trao cho viên phụ trách đoạn ngồi xuống và nói: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà tai quý vị vừa nghe” (Lc 4,21).
Thánh sử Luca tường thuật rằng khán thính giả lúc bấy giờ không chỉ chăm chú nghe Chúa Giêsu nói mà còn thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Động thái thán phục minh chứng rằng Chúa Giêsu đã và đang thực hiện lời ngôn sứ Isaia. Để thực thi các việc mà Ngôn sứ Isaia kể ra đó là “loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa”, thì Chúa Giêsu đã theo tác động của Thánh Thần là ra đi.
Trước hết Người ra đi khỏi “cái mình là”: Vốn phận là phận của một vị Thiên Chúa quyền uy cao cả, thế mà Chúa Kitô đã đi ra khỏi phận vị của mình để mặc lấy thân phận tôi đòi, sống như người trần thế. Người lại còn đi ra khỏi thân phận một người bình thường để liên đới với nhân loại chúng ta cho đến cùng trong thân phận của một tội nhân, bị án tử hình trên thập giá (x.Pl 2,6-11).
Để rao giảng Tin Mừng cứu độ, Chúa Kitô đã đi ra khỏi sự yên ổn của bản thân để rồi sống kiếp “chim có tổ, chồn có hang, còn Con Người không có chỗ tựa đầu”(x.Lc 9,58). Ba năm rong duỗi trên các nẻo đường Palestine Chúa Kitô cho thấy Người đến không phải để cho người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mt 20,28).
Để loan báo Tin Mừng và phục vụ tha nhân đến cùng, các môn đệ Chúa Kitô phải biết ra đi như Thầy Chí Thánh. Điều cần ra đi trước hết đó là phận vị, chức tước của mình. Nếu còn quá dính chặt vào chức vị dù là thánh thiêng như “tư tế thừa tác”, giám mục, linh mục thì rất khó có thể sống mầu nhiệm tự hủy để phục vụ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nhắn nhủ các giám mục hãy nhớ rằng “giám mục” nguyên nghĩa là một thừa tác vụ hơn là chức vị.
Đã và đang có đó nhiều Kitô hữu thuộc mọi thành phần, nhất là hàng mục tử chưa mạnh dạn ra đi đến vùng ngoại biên như lời kêu gọi của Đức Phanxicô. Chước cám dỗ kiếm tìm sự bảo đảm trong khuôn viên nhà xứ, căn phòng thánh hay tòa Giám mục vẫn còn đó. Hoàn cảnh dịch bệnh đang xảy ra là một minh chứng cho động thái kiếm tìm sự an toàn cho bản thân với nhiều lý lẽ xem ra khá hữu lý nhưng thực chất còn quá ít chữ tình cống hiến. Một sự thật tại Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đó là các bề trên có vẻ ngại ngần sai bề dưới “ra đi như chiên đi giữa sói rừng” (x.Lc. 10,3). Có nhiều lý do, nhưng rất có thể có lý do này đó là chính bản thân mình chưa can đảm ra đi và vì thế ngại ngần sai thuộc cấp ra đi. Khi biết ra đi thì chúng ta sẽ biết đi ra, đi ra khỏi những gì chúng ta có và cả cái chúng ta là, nghĩa là biết sống tự do để cống hiến cho Tin Mừng cứu độ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Năm sau Lễ Hiển Linh – 1Ga 4,19-5,4; Lc 4,14-22a)
Một lần kia khi trở về quê hương Nagiarét, Chúa Giêsu vào Hội đường và người ta trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Mở ngay ra Người gặp và đọc đoạn chép rằng: “Thần Khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Người đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa…” (Is 61,1-2). Sau khi đọc xong Chúa Giêsu gấp sách lại, trao cho viên phụ trách đoạn ngồi xuống và nói: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà tai quý vị vừa nghe” (Lc 4,21).
Thánh sử Luca tường thuật rằng khán thính giả lúc bấy giờ không chỉ chăm chú nghe Chúa Giêsu nói mà còn thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Động thái thán phục minh chứng rằng Chúa Giêsu đã và đang thực hiện lời ngôn sứ Isaia. Để thực thi các việc mà Ngôn sứ Isaia kể ra đó là “loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa”, thì Chúa Giêsu đã theo tác động của Thánh Thần là ra đi.
Trước hết Người ra đi khỏi “cái mình là”: Vốn phận là phận của một vị Thiên Chúa quyền uy cao cả, thế mà Chúa Kitô đã đi ra khỏi phận vị của mình để mặc lấy thân phận tôi đòi, sống như người trần thế. Người lại còn đi ra khỏi thân phận một người bình thường để liên đới với nhân loại chúng ta cho đến cùng trong thân phận của một tội nhân, bị án tử hình trên thập giá (x.Pl 2,6-11).
Để rao giảng Tin Mừng cứu độ, Chúa Kitô đã đi ra khỏi sự yên ổn của bản thân để rồi sống kiếp “chim có tổ, chồn có hang, còn Con Người không có chỗ tựa đầu”(x.Lc 9,58). Ba năm rong duỗi trên các nẻo đường Palestine Chúa Kitô cho thấy Người đến không phải để cho người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mt 20,28).
Để loan báo Tin Mừng và phục vụ tha nhân đến cùng, các môn đệ Chúa Kitô phải biết ra đi như Thầy Chí Thánh. Điều cần ra đi trước hết đó là phận vị, chức tước của mình. Nếu còn quá dính chặt vào chức vị dù là thánh thiêng như “tư tế thừa tác”, giám mục, linh mục thì rất khó có thể sống mầu nhiệm tự hủy để phục vụ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nhắn nhủ các giám mục hãy nhớ rằng “giám mục” nguyên nghĩa là một thừa tác vụ hơn là chức vị.
Đã và đang có đó nhiều Kitô hữu thuộc mọi thành phần, nhất là hàng mục tử chưa mạnh dạn ra đi đến vùng ngoại biên như lời kêu gọi của Đức Phanxicô. Chước cám dỗ kiếm tìm sự bảo đảm trong khuôn viên nhà xứ, căn phòng thánh hay tòa Giám mục vẫn còn đó. Hoàn cảnh dịch bệnh đang xảy ra là một minh chứng cho động thái kiếm tìm sự an toàn cho bản thân với nhiều lý lẽ xem ra khá hữu lý nhưng thực chất còn quá ít chữ tình cống hiến. Một sự thật tại Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đó là các bề trên có vẻ ngại ngần sai bề dưới “ra đi như chiên đi giữa sói rừng” (x.Lc. 10,3). Có nhiều lý do, nhưng rất có thể có lý do này đó là chính bản thân mình chưa can đảm ra đi và vì thế ngại ngần sai thuộc cấp ra đi. Khi biết ra đi thì chúng ta sẽ biết đi ra, đi ra khỏi những gì chúng ta có và cả cái chúng ta là, nghĩa là biết sống tự do để cống hiến cho Tin Mừng cứu độ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột