Cách Ly !
(Thứ Sáu sau Lễ Hiển Linh – 1Ga 5,5-13; Lc 5,12-16)
Một hiện tượng đáng buồn trong tình cảnh dịch bệnh Côvid -19 đang xảy ra đó là sự “cách ly”. Hình như nhiều nước trên thế giới đều có dùng biện pháp cách ly những ai nhiễm virus mà Việt Nam đặt tên là F0, nhất là khi có biểu hiện bệnh lý. Có vài quốc gia trong đó có Việt Nam lại mạnh tay hơn với cả những người không nhiễm bệnh mà chỉ là có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Những người này được gọi là F1 và cũng bị cách ly tập trung bắt buộc. Thậm chí đã có lúc số người bị liệt vào hạng F2 là có tiếp xúc với người diện F1 cũng bị cách ly tại nhà!
Nỗi khổ của những người bị cách ly dù có nhiễm virus hay không bị nhiễm không dừng lại ở mặt thể lý mà nhất là về tinh thần. Họ hoang mang, lo sợ và nhất là bị tha nhân nhìn là người phung hủi cần xa lánh. Đã có lúc người ta nhìn những người này như là tội phạm và kết án họ cách bất công.
Tin mừng ngày thứ Sáu sau Lễ Hiển Linh tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người phung cùi. Thay vì chỉ phán một lời thì Chúa Giêsu lại giơ tay chạm vào người bệnh nhân để chữa lành. Cách thức chữa lành của Chúa Giêsu là một dấu chỉ cho thấy việc bị cách ly là nỗi đau khổ hơn cả bệnh tật thể lý. Khi bị tha nhân hay Chính quyền cách ly thì người bị cách ly bị xem như chưa xứng với phận vị là một con người.
Chúa Giêsu giơ tay chạm lấy người phung cùi không chỉ để chữa cho người phung được sạch mà còn khẳng định rằng anh ấy dù trong hoàn cảnh tật bệnh nan y dễ lây truyền thì vẫn là người anh chị em của Người, không bao giờ bị bỏ rơi, bị cách ly. Chúng ta nhận ra sự thật này vì tiếp liền sau đó Người bảo anh ta là hãy đi trình diện tư tế và dâng của lễ theo luật Môsê đã truyền, để minh chứng cho người ta biết mình đã được lành sạch. Dĩ nhiên khi đã được minh chứng là khỏi bệnh phung cùi thì người bệnh được gia nhập cộng đoàn, hết bị cách ly. (x.Lv 14).
Một thực tế đáng buồn và có thể đáng trách đó là đã và đang có đó nhiều người bị cách ly cách bất công. Rất có thể sau khi dịch bệnh Côvid – 19 qua đi thì sẽ có nhiều người phải trả lẽ trước công luận và cả trước Pháp Luật về các chính sách và biện pháp quá khích và thiếu nhân tính. Là Kitô hữu, chúng ta không được phép loại ra khỏi lòng mình bất cứ ai vì bất cứ lý do gì. Chúa Giêsu đã từng khẳng định rằng nếu chúng ta nguyền rủa anh em mình là khùng, là ngốc, là quân phản đạo, nghĩa là loại bỏ họ ra khỏi tâm trí của mình thì cũng là một hình thức “giết người” thì phải chịu đoán phạt bởi “lửa hỏa ngục” (x. Mt 5,21-22).
Là đoàn tín hữu của tôn giáo với lời Kinh duy nhất được Đấng sáng lập truyền dạy: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” mong sao chúng ta nỗ lực hết sức có thể giúp cho tha nhân vừa ý thức vừa cảm nhận họ là một con người như mọi người. Giang rộng cánh tay, mở rộng tấm lòng để đón nhận nhau trong tình anh chị em một nhà là điều chúng ta hướng đến. Tuy nhiên thiển nghĩ rằng rất cần phải lên tiếng vạch rõ sự sai trái của các quyết sách mà cách nào đó vô tình hay hữu ý xem người dân chưa xứng như là con người qua các hình thức “cách ly” vừa thiếu khoa học vừa thiếu tình người. Và mong sao Giáo hội bỏ dần các hình thức “tuyệt thông” mà lịch sử cho thấy là gây ra nhiều hậu quả thật đáng tiếc, có khi là đáng trách vì rất khó khắc phục, dù cho có xin lỗi nhiều lần.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Sáu sau Lễ Hiển Linh – 1Ga 5,5-13; Lc 5,12-16)
Một hiện tượng đáng buồn trong tình cảnh dịch bệnh Côvid -19 đang xảy ra đó là sự “cách ly”. Hình như nhiều nước trên thế giới đều có dùng biện pháp cách ly những ai nhiễm virus mà Việt Nam đặt tên là F0, nhất là khi có biểu hiện bệnh lý. Có vài quốc gia trong đó có Việt Nam lại mạnh tay hơn với cả những người không nhiễm bệnh mà chỉ là có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Những người này được gọi là F1 và cũng bị cách ly tập trung bắt buộc. Thậm chí đã có lúc số người bị liệt vào hạng F2 là có tiếp xúc với người diện F1 cũng bị cách ly tại nhà!
Nỗi khổ của những người bị cách ly dù có nhiễm virus hay không bị nhiễm không dừng lại ở mặt thể lý mà nhất là về tinh thần. Họ hoang mang, lo sợ và nhất là bị tha nhân nhìn là người phung hủi cần xa lánh. Đã có lúc người ta nhìn những người này như là tội phạm và kết án họ cách bất công.
Tin mừng ngày thứ Sáu sau Lễ Hiển Linh tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người phung cùi. Thay vì chỉ phán một lời thì Chúa Giêsu lại giơ tay chạm vào người bệnh nhân để chữa lành. Cách thức chữa lành của Chúa Giêsu là một dấu chỉ cho thấy việc bị cách ly là nỗi đau khổ hơn cả bệnh tật thể lý. Khi bị tha nhân hay Chính quyền cách ly thì người bị cách ly bị xem như chưa xứng với phận vị là một con người.
Chúa Giêsu giơ tay chạm lấy người phung cùi không chỉ để chữa cho người phung được sạch mà còn khẳng định rằng anh ấy dù trong hoàn cảnh tật bệnh nan y dễ lây truyền thì vẫn là người anh chị em của Người, không bao giờ bị bỏ rơi, bị cách ly. Chúng ta nhận ra sự thật này vì tiếp liền sau đó Người bảo anh ta là hãy đi trình diện tư tế và dâng của lễ theo luật Môsê đã truyền, để minh chứng cho người ta biết mình đã được lành sạch. Dĩ nhiên khi đã được minh chứng là khỏi bệnh phung cùi thì người bệnh được gia nhập cộng đoàn, hết bị cách ly. (x.Lv 14).
Một thực tế đáng buồn và có thể đáng trách đó là đã và đang có đó nhiều người bị cách ly cách bất công. Rất có thể sau khi dịch bệnh Côvid – 19 qua đi thì sẽ có nhiều người phải trả lẽ trước công luận và cả trước Pháp Luật về các chính sách và biện pháp quá khích và thiếu nhân tính. Là Kitô hữu, chúng ta không được phép loại ra khỏi lòng mình bất cứ ai vì bất cứ lý do gì. Chúa Giêsu đã từng khẳng định rằng nếu chúng ta nguyền rủa anh em mình là khùng, là ngốc, là quân phản đạo, nghĩa là loại bỏ họ ra khỏi tâm trí của mình thì cũng là một hình thức “giết người” thì phải chịu đoán phạt bởi “lửa hỏa ngục” (x. Mt 5,21-22).
Là đoàn tín hữu của tôn giáo với lời Kinh duy nhất được Đấng sáng lập truyền dạy: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” mong sao chúng ta nỗ lực hết sức có thể giúp cho tha nhân vừa ý thức vừa cảm nhận họ là một con người như mọi người. Giang rộng cánh tay, mở rộng tấm lòng để đón nhận nhau trong tình anh chị em một nhà là điều chúng ta hướng đến. Tuy nhiên thiển nghĩ rằng rất cần phải lên tiếng vạch rõ sự sai trái của các quyết sách mà cách nào đó vô tình hay hữu ý xem người dân chưa xứng như là con người qua các hình thức “cách ly” vừa thiếu khoa học vừa thiếu tình người. Và mong sao Giáo hội bỏ dần các hình thức “tuyệt thông” mà lịch sử cho thấy là gây ra nhiều hậu quả thật đáng tiếc, có khi là đáng trách vì rất khó khắc phục, dù cho có xin lỗi nhiều lần.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột