Tính Cục Bộ
(Thứ Bảy sau Lễ Hiển Linh – Ga 3,22-30)
Vài chuyện thật như bịa, cười ra nước mắt: Mở đầu Thánh Lễ, cha xứ: “Anh chị em, sáng nay chúng ta dâng lễ tạ ơn Chúa vì đã che chở chúng ta bình an. Đêm qua đạn pháo kích rơi lạc qua xóm bên lương hết, không rơi vào xóm đạo ta trái nào”. Một chuyện khác: Một bà “đạo đức”: “Cha ơi, Côrôna tùm lum tà la xứ đó đó. Xứ mình chưa can chi, chắc là Chúa gìn giữ”. Một chuyện khác mang dáng thần học hơn: Đã từng nghe bài giảng lễ online và đọc một vài chia sẻ Lời Chúa nội dung như sau: “Qua thông tin chúng ta xao xuyến lo âu về nhiều dữ kiện không hay trong Giáo Hội Công Giáo. Nhiều gương mù gương xấu không chỉ ở hàng tín hữu giáo dân mà còn ở tận hàng giáo sĩ, kể cả những vị cao cấp như Giám Mục, Hồng Y. Nhưng chúng ta phải vững tin vào quyền năng của Thiên Chúa. Chúng ta là con cái Chúa, là dân riêng của Chúa nên Chúa phải gìn giữ chúng ta. Giáo hội là con thuyền của Chúa Kitô nên Người phải bảo vệ Giáo hội.
Tính cục bộ luôn có và còn đó dưới nhiều hình thức. Nhưng đáng quan ngại hơn khi nó mặc lấy hình thức địa phương tính, dân tộc tính, tôn giáo tính, giáo hội tính… Tính cục bộ nó khiến chúng ta không chỉ bảo vệ mà còn luôn đề cao tập thể của mình và đặt lợi ích tập thể mình lên trên tập thể khác. Tin mừng ngày thứ Bảy sau Lễ Hiển Linh tường thuật chuyện tranh luận xảy ra giữa các môn đệ ông Gioan với một người Do Thái về việc Chúa Giêsu cũng làm phép thanh tẩy “và thiên hạ đều đến với Người” (Ga 3,22-26).
Chắc hẳn nhiều môn đệ của Gioan cũng cảm thấy “sao sao đó” khi thấy thầy Gioan của mình đang bị thua kém sức ảnh hưởng so với vị thầy Giêsu. Và tính cục bộ đã làm nảy sinh sự tranh luận và hẳn có chút nào đó sự ganh tương. Dù Tin mừng không tường thuật cách mình nhiên nhưng chúng ta cũng có thể suy đoán rằng các môn đệ Gioan không chỉ bảo vệ mà còn đề cao vai trò, vị thế của thầy mình mà chưa thể làm hài lòng người tranh luận, vì thế họ đến gặp trực tiếp Gioan.
Các môn đệ của Gioan Tẩy Giả kinh ngạc trước câu giải thích của thầy mình. “Chính anh em làm chứng cho thầy là thầy đã nói: “Tôi đây không phải là Đấng Kitô, mà là kẻ sai đi trước mặt Người…Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,28-30). Xác định đúng vị trí, vai trò của mình là một trong những cách thế tránh khỏi chước cám dỗ của tính cục bộ. Chúng ta là ai trong toàn thể nhân loại từ cổ chí kim? Giáo hội giáo là gì trong nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa? Tôi là ai trong tập thể đoàn dân Thiên Chúa?
Chúng ta chỉ là một tập thể bé nhỏ trong toàn thể nhân loại vốn là hình ảnh và là họa ảnh của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha toàn năng chí ái và tất cả mọi người đều là con cái của Người. Người không muốn bất cứ ai phải hư mất, nhưng tìm mọi cách thế để mọi người được hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Chúa Giêsu đã nói rằng: “Thiên hạ từ Đông chí Tây sẽ vào dự tiệc Nước Trời cùng với Abraham, Isaác, Giacob, nhưng con cái trong nhà lại bị loại ra chỗ tối tăm” (x.Mt 8,11).
Giáo hội là đoàn dân Thiên Chúa, là một tập thể người tin vào Chúa Kitô, được Người quy tụ để qua đó tiếp tục thông ban Tin Mừng cứu độ cho nhân trần. Giáo hội là một phương thế Chúa Kitô dùng để ban hạnh phúc cho nhân loại. Như thế sự hiện hữu của Giáo hội không vì chính bản thân mình nhưng là vì ơn cứu độ của nhân trần. Như Gioan Tẩy giả, Giáo hội phải chân thành sống theo tôn chí: “Người, Chúa Kitô, cần lớn lên, còn mình thì phải nhỏ lại”. Tôi là một thành viên của Đoàn Chiên Thiên Chúa. Một người, dù là chức cao, vị trọng không là Giáo hội mà phải là tập thể. Là Giáo hoàng, là Giám mục thì cũng cần phải nhỏ lại để Giáo hội, để Giáo phận lớn lên, và dĩ nhiên là để Chúa Kitô lớn lên.
Hãy đề phòng tính cục bộ vì nó không chỉ gây ra sự chia rẽ mà còn cám dỗ chúng ta nhìn sai chỗ đứng, vai trò và phận vị của mình, đặc biệt trong nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Bảy sau Lễ Hiển Linh – Ga 3,22-30)
Vài chuyện thật như bịa, cười ra nước mắt: Mở đầu Thánh Lễ, cha xứ: “Anh chị em, sáng nay chúng ta dâng lễ tạ ơn Chúa vì đã che chở chúng ta bình an. Đêm qua đạn pháo kích rơi lạc qua xóm bên lương hết, không rơi vào xóm đạo ta trái nào”. Một chuyện khác: Một bà “đạo đức”: “Cha ơi, Côrôna tùm lum tà la xứ đó đó. Xứ mình chưa can chi, chắc là Chúa gìn giữ”. Một chuyện khác mang dáng thần học hơn: Đã từng nghe bài giảng lễ online và đọc một vài chia sẻ Lời Chúa nội dung như sau: “Qua thông tin chúng ta xao xuyến lo âu về nhiều dữ kiện không hay trong Giáo Hội Công Giáo. Nhiều gương mù gương xấu không chỉ ở hàng tín hữu giáo dân mà còn ở tận hàng giáo sĩ, kể cả những vị cao cấp như Giám Mục, Hồng Y. Nhưng chúng ta phải vững tin vào quyền năng của Thiên Chúa. Chúng ta là con cái Chúa, là dân riêng của Chúa nên Chúa phải gìn giữ chúng ta. Giáo hội là con thuyền của Chúa Kitô nên Người phải bảo vệ Giáo hội.
Tính cục bộ luôn có và còn đó dưới nhiều hình thức. Nhưng đáng quan ngại hơn khi nó mặc lấy hình thức địa phương tính, dân tộc tính, tôn giáo tính, giáo hội tính… Tính cục bộ nó khiến chúng ta không chỉ bảo vệ mà còn luôn đề cao tập thể của mình và đặt lợi ích tập thể mình lên trên tập thể khác. Tin mừng ngày thứ Bảy sau Lễ Hiển Linh tường thuật chuyện tranh luận xảy ra giữa các môn đệ ông Gioan với một người Do Thái về việc Chúa Giêsu cũng làm phép thanh tẩy “và thiên hạ đều đến với Người” (Ga 3,22-26).
Chắc hẳn nhiều môn đệ của Gioan cũng cảm thấy “sao sao đó” khi thấy thầy Gioan của mình đang bị thua kém sức ảnh hưởng so với vị thầy Giêsu. Và tính cục bộ đã làm nảy sinh sự tranh luận và hẳn có chút nào đó sự ganh tương. Dù Tin mừng không tường thuật cách mình nhiên nhưng chúng ta cũng có thể suy đoán rằng các môn đệ Gioan không chỉ bảo vệ mà còn đề cao vai trò, vị thế của thầy mình mà chưa thể làm hài lòng người tranh luận, vì thế họ đến gặp trực tiếp Gioan.
Các môn đệ của Gioan Tẩy Giả kinh ngạc trước câu giải thích của thầy mình. “Chính anh em làm chứng cho thầy là thầy đã nói: “Tôi đây không phải là Đấng Kitô, mà là kẻ sai đi trước mặt Người…Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,28-30). Xác định đúng vị trí, vai trò của mình là một trong những cách thế tránh khỏi chước cám dỗ của tính cục bộ. Chúng ta là ai trong toàn thể nhân loại từ cổ chí kim? Giáo hội giáo là gì trong nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa? Tôi là ai trong tập thể đoàn dân Thiên Chúa?
Chúng ta chỉ là một tập thể bé nhỏ trong toàn thể nhân loại vốn là hình ảnh và là họa ảnh của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha toàn năng chí ái và tất cả mọi người đều là con cái của Người. Người không muốn bất cứ ai phải hư mất, nhưng tìm mọi cách thế để mọi người được hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Chúa Giêsu đã nói rằng: “Thiên hạ từ Đông chí Tây sẽ vào dự tiệc Nước Trời cùng với Abraham, Isaác, Giacob, nhưng con cái trong nhà lại bị loại ra chỗ tối tăm” (x.Mt 8,11).
Giáo hội là đoàn dân Thiên Chúa, là một tập thể người tin vào Chúa Kitô, được Người quy tụ để qua đó tiếp tục thông ban Tin Mừng cứu độ cho nhân trần. Giáo hội là một phương thế Chúa Kitô dùng để ban hạnh phúc cho nhân loại. Như thế sự hiện hữu của Giáo hội không vì chính bản thân mình nhưng là vì ơn cứu độ của nhân trần. Như Gioan Tẩy giả, Giáo hội phải chân thành sống theo tôn chí: “Người, Chúa Kitô, cần lớn lên, còn mình thì phải nhỏ lại”. Tôi là một thành viên của Đoàn Chiên Thiên Chúa. Một người, dù là chức cao, vị trọng không là Giáo hội mà phải là tập thể. Là Giáo hoàng, là Giám mục thì cũng cần phải nhỏ lại để Giáo hội, để Giáo phận lớn lên, và dĩ nhiên là để Chúa Kitô lớn lên.
Hãy đề phòng tính cục bộ vì nó không chỉ gây ra sự chia rẽ mà còn cám dỗ chúng ta nhìn sai chỗ đứng, vai trò và phận vị của mình, đặc biệt trong nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột