1. Nga đã mất sĩ quan cấp tá thứ 50 trong cuộc chiến ở Ukraine.

Vladimir Putin mất sĩ quan cấp tá thứ 50 trong cuộc chiến với Ukraine. Như thế, trong hơn 100 ngày của cuộc chiến tại Ukraine, cứ HAI NGÀY lại một sĩ quan cấp tá bị tử trận.

Nạn nhất mới nhất là Chỉ huy pháo binh, Trung tá Vladimir Nigmatullin, một người cha của ba đứa trẻ từ Yekaterinburg, đã bị giết một tuần trước khi gia đình của anh ta cho biết trên các mạng xã hội và thương tiếc “người đàn ông nhỏ bé” mà họ gọi là một “tấm gương cho Tổ quốc”

Trung tá Vladimir Nigmatullin, 46 tuổi, đã trở thành đại tá thứ 50 bị quân Ukraine hạ sát.

Anh ta bị giết vào ngày 31 tháng 5 năm 2022 nhưng cái chết của anh ta chỉ mới được tiết lộ hôm thứ Ba 7 tháng 6, ngay sau khi Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine công bố trong cuộc họp báo cùng ngày. Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine cho biết anh ta đã được nhận diện với số quân F-578429.

Cứ hai ngày, Nga lại mất gần một đại tá trong cuộc xung đột đẫm máu ở Ukraine do Vladimir Putin gây ra.

Hoàn cảnh chính xác về cái chết của anh ta vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, dường như anh ta đã chết vì một cú phản pháo quá nhanh của quân Ukraine.

Em vợ của Trung tá Vladimir Nigmatullin là thiếu úy nữ quân nhân Marina Konyukhova đăng trên mạng xã hội:

“Ký ức vĩnh cửu, anh thương mến, người đàn ông rất yêu quý, anh đã qua đời.”

“Chúng tôi vẫn không thể tin rằng anh đã ra đi.”

“Anh là một người cha của ba đứa con, và là một người chồng tuyệt vời đối với chị của em.”

“Em luôn tự hào về anh, và em sẽ luôn tự hào.”

“Anh đã làm gương cho Tổ quốc, để mọi người sẽ làm như anh đã làm”.

“Anh đã được trao tặng Huân Chương Anh Dũng Bội Tinh, sau khi đã hoàn thành đã đi qua rất nhiều khu vực xung đột.”

Cái chết của Trung tá Vladimir Nigmatullin diễn ra khi Nga mất đi vị tướng thứ 11 trong cuộc xung đột những ngày gần đây, Thiếu tướng Roman Kutuzov là tham mưu trưởng Quân đoàn 29.

Hôm thứ Ba, các phương tiện truyền thông Nga tiết lộ rằng ông đã được truy tặng Trung tướng.

2. Cựu Tổng thống Nga đe dọa sẽ khiến những người ghét Nga phải “biến mất”

Hôm thứ Ba, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã có một bài phát biểu không xứng đáng với tư cách của ông ta vì nội dung thô tục và những tiếng chửi thề. Ông tố cáo những kẻ thù của Nga là “hạ đẳng” và ông ghét “họ” - nhưng không nói rõ họ là ai.

“Tôi thường được hỏi tại sao các bài đăng trên Telegram của tôi lại quá cay cú. Câu trả lời là - tôi ghét họ,” Medvedev nói. “Họ là những kẻ khốn nạn và cặn bã. Họ muốn giết người Nga chúng ta. Và chỉ cần là tôi còn sống, tôi sẽ làm mọi thứ để khiến chúng biến mất”.

Medvedev, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga do Tổng thống Vladimir Putin làm Chủ tịch, không nói rõ ông đang ám chỉ ai. Tuy nhiên, trước đó ông đã chỉ trích các lệnh trừng phạt và phản ứng của chính phủ phương Tây đối với các hành động của Nga ở Ukraine.

Medvedev trước đây đã cảnh báo Hoa Kỳ rằng Mạc Tư Khoa có “sức mạnh để đặt tất cả những kẻ thù hung hãn của chúng ta vào vị trí của chúng”. Ông ta đã gọi các chính trị gia Ba Lan là “những kẻ ngu ngốc”, và cho rằng các báo cáo về tội ác chiến tranh ở Bucha là tuyên truyền của Ukraine.

3. Tình báo Tây Âu: Chuyện gì xảy ra nếu Putin bị bắt hay qua đời?

Ở Hoa Kỳ, có một kế hoạch kế vị khá đơn giản nếu một tổng thống qua đời khi đang tại vị. Phó tổng thống sẽ nhậm chức, nhưng nếu vị này không thể hoặc chính vị này cũng qua đời khi tại vị, thì chủ tịch Hạ viện sẽ lên thay, tiếp theo là chủ tịch lâm thời của Thượng viện thay cho phó tổng thống, sau đó chuỗi kế nhiệm sẽ thông qua nội các của tổng thống, bắt đầu với ngoại trưởng.

Ở phía bên kia thế giới là nước Nga - cụ thể hơn là nước Nga của Vladimir Putin - chuỗi kế vị đã rõ ràng trên giấy tờ, nhưng có quá nhiều yếu tố khác có thể tạo nên những điều khó hiểu.

Theo Britannica, Putin đã nắm quyền bằng cách này hay cách khác trong hai thập kỷ. Ông ta trở thành Tổng thống Nga vào năm 1999 và phục vụ cho đến năm 2008 khi trở thành Thủ tướng của quốc gia này. Ông ta lại nắm chức tổng thống vào năm 2012 và giữ chức vụ này kể từ đó.

Nếu Putin qua đời hay bị bắt chuyện gì sẽ xảy ra?

Năm 2020, Vladimir Putin đưa ra một loạt thay đổi đối với hiến pháp Nga mà nhiều người tin rằng nhằm duy trì quyền lực sau khi nhiệm kỳ tổng thống của hắn kết thúc vào năm 2024.

Một phần của những thay đổi này liên quan đến việc loại bỏ Thủ tướng Dmitry Medvedev - một cựu tổng thống Nga - và nội các của Dmitry Medvedev. Medvedev được thay thế bởi một quan chức trong ngành quan thuế tương đối vô danh tiểu tốt, tên là Mikhail Mishustin. Theo Business Insider, nếu Putin qua đời hay bị bắt, Mishustin sẽ đảm nhiệm chức vụ tổng thống tạm thời trong 90 ngày hoặc cho đến khi một cuộc bầu cử được tổ chức.

Nhiều nhà quan sát tin rằng việc bổ nhiệm Mishustin, người được coi là không có tham vọng và có rất ít người ủng hộ ngoài bản thân Putin, là một trò chơi chiến lược của Putin. Nhà phân tích chính trị Kirill Rogov nói với hãng tin AP vào thời điểm đó rằng những thay đổi này cho thấy Putin có thể đang cố gắng thành lập một chính phủ theo mô hình mà Trung Quốc đã và đang sử dụng. Ông nói: “Một mô hình tương tự như mô hình của Trung Quốc sẽ cho phép Putin nắm quyền lãnh đạo vô thời hạn trong khi khuyến khích sự cạnh tranh giữa những người có khả năng kế vị hắn ta”.

Putin đang cố gắng duy trì quyền lực

Bất kể kế hoạch kế vị chính thức của Nga là như thế nào, Putin dường như đang cố gắng làm bất cứ điều gì có thể để nắm quyền lâu hơn. Theo Business Insider, đó là lý do tại sao nhiều người tin rằng Putin đã chọn Mishustin làm người kế nhiệm mình vì hắn sẽ dễ kiểm soát và ít có khả năng thách thức quyền lực của mình. Có ý kiến cho rằng nếu Putin bỏ vị trí tổng thống, Mishustin sẽ nắm quyền kiểm soát các vấn đề của tổng thống, trong khi Putin sẽ lại nắm vị trí Thủ tướng hoặc tạo ra một chức vụ mới cho mình.

Putin được cho là đã làm điều này một lần trước đây. Theo hãng tin AP, Putin đã chọn ông Medvedev làm người kế nhiệm vào năm 2007, sau đó ông Medvedev đã bổ nhiệm Putin làm thủ tướng mới. Điều này đã gây ra một số xáo trộn vì điều này được thực hiện mà không có bất kỳ cuộc bầu cử hoặc ý kiến đóng góp nào từ công chúng. Nhiều người cũng cho rằng Putin vẫn nắm quyền trong thời gian này, ngay cả khi Medvedev giữ chức tổng thống.

Putin có thể nắm quyền suốt đời không?

Không chỉ Putin có thể tiếp tục nắm quyền, nhiều người tin rằng đó là lựa chọn duy nhất của ông ta. Người ta nghĩ rằng tại thời điểm này, Putin đã cưỡi lên lưng cọp và một cuộc chuyển giao hòa bình gần như là không thể được.

Theo hãng tin AP, Alexei Navalny là một trong những nhà phê bình gay gắt nhất đối với Putin, và vào năm 2020 khi Putin công bố kế hoạch xây dựng lại cơ cấu ở cấp cao nhất của chính phủ Nga, Alexei Navalny cho rằng Putin không hề có trong đầu hai chữ “nghỉ hưu”.

Ông nói: “Mục tiêu duy nhất của Putin và chế độ của hắn là nắm quyền cả đời, coi toàn bộ đất nước là tài sản cá nhân của mình và giành lấy sự giàu có cho bản thân và bạn bè”.

Business Insider trích dẫn câu nói của Navalny, “Bạn có thấy tên trùm Mafia nào quyết định rằng sau nhiều thập kỷ trộm cắp và giết người, yên lặng lui về một ngôi nhà ven biển nào đó với tất cả tiền bạc của chúng không? Còn những kẻ buôn bán ma tuý thì sao? Cũng hãy nghĩ về những nhà độc tài lớn… Có bao nhiêu người trong số họ kết thúc triều đại của mình bằng một cuộc nghỉ hưu yên bình?”

Khả năng Putin bị lật đổ

Bằng cách lựa chọn cẩn thận những người kế nhiệm, Putin có thể hạn chế khả năng xảy ra đảo chính. “Có một người thừa kế chính trị là một lời mời xảy ra đảo chính trong hầu hết các cấu trúc độc tài cũng như trong các băng đảng tội phạm có tổ chức. Và việc để người thừa kế đó ngang nhiên xây dựng cơ sở chính trị và quyền lực độc lập của riêng họ thông qua các cơ quan quyền lực hợp pháp gần như là một bảo đảm chắc chắn cho một cuộc đảo chính,” một quan chức tình báo Tây Âu nói với Business Insider.

Đây là lý do tại sao nhiều người coi việc bổ nhiệm Mishustin nói lên ý định tiếp tục nắm quyền của Putin. Nếu người tiếp theo tranh cử tổng thống được coi là người thiếu tham vọng chính trị và có ít đồng minh mạnh mẽ trong chính phủ, thì khả năng xảy ra một cuộc tranh giành quyền lực nội bộ là rất khó xảy ra.

Theo Daily Mail, trong trường hợp ông Putin bị lật đổ, người thay thế phù hợp có thể là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sergey Shoygu. Ông là một chính trị gia được đánh giá cao và sự nhạy bén trong chiến lược quân sự đã giúp ông nhận được một số lời khen ngợi cao nhất của các sĩ quan chỉ huy Liên Xô và Nga kể từ Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, Shoygu đã tham gia vào việc đưa ra quyết định dẫn đến cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, là một vết nhơ đáng kể trong lý lịch của anh ta.

Nếu Putin chết, tranh giành nội bộ sẽ xảy ra

“Cái chết của Stalin” là một bộ phim năm 2017 kể về câu chuyện của các chính trị gia Liên Xô đang tranh giành quyền lực sau cái chết của nhà độc tài Liên Xô Joseph Stalin. Bộ phim là một bộ phim hài kinh dị, nhưng quan chức tình báo Tây Âu đã nói chuyện với Business Insider, nói rằng rất có thể nghệ thuật sẽ bắt chước cuộc sống, và kết quả sẽ là một mớ hỗn độn chính trị cho quốc gia và bối cảnh chính trị của nó.

“Đó sẽ là ‘Cái chết của Stalin’. Những kẻ đầu sỏ lựa chọn Putin đã bị Putin tiêu diệt, hắn ta làm điều đó ngay từ đầu. Chúng tôi để mắt đến một số người ở cấp cao hơn của các cơ quan an ninh và quân đội mà chúng tôi nghĩ rằng có thể là ứng cử viên để giành chiến thắng trong một cuộc đấu tranh nhưng cho đến khi Putin chết đi hay bị bắt thì chưa có ai là vượt trội. Hắn ta cố tình bảo đảm rằng không bao giờ có bất kỳ ứng cử viên rõ ràng nào”.

4. Bộ Quốc phòng cho biết: Thi thể của 210 binh sĩ Ukraine chết ở Mariupol hiện đã được hồi hương

Theo Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, tính đến hôm thứ Ba, thi thể của 210 binh sĩ Ukraine đã được hồi hương. Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk, kiêm tổng trưởng Bộ Tái hòa nhập các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời của Ukraine đã cho biết như trên.

Trước đó, Ukraine và Nga đã trao đổi thi thể của các liệt sĩ theo công thức “160 lấy 160” trên chiến tuyến ở khu vực Zaporizhzhia.

Phó Thủ tướng Iryna Vereshchuk nói: “Kết quả của các cuộc đàm phán với sự tham gia của Cao ủy phụ trách những người mất tích trong các hoàn cảnh đặc biệt, một thỏa thuận đã đạt được về việc trao đổi thi thể theo công thức '160 lấy 160',”

Bà cho biết hầu hết các thi thể được trao trả cho Ukraine là của “những người bảo vệ anh hùng ở Azovstal”. Họ là những người lính Ukraine tại nhà máy thép Azovstal đồ sộ ở Mariupol, pháo đài cuối cùng của lực lượng phòng thủ Ukraine ở thành phố cảng phía nam đó, trước khi rơi vào tay người Nga và Lực lượng do Nga hậu thuẫn.

Thay mặt cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, bà đang làm việc để đưa thi thể của tất cả những người đã khuất trở về, cũng như khoảng 2500 tù binh tù binh được cho là bị các lực lượng Nga hoặc do Nga hậu thuẫn giam giữ.

“Tất cả những người lính đã ngã xuống phải trở về lãnh thổ do Ukraine kiểm soát. Và mỗi người trong số họ sẽ được đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng với những vinh dự dành cho các anh hùng,”

Phó Thủ tướng Iryna Vereshchuk đã báo cáo trong tuần này về việc các công nhân tại nhà xác trung tâm của Kyiv đang kiểm tra nội dung của nhiều túi thi thể chứa hài cốt của những binh sĩ Ukraine thiệt mạng trong cuộc bao vây Mariupol kéo dài hai tháng.

5. Zelenskiy cảnh báo về “mùa đông khó khăn nhất” sẽ đến

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cảnh báo mùa đông tới sẽ rất khó khăn đối với người Ukraine trong bài phát biểu hàng đêm hôm thứ Ba.

Ông nói: “Trong tình hình hiện nay do sự xâm lược của Nga, đây thực sự sẽ là mùa đông khó khăn nhất sau những năm chúng ta giành được độc lập.

Zelenskiy cho biết ông đã thảo luận trong một cuộc họp với các quan chức chính phủ và đại diện của các công ty năng lượng quốc doanh lớn nhất về việc “thiết lập các phương án để chuẩn bị cho mùa đông tới”.

Ông cho biết “có những vấn đề về việc mua đủ lượng khí đốt cho mùa sưởi ấm, tích tụ than và sản xuất điện.”

“Tại thời điểm này, chúng ta sẽ không bán khí đốt và than đá của mình ra nước ngoài. Tất cả các hoạt động sản xuất trong nước sẽ hướng đến nhu cầu nội tại của công dân chúng ta,” ông nói thêm.

Zelenskiy nói rằng dựa trên “sự gia nhập lịch sử của Ukraine vào mạng lưới năng lượng thống nhất của Âu Châu”, sẽ có thể giảm mức tiêu thụ năng lượng của Nga đối với các nước láng giềng và tăng “thu nhập ngoại hối” của Ukraine.

Zelenskiy cũng cho biết ông đang có kế hoạch sửa chữa các nhà máy nhiệt và điện bị hư hỏng hoặc phá hủy bởi các cuộc tấn công của Nga. Ông nói: “Việc thực hiện chương trình này trong những tháng tới là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Bộ Năng lượng Ukraine.

6. Những người lính Nga 'kiệt sức' nói rằng đơn vị của họ cần nghỉ ngơi nhưng họ 'không thể được thay thế '

Một người lính Nga nói rằng ba tháng chiến đấu ở Ukraine có cảm giác dài hơn bốn năm anh ta phục vụ trong quân đội trong thời bình. Một tiểu đoàn Nga đã công khai phàn nàn về tình trạng kiệt sức vì chiến đấu ở miền đông Ukraine khi cuộc chiến không có dấu hiệu lắng xuống.

Andrei, chỉ huy một tiểu đoàn trong Lữ đoàn Súng trường Cơ giới Biệt động số 37 có trụ sở chính tại Buryatia, Siberia, cho biết anh thậm chí đã liên hệ với luật sư để tìm hiểu xem liệu việc triển khai của anh ra mặt trận có hợp pháp hay không.

Anh ta cũng phàn nàn rằng anh ta đã không gặp vợ mình trong nhiều tháng.

“Tôi đã chiến đấu ở Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh, đến nay đã hơn ba tháng,” Andrei nói.

“Thật là mệt mỏi, cả đơn vị của tôi muốn nghỉ ngơi, nhưng ban lãnh đạo của chúng tôi nói rằng họ không thể thay thế chúng tôi ngay bây giờ.”

Các báo cáo chưa được xác nhận của Ukraine cho biết thiệt hại của Nga sau 3 tháng tham chiến là 1300 xe tăng, hơn 3000 xe bọc thép, 600 khẩu pháo và gần 30.000 quân.

Đã có những báo cáo cho rằng Nga đang gặp khó khăn trong việc xoay tua đội quân đã kiệt quệ của mình và trong một dấu hiệu thất bại khác, độ tuổi nhập ngũ tối đa đã bị loại bỏ.

Trong bài phân tích của tình báo Anh về khả năng chién đấu của Nga, Bộ Quốc Phòng Anh cho rằng quân đội của Điện Cẩm Linh được thiết kế kém cho “sự chiếm đóng lâu dài, hoặc một cuộc chiến tranh tiêu hao, đòi hỏi một phần rất lớn lực lượng bộ binh của Nga, đó chính xác là tình cảnh của cuộc xung đột hiện nay. “

“Quân đội Nga không có sẵn quân số để dễ dàng điều chỉnh hoặc luân chuyển lực lượng nếu một lượng đáng kể sức chiến đấu bị ảnh hưởng trong một cuộc chiến.”

Các chiến binh từ miền đông Ukraine do Nga kiểm soát cũng công khai phàn nàn về điều kiện tồi tệ

“Các binh sĩ của chúng tôi đã phải đối mặt với đói và lạnh”, các chiến binh thuộc trung đoàn 113 do Nga kiểm soát từ Donetsk cho biết trong một video được đăng trực tuyến.

Họ nói tiếp: “Trong một khoảng thời gian quan trọng, chúng tôi không có bất kỳ hỗ trợ vật chất, y tế hay thực phẩm nào. Chiến cuộc diễn ra liên tục và thực tế là trong số nhân sự của chúng tôi có những người mắc bệnh mãn tính, những người có vấn đề về tâm thần, nhiều vấn đề đặt ra đã bị cấp trên tại bộ chỉ huy phớt lờ. “

Andrei nói rằng ba tháng chiến đấu cảm thấy dài hơn bốn năm anh phục vụ trong quân đội trong thời bình.

Anh ấy nói: “Tôi đã liên hệ với một luật sư trực tuyến, người nói với tôi rằng theo luật, tướng quân có thể giữ chúng tôi ở đây cho đến khi hợp đồng của chúng tôi hết hạn, vì vậy chúng tôi không thể làm gì khác”.

Một binh sĩ Nga khác cho biết anh ta tin rằng việc huy động của họ sang chiến đấu tại Ukraine được thực hiện một cách bất hợp pháp.

7. Zelenskiy nói “Sách về những kẻ tra tấn” sẽ buộc những tội phạm chiến tranh bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết “Sách về những kẻ tra tấn” ghi lại “những tên tội phạm chiến tranh và tội phạm từ quân đội Nga” sẽ được phát hành tại Ukraine trong bài phát biểu hàng đêm hôm thứ Ba.

Ông nói: “Đây là những thông tin cụ thể về những người cụ thể phạm tội bạo lực đối với người Ukraine.

“Và” Cuốn sách của những kẻ tra tấn “như vậy là một trong những nền tảng cho thấy trách nhiệm không chỉ của những thủ phạm trực tiếp gây ra tội ác chiến tranh - những người lính của quân đội chiếm đóng, mà còn của những người chỉ huy của họ. Những người đã ra lệnh. Những người đã gây ra mọi thứ ở Ukraine. Ở Bucha, ở Mariupol, ở tất cả các thành phố của chúng tôi, ở tất cả các cộng đồng mà họ đã ra tay”.

Zelenskiy cho biết thêm, việc hình thành cuốn sách về những kẻ tra tấn này đã được tiến hành trong một thời gian.

Tháng trước, một binh sĩ Nga 21 tuổi đã bị kết án tù chung thân vì giết một người đàn ông không vũ trang trong phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh đầu tiên của Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu.

Phiên tòa diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều bằng chứng về tội ác chiến tranh của Nga khi người Ukraine khai quật các mồ chôn tập thể tại các khu vực bị quân xâm lược chiếm đóng trước đây.

Vào tháng 4, Tổng công tố Ukraine cho biết văn phòng của bà đang điều tra gần 6.000 trường hợp bị cáo buộc là tội ác chiến tranh của Nga, với “ngày càng nhiều” các thủ tục tố tụng được mở ra mỗi ngày.

Nga đã bác bỏ các cáo buộc về tội ác chiến tranh và tuyên bố lực lượng của họ không nhắm vào dân thường. Nhưng các nhà báo CNN có mặt tại Ukraine đã tận mắt chứng kiến những bằng chứng hiển nhiên về những hành động tàn bạo tại nhiều địa điểm trên khắp đất nước.