Sống trong sợ hãi, sự sống bị héo hắt; trong khi cuộc sống thanh bình, cuộc đời thanh thản, tâm hồn sảng khoái. Thanh bình còn tạo sức mạnh, niềm tin tiêu diệt sợ hãi. Nơi đâu có thanh bình, nơi đó vắng bóng sợ hãi; và nơi đâu sợ hãi thống trị, nơi đó thiếu cuộc sống an hoà. Sợ hãi làm con tim héo hắt, niềm vui biến mất và hy vọng mù tối.

Một tương lai tươi sáng, cuộc sống tràn niềm vui, đầy hy vọng đó là quà tặng Đức Kitô Phục Sinh ban cho môn đệ khi Ngài hiện ra cùng các ông. Ngài là Chúa của bình an vĩnh cửu. Đây không phải là bình an chóng qua, mau tàn, do con người tạo dựng mà là bình an vĩnh cửu từ trời cao.

Đức Kitô Phục Sinh hiện ra với môn đệ và lời đầu Ngài nói với các ông, Ngài ban bình an cho các ông. Ngài nói, 'Bình an cho anh em'. Ngài lập lại câu nói trên một lần nữa. Khi tông đồ nghe tiếng Đức Kitô, tâm hồn các ông tràn ngập niềm vui, tinh thần bừng lên ánh sáng, niềm hy vọng sống lại trong tâm trí các ông. Trước đó các ông sống sau cửa đóng, cài then. Điều này cũng ngụ í nói đến tâm hồn các ông đóng chặt, con tim khép kín. Gặp gỡ Đức Kitô tâm hồn các ông như hoa nở, đón chào nắng sớm. Tâm trí u tối, được nguồn sáng Đức Kitô Phục Sinh soi sáng, dẫn đến hiểu biết thêm về điều Đức Kitô từng tiên báo trước đó, là Ngài sẽ vắng bóng một thời gian ngắn, sau đó sẽ trở lại với các ông.

Đức Kitô không đến để mở cửa phòng đóng chặt, nhưng mở cửa tâm hồn, soi sáng tâm trí và mở cửa con tim của tông đồ. Ngoài ơn bình an Ngài ban tặng. Đức Kitô còn ban cho các ông Thánh Thần Chúa, Đấng đến ban sự sống vĩnh cửu, bình an thật và hướng dẫn, soi sáng để Kitô hữu trung thành trong ơn gọi, đời sống gia đình hay đời sống mục vụ. Đức Kitô cũng nói cho các ông biết trước khi lãnh nhận ơn Thánh Thần các ông sẽ trải qua thời kì tăm tối. Thời kì tăm tối đó là thời gian các ông sống trong lo sợ, bất an. Thánh Thần đến xoay đổi cuộc đời các ông từ sợ hãi sang can đảm, từ chốn chạy tiến ra ánh sáng. Tất cả đều khởi đầu bằng lời chúc bình an của Đức Kitô. Lời chúc bình an phá tan sợ hãi, u tối, sợ sệt để trở thành con người mới.

Tông đồ được tăng thêm sức mạnh khi Đức Kitô 'thổi hơi' trên các ông. Sau đó Ngài sai các ông đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người, biến họ thành môn đệ Đức Kitô. Là con người mới không phải để tách biệt ra khỏi xã hội mà chính là để tiến vào xã hội, ra đi, vào đời, để thành muối men cho muôn dân.

Tiếp sau đó Đức Kitô phán bảo các ông,

'Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ'. Gn 19,23.

Có nhiều í kiến khác biệt tranh biện về vấn đề này. Khác biệt xảy ra bởi một số giáo hội li khai không muốn lệ thuộc vào Giáo Hội Hoàn Vũ Roma. Đồng thời họ cũng hoài nghi về bí tích hoà giải, và quyền tha tội. Điều không thể chối cãi là môn đệ Đức Kitô không loan báo 'tin mừng' của cá nhân họ, mà loan báo Tin Mừng của Đức Kitô Phục Sinh. Tương tự như thế, việc linh mục tha tội cho hối nhân không phải do quyền năng riêng của linh mục mà chính là nhờ vào lòng từ ái vô biên của Đức Kitô mà họ tha tội. Nói cách khác, Đức Kitô hoạt động nơi vị linh mục đó. Thứ hai, vị linh mục, đại diện Đức Kitô công bố Thiên Chúa tha tội cho hối nhân, dựa vào hành động, cử chỉ thống hối của hối nhân. Thứ ba, trách nhiệm và quyền lãnh đạo luôn đi chung, hỗ trợ nhau. Thi hành quyền lãnh đạo mà thiếu trách nhiệm là việc làm của kẻ độc tài. Thi hành trách nhiệm mà không tuôn thủ quyền lãnh đạo chung sẽ dẫn đến tình trạng cá nhân tự quyết, và như thế không có một đường hướng điều hành rõ ràng, chung cho toàn thể giáo hội đó. Không một tổ chức quốc tế nào có thể sinh hoạt có hiệu quả mà chỉ có thi hành trách nhiệm mà không đi chung với quyền lãnh đạo. hơn nữa, tin Mừng Phục Sinh không chung sống với con tim không thống hối. Vì thế tha tội cần được công bố xác nhận việc hối nhân thống hối là thành thực trong việc làm phát xuất tận trong tâm óc người đó. Có lần Đức Kitô nói với môn đệ là anh em hãy tuân giữ điều lãnh đạo Pharisiêu phán dậy, nhưng đừng sống theo lối sống giả hình của họ (Mat 23,3). Ngài cũng có lần sai môn đệ từng hai người một đi rao giảng Tin Mừng và ban cho họ quyền trên thần ô uế, và chữa bệnh tật (Mt 10). Những điều này xác nhận Đức Kitô trao quyền cho môn đệ thi hành công việc mục vụ rao giảng Tin Mừng Phục Sinh cho muôn dân.

Chúng ta xin ơn Chúa Thánh Thần luôn cùng đồng hành trong cuộc sống.

TiengChuong.org

God of Life

Fear has the power to destroy life; while peace restores life, and has the power to annihilate fear. Fear is the opposite of peace. Where there is peace, fear disappears; and in contrast, where fear dominates, life has no peace. Fear paralyses life, shatters joy, and dims hope; while peace brings joy, happiness, and life. A bright future, full of life, and hope is what the risen Lord instils His apostles' hearts when He appeared to them. The risen Lord is the Lord of peace. It is not an ordinary human peace, but a peace the world doesn't have to offer. It is the heavenly peace that Jesus will give to his disciples. The risen Lord appeared to his apostles with the greeting 'Peace be with you'. He repeats the same word twice.

His greeting restores life, and calms the apostles' hearts. The greeting destroys fear. As soon as Jesus' voice reached the apostles' ears; their hearts were filled with joy. Their hearts were closed; now wide open. The text says; the doors of the upper room were closed, where the disciples were, for fear of the Jews. Jesus didn't come to open the physical doors of the room. He went through the closed physical doors. He came neither to remonstrate their disloyalty nor their slowness to understand his message. He came with the greeting of peace, and that opened the door to the disciples' hearts.

Jesus brought with him the gift of the Holy Spirit, the gift Jesus promised before His Passion that after He has gone; He will give them the Holy Spirit. He also told them that before the coming of the Holy Spirit; there would be a short period of mourning; but their mourning soon turned to joy. This 'soon turning point' happened at his greeting of peace. His greeting set them free from all fears and anxiety. They were strengthened by the new life. They became the new creation when Jesus breathed on them. This 'breathing' instils them with the Spirit and that gives them the power to bring the Good News to the entire world. They aren't set aside, apart from the world; but actually are engaged into the world. Their task is to make others to be Jesus' disciples.

Finally, Jesus told them,

'For those whose sins you forgive, they are forgiven; for those whose sins you retain, they are retained'.

Some theologians dispute this teaching, saying the disciples have no power to forgive sins. The disciples took charge of the mission. They preached not of their own message, but the message of the risen Lord. It is the same for forgiveness, they would not forgive others by the power of their own, but by the power of Jesus; they pardon sins. They act in the place of Jesus to affirm a repentant, that God has forgiven his sins. Responsibility and authority are inseparable; because they coordinate with each other. Authority without responsibility is a dictatorship; Responsibility without authority would cause chaos, because there is no clear and unified universal instruction. Any workable organization needs to have both responsibility and authority.

Jesus breathed on the disciples. The breathing implies that Jesus gives them the authority to preach and to forgive. The message of the Good News would make a home in a sinful heart, not before, but after the power of darkness is dispelled. Forgiveness needs affirmation from the minister of the Word, who affirms that they are at right with God. Jesus once told his disciples to obey the Scribes' teaching, but not their behaviour (Mat 23,3). He once sent his disciples in pairs to do the mission. He gave them the power to cast down a devil. The disciples returned full of joy saying, even evil spirits submit to them (Mat 10).
We pray to be at home with the Spirit.