Cần phân biệt giữa hai từ hoàng đế và vua. Tạm dịch từ hoàng đế là người con nối nghiệp người cha để lại. Vua là người tự tài sức mình tạo dựng cơ nghiệp. Đức Kitô vừa là hoàng đế, vừa là vua. Là hoàng đế bởi Ngài thuộc dòng dõi vua Đavid. Đức Kitô là vua bởi Ngài chiến thắng tội lỗi, ma quỷ và thần chết. Lãnh đạo Đền Thờ không phản đối khi biết Đức Kitô thuộc dòng dõi vua Đavid, nhưng họ không chấp nhận Đức Kitô là vua vũ trụ. Họ kết án Ngài là phạm thượng, lộng ngôn, khi Ngài nói với dân chúng Ngài là Con Thiên Chúa. Nhóm lãnh đạo Đền Thờ tìm cớ triệt hạ Đức kitô.

Đức Kitô chọn tự nguyện chết đau thương, nhục nhã trên thập tự làm cho nhiều người ủng hộ nhóm lãnh đạo Đền Thờ kết án Ngài là tội phạm. Có một số tin Ngài là Vua muôn loài, muôn vật. Điều này cho thấy con người thường chọn điều dễ tin và loại bỏ điều khó tin. Thực tế cho thấy điều dễ tin dễ kiểm chứng bởi khối óc có thể hiểu được; điều khó tin vượt khỏi trí tưởng nên không thể kiểm chứng mà cần niềm tin. Chọn lựa dựa vào yếu tố dễ tin, khó tin, không thực tế khi áp dụng vào tình Chúa yêu ta. Thiên Chúa là Đấng yêu thương; Ngài tự nguyện chấp nhận đau thương thay cho nhân loại. Chọn bị kết án để ta được thứ tha. Chọn chết cho ta được sống. Chọn bất an để ta có bình an. Ngài chọn việc thật khó thực hiện để diễn tả tình yêu. Những ai yêu mến Ngài, tin vào Ngài, phải nhìn qua đau thương thập tự để nhận biết Ngài là Chúa tể muôn loài. Đức Kitô thể hiện tình yêu vô bờ của Ngài trên thập tự.
Trên đầu thập tự có câu:

'Đức Kitô, Vua dân Do Thái c.38'.

Câu này treo ngay phía trên đầu Đức Kitô, và câu đó được viết bằng ba ngôn ngữ phổ thông đương thời, hầu cho mọi người đều có thể đọc được: Do Thái, Hy Lạp và Latinh. Câu này không phải do người thường viết ra, mà do lệnh của quan tổng trấn đương thời. Một số phản đối nhưng Philatô xác quyết những gì 'ta đã viết là đã viết'.

Những ai yêu mến Đức Kitô tin Đức kitô là vua vũ trụ. Họ tin rằng không phải do tình cờ mà quan tổng trấn xác định điều đó bằng văn từ, nhưng do sự thôi thúc, âm thầm làm việc của Thánh Thần Chúa. Tin vào giáo huấn Đức Kitô sẽ không bao giờ thất vọng. Sự thực là thế. Chỉ sau ba ngày họ gặp lại Đức Kitô Phục Sinh. Sau ba ngày bị đóng đinh, Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Tin Đức Kitô sống lại lan nhanh hơn lửa cháy bùng lên lan rộng khắp nơi. Đây là tin vui cho những ai yêu mến Đức Kitô, nhưng lại là tin sợ hãi, lo âu, sầu muộn cho kẻ chống đối Ngài.

Kẻ nhạo báng Đức Kitô đã không thương còn nhạo báng, chê cười, chế diễu, vui cười trước đau thương, khốn khổ của nạn nhân. Trong khi vua vũ trụ đang đau khổ quằn quại trên thập tự lại tỏ ra rộng lượng thứ tha. Chính sự khác biệt này được Đức Kitô, hai lần, thể hiện trên thập tự. Ngài đón nhận mọi người biết thống hối vào số những người biết yêu thương, chạnh lòng thương người. Đức Kitô thiết lập nước trời để ban phát tình thương vô hạn của Ngài cho muôn dân. Nước Thiên Chúa tồn tại muôn đời, không có ngày kết thúc. Ngoài Thiên Chúa ra ai có quyền tha tội. Đức Kitô tha tội chứng tỏ chính Ngài là Thiên Chúa. Trên thập tự Đức Kitô biểu lộ quyền thứ tha đó. Đức Kitô xin Chúa Cha tha cho kẻ làm hại Ngài.

'Lậy Cha, xin tha cho chúng vì chúng lầm c.34'.

Ai có lòng rộng lượng thứ tha như thế. Ngài cũng tỏ lòng thương đến người trộm biết thống hối ăn năn. Anh ta nhìn sâu vào đáy lòng mình; nhận ra mình là tội nhân, từng làm khổ nhiều người, phạm điều sai trái. Anh nhìn vào Đức Kitô nhận biết Ngài là Đấng vô tội, tinh tuyền, chí thánh. Anh tự thú cùng Đức Kitô,

'Khi Ngài vào nước của Ngài xin thương đến con'.

Bởi anh chân thành, Đức Kitô hứa với anh.

'Ngay đêm nay ngươi sẽ ỡ thiên đàng với Ta' c.34.

Ngoài Thiên Chúa ai có quyền ban nước hằng sống. Đức Kitô tha tội cho anh trộm biết thống hối, ăn năn, và còn hứa ban cho anh nước hằng sống. Một lần nữa Đức Kitô tỏ ra Ngài là Đấng Vô tội. Đấng vô tội có quyền tha tội. Người trộm kia, trái lại không có lòng mến Đức Kitô, anh xin Ngài xuống khỏi thập tự để tự cứu mình, và cứu anh nữa. Bởi lời anh xin thiếu chân thành, thiếu yêu thương, nên Đức Kitô lặng thinh, không đáp trả. Điều này cho thấy, Đức Kitô yêu thương mọi người. Ngài cho mọi người cơ hội thống hối, ăn năn ngay cả vào phút chót trong đời.

Cuộc đối thoại ngắn giữa Đức Kitô và Philatô cho biết. Ông từng nghe thiên hạ đồn thổi Ngài là Vua dân Do Thái. Ông hỏi Đức Kitô.

'Ông có phải là Vua dân Do Thái không? c.3

Đức Kitô hỏi lại. Đây là điều ông tự biết hay ông nghe người ta nói về tôi. Philatô bỏ lỡ cơ hội không dám thú nhận sự thật điều ông biết. Đức Kitô trấn an ông. Ngài nói,

'Nước tôi không thuộc về thế gian này Gn 18,36'.

Có lẽ Philatô hiểu ít nhiều về câu Đức Kitô nói với ông. Nhưng ông biết rõ Ngài không phải là người gây cho ông sợ hãi; Ngài cũng không chủ trương lật đổ chính quyền bảo hộ Roma như điều lãnh đạo Đền Thờ vu khống. Philatô mạnh dạn hơn tuyên bố ông có quyền tha và giết Đức Kitô. Đáp lại Đức Kitô nhắc Philatô.

Ông không có quyền gì trên tôi nếu Trời không ban cho ông' Gn 18,10.

Câu nói trên cho biết những gì Philatô có là do Trời ban; không thể tự phụ như thế được. Lần nữa, Philatô bỏ mất cơ hội trở về. Ông sợ loài người hơn sợ trời. Ông ham quyền thế hơn nước trời. Ông ham sự sống đời này hơn sự sống đời sau. Đức Kitô nhắc cho ông biết nước Thiên Chúa vượt lên trên mọi giá trị trần gian và Philatô đã không dám chấp nhận sự thật đó.

TiengChuong.org

God's Kingdom

Jesus is both emperor and king. He is the emperor because he is a descendant of King David. He is King of the universe because he has conquered forever the power of sin and death. The Temple authority had no problem accepting Jesus as a descendant of David, but they condemned him for blasphemy when he made a claim to be God's Son. Jesus chose to empty himself on the cross to save us, and that caused many to fail to see him as the Eternal King. He chose to die through violence and humiliation on the cross, which made many believe that he was not a saviour, but rather a criminal. Those who, with the eyes of faith, were able to see beyond the cross would hope to meet the Eternal King again.

It began at the inscription placed above his head, which said, 'Jesus the Nazarene, King of the Jews' v.38. The inscription was written in different languages: Greek, Latin, and Hebrew; all official and popular languages at the time, indicating Jesus was the universal king. When this inscription was on the lips of those who mocked and humiliated him; they would not see him as their king; but when it was in the hearts of those who loved him dearly, and firmly believed in his words, their hope of meeting him again became reality three days after he was nailed to the cross. His Resurrection brought them everlasting joy. The simple but powerful message 'He is Risen' has spread like fire, bringing immense joy for his followers; and fear to those who crucified him. The cross presents the reality of life; that besides glory and power, every earthly king has his own cross to bear, and all earthly kings die with their dreams unfulfilled.

An earthly kingdom is not a kingdom the Eternal King would like to establish. Jesus defined his kingdom with mercy, forgiveness, and boundless love. It is demonstrated through his prayer: 'Father, forgive them, for they do not know what they are doing'. v.34. And the power to forgive sin when a repentant thief asked of him: 'Truly, you will be with me today in paradise' v.43.

The dialogue between Jesus and the repentant thief confirmed that physical life has an end; while eternal life that Jesus gives has no end. It is confirmed by the reality of his rise from death. His resurrection reveals His Eternal Kingdom, and that kingdom would be above all other earthly kingdoms. Jesus is the king of the universe, and his kingdom lasts forever.

Jesus chose the cross, and the authority and soldiers challenged him to come down from the cross for them to believe. Faith in Jesus must flow from the inner, from the depth of one's heart, not from outer, miracle, or military power. One of the thieves; looked at Jesus but failed to see him as God's Son. On his lips, he asked Jesus to save him, but his heart had no love for him. Because of the absence of love, Jesus kept silent. The other thief, in his agony, looked deep into his heart; and recognized how wrong he was. He looked at Jesus and saw how righteous Jesus was. He turned to Jesus, publicly confessed his sin, loved him, and asked for forgiveness. Jesus pardoned his sin and gave him the promise of paradise. This promise affirms that Jesus opens his kingdom for all who repent, love him, and confess their sin, even at the last minute.

The dialogue between Pilate and Jesus at his trial revealed that some expected Jesus as king of Israel. Pilate himself asked Jesus, 'Are you the king of Israel? v.3'. Jesus asked him if it was his own idea, or if he had heard others talk about his kingship. Pilate refused to reveal his inner life, Jesus calmed him, saying: 'My kingdom is not of this world Jn 18.36'. Pilate probably could not make sense of what Jesus was talking about, but he believed Jesus caused no threat to his power and the Roman Empire. Again, when Pilate made the claim that he had the power to judge or release Jesus (Jn 18,10). In his reply, Jesus told Pilate that his power was given to him from on high, not the Roman Empire. In both instances, Pilate failed to understand what Jesus had to offer.