Cái Chết Trên Thập Giá
Phúc Âm: Lc 9, 51-56
"Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem".
Vì gần tới thời gian Chúa Giêsu phải cất khỏi đời này, Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem, và sai những người đưa tin đi trước Người. Những người này lên đường vào một làng Samaria để chuẩn bị mọi sự cho Người. Nhưng ở đó người ta không đón tiếp Người, bởi Người đi lên Giêrusalem. Thấy vậy, hai môn đệ Giacôbê và Gioan thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy muốn chúng con khiến lửa bởi trời xuống thiêu huỷ chúng không?" Nhưng Người quay lại, quở trách các ông rằng: "Các con không biết thần trí nào xúi giục mình. Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta". Và các Ngài đi tới một làng khác.
Suy Niệm:
Cái Chết Trên Thập Giá
Tin Mừng hôm nay hẳn mời gọi chúng ta lặp lại niềm tín thác của chúng ta vào sự quan phòng kỳ diệu của Chúa. Thánh Luca, tác giả của đoạn Tin Mừng hôm nay nhìn cuộc đời của Chúa Giêsu như một cuộc hành trình tiến về Giêrusalem mà cao điểm là cái chết trên thập giá. Tiến về Giêrusalem để chịu tử nạn cho nên có gặp thù nghịch chống đối trong suốt cuộc hành trình cũng là chuyện bình thường đối với Chúa Giêsu, nhưng các môn đệ của Chúa Giêsu chưa thể hiểu tại sao Thầy mình phải gặp phải những chống đối như thế. Phản ứng của hai thánh Gioan và Giacôbê là điển hình, hai vị thánh này không thể chấp nhận được sự kiện người dân tại một làng Samaria nọ không đón tiếp Ngài. Các ngài chỉ mong cho lửa từ trời xuống để tiêu diệt cái dân phản nghịch này. Chúa Giêsu quở trách các ngài, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở cho các môn đệ biết rằng điều kiện đầu tiên để làm môn đệ Ngài là phải có thái độ kiên nhẫn trước sự chống đối, thù nghịch và thẳng thắn nói chung. Ðây là dịp để các môn đệ hiểu được ý nghĩa của những bài dụ ngôn về nước Trời, đặc biệt là các bài dụ ngôn về hạt giống, về cỏ lùng và lúa tốt. Hạt giống được gieo vãi ngay cả trên đất xấu, hạt giống được gieo vãi ngay cả trên cỏ lùng, hạt giống phải chịu thối đi trong lòng đất; dù có được gieo vãi trong những điều kiện không thuận lợi, hạt giống vẫn mọc lên và sinh nhiều bông hạt.
Hình ảnh của hạt giống gợi lên cho chúng ta lịch sử của Giáo Hội. Giáo Hội được tẩy trần và sinh hoa kết trái ngay giữa những cơn bách hại đẫm máu nhất. Giáo Hội từng được thanh luyện và trưởng thành khi gặp chống đối và thù nghịch. Thái độ thỏa hiệp có thể mang lại cho Giáo Hội một vài đặc ân và dễ dãi, nhưng chắc chắn những thiệt hại và mất mát mà Giáo Hội phải chịu thì không gì có thể bù lại được. Giáo Hội có đáng tin hay không? Giáo Hội có thật sự đi lại cuộc hành trình lên Giêrusalem của Chúa Giêsu hay không? Hay giữa những chống đối, thù nghịch và thử thách, Giáo Hội vẫn tỏ ra trung thành với Ðấng khi bị treo trên thập giá đã lặng thinh và phó thác cho Thiên Chúa. Hạt lúa có gieo vào lòng đất mới thối đi và lớn lên sinh nhiều bông hạt, đó là định luật của cuộc sống Giáo Hội và của người môn đệ Chúa Kitô.
Ước gì giữa những khổ đau, chống đối và thù nghịch, chúng ta vẫn luôn nhận ra được bàn tay quan phòng kỳ diệu của Chúa, đó là ơn trọng đại mà chúng ta phải không ngừng cầu xin Chúa ban cho chúng ta.
Phúc Âm: Lc 9, 51-56
"Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem".
Vì gần tới thời gian Chúa Giêsu phải cất khỏi đời này, Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem, và sai những người đưa tin đi trước Người. Những người này lên đường vào một làng Samaria để chuẩn bị mọi sự cho Người. Nhưng ở đó người ta không đón tiếp Người, bởi Người đi lên Giêrusalem. Thấy vậy, hai môn đệ Giacôbê và Gioan thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy muốn chúng con khiến lửa bởi trời xuống thiêu huỷ chúng không?" Nhưng Người quay lại, quở trách các ông rằng: "Các con không biết thần trí nào xúi giục mình. Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta". Và các Ngài đi tới một làng khác.
Suy Niệm:
Cái Chết Trên Thập Giá
Tin Mừng hôm nay hẳn mời gọi chúng ta lặp lại niềm tín thác của chúng ta vào sự quan phòng kỳ diệu của Chúa. Thánh Luca, tác giả của đoạn Tin Mừng hôm nay nhìn cuộc đời của Chúa Giêsu như một cuộc hành trình tiến về Giêrusalem mà cao điểm là cái chết trên thập giá. Tiến về Giêrusalem để chịu tử nạn cho nên có gặp thù nghịch chống đối trong suốt cuộc hành trình cũng là chuyện bình thường đối với Chúa Giêsu, nhưng các môn đệ của Chúa Giêsu chưa thể hiểu tại sao Thầy mình phải gặp phải những chống đối như thế. Phản ứng của hai thánh Gioan và Giacôbê là điển hình, hai vị thánh này không thể chấp nhận được sự kiện người dân tại một làng Samaria nọ không đón tiếp Ngài. Các ngài chỉ mong cho lửa từ trời xuống để tiêu diệt cái dân phản nghịch này. Chúa Giêsu quở trách các ngài, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở cho các môn đệ biết rằng điều kiện đầu tiên để làm môn đệ Ngài là phải có thái độ kiên nhẫn trước sự chống đối, thù nghịch và thẳng thắn nói chung. Ðây là dịp để các môn đệ hiểu được ý nghĩa của những bài dụ ngôn về nước Trời, đặc biệt là các bài dụ ngôn về hạt giống, về cỏ lùng và lúa tốt. Hạt giống được gieo vãi ngay cả trên đất xấu, hạt giống được gieo vãi ngay cả trên cỏ lùng, hạt giống phải chịu thối đi trong lòng đất; dù có được gieo vãi trong những điều kiện không thuận lợi, hạt giống vẫn mọc lên và sinh nhiều bông hạt.
Hình ảnh của hạt giống gợi lên cho chúng ta lịch sử của Giáo Hội. Giáo Hội được tẩy trần và sinh hoa kết trái ngay giữa những cơn bách hại đẫm máu nhất. Giáo Hội từng được thanh luyện và trưởng thành khi gặp chống đối và thù nghịch. Thái độ thỏa hiệp có thể mang lại cho Giáo Hội một vài đặc ân và dễ dãi, nhưng chắc chắn những thiệt hại và mất mát mà Giáo Hội phải chịu thì không gì có thể bù lại được. Giáo Hội có đáng tin hay không? Giáo Hội có thật sự đi lại cuộc hành trình lên Giêrusalem của Chúa Giêsu hay không? Hay giữa những chống đối, thù nghịch và thử thách, Giáo Hội vẫn tỏ ra trung thành với Ðấng khi bị treo trên thập giá đã lặng thinh và phó thác cho Thiên Chúa. Hạt lúa có gieo vào lòng đất mới thối đi và lớn lên sinh nhiều bông hạt, đó là định luật của cuộc sống Giáo Hội và của người môn đệ Chúa Kitô.
Ước gì giữa những khổ đau, chống đối và thù nghịch, chúng ta vẫn luôn nhận ra được bàn tay quan phòng kỳ diệu của Chúa, đó là ơn trọng đại mà chúng ta phải không ngừng cầu xin Chúa ban cho chúng ta.