Tường Thuật Ngày Thứ Nhất của Khoá Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới - Thứ Hai mùng 3 tháng 10 năm 2005: Những Suy Niệm của ÐTC trong giờ Kinh Phụng Vụ III vào khởi đầu Phiên Họp Chung thứ I.
Sau Thánh Lễ Khai Mạc do ÐTC Bênêđitô XVI chủ tế trong Ðền Thờ Thánh Phêrô vào sáng Chúa Nhật mùng 2 tháng 10 năm 2005, Khoá Họp Thông Thuờng thứ XI của Thượng Hội Ðồng Giám Mục đã bắt đầu Ngày Làm Việc Thứ Nhất vào lúc 9 giờ sáng ngày Thứ Hai, mùng 3 tháng 10 năm 2005, tại Phòng Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục trong Nội Thành Vatican, với Giờ Kinh Phụng Vụ (- giờ kinh Thứ III -) và Kinh cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng. ÐTC đã hiện diện với các nghị phụ trong suốt Phiên Họp Thứ Nhất, từ 9 đến 12:30.
Theo chương trình đã định, thì ngày làm việc thứ I của Khoá Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục, gồm có Hai Phiên Họp Khoáng Ðại, một vào buổi sáng, từ 9 giờ đến 12.30 trưa, và một vào buổi chiều, từ 16.30 đến 19 giờ.
Phiên Họp Khoáng Ðại I vào sáng thứ hai, mùng 3 tháng 10 năm 2005, gồm có những sinh họat sau đây:
1. Suy Niệm của Ðức Thánh Cha trong giờ Kinh Phụng Vụ III, lúc mở đầu Phiên Họp Chung, giải thích đọan kinh thánh từ II Co 13,11.
2. Lời Chào của Vị Chủ Tịch Thừa Ủy của Ngày Thứ Hai, là Ðức Hồng Y Francis Arinze, Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích.
3. Phúc Trình của Ðức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, Tổng Thư Ký của Thượng Hội Ðồng Giám Mục.
4. Bài Thuyết Trình Mở Ðầu của Ðức Hồng Y Angelo Scola, giáo chủ Venezia, Italia.
Có tất cả 241 nghị phụ hiện diện tham dự Phiên Họp Chung thứ I.
Sau đó, trong phiên họp chung thứ II vào chiều thứ Hai, mùng 3 tháng 10 năm 2005, các Nghị Phụ đã bắt đầu phát biểu và thảo luận về đề tài của Thượng Hội Ðồng Giám Mục.
Trong bài tường thuật nầy, chúng ta trước hết hãy theo dõi những Suy Niệm của ÐTC trong giờ Kinh Phụng Vụ III vào khởi đầu Phiên Họp Chung thứ I.
ÐTC đã giải thích phần Lời Chúa của giờ Kinh Phụng Vụ giờ III, từ thư II của thánh Phaolô Tông Ðồ gởi các tín hữu Corintô chương 13, câu 11. Ðó là những lời khuyên của thánh Phaolô như sau:
"Anh em hãy vui lên, hãy sống trọn lành, hãy khích lệ nhau, hãy có cùng một tâm tình, hãy sống hoà bình hoà thuận; và Thiên Chúa của tình yêu và hoà bình sẽ ở cùng anh em".
ÐTC đã giải thích và áp dụng những lời khuyên này một cách hết sức thích hợp vào hoàn cảnh hiện tại như sau:
Anh em thân mến,
Lời Chúa của Giờ III Phụng Vụ Giờ Kinh nhắc đến 5 mệnh lệnh và một lời hứa. Chúng ta hãy cố tìm hiểu thêm điều gì Thánh Tông Ðồ Phaolô muốn nói với chúng ta.
- Mệnh lệnh thứ nhất "gaudete" (Hãy vui mừng lên) là mệnh lệnh thường được nhắc đến trong các thư của Thánh Phaolô; người ta có thể nói đây là "lời ca đầy xác tín" (cantus firmus) của tư tưởng thánh Phaolô: đó là lời mời gọi "gaudete" (Hãy vui mừng lên).
Trong cuộc đời nhiều thử thách như cuộc đời của Thánh Phaolô, một cuộc đời đầy những bách hại, đói khát, đau khổ đủ lọai, còn có một lời quan trọng: Hãy vui lên! Gaudete!
Người ta có thể đặt ra câu hỏi: con nguời có thể ra lệnh cho niềm vui hay không? Chúng ta có thể nói: niềm vui đến hay không đến, nhưng không bao giờ được áp đặt như một bổn phận. Ở đây, chúng ta nhớ đến đọan văn được nhiều người biết đến về niềm vui trong thơ của Thánh Phaolô, đó là đọan thơ được dùng trong ChúaNhật "Gaudete" trung tâm của phụng vụ Mùa Vọng: Gaudete, anh em hãy vui mừng lên, vì Chúa gần đến!"
Ở đây chúng ta như cảm được lý do tại sao Thánh Phaolô, trong mọi đau khổ, mọi thử thách, có thể không những nói với kẻ khác rằng: "Gaudete, hãy vui lên!" Thánh Nhân có thể nói lên điều nầy, bởi vì có niềm vui hiện diện nơi chính ngài. "Hãy vui lên, vì Chúa gần đến." Nếu người được yêu, nếu tình yêu, hồng ân cao cả nhất của đời tôi mà ở gần bên tôi, nếu tôi có thể xác tín rằng Ðấng mà tôi yêu mến đang hiện diện gần bên tôi, cả trong những hoàn cảnh gặp thử thách, thì niềm vui vẫn luôn hiện diện trong tận tâm hồn tôi, một niềm vui to lớn hơn tất cả những đau khổ.
Thánh Tông đồ có thể nói: Hãy vui lên vì Chúa hiện diện gần bên mỗi người chúng ta. Và như thế, mệnh lệnh nầy là một lời mời gọi hãy ý thức về sự hiện diện của Chúa bên cạnh chúng ta. Ðây là việc gây ý thức về sự hiện diện của Chúa. Thánh Tông đồ Phaolô có ý làm cho chúng ta chú ý đến sự hiện diện âm thầm nhưng thật sự của Chúa Kitô gần bên mỗi người chúng ta. Ðối với mỗi người chúng ta, có lời trích từ sách Khải Huyền như sau: Ta gõ cửa nhà con, hãy lắng nghe Ta và hãy mở cửa đón nhận Ta. Ðó là lời mời gọi chúng ta hãy nhạy cảm về sự hiện diện của Chúa đang đứng gõ ngoài cửa nhà chúng ta. Chúng ta đừng trở nên điếc đối với Chúa, bởi vì đôi tai của con tim quá đầy những tiếng động của thế gian đến nỗi chúng ta không còn có thể cảm nghiệm được sự hiện diện âm thầm của Chúa trước cửa nhà chúng ta. Chúng ta hãy suy nghĩ xem chúng ta có thật sự sẵn sàng mở ra những cánh cửa của tâm hồn chúng ta hay không; hay có lẽ con tim chúng ta đã có quá đầy biết bao điều khác đến độ không còn chỗ cho Chúa nữa, và trong lúc nầy, chúng ta không còn thời giờ cho Chúa. Và như thế, vô cảm, điếc tai trước sự hiện diện của Chúa, và với lòng tràn đầy những điều khác, chúng ta không cảm thấy được điều thiết yếu: Chúa đang đứng gõ ngoài cửa, Người hiện diện bên cạnh chúng ta, và như thế niềm vui thật đang hiện diện bên cạnh, niềm vui mạnh hơn tất cả những sự buồn phiền của thế gian, của đời sống chúng ta. Vậy chúng ta hãy cầu nguyện, trong viễn tượng của mệnh lệnh đầu tiên nầy như sau: Lạy Chúa, xin hãy làm cho chúng con được nhạy cảm trước sự hiện diện của Chúa; xin hãy giúp chúng con cảm nghiệm được Chúa, xin đừng để chúng con bị điếc đối với Chúa; xin hãy giúp chúng con có tâm hồn tự do, và mở rộng đón tiếp Chúa.
- Mệnh lệnh thứ hai "hãy trở nên trọn lành", --- như chúng ta đọc nơi bản văn tiếng latinh, --- xem ra như trùng hợp với lời kết thúc Bài Giảng của Chúa Trên Núi: "Chúng con hãy nên trọn lành như Cha chúng con trên trời, là Ðấng trọn lành". Lời nầy mời gọi chúng ta hãy trở nên điều mà chúng ta là: trở nên hình ảnh của Thiên Chúa, được tạo thành trong tương quan với Chúa, là "tấm gương" trong đó được phản chiếu ánh sáng của Chúa. Ðừng sống kitô giáo theo mặt chữ, đừng cảm nếm Kinh Thánh theo chữ viết, thường khó khăn, gây tranh luận về mặt lịch sử, nhưng hãy vượt qua khỏi chữ viết, qua khỏi thực tại hiện hữu, để tiến đến gặp Chúa, Ðấng nói chuyện với chúng ta, và như thế tiến đến sự kết hiệp với Thiên Chúa. Nhưng nếu chúng ta đọc theo tiếng hy lạp câu nói trên "Hãy nên trọn lành", thì chúng ta gặp được một động từ khác, là động từ "catartizesthe", và động từ nầy có nghĩa là "làm lại", là "sửa lại" một dụng cụ, là làm cho nó có lại trọn vẹn khả năng đã có. Thí dụ thường xảy ra cho các tông đồ là "vá lại lưới cá" mà các ngư phủ biết là không còn trong tình trạng tốt nữa, một lưới cá có nhiều lỗ rách đến độ không còn dùng được nữa; vá lại lưới cá, để có thể thả lưới bắt cá, đó là trở lại với sự hoàn hảo của một dụng cụ đúng cho công việc. Một thí dụ khác: một nhạc khí có dây bị đứt, và như thế không thể được dùng để đánh lên bài nhạc như đáng lẽ phải được. Như thế, theo mệnh lệnh này, tâm hồn chúng ta xem ra như một tấm lưới tông đồ mà nhiều khi không tác dụng tốt, bởi vì bị rách nhiều lỗ do bởi chính những ý định của chúng ta; hoặc như một nhạc khí có vài dây bị đứt, nên bản nhạc mà Thiên Chúa có lẽ muốn đánh lên từ tâm hồn chúng ta, lại không vang lên như đáng lẽ phải là như vậy. "Sửa lại" dụng cụ này, biết rõ những chỗ bị hư, những tàn phá, những bê trễ, tất cả những sơ sót, và cố gắng làm sao cho dụng cụ nầy được hên hoàn hảo, được nên trọn, ngõ hầu được sử dụng đúng cho lý tuởng mà Chúa đã tạo dựng nên chúng ta. Và như thế, mệnh lệnh "hãy trở nên trọn lành", có thể là lời mời gọi hãy xét mình, hãy kiểm điểm lại lương tâm, để kiểm xem dụng cụ chúng ta đây như thế nào, xem dụng cụ đó đã bị lãng quên đến mức độ nào rồi, không còn hoạt động nữa, để cố gắng trở lại với sự nguyên tuyền của nó. Ðây cũng là lời mời gọi đến với Bí Tích Hoà Giải, trong đó Thiên Chúa "làm lại", sửa lại dụng cụ này, và ban lại cho chúng ta sự trọn vẹn, sự trọn lành, sức mạnh tác động đúng theo căn cước của mình, ngõ hầu trong tâm hồn đã được hoà giải, lại có thể vang lên lời chúc tụng Thiên Chúa.
(Còn tiếp).
Sau Thánh Lễ Khai Mạc do ÐTC Bênêđitô XVI chủ tế trong Ðền Thờ Thánh Phêrô vào sáng Chúa Nhật mùng 2 tháng 10 năm 2005, Khoá Họp Thông Thuờng thứ XI của Thượng Hội Ðồng Giám Mục đã bắt đầu Ngày Làm Việc Thứ Nhất vào lúc 9 giờ sáng ngày Thứ Hai, mùng 3 tháng 10 năm 2005, tại Phòng Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục trong Nội Thành Vatican, với Giờ Kinh Phụng Vụ (- giờ kinh Thứ III -) và Kinh cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng. ÐTC đã hiện diện với các nghị phụ trong suốt Phiên Họp Thứ Nhất, từ 9 đến 12:30.
Theo chương trình đã định, thì ngày làm việc thứ I của Khoá Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục, gồm có Hai Phiên Họp Khoáng Ðại, một vào buổi sáng, từ 9 giờ đến 12.30 trưa, và một vào buổi chiều, từ 16.30 đến 19 giờ.
Phiên Họp Khoáng Ðại I vào sáng thứ hai, mùng 3 tháng 10 năm 2005, gồm có những sinh họat sau đây:
1. Suy Niệm của Ðức Thánh Cha trong giờ Kinh Phụng Vụ III, lúc mở đầu Phiên Họp Chung, giải thích đọan kinh thánh từ II Co 13,11.
2. Lời Chào của Vị Chủ Tịch Thừa Ủy của Ngày Thứ Hai, là Ðức Hồng Y Francis Arinze, Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích.
3. Phúc Trình của Ðức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, Tổng Thư Ký của Thượng Hội Ðồng Giám Mục.
4. Bài Thuyết Trình Mở Ðầu của Ðức Hồng Y Angelo Scola, giáo chủ Venezia, Italia.
Có tất cả 241 nghị phụ hiện diện tham dự Phiên Họp Chung thứ I.
Sau đó, trong phiên họp chung thứ II vào chiều thứ Hai, mùng 3 tháng 10 năm 2005, các Nghị Phụ đã bắt đầu phát biểu và thảo luận về đề tài của Thượng Hội Ðồng Giám Mục.
Trong bài tường thuật nầy, chúng ta trước hết hãy theo dõi những Suy Niệm của ÐTC trong giờ Kinh Phụng Vụ III vào khởi đầu Phiên Họp Chung thứ I.
ÐTC đã giải thích phần Lời Chúa của giờ Kinh Phụng Vụ giờ III, từ thư II của thánh Phaolô Tông Ðồ gởi các tín hữu Corintô chương 13, câu 11. Ðó là những lời khuyên của thánh Phaolô như sau:
"Anh em hãy vui lên, hãy sống trọn lành, hãy khích lệ nhau, hãy có cùng một tâm tình, hãy sống hoà bình hoà thuận; và Thiên Chúa của tình yêu và hoà bình sẽ ở cùng anh em".
ÐTC đã giải thích và áp dụng những lời khuyên này một cách hết sức thích hợp vào hoàn cảnh hiện tại như sau:
Anh em thân mến,
Lời Chúa của Giờ III Phụng Vụ Giờ Kinh nhắc đến 5 mệnh lệnh và một lời hứa. Chúng ta hãy cố tìm hiểu thêm điều gì Thánh Tông Ðồ Phaolô muốn nói với chúng ta.
- Mệnh lệnh thứ nhất "gaudete" (Hãy vui mừng lên) là mệnh lệnh thường được nhắc đến trong các thư của Thánh Phaolô; người ta có thể nói đây là "lời ca đầy xác tín" (cantus firmus) của tư tưởng thánh Phaolô: đó là lời mời gọi "gaudete" (Hãy vui mừng lên).
Trong cuộc đời nhiều thử thách như cuộc đời của Thánh Phaolô, một cuộc đời đầy những bách hại, đói khát, đau khổ đủ lọai, còn có một lời quan trọng: Hãy vui lên! Gaudete!
Người ta có thể đặt ra câu hỏi: con nguời có thể ra lệnh cho niềm vui hay không? Chúng ta có thể nói: niềm vui đến hay không đến, nhưng không bao giờ được áp đặt như một bổn phận. Ở đây, chúng ta nhớ đến đọan văn được nhiều người biết đến về niềm vui trong thơ của Thánh Phaolô, đó là đọan thơ được dùng trong ChúaNhật "Gaudete" trung tâm của phụng vụ Mùa Vọng: Gaudete, anh em hãy vui mừng lên, vì Chúa gần đến!"
Ở đây chúng ta như cảm được lý do tại sao Thánh Phaolô, trong mọi đau khổ, mọi thử thách, có thể không những nói với kẻ khác rằng: "Gaudete, hãy vui lên!" Thánh Nhân có thể nói lên điều nầy, bởi vì có niềm vui hiện diện nơi chính ngài. "Hãy vui lên, vì Chúa gần đến." Nếu người được yêu, nếu tình yêu, hồng ân cao cả nhất của đời tôi mà ở gần bên tôi, nếu tôi có thể xác tín rằng Ðấng mà tôi yêu mến đang hiện diện gần bên tôi, cả trong những hoàn cảnh gặp thử thách, thì niềm vui vẫn luôn hiện diện trong tận tâm hồn tôi, một niềm vui to lớn hơn tất cả những đau khổ.
Thánh Tông đồ có thể nói: Hãy vui lên vì Chúa hiện diện gần bên mỗi người chúng ta. Và như thế, mệnh lệnh nầy là một lời mời gọi hãy ý thức về sự hiện diện của Chúa bên cạnh chúng ta. Ðây là việc gây ý thức về sự hiện diện của Chúa. Thánh Tông đồ Phaolô có ý làm cho chúng ta chú ý đến sự hiện diện âm thầm nhưng thật sự của Chúa Kitô gần bên mỗi người chúng ta. Ðối với mỗi người chúng ta, có lời trích từ sách Khải Huyền như sau: Ta gõ cửa nhà con, hãy lắng nghe Ta và hãy mở cửa đón nhận Ta. Ðó là lời mời gọi chúng ta hãy nhạy cảm về sự hiện diện của Chúa đang đứng gõ ngoài cửa nhà chúng ta. Chúng ta đừng trở nên điếc đối với Chúa, bởi vì đôi tai của con tim quá đầy những tiếng động của thế gian đến nỗi chúng ta không còn có thể cảm nghiệm được sự hiện diện âm thầm của Chúa trước cửa nhà chúng ta. Chúng ta hãy suy nghĩ xem chúng ta có thật sự sẵn sàng mở ra những cánh cửa của tâm hồn chúng ta hay không; hay có lẽ con tim chúng ta đã có quá đầy biết bao điều khác đến độ không còn chỗ cho Chúa nữa, và trong lúc nầy, chúng ta không còn thời giờ cho Chúa. Và như thế, vô cảm, điếc tai trước sự hiện diện của Chúa, và với lòng tràn đầy những điều khác, chúng ta không cảm thấy được điều thiết yếu: Chúa đang đứng gõ ngoài cửa, Người hiện diện bên cạnh chúng ta, và như thế niềm vui thật đang hiện diện bên cạnh, niềm vui mạnh hơn tất cả những sự buồn phiền của thế gian, của đời sống chúng ta. Vậy chúng ta hãy cầu nguyện, trong viễn tượng của mệnh lệnh đầu tiên nầy như sau: Lạy Chúa, xin hãy làm cho chúng con được nhạy cảm trước sự hiện diện của Chúa; xin hãy giúp chúng con cảm nghiệm được Chúa, xin đừng để chúng con bị điếc đối với Chúa; xin hãy giúp chúng con có tâm hồn tự do, và mở rộng đón tiếp Chúa.
- Mệnh lệnh thứ hai "hãy trở nên trọn lành", --- như chúng ta đọc nơi bản văn tiếng latinh, --- xem ra như trùng hợp với lời kết thúc Bài Giảng của Chúa Trên Núi: "Chúng con hãy nên trọn lành như Cha chúng con trên trời, là Ðấng trọn lành". Lời nầy mời gọi chúng ta hãy trở nên điều mà chúng ta là: trở nên hình ảnh của Thiên Chúa, được tạo thành trong tương quan với Chúa, là "tấm gương" trong đó được phản chiếu ánh sáng của Chúa. Ðừng sống kitô giáo theo mặt chữ, đừng cảm nếm Kinh Thánh theo chữ viết, thường khó khăn, gây tranh luận về mặt lịch sử, nhưng hãy vượt qua khỏi chữ viết, qua khỏi thực tại hiện hữu, để tiến đến gặp Chúa, Ðấng nói chuyện với chúng ta, và như thế tiến đến sự kết hiệp với Thiên Chúa. Nhưng nếu chúng ta đọc theo tiếng hy lạp câu nói trên "Hãy nên trọn lành", thì chúng ta gặp được một động từ khác, là động từ "catartizesthe", và động từ nầy có nghĩa là "làm lại", là "sửa lại" một dụng cụ, là làm cho nó có lại trọn vẹn khả năng đã có. Thí dụ thường xảy ra cho các tông đồ là "vá lại lưới cá" mà các ngư phủ biết là không còn trong tình trạng tốt nữa, một lưới cá có nhiều lỗ rách đến độ không còn dùng được nữa; vá lại lưới cá, để có thể thả lưới bắt cá, đó là trở lại với sự hoàn hảo của một dụng cụ đúng cho công việc. Một thí dụ khác: một nhạc khí có dây bị đứt, và như thế không thể được dùng để đánh lên bài nhạc như đáng lẽ phải được. Như thế, theo mệnh lệnh này, tâm hồn chúng ta xem ra như một tấm lưới tông đồ mà nhiều khi không tác dụng tốt, bởi vì bị rách nhiều lỗ do bởi chính những ý định của chúng ta; hoặc như một nhạc khí có vài dây bị đứt, nên bản nhạc mà Thiên Chúa có lẽ muốn đánh lên từ tâm hồn chúng ta, lại không vang lên như đáng lẽ phải là như vậy. "Sửa lại" dụng cụ này, biết rõ những chỗ bị hư, những tàn phá, những bê trễ, tất cả những sơ sót, và cố gắng làm sao cho dụng cụ nầy được hên hoàn hảo, được nên trọn, ngõ hầu được sử dụng đúng cho lý tuởng mà Chúa đã tạo dựng nên chúng ta. Và như thế, mệnh lệnh "hãy trở nên trọn lành", có thể là lời mời gọi hãy xét mình, hãy kiểm điểm lại lương tâm, để kiểm xem dụng cụ chúng ta đây như thế nào, xem dụng cụ đó đã bị lãng quên đến mức độ nào rồi, không còn hoạt động nữa, để cố gắng trở lại với sự nguyên tuyền của nó. Ðây cũng là lời mời gọi đến với Bí Tích Hoà Giải, trong đó Thiên Chúa "làm lại", sửa lại dụng cụ này, và ban lại cho chúng ta sự trọn vẹn, sự trọn lành, sức mạnh tác động đúng theo căn cước của mình, ngõ hầu trong tâm hồn đã được hoà giải, lại có thể vang lên lời chúc tụng Thiên Chúa.
(Còn tiếp).