MÌNH MÁU CHÚA KITÔ (Bế mạc năm Thánh Thể)
Thánh lễ đã xong nào hãy lên đường
Dẫn nhập đầu lễ :
Kính thưa ông bà anh chị em,
Trong tâm tình hiệp thông với toàn thể Dân Chúa mừng ngày Bế mạc Năm Thánh Thể, chúng ta đang họp nhau cử hành lễ Mình Máu Chúa Kitô, một mầu nhiệm cao cả được mệnh danh là “”MẦU NHIỆM ĐỨC TIN”. Nhưng trong ý nghĩa thân mật của tình hiệp thông huynh đệ chung quanh một Bàn Tiệc của Đức Kitô Phục sinh, Thánh Lễ hôm nay còn được gọi là “TIỆC THÁNH THỂ”, và tất cả chúng ta, những kẻ đang nối tiếp các thế hệ kitô hữu cùng nhau “tham dự lễ BẺ BÁNH”, cùng “ĂN MỘT BÁNH, UỐNG CHUNG MỘT CHÉN” là chính Mình và Máu Chúa Kitô, “lương thực trường sinh nuôi sống chúng ta”…
Chúng ta Cử hành mầu nhiệm Thánh Thể hôm nay trong khung cảnh NGÀY BẾ MẠC NĂM THÁNH THỂ, năm mà toàn thể dân Công Giáo tập trung hướng cuộc sống đức tin về Nhiệm tích Thánh Thể như là suối nguồn và trung tâm điểm của đức tin Kitô giáo. Chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa vì bao nhiêu hồng ân nhờ Mầu Nhiệm Thánh Thể được ban tặng cho Hội Thánh và cho mỗi người chúng ta trong Năm Thánh hồng phúc nầy.
Giờ đây, để xứng đáng cử hành Mầu nhiệm thánh nầy, chúng ta cùng thú nhận tội lỗi.
Giảng Lời Chúa :
Trong ngôn ngữ và tâm thức của con người, hoa hồng thường được xem là biểu tượng của Tình Yêu. Chính vì thế, nhà văn Oscawide đã có một câu truyện ngắn : “Chim họa mi và cây hoa hồng” để diển tả ý nghĩa nầy : để có được một quà tặng tình yêu đúng nghĩa thì phải có hy sinh. Chim họa my đã chấp nhận ép sát tim mình cho cây hoa hồng hút máu để từ đó trổ sinh một bông hoa hồng tuyệt đẹp làm nên quà tặng tình yêu…
Kính thưa ông bà anh chị em, phụng vụ lễ Mình Máu Chúa Kitô hôm nay cũng qui chiếu về một “Quà Tặng được để lại bằng chính Cái ăn, Cái uống”, Quà Tặng Mình Máu Thánh Chúa, một Quà Tặng tuyệt vời mà Cố ĐGH G.P.II đã định nghĩa trong Thông điệp về Thánh Thể của Ngài bằng những lời hùng hồn và thâm thúy : “Hội Thánh đã đón nhận Thánh Thể từ Đức Kitô, Chúa của mình, không như một quà tặng – dẫu quí giá – giữa nhiều quà tặng khác, nhưng là quà tặng trỗi vượt, vì quà tặng đó chính là bản thân Người, quà tặng của một ngôi vị trong nhân tính thần linh, đồng thời cũng là quà tặng của công trình cứu độ...”.
Để có được một cảm nhận tích cực về mầu nhiệm cao cả mà chúng ta đang cử hành, chúng ta hãy chia sẻ với nhau đôi định nghĩa về chân lý cực trọng nầy.
1. Thánh Thể : Bánh Sự Sống và là Bánh Trường Sinh
Kể từ khi Thiên Chúa “thổi hơi vào hình nhân đất sét”, sự sống đã được trao ban cho con người. Và kể từ đó, Thiên Chúa cũng liệu định trăm phương ngàn cách để sự sống của con người được tồn tại và phát triển trên mặt đất nầy. Nói cách khác, Thiên Chúa đã tạo mọi điều kiện để con người có “cái ăn cái uống”, hai phương tiện chủ yếu để sống và tồn tại. Chính vì thế, trong bài ca Nhập Lễ lễ Mình Thánh Chúa Hội Thánh đã hát lên : “Ta sẽ lấy tinh hoa lúa mì mà nuôi dưỡng dân ta trên đường trần gian, và ta sẽ lấy, mật ong diệu thơm ngon, mà nuôi chúng no phỉ thỏa thê”. Trong khi đó, trích đoạn sáchĐệ Nhị Luật vừa được công bố đã cho chúng ta nghe lại diễn từ của Môsê giảng cho dân ít-ra-en về lương thực Manna trong biến cố vĩ đại buổi Xuất hành về Đất hứa : “Người đã bắt anh em phải cùng cực, phải đói, rồi đã cho anh em ăn Manna là của ăn anh em chưa từng biết, và cha ông anh em cũng chưa từng biết, ngõ hầu làm cho anh em nhận biết rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”.
Thế nhưng, chúng ta cũng lại được dạy rằng : Tấm bánh, ly rượu vật chất lại chỉ là dấu chỉ là phương tiện để Thiên Chúa bày tỏ lòng yêu thương và hướng chúng ta đến “Tấm bánh thiêng liêng, ly rượu vĩnh hằng” nuôi sống chúng ta trên cuộc lử hành về vĩnh cửu. Chính vì thế, trong kinh tiến lễ của thánh lễ, linh mục đã đọc rằng : “Lạy Chúa, là Chúa tể càn khôn, chúc tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con bánh nầy là hoa màu ruộng đất và công lao của con người, xin dâng lên Chúa để bánh nầy trở nên bánh trường sinh nuôi sống chúng con….để rượu nầy trở nên của uống thiêng liêng cho chúng con”.
Cũng chính trong ý nghĩa chuẩn bị và tiên báo cho một thứ “lương thực trường sinh” đưa dẫn con người “vượt qua sa mạc trần gian” để tiến về “đất hứa vĩnh cửu”, mà chúng ta đã nhiều lần gặp trong lời mặc khải thánh kinh những hình ảnh sống động về bánh ăn nước uống : Tiên tri Ê-li-a nhờ bánh Thiên Chúa ban mới đủ sức tiến về núi Khô-rép : “Ông dậy, ăn bánh và uống nước. Rồi nhờ lương thực ấy bổ dưỡng, ông đi suốt bốn mươi ngày, bốn mươi đêm tới Khô-rép, là núi của Thiên Chúa.” (1 V 19.8). Trong khi đó, các sách Tin Mừng đã đồng loạt tường thuật những phép là “hóa bánh ra nhiều” của Đức Kitô để nuôi đám dân cùng đinh theo Ngài vào sa mạc nghe thuyết giảng tin mừng Nước Thiên Chúa. Cũng chính từ đây, Đức Kitô đã làm bật nổi chân lý : “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”, khi Người “đi guốc trong bụng những người Do Thái” qua những lời : “Các ông tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi chính Con Người là đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận” (Ga 6, 26=27). Và cho tời buổi chiều Thứ Năm trước khi bước vào cuộc khổ nạn, người ta mới hiểu “Lời do miệng Thiên Chúa phán”, “lương thực thường tồn” đó, chính là “Lời nhập Thể”, chính là Lời Toàn Năng hóa thân con người, là chính “Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con…Máu Thầy sẽ đổ ra cho các con và mọi người được khỏi tội”, là chính “Bánh Hằng sống Từ trời xuống”, “là thịt Ta, là máu ta”…
Thì ra, “Bánh Hằng Sống” đó, “lương thực trường sinh đó”, lại chính là con người Đức Kitô, là Giêsu người Na-da-rét, là Con ông Giuse thợ mộc và bà Maria, là Đấng đã hiên ngang xưng rằng : “Ta là mục tử tốt lành…sẵn sàng hy sinh vì đoàn chiên”, là Đấng sẵn sàng đón nhận chén đắng cho dù phải trải qua con đường khổ nạn, là Đấng chấp nhận “bị treo lên để kéo mọi người lên với mình”, là Đấng yêu thương đến đổi hiến ban mạng sống. là quà tặng tuyêt vời của Thiên Chúa gởi tặng con người, quà tặng tình yêu : “Thiên chúa đã yêu thế gian đến nổi đã ban Con Một…”
2. Thánh Thể, quà tặng tình yêu :
Nói đến “quà tặng tình yêu”, không thiếu những câu chuyện, những hình ảnh, những giai thoại minh họa cho ý nghĩa nầy : Trong cuộc động đất ở Armenia mấy năm về trước, khi đào bới trong những đống gạch đá, người ta đã khám phá thấy có một đứa bé sống được nhiều ngày vì nhờ hút được máu từ thân xác của một người mẹ hy sinh vì con.
Mầu nhiệm Thánh Thể cũng chỉ có thể được định nghĩa trong chiều kích sâu thẳm nhất đó chính là “Quà Tặng tình Yêu”, đó chính là nghĩa cử của lòng thương xót vô bờ bến. Đức G.P. II đã xác quyết trong thông điệp về Thánh Thể : “Tôi muốn nhắc lại chân lý nầy một lần nữa và cùng với anh chị em yêu dấu, tôn thờ mầu nhiệm nầy : mầu nhiệm cao cả, mầu nhiệm của lòng thương xót. Đức Giêsu còn có thể làm gì cho chúng ta hơn nữa chăng ? Thật thế, trong Thánh Thể, Người tỏ bày cho chúng ta một tình yêu “cho đến cùng” (Ga 13,1), một tình yêu không thể đo lường được.” Quả thật chỉ có Thiên Chúa mới dám nghĩ ra Thứ quà tặng độc đáo nầy; mà xét cho cùng, chỉ có cách nầy, Đức Kitô mới thật sự làm cho chúng ta “đồng hình đồng dạng với Ngài”, mới cho chúng ta được ‘thần hóa” thực sự, mới biến chúng ta trở thành “cành nho trong một Thân nho”, chi thể trong một Nhiệm thể…như lời khẳng định của Thánh Phaolô trong trích đoạn thư thứ 1 gởi giáo đoàn Cô-rin-tô trong Bài đọc 2 hôm nay : “khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào mầu nhiệm Đức Kitô sao ? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần và Thân Thể Người sao ? Bởi vì chỉ có một tấm bánh, và chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể”.
Con đường của ơn cứu độ cũng là con đường của tình yêu, một tình yêu tự hiến, một tình yêu cho không biếu không. Để nâng con người lên địa vị thần linh, vì tình yêu, Ngài đã hóa thân nhập thể. Để kéo con người lên khỏi quyền lực của tội lỗi và sự chết, vì tình yêu, Ngài đã vác thập giá bước lên đồi Can-Vê và chấp nhận trở thành Hy tế. Để mãi mãi nuối sống và ở lại với con người và để hy tế thập giá nối dài qua muôn thế hệ hầu hiện thực hóa ơn cứu độ giữa trần gian, vì tình yêu, Ngài đã chấp nhận “trở thành Tấm bánh”.
Cho dù những kẻ duy lý khước từ, những nhà duy vật khinh chê, và cho dù “giác quan chẳng cảm thấy sự gì”…thì sau lời truyền phép “Nầy là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con…Nầy là chén Máu Thầy, đổ ra cho các con…” con mắt đức tin sẽ đưa chúng ta đến thờ lạy Đức Kitô, Đấng vừa hiến dâng thân mình trên thánh giá và cũng chính là Đấng đang hiện đến trong quyền năng phục sinh để hà hơi ban sức mạnh Thánh Thần cho tất cả chúng ta.
3. Thánh Thể, quà tặng để hiệp nhất và truyền giáo
Nếu Bí tích Rửa tội đã cho chúng ta trở thành chi thể của Đức Kitô, thì sự liên kết thiêng liêng nầy được củng cố và không ngừng đổi mới cho những ai tham dự Hy tế Tạ ơn, nhất là nhờ việc thông hiệp trọn vẹn qua việc rước lễ. Đức Thánh Cha G.P. II đã nói trong thông điệp về Thánh Thể (Ecclesia de Eucharistia) : “Chúng ta có thể nói rằng không những mỗi người chúng ta tiếp nhận Đức Kitô, nhưng Đức Kitô tiếp nhận mỗi người chúng ta. Người thắt chặt tình bằng hữu với chúng ta : “Anh em là bạn hữu của Thầy” (Ga 15,14). Quả thật chính nhờ Người mà chúng ta có sự sống : “Ai ăn Ta sẽ nhờ Ta mà được sống” (Ga 6, 57). Việc rước lễ thể hiện cách tuyệt đỉnh việc “ở trong” nhau giữa Đức Kitô và mỗi môn đệ Người : “Anh em hãy ở lại trong Thầy, và Thầy ở trong anh em” (Ga 15,4)
Chính sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu sẽ hướng tới sự hiệp nhất toàn nhân loại; và từ đó, Thánh Thể sẽ “xuất hiện như là nguồn mạch và chóp đỉnh của mọi công cuộc phúc âm hóa, bởi vì mục tiêu của phúc âm hóa là hiệp nhất nhân loại với Đức Kitô và trong Người mà hiệp nhất với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần” (Ecclesia de Eucharistia)
Sống mầu nhiệm Thánh thể hôm nay :
Sở dĩ “Thằng Bờm” trong văn hóa Việt nam đã chọn “miếng xôi” thay vì “ba bò chín trâu, một xâu cá mè, một bè gỗ lim, đôi chim đồi mồi…”, thiết tưởng vì “nắm xôi” đó chính là sự sống, đó chính điều cần thiết nhất lúc nầy, ở đây cho sự hiện hữu của con người. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở “miếng xôi” vật chất đó thì sẽ có nguy cơ rạn nứt đổ vỡ. Quả thật, ca dao Việt nam đã từng cảnh giác : “miếng ăn là miếng tồi tàn, nếu mà mất miếng lộn gan trên đầu”.
Trong một thế giới mà nhu cầu vật chất được đề cao quá mức, sự hưởng thụ lạc thú trần gian luôn là một cám dỗ mạnh mẽ, bí Tích Thánh thể của người kitô hữu quả là một thách đố lớn lao cho nhiều người. Ngày xưa, cách đây 2000 năm, sau bài giảng “Bánh Hằng Sống” của Đức Kitô, đã có không ít người càm ràm : “Lời gì nghe chói tai quá” và một số môn đệ đã bỏ thầy ra đi. Ngày hôm nay, sau 2000 năm, chắc cũng có rất nhiều người “bỏ đi” như thế, khi không cảm nhận được Thánh Thể có một sức thu hút nào, một, ích lợi nào, một lợi nhuận nào cho cuộc sống. Thiết tưởng, cử hành mầu nhiệm Thánh Thể hôm nay, là dịp để mỗi người chúng ta xác định lại không chỉ bằng một lời tuyên xưng suông nhưng là bằng một cam kết dấn thân sống :
- Cuộc sống tôi, gia đình tôi sẽ phong phú hơn, vui tươi hơn, hạnh phúc hơn nhờ Thánh Thể. Bời vì : Bánh Hằng Sống là chính Đức Kitô sẽ cho tôi được sống và được sống dồi dào
- Tôi sẽ biết yêu thương, tha thứ, phục vụ nhờ Thánh Thể. Bởi vì Bánh hằng Sống là chính Đức Kitô, Đấng đã yêu thương và yêu thương đến cùng khi hiến thân trên thánh giá.
- Thánh Thể sẽ đem tôi lại gần bà con thân thuộc, sẽ qui tụ bạn bè, sẽ hiệp nhất vợ chồng con cái và liên kết với mọi người chung quanh để xây dựng cuộc sống huynh đệ hơn, hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn. Bởi vì Bánh hằng Sống là chính Đức Kitô sẽ liên kết “chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô”.
Nếu hai đệ trên đường Emmau ngày xưa, khi tham dự lễ bẻ bánh trong quán trọ với người “khách lạ” đã chợt nhận ra gương mặt của Thầy Chí Thánh, thì hôm nay, ở đây, trong Thánh lễ nầy, với đức tin bé bỏng yếu mềm, tôi cũng xin được nhận ra gương mặt của Chúa Giêsu đang hiện diện cùng tôi trên mọi nẽo đường cuộc sống. Và như thế, lời mời gọi kết lễ hôm nay của chủ tế "Ite Missa est", Thánh lễ đã xong, hay lên đường, không còn phải là công thức chào chúc nhau để "khép lại" một chương trình, hay kết thúc một màn trình diễn, nhưng là một cam kết dấn thân và bắt đầu hành động, dấn thân vào công cuộc loan báo Tin Mừng, hành động trở nên nhân chứng như mệnh lệnh của Chúa Giêsu ngày nào ở Bêtania, trước khi về trời : "Các con hãy là chứng nhân…”
Thánh lễ đã xong nào hãy lên đường
Dẫn nhập đầu lễ :
Kính thưa ông bà anh chị em,
Trong tâm tình hiệp thông với toàn thể Dân Chúa mừng ngày Bế mạc Năm Thánh Thể, chúng ta đang họp nhau cử hành lễ Mình Máu Chúa Kitô, một mầu nhiệm cao cả được mệnh danh là “”MẦU NHIỆM ĐỨC TIN”. Nhưng trong ý nghĩa thân mật của tình hiệp thông huynh đệ chung quanh một Bàn Tiệc của Đức Kitô Phục sinh, Thánh Lễ hôm nay còn được gọi là “TIỆC THÁNH THỂ”, và tất cả chúng ta, những kẻ đang nối tiếp các thế hệ kitô hữu cùng nhau “tham dự lễ BẺ BÁNH”, cùng “ĂN MỘT BÁNH, UỐNG CHUNG MỘT CHÉN” là chính Mình và Máu Chúa Kitô, “lương thực trường sinh nuôi sống chúng ta”…
Chúng ta Cử hành mầu nhiệm Thánh Thể hôm nay trong khung cảnh NGÀY BẾ MẠC NĂM THÁNH THỂ, năm mà toàn thể dân Công Giáo tập trung hướng cuộc sống đức tin về Nhiệm tích Thánh Thể như là suối nguồn và trung tâm điểm của đức tin Kitô giáo. Chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa vì bao nhiêu hồng ân nhờ Mầu Nhiệm Thánh Thể được ban tặng cho Hội Thánh và cho mỗi người chúng ta trong Năm Thánh hồng phúc nầy.
Giờ đây, để xứng đáng cử hành Mầu nhiệm thánh nầy, chúng ta cùng thú nhận tội lỗi.
Giảng Lời Chúa :
Trong ngôn ngữ và tâm thức của con người, hoa hồng thường được xem là biểu tượng của Tình Yêu. Chính vì thế, nhà văn Oscawide đã có một câu truyện ngắn : “Chim họa mi và cây hoa hồng” để diển tả ý nghĩa nầy : để có được một quà tặng tình yêu đúng nghĩa thì phải có hy sinh. Chim họa my đã chấp nhận ép sát tim mình cho cây hoa hồng hút máu để từ đó trổ sinh một bông hoa hồng tuyệt đẹp làm nên quà tặng tình yêu…
Kính thưa ông bà anh chị em, phụng vụ lễ Mình Máu Chúa Kitô hôm nay cũng qui chiếu về một “Quà Tặng được để lại bằng chính Cái ăn, Cái uống”, Quà Tặng Mình Máu Thánh Chúa, một Quà Tặng tuyệt vời mà Cố ĐGH G.P.II đã định nghĩa trong Thông điệp về Thánh Thể của Ngài bằng những lời hùng hồn và thâm thúy : “Hội Thánh đã đón nhận Thánh Thể từ Đức Kitô, Chúa của mình, không như một quà tặng – dẫu quí giá – giữa nhiều quà tặng khác, nhưng là quà tặng trỗi vượt, vì quà tặng đó chính là bản thân Người, quà tặng của một ngôi vị trong nhân tính thần linh, đồng thời cũng là quà tặng của công trình cứu độ...”.
Để có được một cảm nhận tích cực về mầu nhiệm cao cả mà chúng ta đang cử hành, chúng ta hãy chia sẻ với nhau đôi định nghĩa về chân lý cực trọng nầy.
1. Thánh Thể : Bánh Sự Sống và là Bánh Trường Sinh
Kể từ khi Thiên Chúa “thổi hơi vào hình nhân đất sét”, sự sống đã được trao ban cho con người. Và kể từ đó, Thiên Chúa cũng liệu định trăm phương ngàn cách để sự sống của con người được tồn tại và phát triển trên mặt đất nầy. Nói cách khác, Thiên Chúa đã tạo mọi điều kiện để con người có “cái ăn cái uống”, hai phương tiện chủ yếu để sống và tồn tại. Chính vì thế, trong bài ca Nhập Lễ lễ Mình Thánh Chúa Hội Thánh đã hát lên : “Ta sẽ lấy tinh hoa lúa mì mà nuôi dưỡng dân ta trên đường trần gian, và ta sẽ lấy, mật ong diệu thơm ngon, mà nuôi chúng no phỉ thỏa thê”. Trong khi đó, trích đoạn sáchĐệ Nhị Luật vừa được công bố đã cho chúng ta nghe lại diễn từ của Môsê giảng cho dân ít-ra-en về lương thực Manna trong biến cố vĩ đại buổi Xuất hành về Đất hứa : “Người đã bắt anh em phải cùng cực, phải đói, rồi đã cho anh em ăn Manna là của ăn anh em chưa từng biết, và cha ông anh em cũng chưa từng biết, ngõ hầu làm cho anh em nhận biết rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”.
Thế nhưng, chúng ta cũng lại được dạy rằng : Tấm bánh, ly rượu vật chất lại chỉ là dấu chỉ là phương tiện để Thiên Chúa bày tỏ lòng yêu thương và hướng chúng ta đến “Tấm bánh thiêng liêng, ly rượu vĩnh hằng” nuôi sống chúng ta trên cuộc lử hành về vĩnh cửu. Chính vì thế, trong kinh tiến lễ của thánh lễ, linh mục đã đọc rằng : “Lạy Chúa, là Chúa tể càn khôn, chúc tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con bánh nầy là hoa màu ruộng đất và công lao của con người, xin dâng lên Chúa để bánh nầy trở nên bánh trường sinh nuôi sống chúng con….để rượu nầy trở nên của uống thiêng liêng cho chúng con”.
Cũng chính trong ý nghĩa chuẩn bị và tiên báo cho một thứ “lương thực trường sinh” đưa dẫn con người “vượt qua sa mạc trần gian” để tiến về “đất hứa vĩnh cửu”, mà chúng ta đã nhiều lần gặp trong lời mặc khải thánh kinh những hình ảnh sống động về bánh ăn nước uống : Tiên tri Ê-li-a nhờ bánh Thiên Chúa ban mới đủ sức tiến về núi Khô-rép : “Ông dậy, ăn bánh và uống nước. Rồi nhờ lương thực ấy bổ dưỡng, ông đi suốt bốn mươi ngày, bốn mươi đêm tới Khô-rép, là núi của Thiên Chúa.” (1 V 19.8). Trong khi đó, các sách Tin Mừng đã đồng loạt tường thuật những phép là “hóa bánh ra nhiều” của Đức Kitô để nuôi đám dân cùng đinh theo Ngài vào sa mạc nghe thuyết giảng tin mừng Nước Thiên Chúa. Cũng chính từ đây, Đức Kitô đã làm bật nổi chân lý : “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”, khi Người “đi guốc trong bụng những người Do Thái” qua những lời : “Các ông tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi chính Con Người là đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận” (Ga 6, 26=27). Và cho tời buổi chiều Thứ Năm trước khi bước vào cuộc khổ nạn, người ta mới hiểu “Lời do miệng Thiên Chúa phán”, “lương thực thường tồn” đó, chính là “Lời nhập Thể”, chính là Lời Toàn Năng hóa thân con người, là chính “Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con…Máu Thầy sẽ đổ ra cho các con và mọi người được khỏi tội”, là chính “Bánh Hằng sống Từ trời xuống”, “là thịt Ta, là máu ta”…
Thì ra, “Bánh Hằng Sống” đó, “lương thực trường sinh đó”, lại chính là con người Đức Kitô, là Giêsu người Na-da-rét, là Con ông Giuse thợ mộc và bà Maria, là Đấng đã hiên ngang xưng rằng : “Ta là mục tử tốt lành…sẵn sàng hy sinh vì đoàn chiên”, là Đấng sẵn sàng đón nhận chén đắng cho dù phải trải qua con đường khổ nạn, là Đấng chấp nhận “bị treo lên để kéo mọi người lên với mình”, là Đấng yêu thương đến đổi hiến ban mạng sống. là quà tặng tuyêt vời của Thiên Chúa gởi tặng con người, quà tặng tình yêu : “Thiên chúa đã yêu thế gian đến nổi đã ban Con Một…”
2. Thánh Thể, quà tặng tình yêu :
Nói đến “quà tặng tình yêu”, không thiếu những câu chuyện, những hình ảnh, những giai thoại minh họa cho ý nghĩa nầy : Trong cuộc động đất ở Armenia mấy năm về trước, khi đào bới trong những đống gạch đá, người ta đã khám phá thấy có một đứa bé sống được nhiều ngày vì nhờ hút được máu từ thân xác của một người mẹ hy sinh vì con.
Mầu nhiệm Thánh Thể cũng chỉ có thể được định nghĩa trong chiều kích sâu thẳm nhất đó chính là “Quà Tặng tình Yêu”, đó chính là nghĩa cử của lòng thương xót vô bờ bến. Đức G.P. II đã xác quyết trong thông điệp về Thánh Thể : “Tôi muốn nhắc lại chân lý nầy một lần nữa và cùng với anh chị em yêu dấu, tôn thờ mầu nhiệm nầy : mầu nhiệm cao cả, mầu nhiệm của lòng thương xót. Đức Giêsu còn có thể làm gì cho chúng ta hơn nữa chăng ? Thật thế, trong Thánh Thể, Người tỏ bày cho chúng ta một tình yêu “cho đến cùng” (Ga 13,1), một tình yêu không thể đo lường được.” Quả thật chỉ có Thiên Chúa mới dám nghĩ ra Thứ quà tặng độc đáo nầy; mà xét cho cùng, chỉ có cách nầy, Đức Kitô mới thật sự làm cho chúng ta “đồng hình đồng dạng với Ngài”, mới cho chúng ta được ‘thần hóa” thực sự, mới biến chúng ta trở thành “cành nho trong một Thân nho”, chi thể trong một Nhiệm thể…như lời khẳng định của Thánh Phaolô trong trích đoạn thư thứ 1 gởi giáo đoàn Cô-rin-tô trong Bài đọc 2 hôm nay : “khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào mầu nhiệm Đức Kitô sao ? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần và Thân Thể Người sao ? Bởi vì chỉ có một tấm bánh, và chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể”.
Con đường của ơn cứu độ cũng là con đường của tình yêu, một tình yêu tự hiến, một tình yêu cho không biếu không. Để nâng con người lên địa vị thần linh, vì tình yêu, Ngài đã hóa thân nhập thể. Để kéo con người lên khỏi quyền lực của tội lỗi và sự chết, vì tình yêu, Ngài đã vác thập giá bước lên đồi Can-Vê và chấp nhận trở thành Hy tế. Để mãi mãi nuối sống và ở lại với con người và để hy tế thập giá nối dài qua muôn thế hệ hầu hiện thực hóa ơn cứu độ giữa trần gian, vì tình yêu, Ngài đã chấp nhận “trở thành Tấm bánh”.
Cho dù những kẻ duy lý khước từ, những nhà duy vật khinh chê, và cho dù “giác quan chẳng cảm thấy sự gì”…thì sau lời truyền phép “Nầy là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con…Nầy là chén Máu Thầy, đổ ra cho các con…” con mắt đức tin sẽ đưa chúng ta đến thờ lạy Đức Kitô, Đấng vừa hiến dâng thân mình trên thánh giá và cũng chính là Đấng đang hiện đến trong quyền năng phục sinh để hà hơi ban sức mạnh Thánh Thần cho tất cả chúng ta.
3. Thánh Thể, quà tặng để hiệp nhất và truyền giáo
Nếu Bí tích Rửa tội đã cho chúng ta trở thành chi thể của Đức Kitô, thì sự liên kết thiêng liêng nầy được củng cố và không ngừng đổi mới cho những ai tham dự Hy tế Tạ ơn, nhất là nhờ việc thông hiệp trọn vẹn qua việc rước lễ. Đức Thánh Cha G.P. II đã nói trong thông điệp về Thánh Thể (Ecclesia de Eucharistia) : “Chúng ta có thể nói rằng không những mỗi người chúng ta tiếp nhận Đức Kitô, nhưng Đức Kitô tiếp nhận mỗi người chúng ta. Người thắt chặt tình bằng hữu với chúng ta : “Anh em là bạn hữu của Thầy” (Ga 15,14). Quả thật chính nhờ Người mà chúng ta có sự sống : “Ai ăn Ta sẽ nhờ Ta mà được sống” (Ga 6, 57). Việc rước lễ thể hiện cách tuyệt đỉnh việc “ở trong” nhau giữa Đức Kitô và mỗi môn đệ Người : “Anh em hãy ở lại trong Thầy, và Thầy ở trong anh em” (Ga 15,4)
Chính sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu sẽ hướng tới sự hiệp nhất toàn nhân loại; và từ đó, Thánh Thể sẽ “xuất hiện như là nguồn mạch và chóp đỉnh của mọi công cuộc phúc âm hóa, bởi vì mục tiêu của phúc âm hóa là hiệp nhất nhân loại với Đức Kitô và trong Người mà hiệp nhất với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần” (Ecclesia de Eucharistia)
Sống mầu nhiệm Thánh thể hôm nay :
Sở dĩ “Thằng Bờm” trong văn hóa Việt nam đã chọn “miếng xôi” thay vì “ba bò chín trâu, một xâu cá mè, một bè gỗ lim, đôi chim đồi mồi…”, thiết tưởng vì “nắm xôi” đó chính là sự sống, đó chính điều cần thiết nhất lúc nầy, ở đây cho sự hiện hữu của con người. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở “miếng xôi” vật chất đó thì sẽ có nguy cơ rạn nứt đổ vỡ. Quả thật, ca dao Việt nam đã từng cảnh giác : “miếng ăn là miếng tồi tàn, nếu mà mất miếng lộn gan trên đầu”.
Trong một thế giới mà nhu cầu vật chất được đề cao quá mức, sự hưởng thụ lạc thú trần gian luôn là một cám dỗ mạnh mẽ, bí Tích Thánh thể của người kitô hữu quả là một thách đố lớn lao cho nhiều người. Ngày xưa, cách đây 2000 năm, sau bài giảng “Bánh Hằng Sống” của Đức Kitô, đã có không ít người càm ràm : “Lời gì nghe chói tai quá” và một số môn đệ đã bỏ thầy ra đi. Ngày hôm nay, sau 2000 năm, chắc cũng có rất nhiều người “bỏ đi” như thế, khi không cảm nhận được Thánh Thể có một sức thu hút nào, một, ích lợi nào, một lợi nhuận nào cho cuộc sống. Thiết tưởng, cử hành mầu nhiệm Thánh Thể hôm nay, là dịp để mỗi người chúng ta xác định lại không chỉ bằng một lời tuyên xưng suông nhưng là bằng một cam kết dấn thân sống :
- Cuộc sống tôi, gia đình tôi sẽ phong phú hơn, vui tươi hơn, hạnh phúc hơn nhờ Thánh Thể. Bời vì : Bánh Hằng Sống là chính Đức Kitô sẽ cho tôi được sống và được sống dồi dào
- Tôi sẽ biết yêu thương, tha thứ, phục vụ nhờ Thánh Thể. Bởi vì Bánh hằng Sống là chính Đức Kitô, Đấng đã yêu thương và yêu thương đến cùng khi hiến thân trên thánh giá.
- Thánh Thể sẽ đem tôi lại gần bà con thân thuộc, sẽ qui tụ bạn bè, sẽ hiệp nhất vợ chồng con cái và liên kết với mọi người chung quanh để xây dựng cuộc sống huynh đệ hơn, hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn. Bởi vì Bánh hằng Sống là chính Đức Kitô sẽ liên kết “chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô”.
Nếu hai đệ trên đường Emmau ngày xưa, khi tham dự lễ bẻ bánh trong quán trọ với người “khách lạ” đã chợt nhận ra gương mặt của Thầy Chí Thánh, thì hôm nay, ở đây, trong Thánh lễ nầy, với đức tin bé bỏng yếu mềm, tôi cũng xin được nhận ra gương mặt của Chúa Giêsu đang hiện diện cùng tôi trên mọi nẽo đường cuộc sống. Và như thế, lời mời gọi kết lễ hôm nay của chủ tế "Ite Missa est", Thánh lễ đã xong, hay lên đường, không còn phải là công thức chào chúc nhau để "khép lại" một chương trình, hay kết thúc một màn trình diễn, nhưng là một cam kết dấn thân và bắt đầu hành động, dấn thân vào công cuộc loan báo Tin Mừng, hành động trở nên nhân chứng như mệnh lệnh của Chúa Giêsu ngày nào ở Bêtania, trước khi về trời : "Các con hãy là chứng nhân…”