Happy Halloween và chuyện.. . “buồn muốn chết”
Vào mỗi mùa thu, khi lá vàng rơi lả tả, mưa rơi lắc rắc cả ngày. Trời đen xám xịt, khí tiết trở lạnh, nhiệt độ tại miền bắc Mỹ này có khi xuống đến 30 độ F. Buổi sáng sương mù dày đặc, may mắn lắm thì người ta mới nhìn được ánh mặt trời sau 9 giờ sáng. Khí tiết mùa thu nổi bật nhất vào cuối tuần cuối tháng mười như hôm nay, khi hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ đổi giờ, người ta vặn ngược lại một giờ lúc 2 giờ sáng đêm thứ bảy rạng chúa nhật (đến mùa xuân người ta lại vặn thêm 1 giờ, mỗi sáu tháng thay đổi một lần, để tiết kiệm năng lượng). Trời xám xịt lại nối tiếp bởi đêm dài vì đổi giờ làm cho cảnh ảm đạm mùa thu lại còn thê thảm hơn nữa.
Nhưng dân chúng Hoa Kỳ luôn tìm cách vui vẻ và năng động. Họ có ngày lễ Halloween để vui chơi. Trước đây rất nhiều năm, ngày lễ này có tính cách tôn giáo, vì đó là ngày áp lễ Các Thánh, cũng như ngày thứ ba béo,Mardi gras, áp thứ tư lễ tro, người ta kiếm cớ để ăn chơi, gọi là chuẩn bị vào mùa chay. Nhà nhà trang hoàng hoa lá đủ màu biểu tượng cho mùa thu, lá đủ màu, hoa cúc vàng, cam…cũng như những biểu tượng của mùa thu hoạch, nào là ngô bắp, các bó cỏ “hay”, giống như bó rạ bên VN mình, và nhất là đủ loại bí, đặc biệt là bí rợ. Người ta cắt và khắc bí rợ như hình mặt trăng toét miệng cười chưng trước cửa hay trong nhà. Vì là ngày 31 tháng 10, áp lễ Các Thánh 1 tháng 11, giống như “ma quỷ” được phép chạy rông, người ta trang hoàng nhà cửa như bãi tha ma, hoặc rùng rợn hơn là những ổ nhện có ma, với những bộ xương người giả treo lủng lẳng như ma hiện về. Trẻ con được dịp mặc hoá trang đủ thứ kể cả thành ma quỷ, gỏ cửa từng nhà xin kẹo.
Cũng có những ngày hội mùa thu hoạch và Halloween party. Một cô bác sĩ Mỹ hãnh diện dắt con vào party hoá trang halloween tâm sự với tôi rằng, những hoá trang và kỷ niệm đi xin kẹo vào dịp lễ này là kỷ niệm đẹp nhất của thời thơ ấu với cha mẹ và anh chị em trong gia đình của cô, nên cô ta cũng làm như vậy cho con cái của mình.( Dĩ nhiên nghe nói cũng có nhiều nơi người ta lợi dụng tổ chức dạ vũ hoá trang halloween, để vui chơi “không lành mạnh”). Tôi đang ngồi tại một Halloween party ghi chú trong mắt và ý nghĩ về party này để cống hiến độc giả thì mọi người ồ lên, tiếng cười nhốn nháo vì từ ngoài cửa bước vào một cặp bác sĩ khác người Trung Đông, có lẽ không phảI theo đạo Công Giáo,nhưng người chồng hoá trang với chiếc áo chùng thâm của Linh Mục cổ mang tràng hạt với Thánh Giá bằng gổ to tướng; bà vợ trông điềm đạm trong hóa trang áo “ma soeur” trắng xóa, đứa con trai khoảng 10 tuổi lại hóa trang làm quỷ dạ xoa, “ma cà rồng”, với mặt đánh trắng xóa và chiếc răng nanh dài, đứa con trai nhỏ, khoảng 7 tuổi., ốm nhách lại hoá trang thành bộ xương người biết đi.
Không khí trong nhà ấm cúng, với tiếng cười rộn rả, bên ngòai trời vẫn mưa lắc rắc với sương mù dày đặc, nhưng “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, trên tay tôi cầm ly nước táo nóng ( hot fresh apple cider, thức uống đặc biệt của mùa táo vào mỗi độ thu về), tôi vô tình lắng nghe tiếng hát của nam ca sĩ Nguyễn Hưng từ mấy chiếc loa treo trên vách tường: “Mưa buồn rơi ngoài phố, mưa cho phố nhỏ càng buồn thêm, mưa rơi, tiếng mưa nghe lạnh vắng, mưa đêm sầu riêng ai, buồn ơi đến bao giờ…”
Vâng, cảnh trí mùa thu buồn làm “rách nát con tim”. Buồn đến tận cùng, buồn… tận mạng, buồn… muốn chết. Mà chết thật đấy quí vị ạ, tin tức mới nhất, nghe được trên radio hôm nay, hình như ở California, có một bà 42 tuổi treo cổ từ trên cao, lòng thòng chết từ bao giờ mà người ta lại cứ tưởng là những bộ xương người giả, hóa trang vào dịp lễ Halloween này.
Tự tử là một trong những vấn đề hệ trọng của y tế công cộng. Người ta ước định là trong năm 2002, có đến 877ngàn người chết trên thế giới vì tự tử, con số cao nhất tại Đông Âu, căn cứ trên báo cáo của 10 quốc gia, thi chỉ số lên đến 27 trường hợp trong 100 ngàn dân. Chỉ số thấp nhất tại những quốc gia có lòng trông cậy Thượng đế, đó là Châu Mỹ Latinh và các quốc gia Hồi giáo, chỉ số dưới 6.5 trên 100 ngàn dân. Tại Hoa kỳ, có 31,655 người chết vì tự tử trong năm 2002, tức là chỉ số 11 người trong 100 ngàn dân.
Trong vài tháng vừa qua thế giới đã xảy ra nhiều tai ương, trận động đất khủng khiếp ở biên giới Ấn độ và Pakistan đã mang theo trên 80 nghìn sinh linh, trận bão Katrina ở Louisiana và Mississipi cũng giết hại trên một ngàn người. Ngay cả chiến tranh Iraq đã giết không biết bao nhiêu người Irac, nhưng trên hai ngàn binh sĩ Hoa kỳ đã tử trận. Đó là những tai ương mà chúng ta nghe nhắc nhở hằng ngày trên báo chí và truyền hình. Gần đây nhất là dịch cúm gà đã giết trên 70 người trên thế giới, tất cả y tế thế giới đang làm mọi phương cách để ngăn chặn dịch cúm gà này mà theo dự phóng có thể giết hại cả triệu người. Nhưng trận dịch âm thầm là tự tử, như đã ghi lại trên đây, đã giết và còn đang giết gần hàng triệu người mỗi năm trên thế giới.
Trong một dịp tĩnh tâm cuối tuần, sau khi tham dự thánh lễ và nghe giãng Lời Chúa, trong phần chia sẽ, tôi đã được nghe chị T., một nữ giáo dân VN, khoảng trên 40 tuổi, kể lại câu chuyện: Vào một chiều thứ Sáu, khi chào người bạn cùng sở và chúc cuối tuần vui vẻ, hẹn gặp vào thứ hai. Anh P, một người Mỹ trắng, trả lời rằng vâng, có thể gặp bạn vào thứ Hai nhưng cũng có thể không bao giờ gặp bạn nữa. Chị T ra xe, hấp tấp lái về cho kịp lo buổi cơm chiều cho gia đình. Nhưng khi đang lái xe, chị nghĩ lại, ơ hay có chuyện bất thường! Sao anh P. lại nói như vậy? Chị quay xe lại, gặp anh P. đang đi ra xe, anh P. cho biết có nhiều chuyện buồn quá, anh không thiết sống nữa.
Vậy bây giờ anh đi đâu, chị T, hỏi. Anh P. cho biết sẽ đến quán rượu và sẽ về nhà kết liễu đời mình. Chị T. run lên vì lo sợ, ra xe chị làm dấu Thánh Giá cầu nguyện xin Chúa Thánh Linh soi sáng. Là một Cursillo gương mẫu chị phải làm gì đây, chị gọi điện thọai về nhà sắp xếp gia đình, và chạy theo “tiếng gọi” của Chúa. Chị T lái xe theo anh P. đến quán bar, chị cũng gọi một ly rượu để nghe anh P thố lộ tâm tình. Chị được biết P. là 1 người công giáo nhưng đã bỏ đi lễ và những sinh hoạt của Giáo hội từ lâu, chị cố khéo léo dùng lời Chúa để an ủi và gây lại niềm tin Kitô. Sau cùng khi anh P. đã say, chị lái xe đưa P. về nhà anh ta, chị xem chừng anh ta có thể ngủ yên. Chị khép cửa nhà P. và ra về sau nửa đêm. Đến trưa hôm sau, chị T. nhận được điện thoại của P. Anh ta vừa tham dự thánh lễ sau nhiều năm và cám ơn chị T, anh ta nói rằng Chúa đã sai Thiên Thần hộ mạng, là chị T đến cứu anh.
Đối với tất cả các tôn giáo, căn cứ theo buổi hội thảo ngày 21 tháng 10 năm 2005, được đăng trên Religion &Ethics, số 908, các lãnh đạo tôn giáo, kể cả Muslim ( Hồi giáo), đều lên án chuyện tự tử coi đó là một tội trọng. Giáo hội nào cũng cương quyết phải bảo vệ sự sống. Nhưng những năm gần đây, giáo hội nào cũng có cái nhìn thân thiện hơn, đặc biệt đối với thân nhân và bạn bè của “nạn nhân” đã chịu nhiều đau khổ vì sự ra đi đột ngột của nạn nhân rồi.
Người ta nêu ra có tất cả 7 vụ tự tử được nêu ra trong Thánh Kinh, nhưng không tìm thấy chổ nào kết tội việc tự tử cả. Sách Phúc âm theo thánh Matthêu, tả lại chuyện người phản bội Judas treo cổ tự tử, nhưng không lên án gì cả. Mãi đến thế kỷ thứ năm, thánh Augustine đã tuyên bố rằng tự tử là có tội trọng và không được vào thiên đàng. Theo giáo luật năm 1917, nạn nhân tự tử không được cử hành thánh lễ an tang trong nhà thờ. Sự kết án nghiêm trọng này kéo dài cho đến năm 1983, khi Tòa thánh Vatican sửa đổi giáo luật, không còn từ chối thánh lễ an táng cho nạn nhân tự tử trong nhà thờ. Gần đây nhất. vào cuốI năm 2003, khi linh mục Richard Lower, cha sở giáo xứ Đức Mẹ Fatima ở New Hampshire khủng hoảng trầm trọng vì bị tố giác lạm dụng tình dục, lúc ấy mẹ ông ta vừa mất, chính ông lại bị nhiều chứng bịnh nặng, chịu không nổi đủ thứ áp lực, ông ta đã tự tử. Chính Đức Giám mục McComack và các cha địa phận đã dâng Thánh lễ an tang. Nói như thế ta không phải và không thể coi tự tử là đúng. Nhưng theo lời của cha Charles Rubey, người sáng lập ra chương trình nới rộng tình thương đến thân nhân của nạn nhân tự tử thì, nạn nhân tự tử là những người đã chịu quá nhiều đau khổ, họ không còn lối thoát, họ đâu có cố tình phạm tội. Khi không cố tình thì đâu gọi là tội trọng. Cha Rubey còn nói rằng ngày nay Giáo hội đã tách khía cạnh đạo đức khỏi việc tự tử vì tự tử chỉ là một căn bịnh trong y học.
Tài liệu Y khoa cho biết trên 90% trường hợp tự tử có liên quan đến những chứng bịnh tâm lý, và có đến hơn 80% này chưa được được trị liệu bao giờ cả. Các bịnh nhân này cần được trị liệu khẩn cấp và theo dõi cẩn thận bằng thuốc và tâm lý trị liệu, y như các bệnh khẩn cấp khác như chảy máu trầm trọng, vì có thể nguy hại đến tính mạng như các bệnh khẩn cấp khác.
Trên số gần đây nhất của tạp chí y khoa của Hội Bác sĩ Hoa kỳ JAMA, ngày 26 tháng 10 năm 2005. 16 bác sĩ đã ngồi với nhau nghiên cứu trên 5000 bài nghiên cứu trên khắp thế giới trong 20 năm vừa qua và đề nghị kế hoạch phòng ngừa tự tử, sao cho hữu hiệu Trong bài nghiên cứu này, các bác sĩ đề cao vai trò quan trọng của các linh mục, tu sĩ, cũng như quý vị công tác tông đồ giáo dân cũng quan trọng như các bác sĩ tổng quát để khám phá,và ngăn ngừa tự tử. Câu chuyện chia sẻ trên đây là một bằng chứng hửu hiệu về vai trò của một tông đồ giáo dân. Trong câu chuyện kể trên, theo thiển nghĩ,, vào buổi sáng hôm sau, chị T. nên theo dỏi và giúp đở anh P. đến gặp các Linh mục và bác sĩ để anh P. được giúp đỡ về tâm linh cũng như được chẩn bệnh và điều trị đúng mức. Vì trong hầu hết mọi trường hợp, sự dự tính tự tử như trên sẽ tái phát và anh P. có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Thật ra qua câu chuyện của các nạn nhân tự tử từ Judas qua thánh kinh của thánh Mattheu, câu chuyện của chị T, cũng như chuyện của cha Lower và rất nhiều trường hợp tương tự, ta đã học được những gì:
Họ lo sợ bị Thiên Chúa lên án và kết án họ, tiếc là Judas không nghe được tâm tình của Chúa Giêsu, “ Xin Cha tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm “ (Lc. 23,34), hay là “Thày không kết án một ai”. Họ không biết rằng “ Lạy Chúa là núi đá, là thành uỷ, là Đấng giải thoát con, Lạy Thiên Chúa con thờ, là núi đá con trú ẩn, là khiên mộc, là Đấng cứu độ quyền năng, là thành trì bảo vệ” (Tv 18,3) và khi gặp gian nan họ quên rằng “ Lạy Chúa, dầu qua thung lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm” (TV 23,4).Họ cũng không ý thức rằng “ Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghĩ ngơi bồi dưỡng” (Mt,11,28). Khi bị nghịch cảnh nặng nề, họ đâu biết “Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quí hơn vàng gấp bội -vàng là của phù vân mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự” (Thư Phêrô 1,chương 1,câu 7).
Và sau cùng, họ không nhớ rằng “ Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em Bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng sao xuyến sợ hãi”(Gioan14,7) và “Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải khốn khó. Nhưng can đảm lên Thầy đã thắng thế gian.”.
Xin đọc câu Thánh vịnh 18, chương 25 thay lời kết luận:
“Xin Chúa thấy cho cảnh lầm than khổ cực và tha hết mọi tội của chúng con”. Amen
Bùi Xuân Hải, M.D.
Vào mỗi mùa thu, khi lá vàng rơi lả tả, mưa rơi lắc rắc cả ngày. Trời đen xám xịt, khí tiết trở lạnh, nhiệt độ tại miền bắc Mỹ này có khi xuống đến 30 độ F. Buổi sáng sương mù dày đặc, may mắn lắm thì người ta mới nhìn được ánh mặt trời sau 9 giờ sáng. Khí tiết mùa thu nổi bật nhất vào cuối tuần cuối tháng mười như hôm nay, khi hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ đổi giờ, người ta vặn ngược lại một giờ lúc 2 giờ sáng đêm thứ bảy rạng chúa nhật (đến mùa xuân người ta lại vặn thêm 1 giờ, mỗi sáu tháng thay đổi một lần, để tiết kiệm năng lượng). Trời xám xịt lại nối tiếp bởi đêm dài vì đổi giờ làm cho cảnh ảm đạm mùa thu lại còn thê thảm hơn nữa.
Nhưng dân chúng Hoa Kỳ luôn tìm cách vui vẻ và năng động. Họ có ngày lễ Halloween để vui chơi. Trước đây rất nhiều năm, ngày lễ này có tính cách tôn giáo, vì đó là ngày áp lễ Các Thánh, cũng như ngày thứ ba béo,Mardi gras, áp thứ tư lễ tro, người ta kiếm cớ để ăn chơi, gọi là chuẩn bị vào mùa chay. Nhà nhà trang hoàng hoa lá đủ màu biểu tượng cho mùa thu, lá đủ màu, hoa cúc vàng, cam…cũng như những biểu tượng của mùa thu hoạch, nào là ngô bắp, các bó cỏ “hay”, giống như bó rạ bên VN mình, và nhất là đủ loại bí, đặc biệt là bí rợ. Người ta cắt và khắc bí rợ như hình mặt trăng toét miệng cười chưng trước cửa hay trong nhà. Vì là ngày 31 tháng 10, áp lễ Các Thánh 1 tháng 11, giống như “ma quỷ” được phép chạy rông, người ta trang hoàng nhà cửa như bãi tha ma, hoặc rùng rợn hơn là những ổ nhện có ma, với những bộ xương người giả treo lủng lẳng như ma hiện về. Trẻ con được dịp mặc hoá trang đủ thứ kể cả thành ma quỷ, gỏ cửa từng nhà xin kẹo.
Cũng có những ngày hội mùa thu hoạch và Halloween party. Một cô bác sĩ Mỹ hãnh diện dắt con vào party hoá trang halloween tâm sự với tôi rằng, những hoá trang và kỷ niệm đi xin kẹo vào dịp lễ này là kỷ niệm đẹp nhất của thời thơ ấu với cha mẹ và anh chị em trong gia đình của cô, nên cô ta cũng làm như vậy cho con cái của mình.( Dĩ nhiên nghe nói cũng có nhiều nơi người ta lợi dụng tổ chức dạ vũ hoá trang halloween, để vui chơi “không lành mạnh”). Tôi đang ngồi tại một Halloween party ghi chú trong mắt và ý nghĩ về party này để cống hiến độc giả thì mọi người ồ lên, tiếng cười nhốn nháo vì từ ngoài cửa bước vào một cặp bác sĩ khác người Trung Đông, có lẽ không phảI theo đạo Công Giáo,nhưng người chồng hoá trang với chiếc áo chùng thâm của Linh Mục cổ mang tràng hạt với Thánh Giá bằng gổ to tướng; bà vợ trông điềm đạm trong hóa trang áo “ma soeur” trắng xóa, đứa con trai khoảng 10 tuổi lại hóa trang làm quỷ dạ xoa, “ma cà rồng”, với mặt đánh trắng xóa và chiếc răng nanh dài, đứa con trai nhỏ, khoảng 7 tuổi., ốm nhách lại hoá trang thành bộ xương người biết đi.
Không khí trong nhà ấm cúng, với tiếng cười rộn rả, bên ngòai trời vẫn mưa lắc rắc với sương mù dày đặc, nhưng “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, trên tay tôi cầm ly nước táo nóng ( hot fresh apple cider, thức uống đặc biệt của mùa táo vào mỗi độ thu về), tôi vô tình lắng nghe tiếng hát của nam ca sĩ Nguyễn Hưng từ mấy chiếc loa treo trên vách tường: “Mưa buồn rơi ngoài phố, mưa cho phố nhỏ càng buồn thêm, mưa rơi, tiếng mưa nghe lạnh vắng, mưa đêm sầu riêng ai, buồn ơi đến bao giờ…”
Vâng, cảnh trí mùa thu buồn làm “rách nát con tim”. Buồn đến tận cùng, buồn… tận mạng, buồn… muốn chết. Mà chết thật đấy quí vị ạ, tin tức mới nhất, nghe được trên radio hôm nay, hình như ở California, có một bà 42 tuổi treo cổ từ trên cao, lòng thòng chết từ bao giờ mà người ta lại cứ tưởng là những bộ xương người giả, hóa trang vào dịp lễ Halloween này.
Tự tử là một trong những vấn đề hệ trọng của y tế công cộng. Người ta ước định là trong năm 2002, có đến 877ngàn người chết trên thế giới vì tự tử, con số cao nhất tại Đông Âu, căn cứ trên báo cáo của 10 quốc gia, thi chỉ số lên đến 27 trường hợp trong 100 ngàn dân. Chỉ số thấp nhất tại những quốc gia có lòng trông cậy Thượng đế, đó là Châu Mỹ Latinh và các quốc gia Hồi giáo, chỉ số dưới 6.5 trên 100 ngàn dân. Tại Hoa kỳ, có 31,655 người chết vì tự tử trong năm 2002, tức là chỉ số 11 người trong 100 ngàn dân.
Trong vài tháng vừa qua thế giới đã xảy ra nhiều tai ương, trận động đất khủng khiếp ở biên giới Ấn độ và Pakistan đã mang theo trên 80 nghìn sinh linh, trận bão Katrina ở Louisiana và Mississipi cũng giết hại trên một ngàn người. Ngay cả chiến tranh Iraq đã giết không biết bao nhiêu người Irac, nhưng trên hai ngàn binh sĩ Hoa kỳ đã tử trận. Đó là những tai ương mà chúng ta nghe nhắc nhở hằng ngày trên báo chí và truyền hình. Gần đây nhất là dịch cúm gà đã giết trên 70 người trên thế giới, tất cả y tế thế giới đang làm mọi phương cách để ngăn chặn dịch cúm gà này mà theo dự phóng có thể giết hại cả triệu người. Nhưng trận dịch âm thầm là tự tử, như đã ghi lại trên đây, đã giết và còn đang giết gần hàng triệu người mỗi năm trên thế giới.
Trong một dịp tĩnh tâm cuối tuần, sau khi tham dự thánh lễ và nghe giãng Lời Chúa, trong phần chia sẽ, tôi đã được nghe chị T., một nữ giáo dân VN, khoảng trên 40 tuổi, kể lại câu chuyện: Vào một chiều thứ Sáu, khi chào người bạn cùng sở và chúc cuối tuần vui vẻ, hẹn gặp vào thứ hai. Anh P, một người Mỹ trắng, trả lời rằng vâng, có thể gặp bạn vào thứ Hai nhưng cũng có thể không bao giờ gặp bạn nữa. Chị T ra xe, hấp tấp lái về cho kịp lo buổi cơm chiều cho gia đình. Nhưng khi đang lái xe, chị nghĩ lại, ơ hay có chuyện bất thường! Sao anh P. lại nói như vậy? Chị quay xe lại, gặp anh P. đang đi ra xe, anh P. cho biết có nhiều chuyện buồn quá, anh không thiết sống nữa.
Vậy bây giờ anh đi đâu, chị T, hỏi. Anh P. cho biết sẽ đến quán rượu và sẽ về nhà kết liễu đời mình. Chị T. run lên vì lo sợ, ra xe chị làm dấu Thánh Giá cầu nguyện xin Chúa Thánh Linh soi sáng. Là một Cursillo gương mẫu chị phải làm gì đây, chị gọi điện thọai về nhà sắp xếp gia đình, và chạy theo “tiếng gọi” của Chúa. Chị T lái xe theo anh P. đến quán bar, chị cũng gọi một ly rượu để nghe anh P thố lộ tâm tình. Chị được biết P. là 1 người công giáo nhưng đã bỏ đi lễ và những sinh hoạt của Giáo hội từ lâu, chị cố khéo léo dùng lời Chúa để an ủi và gây lại niềm tin Kitô. Sau cùng khi anh P. đã say, chị lái xe đưa P. về nhà anh ta, chị xem chừng anh ta có thể ngủ yên. Chị khép cửa nhà P. và ra về sau nửa đêm. Đến trưa hôm sau, chị T. nhận được điện thoại của P. Anh ta vừa tham dự thánh lễ sau nhiều năm và cám ơn chị T, anh ta nói rằng Chúa đã sai Thiên Thần hộ mạng, là chị T đến cứu anh.
Đối với tất cả các tôn giáo, căn cứ theo buổi hội thảo ngày 21 tháng 10 năm 2005, được đăng trên Religion &Ethics, số 908, các lãnh đạo tôn giáo, kể cả Muslim ( Hồi giáo), đều lên án chuyện tự tử coi đó là một tội trọng. Giáo hội nào cũng cương quyết phải bảo vệ sự sống. Nhưng những năm gần đây, giáo hội nào cũng có cái nhìn thân thiện hơn, đặc biệt đối với thân nhân và bạn bè của “nạn nhân” đã chịu nhiều đau khổ vì sự ra đi đột ngột của nạn nhân rồi.
Người ta nêu ra có tất cả 7 vụ tự tử được nêu ra trong Thánh Kinh, nhưng không tìm thấy chổ nào kết tội việc tự tử cả. Sách Phúc âm theo thánh Matthêu, tả lại chuyện người phản bội Judas treo cổ tự tử, nhưng không lên án gì cả. Mãi đến thế kỷ thứ năm, thánh Augustine đã tuyên bố rằng tự tử là có tội trọng và không được vào thiên đàng. Theo giáo luật năm 1917, nạn nhân tự tử không được cử hành thánh lễ an tang trong nhà thờ. Sự kết án nghiêm trọng này kéo dài cho đến năm 1983, khi Tòa thánh Vatican sửa đổi giáo luật, không còn từ chối thánh lễ an táng cho nạn nhân tự tử trong nhà thờ. Gần đây nhất. vào cuốI năm 2003, khi linh mục Richard Lower, cha sở giáo xứ Đức Mẹ Fatima ở New Hampshire khủng hoảng trầm trọng vì bị tố giác lạm dụng tình dục, lúc ấy mẹ ông ta vừa mất, chính ông lại bị nhiều chứng bịnh nặng, chịu không nổi đủ thứ áp lực, ông ta đã tự tử. Chính Đức Giám mục McComack và các cha địa phận đã dâng Thánh lễ an tang. Nói như thế ta không phải và không thể coi tự tử là đúng. Nhưng theo lời của cha Charles Rubey, người sáng lập ra chương trình nới rộng tình thương đến thân nhân của nạn nhân tự tử thì, nạn nhân tự tử là những người đã chịu quá nhiều đau khổ, họ không còn lối thoát, họ đâu có cố tình phạm tội. Khi không cố tình thì đâu gọi là tội trọng. Cha Rubey còn nói rằng ngày nay Giáo hội đã tách khía cạnh đạo đức khỏi việc tự tử vì tự tử chỉ là một căn bịnh trong y học.
Tài liệu Y khoa cho biết trên 90% trường hợp tự tử có liên quan đến những chứng bịnh tâm lý, và có đến hơn 80% này chưa được được trị liệu bao giờ cả. Các bịnh nhân này cần được trị liệu khẩn cấp và theo dõi cẩn thận bằng thuốc và tâm lý trị liệu, y như các bệnh khẩn cấp khác như chảy máu trầm trọng, vì có thể nguy hại đến tính mạng như các bệnh khẩn cấp khác.
Trên số gần đây nhất của tạp chí y khoa của Hội Bác sĩ Hoa kỳ JAMA, ngày 26 tháng 10 năm 2005. 16 bác sĩ đã ngồi với nhau nghiên cứu trên 5000 bài nghiên cứu trên khắp thế giới trong 20 năm vừa qua và đề nghị kế hoạch phòng ngừa tự tử, sao cho hữu hiệu Trong bài nghiên cứu này, các bác sĩ đề cao vai trò quan trọng của các linh mục, tu sĩ, cũng như quý vị công tác tông đồ giáo dân cũng quan trọng như các bác sĩ tổng quát để khám phá,và ngăn ngừa tự tử. Câu chuyện chia sẻ trên đây là một bằng chứng hửu hiệu về vai trò của một tông đồ giáo dân. Trong câu chuyện kể trên, theo thiển nghĩ,, vào buổi sáng hôm sau, chị T. nên theo dỏi và giúp đở anh P. đến gặp các Linh mục và bác sĩ để anh P. được giúp đỡ về tâm linh cũng như được chẩn bệnh và điều trị đúng mức. Vì trong hầu hết mọi trường hợp, sự dự tính tự tử như trên sẽ tái phát và anh P. có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Thật ra qua câu chuyện của các nạn nhân tự tử từ Judas qua thánh kinh của thánh Mattheu, câu chuyện của chị T, cũng như chuyện của cha Lower và rất nhiều trường hợp tương tự, ta đã học được những gì:
Họ lo sợ bị Thiên Chúa lên án và kết án họ, tiếc là Judas không nghe được tâm tình của Chúa Giêsu, “ Xin Cha tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm “ (Lc. 23,34), hay là “Thày không kết án một ai”. Họ không biết rằng “ Lạy Chúa là núi đá, là thành uỷ, là Đấng giải thoát con, Lạy Thiên Chúa con thờ, là núi đá con trú ẩn, là khiên mộc, là Đấng cứu độ quyền năng, là thành trì bảo vệ” (Tv 18,3) và khi gặp gian nan họ quên rằng “ Lạy Chúa, dầu qua thung lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm” (TV 23,4).Họ cũng không ý thức rằng “ Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghĩ ngơi bồi dưỡng” (Mt,11,28). Khi bị nghịch cảnh nặng nề, họ đâu biết “Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quí hơn vàng gấp bội -vàng là của phù vân mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự” (Thư Phêrô 1,chương 1,câu 7).
Và sau cùng, họ không nhớ rằng “ Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em Bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng sao xuyến sợ hãi”(Gioan14,7) và “Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải khốn khó. Nhưng can đảm lên Thầy đã thắng thế gian.”.
Xin đọc câu Thánh vịnh 18, chương 25 thay lời kết luận:
“Xin Chúa thấy cho cảnh lầm than khổ cực và tha hết mọi tội của chúng con”. Amen
Bùi Xuân Hải, M.D.