Các tổ chức truyền thông xã hội của giáo hội Công Giáo Á Châu

1. LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC CHÂU Á -

VĂN PHÒNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

(FABC-OFFICE OF SOCIAL COMMUNICATION)

Hội nghị của Văn phòng Truyền thông Xã hội (FABC-OSC) tại Bali, Indonesia, 11-2004.

Trong phiên họp toàn thể của Liên Hội đồng Giám mục châu Á (FABC) tại Đài Bắc năm 1974, các giám mục châu Á đã chính thức đứng ra tiếp nhận Đài Chân lý Á Châu (Radio Veritas Asia). Đài đã bắt đầu phát sóng năm 1969, một năm trước khi FABC được thành lập. Đồng thời, các giám mục cũng thiết lập Uỷ ban Thường trực phụ trách mảng Truyền thông Xã hội, sau này được gọi là Văn phòng Truyền thông Xã hội (FABC-Office of Social Communication). Văn phòng này không đơn giản chỉ để giám sát hoạt động của Đài Chân lý Á Châu (RVA), mà chính ra các giám mục có một tầm nhìn bao quát hơn nhiều về truyền thông xã hội. Bản tuyên bố kết thúc Đại hội FABC đã cho thấy điều đó: "Chúng ta không cần phải nhắc lại ảnh hưởng và vai trò của phương tiện truyền thông trong việc công bố Lời Thiên Chúa cho dân Người. Hàng Giám mục chúng tôi muốn nhấn mạnh mối quan tâm hàng đầu hiện nay là phục vụ hữu hiệu và trọn vẹn việc rao giảng Tin Mừng, công tác giáo dục và thăng tiến các thành phần dân Chúa trên khắp các nước".

FABC-OSC có một hội đồng quản trị gồm năm giám mục họp bàn về kế hoạch và ngân sách cho RVA hàng năm, và từ năm 1969, tham gia Hội nghị Giám mục của riêng FABC-OSC. Các giám mục giúp Phòng Truyền thông OSC "mở các chiều kích Thiên Chúa giáo đến mọi hoạt động truyền thông trong vùng đất Á Châu, phát triển thông tin liên lạc trong phạm vi cộng đồng Công giáo châu Á để phục vụ Tin Mừng và cổ vũ sống theo Lời Chúa" (Johor Bahru, 1983). Các giám mục cũng giám sát các hoạt động khác của Văn phòng như:

1. Liên lạc với Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội.

2. Đứng đại diện cho các giám mục châu Á (FABC) trong các vấn đề liên quan đến Đài Chân lý Á Châu.

3. Hợp tác với các giám mục khác chuyên trách về Truyền thông Xã hội tại châu Á.

4. Hợp tác với các tổ chức Truyền thông Công giáo tại châu Á.

5. Liên hệ với các Giáo hội Tin Lành chính thức có trong Hội nghị Kitô giáo châu Á (The Christian Conference of Asia-CCA).

6. Liên hệ với các văn phòng thông tin khác trực thuộc FABC tại châu Phi, khu vực Thái Bình Dương, châu Đại Dương, Bắc Mỹ và châu Âu.

FABC-OSC tổ chức Hội nghị Giám mục của riêng OSC hàng năm dựa trên cơ sở của Hội thảo các Viện thuộc quyền Giám mục về vấn đề Truyền thông Xã hội (BISCOM). Hội nghị Giám mục (Bishops' Meets) là một diễn đàn dành riêng cho các giám mục đặc trách truyền thông và các thư ký giám mục; BISCOM là cuộc hội thảo mở rộng cho tất cả các giám mục Á Châu nào có quan tâm đến truyền thông. Cả hai hình thức hội họp trên có chung một điểm: đưa ra đường lối chỉ đạo cho hoạt động tông đồ thông qua truyền thông liên lạc trong vùng châu Á.

Văn phòng FABC-OSC

- Thư ký Điều hành: Fr. Franz-Josef Eilers, SVD

- Trợ lý Hành chính: Anthony Roman

- Nhân viên Văn thư: Jose Destura Jr.

Địa chỉ:

- 1916 CTM Bldg. Oroquieta Street

- P.O. Box 2036

- 1099 Manila, Philippines

- Tel: (+ 63 2) 732 7170, 338 7769

- Fax: (+ 63 2) 732 7171

- Email: fabc_osc@eastern.com.ph

fabc_osc@pacific.net.ph

- URL: www.fabc.org

2. ĐÀI CHÂN LÝ Á CHÂU

(Radio Veritas Asia)

Đài Chân lý Á Châu (RVA), Tiếng nói của Công giáo Á Châu, đây là đài phát thanh tần sóng ngắn do một tổ chức phi lợi nhuận, không có cổ phần mang tên PREIC (Trung tâm Thông tin Giáo dục Philippines) sở hữu và điều hành tại Philippines.

Lịch sử hình thành của RVA bắt nguồn từ cuộc hội nghị tại Manila năm 1958 khi các phái đoàn giám mục từ Đông Nam Á quyết định "thành lập một đài phát thanh có vai trò như một trung tâm thông tin nhằm phục vụ cho các nước Đông Nam Á" với sự giúp đỡ đáng kể của Hội đồng Giám mục Đức và sự hợp tác của Tổng giáo phận Manila, khu liên hợp các phòng phát thanh ở thành phố Quezon và các điểm phát sóng (transmitter sites) tại Palauig và Malolos (miền Bắc Philippines), được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1962 đến năm 1969.

Mục tiêu của RVA là:

1. Phổ biến những nguyên lý nền tảng về tự do và nhân quyền.

2. Tuyên truyền, loan báo thông tin đúng sự thật.

3. Góp phần vào công cuộc phát triển văn hoá trên cả hai phương diện khoa học và nghệ thuật.

4. Đóng góp cho hoạt động vì hoà bình và thăng tiến cho các dân tộc tại lục địa châu Á.

5. Mang đến cho hàng triệu người dịp giải trí và thư giãn, đặc biệt với các chương trình ca nhạc và thẩm định âm nhạc.

Đài RVA phát thanh với 17 ngôn ngữ bao gồm tiếng Bengali (ngôn ngữ vùng Bengal, Ấn Độ), tiếng Miến Điện (Burmese - Burma), tiếng Hindi (ngôn ngữ của Ấn Độ), tiếng Hmong (của một dân tộc miền núi Việt Nam), tiếng Bahasa Indonesia (thổ ngữ của Indonesia), tiếng Kachin, Karen, tiếng Hoa (Mandarin: tiêng Quan thoại thay Bắc Kinh - tiếng tiêu chuẩn chính thức của Trung Quốc), tiếng Pilipino (tiếng thổ ngữ của người dân Philippines), tiếng Nga, tiếng Sinhala, tiếng Tamil (thổ ngữ của tộc Tamil-Ấn Độ), tiếng Telugu, tiếng Urdu, tiếng Việt (Việt Nam), tiếng Zomi-chin (tiếng Nhật), trong 22 giờ mỗi ngày tại châu Á và Đông Âu. Riêng các chương trình bằng tiếng Nga và tiếng Zomi-chin (Nhật ngữ) được thực hiện bên ngoài Philippines.

Chương trình phát bằng tiếng Quan thoại của Đài Vatican 40 phút mỗi ngày cũng được tiếp sóng cho người dân Trung Hoa đại lục nghe đài. Những chương trình khác được chính người địa phương - người Indo, Ấn Độ và Sri Lanka thực hiện tại cơ sở của RVA ở thủ đô Manila.

Nội dung tổng thể của các chương trình gồm:

- Giáo lý và các chương trình giúp thăng tiến tâm trí, chiếm 58%.

- Các chương trình văn hoá xã hội và giải trí chiếm 22%.

- Các chương trình chính trị, kinh tế và tin tức, chiếm 20%.

Nhân sự:

- Tổng Giám đốc Điều hành: Fr. Carlos Lariosa, SVD

- Giám đốc Chỉ đạo Chương trình: Msgr. Pietro Nguyễn Văn Tài.

Địa chỉ: Radio Veritas Asia

- Buick Street, Fairview Park

- P.O. Box 2642, Quezon City 1166, Philippines

- Tel: (+632) 939 4692 hoặc 939 0011 đến 14

- Fax: (+632) 938 1940

- Email: rveritas-asia@rveritas-asia.org

genmanager@rveritas-asia.org

- URL: www.rveritas-asia.org

3. HIỆP HỘI DẤU CHỈ Á CHÂU

(Signis - Asia)

UNDA, Hiệp hội Công giáo Quốc tế về Truyền thanh, Truyền hình, và thính thị là tổ chức truyền thông Công giáo đầu tiên được chính thức thành lập tại châu Á năm 1967. Ngay sau đó, Tổ chức Phim ảnh Công giáo Quốc tế (OCIC) hình thành, hợp tác chặt chẽ với UNDA trong các cuộc họp thường niên và các dự án chung. Trong nhiều năm, hai tổ chức này được biết đến với tên chung UNDA/OCIC mặc dù mỗi bên có danh sách nhân viên và thành viên riêng biệt.

Trong cuộc họp lịch sử tại Roma năm 2001, UNDA và ICOC cuối cùng đã sáp nhập thành một tổ chức duy nhất gọi là "Hiệp hội Truyền thông Công giáo Dấu chỉ Thế giới". Tất cả các chi nhánh của UNDA và ICOC khắp các nước cùng đổi tên theo: UNDA/OCIC-Thái Lan thành Signis-Thái Lan, UNDA/OCIC-Philippines thành Signis-Philippines… Đến cuối năm 2003, Signis-Asia, Hiệp hội Dấu chỉ Á Châu có 16 thành viên. Để giúp các thành viên hoạch định chiến lược và vận hành hiệu quả hơ, Hiệp hội Dấu chỉ Á Châu phân thành 3 hội: Signis-South Asia (Nam Á), Signis-East Asia (Đông Á), Signis-South East Asia (Đông Nam Á).

Một hoạt động thường xuyên của Hội Dấu chỉ Á Châu, ngoài việc tổ chức họp 2 năm 1 lần, là chọn ra những dự án truyền thông để các cơ quan như Hiệp hội Truyền giáo Toà Thánh Roma xem xét tài trợ.

Sứ vụ của tổ chức Signis-Asia bao gồm:

1. Xây dựng môi trường thông tin liên lạc giữa tất cả các cộng đồng văn hoá châu Á.

2. Đẩy mạnh sự hoà hợp bằng đối thoại liên tôn và liên văn hoá trong những xã hội châu Á đa văn hoá.

3. Dùng phương tiện truyền thông để bênh vực người nghèo và giúp chống lại những thói tục, thể chế, hệ thống làm tha hoá con người.

4. Trở thành một công cụ hỗ trợ giữ gìn nhân phẩm và nhân quyền của trẻ em, phụ nữ và thanh thiếu niên.

5. Thúc đẩy đối thoại với các chuyên viên trong ngành truyền thông về các vấn đề xã hội, và đạo đức truyền thông.

6. Tham gia vào việc hình thành tiếng nói công luận để cải thiện chất lượng cuộc sống con người.

Signis-World: Hiệp hội Truyền thông Công giáo Dấu chỉ Thế giới

- Chủ tịch: Fr. Peter Malone,MSC - Nazareth House

- Hammersmith Road

- UK-London W68DB

- Email:petermalone@compuserve.com

Signis-Asia: Hiệp hội Dấu chỉ Á Châu

- Chủ tịch: Mrs. Siriwan Santisakultarm

- Email: siriwan@u domsarn.com

siriwan@mail2.act.ksc.co.th

Signis-Southeast Asia: Hiệp hội Dấu chỉ Đông Nam Á

- Điều phối viên: Mr. Irudayam Samson

- c/o Cahayasuara Commucation Centre

- 5 Jalan Robertson, Kuala Lumpur 50150, Malaysia

- Tel: (+ 60 3) 2078 0912

- Fax: (+ 60 3) 2031 7603

- Email: karnan@pd.jaring.my

4. HIỆP HỘI BÁO CHÍ CÔNG GIÁO QUỐC TẾ TẠI CHÂU Á

(Ucip in Asia)

UCIP (Union Catholique Internationale du Presse) là Hiệp hội Công giáo chính thức phụ trách về báo chí. Điều phối viên châu Á đầu tiên được bầu chọn năm 1976, trong một cuộc họp mang tính lịch sử ở Manila.

UCIP tự ban đầu đã có các nhà báo, phóng viên, biên tập viên, các hãng thông tấn, các ấn phẩm Công giáo cho các thành viên. Theo dòng năm tháng, tổ chức này quyết định mở Hiệp hội Báo chí Công giáo (Catholic Press Association: CPA) ở châu Á theo cách phân vùng như sau:

1. Hội báo chí Công giáo Đông Á (EACPA)

2. Hội báo chí Công giáo Đông Nam Á (SEACPA)

3. Hội báo chí Công giáo Nam Á (SACPA)

Các chi nhánh trên nỗ lực huấn luyện các nhà báo để công bố Tin Mừng, tuyên xưng Lời Chúa, giúp hình thành công luận dựa trên Phúc Âm và giá trị con người. Các thành viên đều đặn họp lại để thảo luận những vấn đề hiện thời và vạch ra đường lối hành động. Cụ thể như Đại hội đồng của SACPA năm 1998, xem xét vấn đề chủ nghĩa cực đoan tôn giáo trên đà phát triển trong vùng Nam Á, và thách thức kèm theo đó đối với báo giới. Năm 1999, EACPA thảo luận vai trò của nhà báo trong bối cảnh chính trị vùng Đông Á, tập trung vào sự kiện trao trả Macau cho Trung Hoa đại lục vào năm đó. Năm 2002, SEACPA chọn chủ đề Sứ vụ của báo chí Công giáo trong cuộc chiến chống khủng bố.

Các cuộc bầu cử giới chức được tiến hành trong Đại hội Báo chí Công giáo Quốc tế tổ chức 3 năm 1 lần.

Địa chỉ:

- UCIP - Hiệp hội Báo chí Công giáo Quốc tế

- Chủ tịch: Ms. Soares Ismar de Oliviera

- Tổng Thư ký: Mr. Joseph Chittilappilly

C.P. 197, rue de Vermont 37-39

CH - 1211 Genève 20, Switzerland

- Tel: (+41 22) 734 0017 hoặc 734 7416

- Fax: (+41 22) 734 0053

- Email: helo@ucip.ch

5. LIÊN HIỆP THÔNG TẤN XÃ CÔNG GIÁO Á CHÂU

(Union of Catholic Asia News)

Hội Liên hiệp Thông tin Công giáo Á Châu (UCA News) là hãng thông tấn lớn nhất thuộc Giáo hội Công giáo tại châu Á. Năm 1979, các viên chức của Hội Báo chí Công giáo Đông Á (EACPA) và Đông Nam Á (SEACPA) dẫn đầu là cha Robert Astorino (Maryknoll) đã lập nên Hội này nhằm phổ biến tin tức về các quốc gia mà EACPA và SEACPA phụ trách. Sau đó, tầm hoạt động của Hội Liên hiệp Thông tin vươn đến cả các vùng Nam Á và Trung Á. Một số sản phẩm và dịch vụ của Hiệp hội cũng được phát triển.

1. UCA News Daily Service là dịch vụ cơ bản, phát tán tin tức mới nhất và phân phối các bản báo cáo đặc biệt mỗi ngày trong tuần thông qua trang Web của UCA News hay bằng thư điện tử.

2. “Asia Focus” Newsletter là bản tin (không chính thức, được cung cấp cho hội viên) chuyên về châu Á được xuất bản suốt 48 tuần trong một năm.

3. Diocesan Profile Series loạt chương trình nhiều kỳ mô tả từng giáo phận ở châu Á.

4. UCA News Archives, cơ sở dữ liệu gồm các tài liệu, văn thư, báo cáo được lưu trữ trên mạng để cung cấp thông tin về Giáo hội tại châu Á.

5. UCA News Series, một dịch vụ mới mẻ dành cho “Trẻ em Á Châu”.

Ngoài các dịch vụ nói trên được thực hiện bằng tiếng Anh, UCA News còn cung cấp các tài liệu chính và các bản tin hàng ngày bằng các thứ tiếng:

1. Bahasa Indonesia, cho Indonesia.

2. Cebuano, cho miền Nam Philippines.

3. Tiếng Hoa cho Trung Quốc.

4. Tiếng Hàn cho Hàn Quốc.

5. Tamil cho vùng Tamil.

6. Tiếng Việt cho Việt Nam

Cơ quan đầu não của UCA News đặt tại Hồng Kông. Văn phòng biên tập chính tại Bangkok. UCA News có các văn phòng biên tập cấp quốc gia tại thành phố Hồ Chí Minh, Hồng Kông, Jakarta, Manila, New Delhi và Seoul. Các cơ quan và phóng viên cũng có mặt tại Bangkok, Colombo, Dhaka, Karachi, Kathmandu, Kota Kinabalu, Kuala Lumpur, Kuching, Lahore, Singapore, Taipei, Tokyo, Yangon và Vatican.

Địa chỉ:

- Union of Catholic Asia News

- Giám đốc Điều hành: Fr. Robert Astorino, MM

- Phó Giám đốc: Fr. Ronald Saucci, MM

- Văn phòng Quản trị:

P.O. box 69626,Kwun Tong

Hong Kong, China

- Tel: (+ 852) 2349 6179

- Fax: (+ 852) 2772 7656

- Email: ucanews@ucanews.com

- URL: http://www.ucanews.com

6. HÃNG THÔNG TẤN TÔN GIÁO VÙNG NAM Á

(South Asia Religious (SAR) News)

Hãng Thông tấn Tôn giáo vùng Nam Á nhận sứ vụ hoạt động cho hoà bình, công lý, môi trường, sức khoẻ cộng đồng, bình đẳng về giới và các vấn đề tác dộng đến dân tộc thiểu số, dân nghèo và người bị áp bức.

SAR News khởi sự hoạt động năm 1980 ở New Delhi, sau đó chuyển đến Mumbai năm 1991, rồi năm 1996 tái lập tại Bangalore. Sự khích lệ tích cực của Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Độ là động lực thúc đẩy đưa đến việc hình thành tổ chức này.

Trong 24 năm qua, tổ chức đã phát triển thành nguồn thông tin chuyên nghiệp và đáng tin cậy về các Giáo hội trong vùng Nam Á.

Trong dịp lễ kỷ niệm mừng ngày thành lập ICPA năm vừa qua-2004 (ICPA : Hiệp hội Báo chí Công giáo Ấn Độ, tiền thân của SAR News), SAR News công bố dự án xây dựng ban xử lý ảnh và thành lập trang Web tương tác. Các bản báo cáo của SAR News sẽ trở nên dễ hiểu hơn, tập trung nhiều hơn vào các chủ điểm như đối thoại, nữ quyền, thanh thiếu niên, giáo dân và nỗ lực hướng tới sự thống nhất Kitô giáo toàn thế giới.

SAR News cũng sẽ xuất bản các bài bình luận về các chủ đề riêng biệt nhắm tới từng thành phần độc giả mục tiêu.

Địa chỉ:

- SAR News - Hãng Thông tấn Tôn giáo Nam Á

- Tổng Biên tập: Mr. Michael Gonsalves

- Biên tập viên Điều hành: Fr. George Veliparambil

- 2/5 4th Cross, Vivekananda Nagar

- M.S. Nagar P.O

- Bangalore 560033 India

- Tel: (+ 91 80) 548 2480

- Fax: (+ 91 80) 547 6706

- Email: sarnews@vsnl.com

edits@satyam.net.in

7. TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU Á CHÂU

VỀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI VÀ TÔN GIÁO

(Asian Research Center

For Religion And Social Communication)

Hội nghị bàn tròn gồm các chuyên gia và học giả được FABC-OSC tổ chức tại Bangkok năm 1999 đã đưa ra những chiến lược và giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu về tôn giáo và truyền thông xã hội, từ đó dẫn đến sự thành lập Trung tâm Nghiên cứu Á Châu về Tôn giáo và Truyền thông (ARC). Trung tâm này toạ lạc trong khuôn viên trường Đại học Saint John ở Bangkok, được khánh thành vào tháng 11-1999.

ARC nhắm tới mục tiêu trợ giúp, khích lệ sự tìm tòi, nghiên cứu về tôn giáo và truyền thông ở châu Á, để hiểu sâu rộng hơn các tôn giáo khác và ảnh hưởng của các tôn giáo như Kitô giáo, Ấn giáo, Phật giáo, Hồi giáo đối với lĩnh vực truyền thông xã hội.

Trung tâm tập hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nối kết giữa các học giả cũng như các viện học thuật có liên hệ trong công tác nghiên cứu, cung cấp các công cụ tìm kiếm thích hợp, các nguồn tra cứu theo danh sách thư mục và dữ liệu từ các chuyên gia.

Địa chỉ:

- ARC - Trung tâm Nghiên cứu Á Châu về Tôn giáo và Truyền thông Xã hội

- Saint John's University

- Ladprao, Bangkok 10900, Thailand

- Tel/Fax: (+ 66 2) 938 7087

- Email: arc@stjohn.ac.th

- URL: www.stjohn.ac.th/arc

8. MẠNG LƯỚI THÔNG TIN LIÊN LẠC CHÂU Á

(Asian Communication Network-ACN)

ACN là một sáng kiến của các thông tín viên Công giáo châu Á nhằm hướng tới đối thoại liên tôn, liên ngành - mối quan tâm hiện thời của Giáo hội Công giáo.

ACN bao gồm các thông tín viên Công giáo liên hệ chặt chẽ với nhau và hoạt động tích cực với các thông tín viên thuộc các Giáo hội Kitô Giáo giáo khác, và thuộc những tín ngưỡng khác như Phật giáo, Ấn giáo và Hồi giáo.

ACN được thành lập để giải quyết những nhu cầu khúc mắc của dân thường và cộng đồng dân chúng trong bối cảnh địa phương, quốc gia và toàn cầu do chủ nghĩa tiêu thụ, hiện tượng tục hoá, chủ nghĩa khoái lạc tạo nên… ACN tin rằng khi các cộng đồng tham gia đối thoại tích cực, mỗi cá nhân, mỗi nhóm có thể lên tiếng góp vào tiến trình phát triển xã hội và thăng tiến tinh thần. Để đạt được điều này, ACN thiết lập mối quan hệ với các tổ chức toàn cầu như Signis, FABC, UCIP, UNESCO…

Tổ chức này hoạt động như một cơ quan "ảo": (1) trang Web: www.acn-online.org; (2) danh sách thảo luận mà Email là phương thế chính để trao đổi; (3) dịch vụ trao đổi trực tiếp (chat group) hay hội thảo trực tuyến (teleconference service). Tuy thế, ACN vẫn là một thực thể pháp lý với một địa chỉ giao dịch thư từ "thực" tại Thái Lan.

Địa chỉ:

- Asian Communication Network

- St.John's University

- Ladprao, Bangkok 10900, Thailand

- Tel: (+ 66 2) 513 0765

- Fax: (+ 66 2) 500 0135

- Email: acn@acn-online.org

- URL: www.acn-online.org

9. HIỆP HỘI TRUYỀN THÔNG KITÔ GIÁO THẾ GIỚI -

KHU VỰC CHÂU Á

(World Association For Christian Communication Asia Region)

WACC là một tổ chức tìm kiếm sự thống nhất các Giáo hội Kitô giáo khác nhau, với các thành viên có mặt trong hơn 100 quốc gia nhằm hỗ trợ các dự án phát triển truyền thông và gìn giữ quyền thông tin tự do trên phạm vi toàn cầu.

WACC đấu tranh cho công lý, hoà bình và phẩm giá con người, công nhận rằng chỉ có truyền thông đích thật mới có thể đưa đến sự hiểu biết và hợp tác giữa các thành phần dân nước với các tín ngưỡng và văn hoá khác nhau. WACC cổ vũ dân chủ hoá truyền thông và quyền tự do ngôn luận. WACC nhắm đến mục tiêu thăng tiến nữ giới và trợ giúp việc huấn luyện các thông tín viên tôn giáo.

Các hội địa phương thuộc Hiệp hội này họp hàng năm để thảo luận những nhu cầu và hoạt động truyền thông. WACC đưa ra sự hướng dẫn chuyên môn về các chính sách truyền thông, lý giải những diễn tiến phát triển của truyền thông toàn cầu, và hậu quả của những bước phát triển đó dối với các Giáo hội và các cộng đồng.

Địa chỉ:

- World Association For Christian Communication

- 357 Kennington Lane

- London SE11 5QY

- Tel: (+ 44 20) 7582 9139

- Fax: (+44 20) 7735 0340

- Email: wacc@wacc.org.uk

- URL: www.wacc.org.uk