ÐTC Benêđitô XVI giới thiệu Thông Ðiệp đầu tiên của ngài "Thiên Chúa là Tình Yêu".
Theo ký giả Vincenzo Marras, làm việc cho Tuần Báo "Gia Ðình Kitô", thì Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã nói trước "một cách kín đáo" về điểm nội dung chính yếu của Thông Ðiệp đầu tiên của ngài "Thiên Chúa là Tình Yêu", trong lần đọc kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật Lễ Trọng Kính Thiên Chúa Ba Ngôi, ngày 22 tháng 5 năm 2005. Ðức Thánh Cha lúc đó đã nói về Mầu Nhiệm Thiên Chúa là Tình Yêu; và Tình Yêu Thiên Chúa nầy được trao ban cho con người qua Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần. Nhờ sự trao ban này mà con người, hình ảnh của Thiên Chúa, được mời gọi sống hiệp thông với Thiên Chúa và sống hiệp thông với nhau. Ðây là tư tưởng cốt lõi của Thông Ðiệp "Thiên Chúa là Tình Yêu", mà gần một năm sau, tức vào ngày 25 tháng Giêng năm 2006, được công bố cho toàn thể giáo hội. Chúng ta hãy nghe lại những lời Ðức Thánh Cha đã nói, trong bài huấn đức trước khi đọc kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 22 tháng 5 năm 2005, như sau:
Anh chị em rất thân mến,
Ngày hôm nay, --- tức Chúa Nhật ngày 22 tháng 5 năm 2005 --- Phụng Vụ Giáo Hội Mừng Kính trọng thể Lễ Chúa Ba Ngôi. Ngày lễ này muốn nhấn mạnh rằng, nhờ ánh sáng của Mầu Nhiệm Vượt Qua mà mầu nhiệm của vũ trụ và lịch sử được tỏ bày trọn vẹn, đó là: Thiên Chúa là Tình Yêu vĩnh cửu và vô biên. Câu nói này gồm tóm lại tất cả những mạc khải nói lên "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1 Gio 4,8.16). Tình yêu luôn luôn là một mầu nhiệm, một thực tại vượt quá lý trí, tuy không nghịch lý, trái lại còn tăng cường khả năng tiềm ẩn của lý trí nữa.
Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chính Ngài, là Chúa Con, đã làm cho chúng ta nhận biết Thiên Chúa Cha ngự trên trời, và đã ban cho chúng ta Thánh Thần, là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Thần học của Kitô giáo đã tóm tắt chân lý về Thiên Chúa bằng cách diễn tả qua công thức: Một bản thể duy nhất trong Ba Ngôi Vị. Thiên Chúa không phải là Ðấng cô độc nhưng là Ðấng thông hiệp trọn vẹn. Vì lý do này, con người, hình ảnh của Thiên Chúa, được thể hiện chính mình trong tình yêu, một tình yêu được hiểu như là sự chân thành cho đi chính mình."
Những lời chúng ta vừa đọc lại trên đây, tuy không nhắc gì đến Thông Ðiệp "Thiên Chúa là Tình Yêu" mà Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI sẽ cho công bố sau này, vào ngày 25 tháng Giêng năm 2006, nhưng có thể được chúng ta hiểu như là "lời loan báo trước" cho nội dung chính của Thông Ðiệp.
Sau đó, trong bài huấn đức vào trưa Chúa Nhật ngày 22 tháng Giêng năm 2006, trước khi xướng kinh truyền tin với các tín hữu, ÐTC Bênêđitô XVI đã nói vắn tắt về Thông Ðiệp sắp được công bố vào ngày 25 tháng Giêng năm 2006, đúng ngày kết thúc tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất kitô, như sau:
"Thiên Chúa là Tình Yêu, và chỉ qua việc ăn năn trở lại cùng Thiên Chúa và đón nhận Lời Ngài, mà tất cả chúng ta được hiệp nhất với nhau trong Nhiệm Thể Duy Nhất của Chúa Kitô. Cụm từ "Thiên Chúa là Tình Yêu", mà tiếng latinh là: "Deus Caritas Est" (Thiên Chúa là Tình Yêu), là tựa đề của Thông Ðiệp đầu tiên của tôi, sẽ được công bố vào ngày thứ Tư 25 tháng Giêng (năm 2006), ngày lễ kính Thánh Phaolô Tông Ðồ trở lại. Tôi vui mừng vì việc công bố này trùng vào lúc kết thúc Tuần Lễ Cầu Nguyện cho sự hiệp nhất những người kitô."
Trong buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư ngày 25 tháng Giêng năm 2006, đúng ngày công bố Thông Ðiệp, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã nói về Ðức Bác Ái (Caritas) với những lời như sau:
"Ðức Bác Ái là sự trọn hảo của Lề Luật. Ai sống thực hành các giới răn như là những chiều kích của Tình Yêu Bác Ái duy nhất, thì thật sự họ hát lên "bài ca mới". Tình Yêu bác ái kết hiệp chúng ta với những tâm tình của Chúa Kitô. Tình Yêu Bác Ái này thật là "bài ca mới" của "con người mới", có khả năng tạo ra một "thề giới mới". Thánh Vịnh 143 mà chúng ta tìm hiểu hôm nay, mời gọi chúng ta hãy hát lên, với "con tim mới", với những tâm tình của Chúa Kitô, mời gọi chúng ta hãy sống thực hành Mười Giới Răn của Chúa trong chiều kích của Tình Thương, và như thế, góp phần xây dựng hoà bình và sự hoà hợp trên thế giới."
Nhưng đặc biệt nhất là khi tiếp kiến các tham dự viên Hội Nghị Quốc Tế về Thực Thi Việc Bác Ái (Caritas), do Hội Ðồng Toà Thánh "Ðồng Tâm" (Cor Unum) tổ chức tại Vatican, vào sáng thứ Hai, ngày 23 tháng Giêng năm 2006, --- tức 2 ngày trước khi Thông Ðiệp "Thiên Chúa Là Tình Yêu" được công bố, --- ÐTC Bênêđitô XVI đã dành trọn bài diễn văn của ngài để nói về Thông Ðiệp sắp được công bố. Trong bài diễn văn này, ÐTC đã lược tóm nội dung Thông Ðiệp đầu tiên của ngài. ÐTC đã nói như sau:
Lời nói "Tình Yêu" ngày nay đã bị làm hư, bị lạm dụng, đến độ người ta không còn muốn dùng đến nó nữa. Thật ra, đây là lời nói căn bản, nói lên thực tại căn bản; chúng ta không thể nào loại bỏ nó cách dễ dàng; nhưng chúng ta cần sử dụng lại nó, thanh luyện nó và đem nó trở về lại với tình trạng chiếu sáng lúc ban đầu, ngõ hầu nó có thể soi sáng cho đời sống chúng ta và đặt đời sống chúng ta trên con đường ngay chính. Chính ý thức này đã đưa tôi đến việc chọn "tình yêu" làm đề tài cho thông điệp đầu tiên của tôi. Tôi đã muốn nói lên cho thời đại chúng ta và cho cuộc sống chúng ta một vài điều trong số những gì mà đại văn hào Dantê đã diễn tả một cách mạnh dạn trong cái nhìn của ông. Ông kể lại một "cảnh quan" được xác định trong khi ông chiêm ngắm nó và cảnh quan này làm cho nội tâm ông thay đổi (x. Par.,XXXIII, vv. 112-114). Ðó là chính điều sau đây: đức tin trở thành cái-nhìn và sự thông-hiểu có sức biến đổi chúng ta. Tôi đã muốn làm nổi bật tính cách trung tâm của Ðức Tin vào Thiên Chúa --- vào vị Thiên Chúa đã nhận lấy một dung mạo con người và một con tim con người. Ðức tin không phải là một lý thuyết mà người ta có thể nhận làm của mình hoặc để qua một bên. Ðức Tin là một điều thật cụ thể: là tiêu chuẩn quyết định cho nếp sống của chúng ta. Trong thời đại mà trong đó sự thù nghịch và lòng tham muốn đã trở thành vạn năng, một thời đại trong đó chúng ta nhìn thấy tôn giáo bị lạm dụng cho đến mức gây ra thù hận, thì chỉ những lý luận thuần tuý mà thôi thì không đủ để bảo vệ chúng ta. Chúng ta cần đến Thiên Chúa hằng sống, Ðấng đã yêu thương chúng ta cho đến chết. Như thế, trong thông điệp của tôi, những đề tài về "Thiên Chúa", "Chúa Kitô", "Tình Yêu", được hoà nhập chung lại với nhau, làm hướng dẫn chính cho đức tin kitô. Tôi đã muốn chỉ cho thấy tính cách nhân lọai của đức tin; và tình yêu "Eros" là thành phần của tính cách nhân lọai này; tình yêu "Eros"này là lời con người "thưa vâng" chấp nhận thể xác mình được Thiên Chúa tạo dựng; tình yêu Eros này là lời thưa "vâng" mà trong hôn nhân không thể tách lìa giữa người nam và người nữ, gặp được hình thể của nó ăn rễ sâu trong tạo vật. Và xảy ra là tình yêu Eros này được biến đổi thành tình yêu Agapê --- một tình yêu đối với kẻ khác không còn mưu tìm chính mình nữa, nhưng trở thành quan tâm đối với kẻ khác, thành thái độ sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác và mở rộng đón nhận hồng ân sự sống con người mới. Tình yêu Agapê của Kitô giáo, tình yêu đối với người lân cận khi ta sống theo Chúa Kitô, không phải là một cái gì xa lạ, được đặt bên cạnh hoặc chống lại tình yêu Eros; ngược lại, trong hy tế mà Chúa Kitô đã thực hiện khi dâng hiến chính mình cho con người, tình yêu Eros đã gặp được một chiều kích mới; trong lịch sử của sự dấn thân thực hiện việc từ thiện bác ái của những người kitô dành cho những kẻ nghèo cùng và đau khổ, chiều kích mới đó đã luôn được phát triển mỗi ngày một hơn.
Việc đọc lần đầu tiên thông điệp này có thể khơi dậy cảm tưởng rằng thông điệp được chia ra làm hai phần ít liên hệ với nhau: phần I có tính cách lý thuyết, nói về tính cách thiết yếu của tình yêu, và phần II bàn về đức bác ái trong giáo hội, của những tổ chức từ thiện bác ái. Tuy nhiên tôi xin lưu ý cách riêng đến sự liên kết của hai đề tài được hoà hợp với nhau, nếu được nhìn như là một điều duy nhất. Trước hết, cần bàn đến yếu tính của tình yêu như được trình bày cho chúng ta trong ánh sáng của chứng từ kinh thánh. Khởi đi từ hình ảnh kitô về Thiên Chúa, cần phải chứng minh như thế nào con người được tạo dựng để sống yêu thương, và chứng minh cho thấy như thế nào tình thương này, tình thương mà vào lúc đầu xuất hiện như tình yêu Eros giữa người nam và người nữ, sau đó cần được biến đổi từ bên trong để trở thành tình yêu Agapê, thành "sự cho đi chính mình" cho kẻ khác; và điều này là để đáp lại bản chất đích thật của tình yêu theo nghĩa Eros. Trên nền tảng nầy, sau đó, người ta phải làm sáng tỏ rằng yếu tính của tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân, như được mô tả trong Kinh Thánh, yếu tính đó là trung tâm của đời sống kitô, là kết quả của đức tin. Sau đó, trong phần thứ II, cần phải làm sáng tỏ rằng hành động của cá nhân để thực hiện tình yêu Agapê, không bao giờ có thể dừng lại như là một công việc riêng của cá nhân, nhưng ngược lại phải trở thành hành động thiết yếu của giáo hội như là một cộng đoàn: nghĩa là cần đến hình thức tổ chức có cơ cấu, được thể hiện trong hành động tập thể của giáo hội. Tổ chức từ thiện của giáo hội để thực hiện đức bác ái, không phải là một hình thức trợ giúp xã hội, đuợc gắn một cách hời hợt bên ngoài vào thực tại của giáo hội, không phải là một sáng kiến hành động mà người ta có thể nhường lại cho kẻ khác. Tổ chức từ thiện bác ái là thành phần của bản chất của giáo hội. Cũng như lời của con người, lời của đức tin, cần phù hợp với Ngôi Lời Thiên Chúa, thì cũng thế tình yêu Agapê của giáo hội, hoạt động từ thiện bác ái của giáo hội, cũng phải phù hợp với Tình Yêu Agape, là chính Thiên Chúa. Hoạt động từ thiện này, ngoài ý nghĩa đầu tiên thật cụ thể như là việc trợ giúp người lân cận, còn có ý nghĩa thiết yếu như là việc thông truyền Tình Yêu Thiên Chúa cho kẻ khác, Tình Yêu mà chính chúng ta đã lãnh nhận. Hoạt động từ thiện này phải làm sao để Thiên Chúa hằng sống trở nên cách nào đó hữu hình thấy được. Thiên Chúa và Chúa Kitô trong tổ chức từ thiện không nên là những gì xa lạ nhau; Thiên Chúa và Chúa Kitô thật sự là nguồn mạch nguyên thuỷ của đức bác ái của giáo hội. Sức mạnh của tổ chức Caritas tuỳ thuộc vào sức mạnh đức tin của tất cả mọi thành viên và cộng tác viên.
Cảnh đau khổ của con người đánh động con tim chúng ta. Nhưng sự dấn thân làm việc bác ái có một ý nghĩa vượt xa khỏi một cái gì chỉ là nhân ái. Chính Thiên Chúa là Ðấng thôi thúc trong nội tâm chúng ta, để chúng ta dấn thân làm giãm nhẹ đi sự nghèo cùng. Như thế, một cách quyết định, chính Thiên Chúa là đấng chúng ta mang vào trong thế giới đau khổ. Bao lâu chúng ta ý thức và rõ ràng mang Chúa đến như là hồng ân, thì bấy lâu tình thương chúng ta có sức thay đổi thế giới một cách hữu hiệu hơn, và khơi dậy niềm hy vọng, một niềm hy vọng vượt qua khỏi sự chết; chỉ như thế niềm hy vọng này mới là niềm hy vọng đích thực cho con người.
Theo ký giả Vincenzo Marras, làm việc cho Tuần Báo "Gia Ðình Kitô", thì Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã nói trước "một cách kín đáo" về điểm nội dung chính yếu của Thông Ðiệp đầu tiên của ngài "Thiên Chúa là Tình Yêu", trong lần đọc kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật Lễ Trọng Kính Thiên Chúa Ba Ngôi, ngày 22 tháng 5 năm 2005. Ðức Thánh Cha lúc đó đã nói về Mầu Nhiệm Thiên Chúa là Tình Yêu; và Tình Yêu Thiên Chúa nầy được trao ban cho con người qua Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần. Nhờ sự trao ban này mà con người, hình ảnh của Thiên Chúa, được mời gọi sống hiệp thông với Thiên Chúa và sống hiệp thông với nhau. Ðây là tư tưởng cốt lõi của Thông Ðiệp "Thiên Chúa là Tình Yêu", mà gần một năm sau, tức vào ngày 25 tháng Giêng năm 2006, được công bố cho toàn thể giáo hội. Chúng ta hãy nghe lại những lời Ðức Thánh Cha đã nói, trong bài huấn đức trước khi đọc kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 22 tháng 5 năm 2005, như sau:
Anh chị em rất thân mến,
Ngày hôm nay, --- tức Chúa Nhật ngày 22 tháng 5 năm 2005 --- Phụng Vụ Giáo Hội Mừng Kính trọng thể Lễ Chúa Ba Ngôi. Ngày lễ này muốn nhấn mạnh rằng, nhờ ánh sáng của Mầu Nhiệm Vượt Qua mà mầu nhiệm của vũ trụ và lịch sử được tỏ bày trọn vẹn, đó là: Thiên Chúa là Tình Yêu vĩnh cửu và vô biên. Câu nói này gồm tóm lại tất cả những mạc khải nói lên "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1 Gio 4,8.16). Tình yêu luôn luôn là một mầu nhiệm, một thực tại vượt quá lý trí, tuy không nghịch lý, trái lại còn tăng cường khả năng tiềm ẩn của lý trí nữa.
Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chính Ngài, là Chúa Con, đã làm cho chúng ta nhận biết Thiên Chúa Cha ngự trên trời, và đã ban cho chúng ta Thánh Thần, là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Thần học của Kitô giáo đã tóm tắt chân lý về Thiên Chúa bằng cách diễn tả qua công thức: Một bản thể duy nhất trong Ba Ngôi Vị. Thiên Chúa không phải là Ðấng cô độc nhưng là Ðấng thông hiệp trọn vẹn. Vì lý do này, con người, hình ảnh của Thiên Chúa, được thể hiện chính mình trong tình yêu, một tình yêu được hiểu như là sự chân thành cho đi chính mình."
Những lời chúng ta vừa đọc lại trên đây, tuy không nhắc gì đến Thông Ðiệp "Thiên Chúa là Tình Yêu" mà Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI sẽ cho công bố sau này, vào ngày 25 tháng Giêng năm 2006, nhưng có thể được chúng ta hiểu như là "lời loan báo trước" cho nội dung chính của Thông Ðiệp.
Sau đó, trong bài huấn đức vào trưa Chúa Nhật ngày 22 tháng Giêng năm 2006, trước khi xướng kinh truyền tin với các tín hữu, ÐTC Bênêđitô XVI đã nói vắn tắt về Thông Ðiệp sắp được công bố vào ngày 25 tháng Giêng năm 2006, đúng ngày kết thúc tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất kitô, như sau:
"Thiên Chúa là Tình Yêu, và chỉ qua việc ăn năn trở lại cùng Thiên Chúa và đón nhận Lời Ngài, mà tất cả chúng ta được hiệp nhất với nhau trong Nhiệm Thể Duy Nhất của Chúa Kitô. Cụm từ "Thiên Chúa là Tình Yêu", mà tiếng latinh là: "Deus Caritas Est" (Thiên Chúa là Tình Yêu), là tựa đề của Thông Ðiệp đầu tiên của tôi, sẽ được công bố vào ngày thứ Tư 25 tháng Giêng (năm 2006), ngày lễ kính Thánh Phaolô Tông Ðồ trở lại. Tôi vui mừng vì việc công bố này trùng vào lúc kết thúc Tuần Lễ Cầu Nguyện cho sự hiệp nhất những người kitô."
Trong buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư ngày 25 tháng Giêng năm 2006, đúng ngày công bố Thông Ðiệp, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã nói về Ðức Bác Ái (Caritas) với những lời như sau:
"Ðức Bác Ái là sự trọn hảo của Lề Luật. Ai sống thực hành các giới răn như là những chiều kích của Tình Yêu Bác Ái duy nhất, thì thật sự họ hát lên "bài ca mới". Tình Yêu bác ái kết hiệp chúng ta với những tâm tình của Chúa Kitô. Tình Yêu Bác Ái này thật là "bài ca mới" của "con người mới", có khả năng tạo ra một "thề giới mới". Thánh Vịnh 143 mà chúng ta tìm hiểu hôm nay, mời gọi chúng ta hãy hát lên, với "con tim mới", với những tâm tình của Chúa Kitô, mời gọi chúng ta hãy sống thực hành Mười Giới Răn của Chúa trong chiều kích của Tình Thương, và như thế, góp phần xây dựng hoà bình và sự hoà hợp trên thế giới."
Nhưng đặc biệt nhất là khi tiếp kiến các tham dự viên Hội Nghị Quốc Tế về Thực Thi Việc Bác Ái (Caritas), do Hội Ðồng Toà Thánh "Ðồng Tâm" (Cor Unum) tổ chức tại Vatican, vào sáng thứ Hai, ngày 23 tháng Giêng năm 2006, --- tức 2 ngày trước khi Thông Ðiệp "Thiên Chúa Là Tình Yêu" được công bố, --- ÐTC Bênêđitô XVI đã dành trọn bài diễn văn của ngài để nói về Thông Ðiệp sắp được công bố. Trong bài diễn văn này, ÐTC đã lược tóm nội dung Thông Ðiệp đầu tiên của ngài. ÐTC đã nói như sau:
Lời nói "Tình Yêu" ngày nay đã bị làm hư, bị lạm dụng, đến độ người ta không còn muốn dùng đến nó nữa. Thật ra, đây là lời nói căn bản, nói lên thực tại căn bản; chúng ta không thể nào loại bỏ nó cách dễ dàng; nhưng chúng ta cần sử dụng lại nó, thanh luyện nó và đem nó trở về lại với tình trạng chiếu sáng lúc ban đầu, ngõ hầu nó có thể soi sáng cho đời sống chúng ta và đặt đời sống chúng ta trên con đường ngay chính. Chính ý thức này đã đưa tôi đến việc chọn "tình yêu" làm đề tài cho thông điệp đầu tiên của tôi. Tôi đã muốn nói lên cho thời đại chúng ta và cho cuộc sống chúng ta một vài điều trong số những gì mà đại văn hào Dantê đã diễn tả một cách mạnh dạn trong cái nhìn của ông. Ông kể lại một "cảnh quan" được xác định trong khi ông chiêm ngắm nó và cảnh quan này làm cho nội tâm ông thay đổi (x. Par.,XXXIII, vv. 112-114). Ðó là chính điều sau đây: đức tin trở thành cái-nhìn và sự thông-hiểu có sức biến đổi chúng ta. Tôi đã muốn làm nổi bật tính cách trung tâm của Ðức Tin vào Thiên Chúa --- vào vị Thiên Chúa đã nhận lấy một dung mạo con người và một con tim con người. Ðức tin không phải là một lý thuyết mà người ta có thể nhận làm của mình hoặc để qua một bên. Ðức Tin là một điều thật cụ thể: là tiêu chuẩn quyết định cho nếp sống của chúng ta. Trong thời đại mà trong đó sự thù nghịch và lòng tham muốn đã trở thành vạn năng, một thời đại trong đó chúng ta nhìn thấy tôn giáo bị lạm dụng cho đến mức gây ra thù hận, thì chỉ những lý luận thuần tuý mà thôi thì không đủ để bảo vệ chúng ta. Chúng ta cần đến Thiên Chúa hằng sống, Ðấng đã yêu thương chúng ta cho đến chết. Như thế, trong thông điệp của tôi, những đề tài về "Thiên Chúa", "Chúa Kitô", "Tình Yêu", được hoà nhập chung lại với nhau, làm hướng dẫn chính cho đức tin kitô. Tôi đã muốn chỉ cho thấy tính cách nhân lọai của đức tin; và tình yêu "Eros" là thành phần của tính cách nhân lọai này; tình yêu "Eros"này là lời con người "thưa vâng" chấp nhận thể xác mình được Thiên Chúa tạo dựng; tình yêu Eros này là lời thưa "vâng" mà trong hôn nhân không thể tách lìa giữa người nam và người nữ, gặp được hình thể của nó ăn rễ sâu trong tạo vật. Và xảy ra là tình yêu Eros này được biến đổi thành tình yêu Agapê --- một tình yêu đối với kẻ khác không còn mưu tìm chính mình nữa, nhưng trở thành quan tâm đối với kẻ khác, thành thái độ sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác và mở rộng đón nhận hồng ân sự sống con người mới. Tình yêu Agapê của Kitô giáo, tình yêu đối với người lân cận khi ta sống theo Chúa Kitô, không phải là một cái gì xa lạ, được đặt bên cạnh hoặc chống lại tình yêu Eros; ngược lại, trong hy tế mà Chúa Kitô đã thực hiện khi dâng hiến chính mình cho con người, tình yêu Eros đã gặp được một chiều kích mới; trong lịch sử của sự dấn thân thực hiện việc từ thiện bác ái của những người kitô dành cho những kẻ nghèo cùng và đau khổ, chiều kích mới đó đã luôn được phát triển mỗi ngày một hơn.
Việc đọc lần đầu tiên thông điệp này có thể khơi dậy cảm tưởng rằng thông điệp được chia ra làm hai phần ít liên hệ với nhau: phần I có tính cách lý thuyết, nói về tính cách thiết yếu của tình yêu, và phần II bàn về đức bác ái trong giáo hội, của những tổ chức từ thiện bác ái. Tuy nhiên tôi xin lưu ý cách riêng đến sự liên kết của hai đề tài được hoà hợp với nhau, nếu được nhìn như là một điều duy nhất. Trước hết, cần bàn đến yếu tính của tình yêu như được trình bày cho chúng ta trong ánh sáng của chứng từ kinh thánh. Khởi đi từ hình ảnh kitô về Thiên Chúa, cần phải chứng minh như thế nào con người được tạo dựng để sống yêu thương, và chứng minh cho thấy như thế nào tình thương này, tình thương mà vào lúc đầu xuất hiện như tình yêu Eros giữa người nam và người nữ, sau đó cần được biến đổi từ bên trong để trở thành tình yêu Agapê, thành "sự cho đi chính mình" cho kẻ khác; và điều này là để đáp lại bản chất đích thật của tình yêu theo nghĩa Eros. Trên nền tảng nầy, sau đó, người ta phải làm sáng tỏ rằng yếu tính của tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân, như được mô tả trong Kinh Thánh, yếu tính đó là trung tâm của đời sống kitô, là kết quả của đức tin. Sau đó, trong phần thứ II, cần phải làm sáng tỏ rằng hành động của cá nhân để thực hiện tình yêu Agapê, không bao giờ có thể dừng lại như là một công việc riêng của cá nhân, nhưng ngược lại phải trở thành hành động thiết yếu của giáo hội như là một cộng đoàn: nghĩa là cần đến hình thức tổ chức có cơ cấu, được thể hiện trong hành động tập thể của giáo hội. Tổ chức từ thiện của giáo hội để thực hiện đức bác ái, không phải là một hình thức trợ giúp xã hội, đuợc gắn một cách hời hợt bên ngoài vào thực tại của giáo hội, không phải là một sáng kiến hành động mà người ta có thể nhường lại cho kẻ khác. Tổ chức từ thiện bác ái là thành phần của bản chất của giáo hội. Cũng như lời của con người, lời của đức tin, cần phù hợp với Ngôi Lời Thiên Chúa, thì cũng thế tình yêu Agapê của giáo hội, hoạt động từ thiện bác ái của giáo hội, cũng phải phù hợp với Tình Yêu Agape, là chính Thiên Chúa. Hoạt động từ thiện này, ngoài ý nghĩa đầu tiên thật cụ thể như là việc trợ giúp người lân cận, còn có ý nghĩa thiết yếu như là việc thông truyền Tình Yêu Thiên Chúa cho kẻ khác, Tình Yêu mà chính chúng ta đã lãnh nhận. Hoạt động từ thiện này phải làm sao để Thiên Chúa hằng sống trở nên cách nào đó hữu hình thấy được. Thiên Chúa và Chúa Kitô trong tổ chức từ thiện không nên là những gì xa lạ nhau; Thiên Chúa và Chúa Kitô thật sự là nguồn mạch nguyên thuỷ của đức bác ái của giáo hội. Sức mạnh của tổ chức Caritas tuỳ thuộc vào sức mạnh đức tin của tất cả mọi thành viên và cộng tác viên.
Cảnh đau khổ của con người đánh động con tim chúng ta. Nhưng sự dấn thân làm việc bác ái có một ý nghĩa vượt xa khỏi một cái gì chỉ là nhân ái. Chính Thiên Chúa là Ðấng thôi thúc trong nội tâm chúng ta, để chúng ta dấn thân làm giãm nhẹ đi sự nghèo cùng. Như thế, một cách quyết định, chính Thiên Chúa là đấng chúng ta mang vào trong thế giới đau khổ. Bao lâu chúng ta ý thức và rõ ràng mang Chúa đến như là hồng ân, thì bấy lâu tình thương chúng ta có sức thay đổi thế giới một cách hữu hiệu hơn, và khơi dậy niềm hy vọng, một niềm hy vọng vượt qua khỏi sự chết; chỉ như thế niềm hy vọng này mới là niềm hy vọng đích thực cho con người.