Kiện Toàn Lề Luật
(Mt 5, 17-19)
Theo cách sắp xếp của Tin Mừng theo thánh Matthêu thì sau bài giảng về Tám Mối Phúc Thật, Chúa Giêsu trao cho các môn đệ sứ mạng làm muối cho đời và ánh sáng cho trần gian. Kế đó, Ngài đưa ra lập trường mà chúng ta vừa nghe trên đây. Có lẽ Chúa Giêsu sợ rằng các môn đệ sẽ hiểu sai những giáo huấn mà Ngài sắp trình bày ngay sau đó, khi Ngài giải thích lại một cách triệt để hơn những điều ghi trong sách Luật, chẳng hạn như về việc giết người, ngoại tình, thề thốt và trả thù.
Những điều được ghi chép trong Cựu ước tiêu biểu qua luật Môsen và lời các ngôn sứ vẫn có giá trị đặc thù của chúng. Chúng thật sự là lời của chân lý Giavê Thiên Chúa ban cho dân Người. Chúng đã từng hướng dẫn, răn dạy, cảm hóa dân Chúa và sẽ mãi mãi tiếp tục làm các công việc ấy. Vì thế, dân Chúa cũng phải tiếp tục tuân giữ mọi điều Cựu ước truyền dạy. Tuy nhiên, vì Cựu ước mới chỉ là những bước chuẩn bị cho Tân ước nên nó cũng cần được điều chỉnh, bổ sung để đi đến chỗ hoàn hảo. Chúa Giêsu chính là người sẽ thực hiện điều này khi tuyên bố rằng: "Thầy đến không phải là để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn". Chúa Giêsu gián tiếp nói lên sứ mạng thiên sai của mình. Chỉ trong Ngài, chương trình mà Thiên Chúa muốn thực hiện nơi trần gian mới đạt được mức viên mãn mà thôi. Bởi Ngài là cùng đích nên Ngài có toàn quyền để hướng mọi sự về cùng đích này. Ngài không đi ngược lại những điều Môsen và các ngôn sứ đã nói, nhưng Ngài lại hướng những lời nói ấy đến cùng đích của chúng. Trong các bài giảng của Ngài không khi nào Ngài lên án hay phê phán lề luật và lời các ngôn sứ. Ngài chỉ lên án những ai lợi dụng các điều ấy cho các mục đích sai trái, hoặc Ngài chỉ nâng các điều ấy lên mức hoàn thiện cao hơn mà thôi. Khi tuyên bố: "Các con đã nghe luật dạy người xưa rằng... Còn Thầy, Thầy bảo cho các con biết..." Chúa Giêsu không có ý chê bai lề luật, mà chỉ muốn nói rằng đã đến lúc phải hiểu lề luật với một tinh thần mới.
Thời đại thiên sai được Chúa Giêsu ví như rượu mới phải được bỏ vào bầu da mới: "Ðã đến lúc phải bỏ cái bầu da cũ ấy đi và thay vào đó một bầu da mới. Trong bầu da mới này, rượu lề luật dậy men tình yêu và cho ra một thứ rượu mới làm say mê lòng người. Từ nay, lề luật mang một tên mới là luật tình yêu". Và với một cái nhìn của tình yêu thì không có việc gì là nhỏ mọn vô nghĩa. Tình yêu đòi hỏi phải luôn trung tín, nhưng sự trung tín trong tình yêu lại khác xa với sự trung tín chỉ vì lề luật. Từ cái nhìn này, Chúa Giêsu mời gọi dân chúng quay trở lại với lề luật, để khám phá ra những nét mới lạ trong đó và sống cách triệt để khám phá này. Lúc ấy, họ sẽ nhận ra rằng quả thực, dù chỉ một điều nhỏ mọn nhưng được nhìn với cặp mắt yêu thương thì sẽ trở nên vô cùng giá trị, nhờ đó sẽ không ai đành lòng bỏ qua dù chỉ một điều nhỏ nhặt để kiện toàn lề luật ấy.
Lạy Thiên Chúa là Chúa của lề luật và cũng là Chúa của tình yêu, xin dạy con biết tuân thủ lề luật với cái nhìn yêu thương và đồng thời cũng biết yêu thương khi thi hành những điều lề luật đòi buộc.
(Mt 5, 17-19)
Theo cách sắp xếp của Tin Mừng theo thánh Matthêu thì sau bài giảng về Tám Mối Phúc Thật, Chúa Giêsu trao cho các môn đệ sứ mạng làm muối cho đời và ánh sáng cho trần gian. Kế đó, Ngài đưa ra lập trường mà chúng ta vừa nghe trên đây. Có lẽ Chúa Giêsu sợ rằng các môn đệ sẽ hiểu sai những giáo huấn mà Ngài sắp trình bày ngay sau đó, khi Ngài giải thích lại một cách triệt để hơn những điều ghi trong sách Luật, chẳng hạn như về việc giết người, ngoại tình, thề thốt và trả thù.
Những điều được ghi chép trong Cựu ước tiêu biểu qua luật Môsen và lời các ngôn sứ vẫn có giá trị đặc thù của chúng. Chúng thật sự là lời của chân lý Giavê Thiên Chúa ban cho dân Người. Chúng đã từng hướng dẫn, răn dạy, cảm hóa dân Chúa và sẽ mãi mãi tiếp tục làm các công việc ấy. Vì thế, dân Chúa cũng phải tiếp tục tuân giữ mọi điều Cựu ước truyền dạy. Tuy nhiên, vì Cựu ước mới chỉ là những bước chuẩn bị cho Tân ước nên nó cũng cần được điều chỉnh, bổ sung để đi đến chỗ hoàn hảo. Chúa Giêsu chính là người sẽ thực hiện điều này khi tuyên bố rằng: "Thầy đến không phải là để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn". Chúa Giêsu gián tiếp nói lên sứ mạng thiên sai của mình. Chỉ trong Ngài, chương trình mà Thiên Chúa muốn thực hiện nơi trần gian mới đạt được mức viên mãn mà thôi. Bởi Ngài là cùng đích nên Ngài có toàn quyền để hướng mọi sự về cùng đích này. Ngài không đi ngược lại những điều Môsen và các ngôn sứ đã nói, nhưng Ngài lại hướng những lời nói ấy đến cùng đích của chúng. Trong các bài giảng của Ngài không khi nào Ngài lên án hay phê phán lề luật và lời các ngôn sứ. Ngài chỉ lên án những ai lợi dụng các điều ấy cho các mục đích sai trái, hoặc Ngài chỉ nâng các điều ấy lên mức hoàn thiện cao hơn mà thôi. Khi tuyên bố: "Các con đã nghe luật dạy người xưa rằng... Còn Thầy, Thầy bảo cho các con biết..." Chúa Giêsu không có ý chê bai lề luật, mà chỉ muốn nói rằng đã đến lúc phải hiểu lề luật với một tinh thần mới.
Thời đại thiên sai được Chúa Giêsu ví như rượu mới phải được bỏ vào bầu da mới: "Ðã đến lúc phải bỏ cái bầu da cũ ấy đi và thay vào đó một bầu da mới. Trong bầu da mới này, rượu lề luật dậy men tình yêu và cho ra một thứ rượu mới làm say mê lòng người. Từ nay, lề luật mang một tên mới là luật tình yêu". Và với một cái nhìn của tình yêu thì không có việc gì là nhỏ mọn vô nghĩa. Tình yêu đòi hỏi phải luôn trung tín, nhưng sự trung tín trong tình yêu lại khác xa với sự trung tín chỉ vì lề luật. Từ cái nhìn này, Chúa Giêsu mời gọi dân chúng quay trở lại với lề luật, để khám phá ra những nét mới lạ trong đó và sống cách triệt để khám phá này. Lúc ấy, họ sẽ nhận ra rằng quả thực, dù chỉ một điều nhỏ mọn nhưng được nhìn với cặp mắt yêu thương thì sẽ trở nên vô cùng giá trị, nhờ đó sẽ không ai đành lòng bỏ qua dù chỉ một điều nhỏ nhặt để kiện toàn lề luật ấy.
Lạy Thiên Chúa là Chúa của lề luật và cũng là Chúa của tình yêu, xin dạy con biết tuân thủ lề luật với cái nhìn yêu thương và đồng thời cũng biết yêu thương khi thi hành những điều lề luật đòi buộc.