Bài giảng thứ ba Mùa Chay tại Vatican

ROME Vendredi 7 avril 2006 (ZENIT.org).- Trong bài giảng thứ ba Mùa Chay, được trình bày sáng thứ Sáu 7/4 trước đức giáo hoàng và giáo triều roma, Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap. người giảng Phủ giáo hoàng, trong thì thứ nhất mời chiêm ngắm sự thương khó, rồi suy nghĩ "câu giải đáp của chúng ta" cho sự thương khó Chúa Kitô.

Khi mời chiêm ngưỡng sự thương khó, Cha giảng khơi lên "sự làm mê hồn" nhờ Khăn Liệm Thánh" tác động. Không nói tới tính "chân chính" của Khăn Liệm, cha Cantalamessa khẳng định đó là "sự diễn tả long trọng nhất và cao cả nhất về sự chết mà mắt người phàm không bao giờ chiêm ngưỡng".

"Xác này bị phân cách với linh hồn, nhưng không với thiên tính. Trong Khăn Liệm Thánh có một cái gì thuộc Thiên Chúa phản chiếu trên mặt bị hành hạ nhưng in nét uy nghi của Chúa Kitô.

Khi tiếp tục "chiêm ngưỡng" sự thương khó, cha Cantalamessa giải thích sự thương khó phần xác của Chúa Kitô rồi đến sự thương khó phần hồn của Người, cốt tại cái gì.

Sau khi mô tả "khổ hình" của sự đóng đinh, cha tuyên bố: "Nhưng sự thương khó của linh hồn Chúa Kitô thì sâu xa hơn nhiều và đau đớn hơn nhiều sự thương khó thân xác của Người".

Cha giảng chỉ ra ba nguyên nhân chính của sự thương khó linh hồn Chúa Kitô: sự cô đơn, sự khinh bỉ và nhục nhã, sự kiện biến thành "sự tội".

Trước hết Chúa Kitô cảm nghiệm về sự cô đơn. Tất cả mọi người từ bỏ Người: đám đông, các môn đệ và sau cùng "chính Cha Người". Sự cô đơn đạt tới cực điểm trên thánh giá khi Chúa Giêsu, trong nhân tính của Người, cảm thấy mình bị bỏ rơi, kể cả bởi Cha mình: "Lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi, nhân sao Chúa bỏ tôi".

"Người đã trở nên kẻ vô thần, kẻ không có Thiên Chúa, ngõ hầu những con người có thể trở về với Thiên Chúa. Trên thực tế có một thuyết vô thần tích cực, mắc tội, là chối bỏ Thiên Chúa và một thuyết vô thần tiêu cực, đau khổ và đền tội, tức là bị loại, hay là cảm thấy mình bị Thiên Chúa loại bỏ".

"Sự nhục nhã và sự khinh bỉ tạo nên một khía cạnh khác trong sự Thương khó nội tại của Chúa Kitô", cha Cantalamessa giải thích. "Nhưng sự thương khó của linh hồn Đấng Cứu Thế có một nguyên nhân còn sâu xa hơn là sự cô đơn và sự nhục nhã".

Trên thực tế "Chúa Giêsu tại vườn Giếtsêmani là sự nghịch đạo, tất cả sự nghịch đạo của thế giới. Tông đồ đã viết, Người là con người bị kể là "sự tội". Cơn giận của Thiên Chúa được tỏ ra là để chống lại Người. Sự thu hút vô cùng hiện hữu từ đời đời giữa Chúa Cha và Chúa Con bây giờ bị băng ngang bởi một sự ghê tởm cũng hoàn toàn vô cùng giữa sự thánh thiện của Thiên Chúa và tính hiểm độc của tội, và điều đó có nghĩa là 'uống chén đắng' ".

Sau khi chiêm ngưỡng sự thương khó, cha giảng mời suy nghĩ về câu "trả lời" của chúng ta đối với sự thương khó.

Khi nhắc tới việc Chúa Giêsu chịu chết, "vì tội chúng ta", theo những lời thánh Phaolô, cha tuyên bố: "Juda phản bội, Pherô chối Chúa, dân chúng kêu la "Barabbas chớ không phải nó!", chính tôi. Điều đó xảy ra mỗi khi tôi yêu chuộng sự thoả mãn của tôi, sự tiện nghi của tôi, danh dự của tôi hơn danh dự của Chúa Kitô".

Cha Cantalamessa giải thích tiếp rằng "hoa quả của việc suy gẫm sự thương khó" là một sự cải thiện, một sự "thay đổi lòng". Điểm khởi hành của sự cải thiện là, đối với Kinh Thánh " sự cứng lòng", là con tim bằng đá", nghĩa là "sự từ chối khuất phục Thiên Chúa, từ chối yêu Người hết lòng mình, từ chối vâng phục luật pháp Người", và điểm tới của sự cải thiện là hình ảnh của "cõi lòng tan nát, bị thương tích, bị bức xé, bị cắt bì, của con tim xác thịt, của con tim mới".

Sau đó cha giảng giải thích "sự thay đổi lòng như vậy thực hiện cách nào": Chúa Kitô đứng ngoài cửa và gõ.

Cha Cantalamessa khẳng định dó là sự "sự cải thiện lần đầu, từ sự cứng tin tới đức tin, từ tội tới ân sủng, Chúa Kitô đứng ngoài và gõ trên những vách lòng để đi vào; khi tới những sự cải thiện kế tiếp, từ một trạng thái ân sủng tới một trạng thái khác cao hơn, từ sự nguội lạnh tới lòng sốt sắng, thì xảy ra điều ngược lại: Chúa Kitô ở trong và gõ trên những vách lòng để đi ra!".

Khi giải thích tình huống thứ hai, cha tuyên bố: "Trong phần đông những tâm hồn dấn thân trên con đường thiêng liêng, Chúa Kitô không giam mình trong một áo giáp, nhưng bằng cách nào đó Người ở trong sự tự do được giám sát. Người tự do di chuyển nhưng trong những giới hạn nhất định. Điều đó xảy ra khi, một cách mặc nhiên, người ta cho Nguời hiểu điều Người có thể đòi chúng ta và điều Người không thể đòi chúng ta. Sự cầu nguyện nhưng không tới mức làm nguy hại giấc ngu, giờ nghỉ, sự thông tin lành mạnh; sự vâng lời nhưng Người không lạm dụng sự sẵn lòng chúng ta; đức khiết tịnh nhưng không tới mức cất chúng ta khỏi vài cảnh tượng thư giãn , dầu cảnh tượng đó có hơi quá trớn. Nói tóm, việc sử dụng những biện pháp nửa mùa".

Cha Cantalamessa trưng một ví dụ về sự cải thiện này, sự cải thiện từ "sự nguội lạnh tới lòng sốt sắng": gương thánh Têrêsa Avila, người cố gắng "dung hòa hai kẻ thù rất xung khắc này: đời sống tinh thần với những sở thích và những trò tiêu khiển thuộc giác quan".

Cha giảng tường thuật "Chính sự chiêm ngưỡng sự Thương Khó cho "Têrêsa sự nhiệt tình thay đổi"..

Một ngày kia Thánh Têrêsa khám phá một pho tượng mới được đặt trong nhà nguyện: "Pho tượng biểu thị Chúa chúng ta mang đầy vết thương, y như thực, đến nỗi mỗi lần tôi thấy tượng đó là tôi bị đảo lộn bởi vì tượng đó biểu lộ Người đã chịu đau khổ cho chúng ta biết bao, thánh Têrêsa thuật lại: tôi cảm thấy một sự đau đớn kinh khủng khi nghĩ tới bạc tình của tôi đối với những vết thương này, đến nỗi con tin tôi như bị tan nát".

Cha giảng Phủ giáo hoàng kết thúc bằng lời khuyên này: "Đang lúc mà tứ phía người ta làm áp lực để cất đi ảnh thánh giá trong những phòng và những nơi công cộng, thì hơn bao giờ hết chúng ta là những Kitô hữu chúng ta phải treo ảnh thánh giá trên những vách tường lòng chúng ta".