Nha Trang Việt Nam (19/04/2006) - Sau mấy mươi năm, cha thầy trong miền Nha Trang cùng nhau lập lại Ba Lời Khấn vào ngày 17.04.2006. Cảm nhận của tôi về sự kiện này là việc lập lại lời khấn theo truyền thống Phan Sinh mang đến sự khích lệ lớn cho đời sống tận hiến của mọi người. Thật là một truyền thống tốt đẹp và bổ ích! Nhân dịp này, Chúa Phục Sinh đã soi sáng và dẫn đưa tất cả anh em của ba cộng đoàn Vĩnh Phước, Thanh Hải và Ngọc Thanh thực hiện một cuộc du ngoạn miền núi. Ðó là núi Hòn Bà vào sáng thứ Ba ngày 18/04/2006. Hôm nay tôi xin chia sẻ đến tất cả anh chị em xa gần diễn biến của hành trình này.
Tôi nhớ lại trong bữa cơm thân mật mừng lễ Phục Sinh và việc lập lại lời khấn, cha Phụ Trách cộng đoàn thông báo một tin mừng đến cho tất cả anh em ba nhà: "Sáng mai có một chuyến dã ngoại lên núi Hòn Bà. Anh em nào đi, xin đăng ký để chuẩn bị xe." Thông báo ấy vừa ban ra đã tìm được sự đồng thuận của hai nhà Ngọc Thanh và Thanh Hải. Quả thật, ai cũng muốn được lên núi Hòn Bà một lần cho biết. Cha Xuân Quý, là người có sáng kiến này đầu tiên, giới thiệu đôi nét về chương trình lên núi Bà.
Hòn Bà khác các loại hòn khác như Hòn Dữ, Hòn Tre, Hòn Mun, Hòn Tầm... Nó cách thành phố Nha Trang 40 km về hướng Tây Nam, toạ lạc ở Suối Lâu thuộc huyện Diên Khánh. Trên đỉnh núi có một ngôi nhà gác gỗ do bác sĩ Yersin cất làm nơi nguyên cứu y học và nghỉ dưỡng. Cách đây mấy năm, để bảo tổn khu di tích này và làm du lịch, nhà nước đã đầu tư khá nhiều tiền làm đường và các hạ mục công trình hầu giúp cho du khách lên tới đỉnh Hòn Bà có lý trình cao 1,500m. Ðường lên tới đỉnh núi khá hiểm trở quanh co dài hơn 36 km. Biết trước những khó khăn như thế nhưng tất cả anh em đều hồ hởi: "Ðèo cao thì mặc đèo cao, trèo lên tới đỉnh ta cao hơn đèo".
Hành trình khởi hành lúc 7 giờ 30, vậy mà mới 7 giờ 00, thầy Philíp Tâm đã chờ trước cổng nhà Dòng. Thầy ăn mặc lịch lãm như mỗi khi ra phố. Thầy hướng nhìn ra cổng nhà thờ trong lúc cha Xuân Quý mang giỏ, ghế nằm và chiếu, cha Bộ làm lễ riêng và ăn sáng xong đang đi vào phòng chuẩn bị hành lý, cha Lữ chở thầy Giêra (thầy xuống Thanh Hải dưỡng bệnh) đến cộng đoàn và ngồi đọc báo, thầy Sáu Hải đang lo đồ dùng cùng với cô bếp, út nhỏ chạy ra đường mua cục đá và gặp cha Có chạy xe vào, cha Tuấn đã đến sớm và đang ăn mì tôm, cha Phụ trách đang đi xuống, và thầy Tuấn Rôma đang hối hả bước xuống bậc thềm. Tất cả mọi người đã sẵn sàng. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng. Mọi người bắt đầu một ngày du ngoạn núi Hòn Bà.
Như dự định đúng 7giờ 30, chiếc xe Toyota 15 chỗ cập bến nhà dòng. Tài xế mở cửa xe và mọi người bước lên. Chiếc xe lăn bánh mang theo mười lăm người hướng về Hòn Bà trong khi có nhiều cặp mắt tò mò dõi theo đoàn.
Ngồi trên xe ai cũng có cơ hội được nói và tham gia chính kiến của mình như chuyện những năm tháng gian khổ, chuyện này chuyện nọ đủ loại và xen giữa là tiếng cười. Thật không khó để nhận ra niềm vui tỏ lộ trên khuôn mặt của từng người dường như chẳng còn bệnh tật hay tuổi già ngự trị. Tôi xin nói thêm rằng đã lâu rồi cộng đoàn Vĩnh Phước và hai cộng đoàn chưa có dịp đi dã ngoại chung với nhau như thế này vì do cha thầy trong cộng đoàn bị bệnh và sức yếu. Nghĩ đến việc ra ngoài một chút thôi cũng khó rồi huống hồ chi đi chơi xa, đi lên núi Hòn Bà lại là chuyện không bao giờ dám nghĩ đến. Thế mới nói sức mạnh của Chúa Phục Sinh và việc lập lại lời khấn lớn lao như thế nào! Hơn thế nữa là đời sống huynh đệ!
Khoảng 8 giờ, xe đưa đoàn đến Suối Lâu. Mọi người ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của Ðập Nước Suối Lâu. Trước mắt, một hồ nước rộng mênh mông và thơ mộng. Có cha nói rằng nên xây ở đây một nhà tỉnh dưỡng cho anh em. Mọi con mắt đổ dồn về hồ nước và cũng từ đây, chiếc xe đưa đoàn bắt đầu vượt qua con đường đèo. Hai bên đường, những ngôi nhà đơn sơ của đồng bào dân tộc. Không khí trầm lắng dường như đồng bào đã đi làm. Tôi thấy có vài người đang đi bộ hai bên đường. Không ai biết họ sống ở đây từ bao giờ. Cha xuân Quý lại biết một điều thú vị là một người quen đã thuê một khu đất rộng ở đây để kinh doanh du lịch và trưa nay đoàn sẽ dừng chân.
Những thân cây cao to thẳng đứng hướng lên vòm trời xanh thẳm. Một màu xanh bạt ngàn của núi rừng làm cho tôi cũng như nhiều người trong đoàn có nhiều cảm xúc. Cha Tuấn cứ lập đi lập lại: "núi có màu xanh như thế này mới đẹp". Dưới thung lũng, một dòng suối đang thì thầm phát ra âm thanh như Ðàn Ðá Khánh Sơn lúc trầm lúc bổng. Tiếng ve kêu giục dã vào hè, tiếng chim hót, tiếng suối reo,tiếng máy động cơ hoà quyện vào nhau tạo nên những khúc biến tấu mê li như trong truyện kiếm hiệp.
Chiếc xe lúc lượn bên này lúc lượn bên kia theo con đường đèo. Mọi người trò chuyện đủ điều. Có khi chuyện lịch sử về Hòn Bà; có lúc là chuyện kinh tế; có lúc kể chuyện vui làm cho mọi người phì cười. Ðang say sưa với núi rừng, chiếc xe khựng lại ì ạch do xăng không xuống đều. Vài anh em trong đoàn có sức khỏe tốt bước xuống đi bộ để ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên và để cảm thông sự xuống cấp của con đường mới xây dựng. Toàn bộ hai bên đường bị xói mòn, những bước tường kè che chắn bị đổ nhào ra đường lộ rõ sự cẩu thả của những người thi công. Nhà nước đã đổ không biết bao nhiêu tiền để xây dựng con đường này. Vậy mà bây giờ, con đường trở nên kinh khủng hơn lúc nó chưa tu sửa. Cha Xuân Quý kể lại thắc mắc của một người nước ngoài như sau: "tôi không hiểu nhà nước bỏ ra một số tiền lớn xây dựng một con đường dài đến đỉnh để làm gì?".
Anh em cuốc bộ trên con đường dốc trải nhựa thưởng thức không khí trong lành. Từ giữa đèo trở lên, nói đúng hơn khoảng độ cao 1,000 mét, khí trời se lạnh như ở Ðà Lạt. Chiếc xe đã nghỉ mệt và tiếp tục. Tất cả anh em lại lên xe nín thở khi nhìn xuống một bên là núi và một bên là một vực thẳm. Tôi cầu xin Chúa cho xe đừng có chuyện gì xảy ra. Nếu có điều gì bất trắc, thầy PhiLíp và ông cố Bộ làm sao đi bộ được, ngay cả trai tráng như tôi mà còn bở hơi tai. Chiếc xe lao về phía trước qua cột mốc báo độ cao 1,200; 1,300; 1,400 và 1,500. Cuối cùng xe đã đưa đoàn đến đỉnh núi Hòn Bà. Trước mặt chúng tôi, một gác gỗ đơn sơ màu nâu sậm. Lối ra vào có 2 tấm bảng. Một tấm bảng ghi dòng chữ: Khu di tích bác sĩ Yersin và bảng kia ghi: lý trình độ cao 1,500m, chiều dài 36 + 625. Các cha thầy lên gác nhìn xuống núi và chụp hình lưu niệm ở đó. Chúng tôi lưu lại đó một thời gian ngắn và trở về chỗ nghỉ ở giữ chân đèo, bên dòng suối thơ mộng.
Lên thật khó khăn nhưng xuống thì lại rất dễ dàng. Cha Quý xin một chỗ ở khu nghỉ mát để anh em có thể tắm suối và ăn trưa. Bữa cơm trưa đầy ắp thức ăn. Mọi người ai cũng no nê. Sau đó, mọi người tìm cho mình một chỗ thích hợp để nghỉ lấy lại sức.
Chiều đến, khoảng 2giờ00, chúng tôi chia tay núi Hòn Bà và dòng suối thơ mộng. Trên đường về, đoàn ghé giáo xứ Ðồng Hộ thăm lại chốn xưa nhưng Cha sở vắng nhà. Ðoàn ở đó một tí và rồi đến cộng đoàn Suối Dầu. Anh em cộng đoàn Suối Dầu đón tiếp đoàn bằng những chai nước suối thơm chanh và mít khô. Sẵn dịp này, Anh Phụ Trách cộng đoàn đưa thầy Philíp và cha Bộ thăm các chị FMM. "Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ...!!!" không phải thế! các chị rất đổi ngạc nhiên và xúc động khi gặp lại cha thầy ở đây, nước mắt long lanh trút bầu tâm sự và chia tay trong nỗi niềm luyến tiếc.
Một ngày du ngoạn kết thúc, mọi người ai cũng thấm mệt nhưng không quên đi được những cảm xúc đặt chân lên tới đỉnh núi Hòn Bà. Xin cảm tạ Chúa đã cho mọi người một ngày nghỉ tuyệt vời.
Tôi nhớ lại trong bữa cơm thân mật mừng lễ Phục Sinh và việc lập lại lời khấn, cha Phụ Trách cộng đoàn thông báo một tin mừng đến cho tất cả anh em ba nhà: "Sáng mai có một chuyến dã ngoại lên núi Hòn Bà. Anh em nào đi, xin đăng ký để chuẩn bị xe." Thông báo ấy vừa ban ra đã tìm được sự đồng thuận của hai nhà Ngọc Thanh và Thanh Hải. Quả thật, ai cũng muốn được lên núi Hòn Bà một lần cho biết. Cha Xuân Quý, là người có sáng kiến này đầu tiên, giới thiệu đôi nét về chương trình lên núi Bà.
Hòn Bà khác các loại hòn khác như Hòn Dữ, Hòn Tre, Hòn Mun, Hòn Tầm... Nó cách thành phố Nha Trang 40 km về hướng Tây Nam, toạ lạc ở Suối Lâu thuộc huyện Diên Khánh. Trên đỉnh núi có một ngôi nhà gác gỗ do bác sĩ Yersin cất làm nơi nguyên cứu y học và nghỉ dưỡng. Cách đây mấy năm, để bảo tổn khu di tích này và làm du lịch, nhà nước đã đầu tư khá nhiều tiền làm đường và các hạ mục công trình hầu giúp cho du khách lên tới đỉnh Hòn Bà có lý trình cao 1,500m. Ðường lên tới đỉnh núi khá hiểm trở quanh co dài hơn 36 km. Biết trước những khó khăn như thế nhưng tất cả anh em đều hồ hởi: "Ðèo cao thì mặc đèo cao, trèo lên tới đỉnh ta cao hơn đèo".
Hành trình khởi hành lúc 7 giờ 30, vậy mà mới 7 giờ 00, thầy Philíp Tâm đã chờ trước cổng nhà Dòng. Thầy ăn mặc lịch lãm như mỗi khi ra phố. Thầy hướng nhìn ra cổng nhà thờ trong lúc cha Xuân Quý mang giỏ, ghế nằm và chiếu, cha Bộ làm lễ riêng và ăn sáng xong đang đi vào phòng chuẩn bị hành lý, cha Lữ chở thầy Giêra (thầy xuống Thanh Hải dưỡng bệnh) đến cộng đoàn và ngồi đọc báo, thầy Sáu Hải đang lo đồ dùng cùng với cô bếp, út nhỏ chạy ra đường mua cục đá và gặp cha Có chạy xe vào, cha Tuấn đã đến sớm và đang ăn mì tôm, cha Phụ trách đang đi xuống, và thầy Tuấn Rôma đang hối hả bước xuống bậc thềm. Tất cả mọi người đã sẵn sàng. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng. Mọi người bắt đầu một ngày du ngoạn núi Hòn Bà.
Như dự định đúng 7giờ 30, chiếc xe Toyota 15 chỗ cập bến nhà dòng. Tài xế mở cửa xe và mọi người bước lên. Chiếc xe lăn bánh mang theo mười lăm người hướng về Hòn Bà trong khi có nhiều cặp mắt tò mò dõi theo đoàn.
Ngồi trên xe ai cũng có cơ hội được nói và tham gia chính kiến của mình như chuyện những năm tháng gian khổ, chuyện này chuyện nọ đủ loại và xen giữa là tiếng cười. Thật không khó để nhận ra niềm vui tỏ lộ trên khuôn mặt của từng người dường như chẳng còn bệnh tật hay tuổi già ngự trị. Tôi xin nói thêm rằng đã lâu rồi cộng đoàn Vĩnh Phước và hai cộng đoàn chưa có dịp đi dã ngoại chung với nhau như thế này vì do cha thầy trong cộng đoàn bị bệnh và sức yếu. Nghĩ đến việc ra ngoài một chút thôi cũng khó rồi huống hồ chi đi chơi xa, đi lên núi Hòn Bà lại là chuyện không bao giờ dám nghĩ đến. Thế mới nói sức mạnh của Chúa Phục Sinh và việc lập lại lời khấn lớn lao như thế nào! Hơn thế nữa là đời sống huynh đệ!
Khoảng 8 giờ, xe đưa đoàn đến Suối Lâu. Mọi người ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của Ðập Nước Suối Lâu. Trước mắt, một hồ nước rộng mênh mông và thơ mộng. Có cha nói rằng nên xây ở đây một nhà tỉnh dưỡng cho anh em. Mọi con mắt đổ dồn về hồ nước và cũng từ đây, chiếc xe đưa đoàn bắt đầu vượt qua con đường đèo. Hai bên đường, những ngôi nhà đơn sơ của đồng bào dân tộc. Không khí trầm lắng dường như đồng bào đã đi làm. Tôi thấy có vài người đang đi bộ hai bên đường. Không ai biết họ sống ở đây từ bao giờ. Cha xuân Quý lại biết một điều thú vị là một người quen đã thuê một khu đất rộng ở đây để kinh doanh du lịch và trưa nay đoàn sẽ dừng chân.
Những thân cây cao to thẳng đứng hướng lên vòm trời xanh thẳm. Một màu xanh bạt ngàn của núi rừng làm cho tôi cũng như nhiều người trong đoàn có nhiều cảm xúc. Cha Tuấn cứ lập đi lập lại: "núi có màu xanh như thế này mới đẹp". Dưới thung lũng, một dòng suối đang thì thầm phát ra âm thanh như Ðàn Ðá Khánh Sơn lúc trầm lúc bổng. Tiếng ve kêu giục dã vào hè, tiếng chim hót, tiếng suối reo,tiếng máy động cơ hoà quyện vào nhau tạo nên những khúc biến tấu mê li như trong truyện kiếm hiệp.
Chiếc xe lúc lượn bên này lúc lượn bên kia theo con đường đèo. Mọi người trò chuyện đủ điều. Có khi chuyện lịch sử về Hòn Bà; có lúc là chuyện kinh tế; có lúc kể chuyện vui làm cho mọi người phì cười. Ðang say sưa với núi rừng, chiếc xe khựng lại ì ạch do xăng không xuống đều. Vài anh em trong đoàn có sức khỏe tốt bước xuống đi bộ để ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên và để cảm thông sự xuống cấp của con đường mới xây dựng. Toàn bộ hai bên đường bị xói mòn, những bước tường kè che chắn bị đổ nhào ra đường lộ rõ sự cẩu thả của những người thi công. Nhà nước đã đổ không biết bao nhiêu tiền để xây dựng con đường này. Vậy mà bây giờ, con đường trở nên kinh khủng hơn lúc nó chưa tu sửa. Cha Xuân Quý kể lại thắc mắc của một người nước ngoài như sau: "tôi không hiểu nhà nước bỏ ra một số tiền lớn xây dựng một con đường dài đến đỉnh để làm gì?".
Anh em cuốc bộ trên con đường dốc trải nhựa thưởng thức không khí trong lành. Từ giữa đèo trở lên, nói đúng hơn khoảng độ cao 1,000 mét, khí trời se lạnh như ở Ðà Lạt. Chiếc xe đã nghỉ mệt và tiếp tục. Tất cả anh em lại lên xe nín thở khi nhìn xuống một bên là núi và một bên là một vực thẳm. Tôi cầu xin Chúa cho xe đừng có chuyện gì xảy ra. Nếu có điều gì bất trắc, thầy PhiLíp và ông cố Bộ làm sao đi bộ được, ngay cả trai tráng như tôi mà còn bở hơi tai. Chiếc xe lao về phía trước qua cột mốc báo độ cao 1,200; 1,300; 1,400 và 1,500. Cuối cùng xe đã đưa đoàn đến đỉnh núi Hòn Bà. Trước mặt chúng tôi, một gác gỗ đơn sơ màu nâu sậm. Lối ra vào có 2 tấm bảng. Một tấm bảng ghi dòng chữ: Khu di tích bác sĩ Yersin và bảng kia ghi: lý trình độ cao 1,500m, chiều dài 36 + 625. Các cha thầy lên gác nhìn xuống núi và chụp hình lưu niệm ở đó. Chúng tôi lưu lại đó một thời gian ngắn và trở về chỗ nghỉ ở giữ chân đèo, bên dòng suối thơ mộng.
Lên thật khó khăn nhưng xuống thì lại rất dễ dàng. Cha Quý xin một chỗ ở khu nghỉ mát để anh em có thể tắm suối và ăn trưa. Bữa cơm trưa đầy ắp thức ăn. Mọi người ai cũng no nê. Sau đó, mọi người tìm cho mình một chỗ thích hợp để nghỉ lấy lại sức.
Chiều đến, khoảng 2giờ00, chúng tôi chia tay núi Hòn Bà và dòng suối thơ mộng. Trên đường về, đoàn ghé giáo xứ Ðồng Hộ thăm lại chốn xưa nhưng Cha sở vắng nhà. Ðoàn ở đó một tí và rồi đến cộng đoàn Suối Dầu. Anh em cộng đoàn Suối Dầu đón tiếp đoàn bằng những chai nước suối thơm chanh và mít khô. Sẵn dịp này, Anh Phụ Trách cộng đoàn đưa thầy Philíp và cha Bộ thăm các chị FMM. "Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ...!!!" không phải thế! các chị rất đổi ngạc nhiên và xúc động khi gặp lại cha thầy ở đây, nước mắt long lanh trút bầu tâm sự và chia tay trong nỗi niềm luyến tiếc.
Một ngày du ngoạn kết thúc, mọi người ai cũng thấm mệt nhưng không quên đi được những cảm xúc đặt chân lên tới đỉnh núi Hòn Bà. Xin cảm tạ Chúa đã cho mọi người một ngày nghỉ tuyệt vời.