Đức Thánh Cha lên án về tỉ lệ sinh đẻ thấp chỉ vì một thế giới không có tình thương

VATICAN CITY (Reuters).- Đức Thánh Cha Biển Đức 16 nói vào hôm thứ sáu vừa qua rằng con số về những mối quan hệ không có tình yêu thương cứ mãi tăng dần lên, và đó cũng chính là nguyên nhân làm giảm tỉ lệ sinh đẻ tại các nước đã phát triển.

Deus Caritas Est
Đức Thánh Cha đề cập đến “một thứ tình yêu mù quáng,” (eclipse of love) và việc thiếu mất đi sự chỉ đạo của luân lý đạo đức, vốn đe dọa đến sự phát triển về mặt tri thức lẫn tâm linh của các thế hệ con cháu trong tương lai.

Trong thông điệp của Ngài, viết bằng tiếng Anh, Đức Thánh Cha lưu ý rằng: “Những dấu chỉ về mặt nhân khẩu học đã rõ ràng cho thấy có một nhu cầu cấp thiết cần phải được phản ảnh ra trong lãnh vực này. Chúng ta đang chứng kiến ở cấp độ trần tục, và cụ thể là tại các nước đã phát triển, hai khuynh hướng quan trọng và đan chéo nhau: một mặt thì có sự gia tăng về tuổi thọ; mặt khác thì lại có sự giảm sút về tỉ lệ sinh đẻ. Khi các xã hội trở nên già nua, rất nhiều quốc gia hay một số nhóm quốc gia không còn có đủ người trẻ để có thể duy trì dân số nữa.”

Thông điệp của Đức Thánh Cha cũng nhìn nhận về tình huống này “chính là kết quả của những nguyên nhân đa đạng và phức tạp thông thường như các đặc điểm có liên quan đến mặt kinh tế, xã hội, và văn hóa. Thế nhưng, cốt lõi của vấn đề, nếu được nhìn nhận và suy xét theo khía cạnh đạo đức luân lý và tâm linh, thì những đặc điểm đó đã góp phần làm giảm và mất đi đức tin, niềm hy vọng, và tình yêu.”

Theo vị Giám Mục của Rôma, “việc mang các trẻ em vào thế giới kêu gọi chúng ta phải tự biết rà xét lại những lổi lầm của riêng chúng ta, để biết sáng kiến tìm cách khắc phục chúng qua sự rộng lượng, được đánh dấu bởi sự tín thác và niềm hy vọng vào tương lai. Vì lẽ, xét theo bản chất, tình yêu thì hướng đến sự bất diệt,” Đức Thánh Cha nói như vậy, khi trích dẫn thông điệp của Ngài “Deus Caritas Est” (tức Thiên Chúa Là Tình Yêu).

Đức Thánh Cha nói qua một thông điệp gởi đến buổi họp của Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng đặc trách về Khoa Học Xã Hội rằng:

“Có lẽ, việc thiếu mất đi tính sáng tạo và triển vọng của một thứ tình yêu lành mạnh chính là lý do tại sao mà rất nhiều cặp vợ-chồng ngày nay chọn giải pháp không cưới nhau, đó cũng là lý do tại sao mà rất nhiều cuộc hôn nhân bị tan vỡ, và tỉ lệ sinh sản đã giảm thiểu một cách đáng kể. Chính con cái và những người trẻ, lại là những người đầu tiên vẫn thường phải gánh lấy mọi hậu quả của một thứ tình yêu và hy vọng mù quáng này. Thay vì, các em cảm thấy chúng được yêu thương và trân quý, thì trông có vẽ chúng tự cảm thấy chính chúng phải chịu đựng cho hệ quả đó. Chúng vẫn thường thiếu đi sự chỉ dẩn về đạo đức luân lý từ thế giới của những người trưởng thành, và điều đó gây tổn thương cho việc phát triển về tâm linh và trí tuệ của chúng.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: Chính vì lẽ đó, “mà rất nhiều trẻ em lớn lên trong một xã hội quên hẳn đi Thiên Chúa, và phẩm hạnh bẩm sinh của con người vốn được tạo dựng nên giống với hình ảnh của Thiên Chúa.”

Phu nhân của Thủ Tướng Anh, Ông Tony Blair là Bà Cherie Blair, một người Công Giáo, đã tham dự buổi hội thảo của Hàn Lâm Viện với tư cách là một “chuyên gia bên ngoài,” và Bà sau đó được Đức Thánh Cha tiếp kiến riêng.

Hàn Lâm Viện đang họp để thảo luận về chủ đề: “Người Trẻ Biến Mất? Tình Đoàn Kết với Các Trẻ Em và Những Người Trẻ Trong Một Thời Đại Biến Loạn” (Vanishing Youth? Solidarity with Children and Young People in an Age of Turbulence).

Đức Thánh Cha nói: “Trong một thế giới được định hình bởi sự tăng tốc trong tiến trình toàn cầu hóa, chúng thường được trưng bày ra theo khuynh hướng nhãn quan về mặt vật chất của vũ trụ, của cuộc sống và sự hoàn thiện con người. Trẻ em và những người trẻ, hơn bao giờ hết, cần được người lớn bộc lộ cho các em thấy được tình yêu, hòng giúp các em phát triển trong một môi trường sinh thái học lành mạnh của con người, là nơi mà các em nhận ra rằng chúng không được cho chào đời bằng sự may rủi, mà là qua một món quà vốn cũng xuất phát từ kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa.

Các bậc làm cha-mẹ, các nhà giáo dục và những lãnh đạo của cộng đồng, nếu biết trung thành với lời gọi mời riêng của bản thân họ, sẽ không bao giờ chối từ đi nghĩa vụ của họ trong việc giúp cho con cái và những người trẻ của họ biết chọn lấy dự án về sự sống hòng trực tiếp hướng đến sự hạnh phúc đích thực, có khả năng phân biệt được đâu là sự thật và đâu là sự giả dối, lọc lừa; giữa cái thiện và cái ác; giữa công lý và bất công; và giữa một thế giới hiện thực và một thế giới của ‘sự hiện thực hư ảo.’ Một khi sự tự do như vậy đang thiếu mất đi hay đang bị đe dọa, thì những người trẻ cảm thấy bực tức và không còn mấy hào phóng để cố đạt cho được những lý tưởng của họ vốn có thể giúp định hình nên cuộc sống của họ như là những cá nhân, và như là những thành viên của xã hội. ”