Auschwitz, Ba Lan -- Hôm nay ĐTC Benedictô XVI đứng trước trại giam Đức quốc xã Auschwitz để tượng niệm lại những đau khổ kinh hoàng của cuộc điệt chủng người Do thái trong thế chiến thứ II và cầu nguyện cho các nạn nhân.
Khi vào đến cộng trại giam Auschwitz, Đức Thánh Cha Benedictô XVI xuống xe, đi bộ vào để tỏ lòng kính trọng và với thái độ rất khiêm cung.
Tại đây ĐTC gặp gỡ với một nhóm người sống sót của trại giam Auschwitz, dừng lại trước Bức Tường chết bất hủ "Wall of Death," nơi mà hằng ngàn người đã bị xử tử. ĐTC ghé thăm bảo tàng viện Auschwitz và kí tên vào sách lưu niệm.
ĐTC cũng thăm phòng giam của Thánh Maximilian Kolbe, một linh mục Ba Lan đã tự nguyện chết thay cho một bạn tù (lúc đó bị rút thăm xử tử). Linh mục Kolbe được ĐTC Gioan Phaolô II phong thánh.
Tiếp đến ĐTC thăm “Trung Tâm Đối Thoại và Cầu Nguyện”, trung tâm này được xây dựng gần trại giam và một phần được một số các Đức Hồng Y người Âu châu và các Lãnh Đạo Do thái tài trợ để, phần khác được Hội Hiệp Sĩ Knights of Columbus ở Hoa Kỳ tài trợ xây dựng lên.
Sau cùng ĐTC dừng lại tại trại Birkenau để có buổi cầu nguyện đại kết, trong đó một người Do thái hát kinh, còn chính ĐTC đọc lời nguyện cho hòa bình bằng tiếng Đức.
ĐTC nói rằng mục đích tối hậu của cuộc tàn sát Đức quốc xã Nazi không phải chỉ là tiệu diệt người Do thái, nhưng là tiêu diệt bất cứ quyền lực nào cao hơn cái ý muốn của con người muốn thống trị.
Ngài nói thêm rằng :"Tự đáy thâm tâm, những tay đao phủ giết người đó khi tàn sát những người nêu trên, cũng đã muốn giết Thiên Chúa, Đấng kêu gọi Abraham, Đấng đã phán trên núi Sinai và là Đấng đặt ra những nguyên tắc phục vụ và hướng dẫn cho nhân loại, những định chế hiệu lực cho đến ngàn đời sau.”
"Nếu dân tộc này (Do thái) bằng chính sự hiện diện của họ, là một bằng chứng cho Thiên Chúa, Đấng đã nói cho nhân loại và đưa chúng ta tới với Người, rồi cuối cùng Người đã phải chết và quyền lực thuộc về con người, những người mà chính họ nghĩ rằng với võ lực họ có thể trở thành bá chủ thế giới”.
“Một khi hủy diệt Do thái xong, cuối cùng họ muốn xé tan gốc rễ của đức tin Kitô giáo, và thay thế vào đó bằng sáng tạo của tiêng họ: niềm tin vào sự cai trị của con người, luật của kẻ mạnh”.
Với lời tuyên ngôn của Đức Thánh Cha tại Auschwitz, nền thần học Kitô giáo thời hậu Auschwitz đã mở ra chiều kích mới, vì trong 60 năm qua hầu như Kitô giáo bị coi là đồng lõa và có tội về sự diệt chủng Holocaust.
Tuy dù không nói ra, nhưng chúng ta cũng biết rằng nạn Holocaust đã được một số những người xưng mình là Kitô hữu thi hành, nhưng ĐTC biện luận rằng, trên một bình diện xâu xa hơn thì Kitô giáo và Do thái giáo, cả hai đều trình bầy một hệ thống tư tưởng mà chế độ Đức quốc xã tự bản chất của nó coi là hệ thống tư tưởng của hai tôn giáo này cần phải tiêu diệt, bời vì một khi không còn Thiên Chúa và không còn luật lệ luân lý thì sẽ không còn thế lực nào chống lại được chủ nghĩa toiàn trị, chống lại sự dự nữa.
Những suy tư trong chiều hướng Kitô giáo của ĐTC Benedictô tại Auschwitz: không mặc cảm tội lỗi, mà là mang một ý nghĩa sâu xa và quyết liệt về sự lựa chọn dối diện nhân sinh: Thiên Chúa hay vực thẳm.
ĐTC nói: "Với tất cả tâm hồn, nào chúng ta hãy kêu cầu tới Thiên Chúa, trong giờ phút này... khi tất cả các thế lực của tôí tăm xem ra như cũng phát xuất từ trái tim con người: hoặc nó là sự lạm dụng nhân danh Thiên Chúa như là phương tiện để biện minh cho bạo lực vô nghĩa chống lại những người vô tội, hoặc là thái độ yếm thế khinh mạn chối từ việc nhận biết Thiên Chúa hay có khi còn ngạo mạn diễu cợt niềm tin vào Thiên Chúa”.
ĐTC nói tiếp rằng: "Thiên Chúa mà chúng ta tin là Thiên Chúa của lý trí – và chắc chắn, lý trí này không phải là một loại toán số tính toán vô hồn của vũ trụ, nhưng là lý trí của tình yêu với với sự thiện hảo”.
ĐTC cầu nguyện rằng: “Ước chi logic của tình yêu và sự nhận biết quyền năng hòa giải và bình an, có thể thắng thế trên những đe đọa phát xuất từ chủ thuyết vô lý hoặc từ lý trí không chính đáng và vô thần”.
Thực vậy, với những phát biểu trên đây, chính Đức Thánh Cha đã thừa nhận rằng: “Auschwitz một cách đặc biệt rất khó khăn và là vấn đề cho người Kitô hữu, và cũng khó cho một vị giáo hoàng xuất thân từ Đức quốc”. Thế nhưng, Ngài nói tiếp rằng: “Tôi không thể mà không tới nơi đây”.
Thế rồi Đức Thánh Cha tự xưng chính Ngài "là người con của dân tộc ấy, từ đó đã nảy sinh ra một bè tội phạm đã lên nắm chính quyền, quân Đức quốc xã Nazi đã dùng và lạm dụng người Đức”. Tuy nhiên ĐTC cũng ca tựng những người Đức đã đứng lên chống lại chế độ Đức quốc xã và gọi họ là “những chứng tá cho sự thật và thiện hảo, và họ là những không bị mai một ngay trong chính người Đức chúng tôi”. Như vậy trong một ý nghĩa nào đó, ĐTC đã không chấp nhận tính cách có tội tập thể của một dân tộc.
Trong bài diễn văn tại Auschwitz, Đức Thánh Cha Benedictô đã không muốn cho người ta lợi dụng Auschwitz như một cái cớ để đả phá vì bất cứ động lực nào muốn lợi dụng lời của Đức Thanh Cha, nhưng Ngài muốn đi sâu vào gốc rễ của vấn đề, đó là cái bản năng con người so khai muốn diệt trừ Thiên Chúa như là giới hạn tận cùng về quyền lực trên trái đất này.
Cuối cùng ĐTC cũng nhắc tới hai đề tài mà đã từng là “điểm đau” giữa người Công giáo và Do thái giáo, đó là nữ tu Edith Stein, một người Đức gốc Do thái đã cải đạo Công giáo, trở thành nữ tu, và đã bị mất mạng tại trại giam Auschwitz; thứ đến là Tu viện Dòng Kín Carmelô ở gần Auschwitz, một nơi mà người Do thái cho đến nay vẫn phê bình là một nơi không thích hợp vì họ cho rằng Giáo Hội Công Giáo đã không có thái độ rõ ràng trước nạn diệt chủng Holocaust.
ĐTC Benedictô đã ca ngỡi sự hiện diện của Dòng Kín Carmelô, mà ngài nói rằng: “sự hiện diện của Nhà Dòng tại nơi đây nói lên rằng chính Thiên Chúa đã xuống hỏa ngục của khổ đau và chịu đau khổ với chúng ta”.
Nhiều nhà bình luận cho rằng với bài diễn văn tại Auschwitz, ĐTC Benedictô đã chứng tỏ tính cách “tự do tinh thần độc lập” vĩ đại, vì Ngài không màng tới công chúng nghĩ gì hay con số bỏ phiếu ủng hộ quần chúng ra sao, Ngài tự do nói lên những gì mà Ngài cho là những bài học đại đồng thế giới cần phải học tại Auschwitz.
Trưởng giáo Do thái là Rabbi Yehiel Poupko, một học giả Do thái thuộc Jewish Federation ở Chicago nhận định rằng: “Bài diễn văn thất cảm động sâu xa... và tôi không cầm được nước mắt”.
Trưởng giáo nói tiếp rằng "ĐTC đã dùng những câu Thánh Vịnh trọng tâm trong Kinh Nguyện của chúng tôi khi nói về Holocaust, đó chính là Thánh Vịnh 44: "Chúng tôi bị đem đi giết, như những con chiên trong tay của sát thủ”.
Trưởng giáo Poupko phát biểu tiếp như sau: “Trên căn bản, Đức Giáo Hoàng đã coi việc sát hại dân tộc Do thái như là sự xâm phạm tới Thiên Chúa và Đức Giáo Hoàng cũng công nhận rằng, dù ngay cả khi không viện chứng đến Đức Giêsu, thì tín đồ Do thái giáo cũng là những chứng nhân cho Thiên Chúa”.
Poupko cũng đồng ý với quan điểm của Đức Giáo Hoàng rằng: “khi quân Đức quốc xã Nazi tấn công người Do thái cũng là tấn công tới các gốc rễ của Kitô giáo”.
Bình luận về cử chỉ này, ông John Allen, bình luận gia chuyên về Vatican nói rằng: “kể từ sau khi kết liễu thế chiến II, điểm nổi nhất thấy được tại Auschwitz là biểu tượng kinh hoàng diệt chủng Holocaust, là đối tượng bài học vô nhân bản giữa người với người, thế nhưng, hôm nay, ĐTC Benedictô đứng trước nơi này như là ‘một người con công dân Đức quốc’ và cũng với tư cách là người ‘Kitô hữu’, Ngài đã cống hiến một chiều hướng ý nghĩa khác nữa: Auschwitz là thể hiện những gì đen tối nhất về tính cách vô nhân đạo của người với người, mà không chỉ với con người mà cuối cùng là tội phạm tới Thiên Chúa”.
ĐTC Benedictô thăm Auschwitz |
ĐTC cầu nguyện cho nạn nhân Auschwitz |
Tại đây ĐTC gặp gỡ với một nhóm người sống sót của trại giam Auschwitz, dừng lại trước Bức Tường chết bất hủ "Wall of Death," nơi mà hằng ngàn người đã bị xử tử. ĐTC ghé thăm bảo tàng viện Auschwitz và kí tên vào sách lưu niệm.
ĐTC cũng thăm phòng giam của Thánh Maximilian Kolbe, một linh mục Ba Lan đã tự nguyện chết thay cho một bạn tù (lúc đó bị rút thăm xử tử). Linh mục Kolbe được ĐTC Gioan Phaolô II phong thánh.
Tiếp đến ĐTC thăm “Trung Tâm Đối Thoại và Cầu Nguyện”, trung tâm này được xây dựng gần trại giam và một phần được một số các Đức Hồng Y người Âu châu và các Lãnh Đạo Do thái tài trợ để, phần khác được Hội Hiệp Sĩ Knights of Columbus ở Hoa Kỳ tài trợ xây dựng lên.
Sau cùng ĐTC dừng lại tại trại Birkenau để có buổi cầu nguyện đại kết, trong đó một người Do thái hát kinh, còn chính ĐTC đọc lời nguyện cho hòa bình bằng tiếng Đức.
ĐTC nói rằng mục đích tối hậu của cuộc tàn sát Đức quốc xã Nazi không phải chỉ là tiệu diệt người Do thái, nhưng là tiêu diệt bất cứ quyền lực nào cao hơn cái ý muốn của con người muốn thống trị.
Ngài nói thêm rằng :"Tự đáy thâm tâm, những tay đao phủ giết người đó khi tàn sát những người nêu trên, cũng đã muốn giết Thiên Chúa, Đấng kêu gọi Abraham, Đấng đã phán trên núi Sinai và là Đấng đặt ra những nguyên tắc phục vụ và hướng dẫn cho nhân loại, những định chế hiệu lực cho đến ngàn đời sau.”
"Nếu dân tộc này (Do thái) bằng chính sự hiện diện của họ, là một bằng chứng cho Thiên Chúa, Đấng đã nói cho nhân loại và đưa chúng ta tới với Người, rồi cuối cùng Người đã phải chết và quyền lực thuộc về con người, những người mà chính họ nghĩ rằng với võ lực họ có thể trở thành bá chủ thế giới”.
“Một khi hủy diệt Do thái xong, cuối cùng họ muốn xé tan gốc rễ của đức tin Kitô giáo, và thay thế vào đó bằng sáng tạo của tiêng họ: niềm tin vào sự cai trị của con người, luật của kẻ mạnh”.
Với lời tuyên ngôn của Đức Thánh Cha tại Auschwitz, nền thần học Kitô giáo thời hậu Auschwitz đã mở ra chiều kích mới, vì trong 60 năm qua hầu như Kitô giáo bị coi là đồng lõa và có tội về sự diệt chủng Holocaust.
Tuy dù không nói ra, nhưng chúng ta cũng biết rằng nạn Holocaust đã được một số những người xưng mình là Kitô hữu thi hành, nhưng ĐTC biện luận rằng, trên một bình diện xâu xa hơn thì Kitô giáo và Do thái giáo, cả hai đều trình bầy một hệ thống tư tưởng mà chế độ Đức quốc xã tự bản chất của nó coi là hệ thống tư tưởng của hai tôn giáo này cần phải tiêu diệt, bời vì một khi không còn Thiên Chúa và không còn luật lệ luân lý thì sẽ không còn thế lực nào chống lại được chủ nghĩa toiàn trị, chống lại sự dự nữa.
Những suy tư trong chiều hướng Kitô giáo của ĐTC Benedictô tại Auschwitz: không mặc cảm tội lỗi, mà là mang một ý nghĩa sâu xa và quyết liệt về sự lựa chọn dối diện nhân sinh: Thiên Chúa hay vực thẳm.
ĐTC nói: "Với tất cả tâm hồn, nào chúng ta hãy kêu cầu tới Thiên Chúa, trong giờ phút này... khi tất cả các thế lực của tôí tăm xem ra như cũng phát xuất từ trái tim con người: hoặc nó là sự lạm dụng nhân danh Thiên Chúa như là phương tiện để biện minh cho bạo lực vô nghĩa chống lại những người vô tội, hoặc là thái độ yếm thế khinh mạn chối từ việc nhận biết Thiên Chúa hay có khi còn ngạo mạn diễu cợt niềm tin vào Thiên Chúa”.
ĐTC nói tiếp rằng: "Thiên Chúa mà chúng ta tin là Thiên Chúa của lý trí – và chắc chắn, lý trí này không phải là một loại toán số tính toán vô hồn của vũ trụ, nhưng là lý trí của tình yêu với với sự thiện hảo”.
ĐTC cầu nguyện rằng: “Ước chi logic của tình yêu và sự nhận biết quyền năng hòa giải và bình an, có thể thắng thế trên những đe đọa phát xuất từ chủ thuyết vô lý hoặc từ lý trí không chính đáng và vô thần”.
Hình trên ĐTC Benedictô XVI hôm nay, và hình dưới ĐTC Gioan Phaolô vào năm 1979 |
Thế rồi Đức Thánh Cha tự xưng chính Ngài "là người con của dân tộc ấy, từ đó đã nảy sinh ra một bè tội phạm đã lên nắm chính quyền, quân Đức quốc xã Nazi đã dùng và lạm dụng người Đức”. Tuy nhiên ĐTC cũng ca tựng những người Đức đã đứng lên chống lại chế độ Đức quốc xã và gọi họ là “những chứng tá cho sự thật và thiện hảo, và họ là những không bị mai một ngay trong chính người Đức chúng tôi”. Như vậy trong một ý nghĩa nào đó, ĐTC đã không chấp nhận tính cách có tội tập thể của một dân tộc.
Trong bài diễn văn tại Auschwitz, Đức Thánh Cha Benedictô đã không muốn cho người ta lợi dụng Auschwitz như một cái cớ để đả phá vì bất cứ động lực nào muốn lợi dụng lời của Đức Thanh Cha, nhưng Ngài muốn đi sâu vào gốc rễ của vấn đề, đó là cái bản năng con người so khai muốn diệt trừ Thiên Chúa như là giới hạn tận cùng về quyền lực trên trái đất này.
Cuối cùng ĐTC cũng nhắc tới hai đề tài mà đã từng là “điểm đau” giữa người Công giáo và Do thái giáo, đó là nữ tu Edith Stein, một người Đức gốc Do thái đã cải đạo Công giáo, trở thành nữ tu, và đã bị mất mạng tại trại giam Auschwitz; thứ đến là Tu viện Dòng Kín Carmelô ở gần Auschwitz, một nơi mà người Do thái cho đến nay vẫn phê bình là một nơi không thích hợp vì họ cho rằng Giáo Hội Công Giáo đã không có thái độ rõ ràng trước nạn diệt chủng Holocaust.
ĐTC Benedictô đã ca ngỡi sự hiện diện của Dòng Kín Carmelô, mà ngài nói rằng: “sự hiện diện của Nhà Dòng tại nơi đây nói lên rằng chính Thiên Chúa đã xuống hỏa ngục của khổ đau và chịu đau khổ với chúng ta”.
Nhiều nhà bình luận cho rằng với bài diễn văn tại Auschwitz, ĐTC Benedictô đã chứng tỏ tính cách “tự do tinh thần độc lập” vĩ đại, vì Ngài không màng tới công chúng nghĩ gì hay con số bỏ phiếu ủng hộ quần chúng ra sao, Ngài tự do nói lên những gì mà Ngài cho là những bài học đại đồng thế giới cần phải học tại Auschwitz.
Trưởng giáo Do thái là Rabbi Yehiel Poupko, một học giả Do thái thuộc Jewish Federation ở Chicago nhận định rằng: “Bài diễn văn thất cảm động sâu xa... và tôi không cầm được nước mắt”.
Trưởng giáo nói tiếp rằng "ĐTC đã dùng những câu Thánh Vịnh trọng tâm trong Kinh Nguyện của chúng tôi khi nói về Holocaust, đó chính là Thánh Vịnh 44: "Chúng tôi bị đem đi giết, như những con chiên trong tay của sát thủ”.
Trưởng giáo Poupko phát biểu tiếp như sau: “Trên căn bản, Đức Giáo Hoàng đã coi việc sát hại dân tộc Do thái như là sự xâm phạm tới Thiên Chúa và Đức Giáo Hoàng cũng công nhận rằng, dù ngay cả khi không viện chứng đến Đức Giêsu, thì tín đồ Do thái giáo cũng là những chứng nhân cho Thiên Chúa”.
Poupko cũng đồng ý với quan điểm của Đức Giáo Hoàng rằng: “khi quân Đức quốc xã Nazi tấn công người Do thái cũng là tấn công tới các gốc rễ của Kitô giáo”.
Bình luận về cử chỉ này, ông John Allen, bình luận gia chuyên về Vatican nói rằng: “kể từ sau khi kết liễu thế chiến II, điểm nổi nhất thấy được tại Auschwitz là biểu tượng kinh hoàng diệt chủng Holocaust, là đối tượng bài học vô nhân bản giữa người với người, thế nhưng, hôm nay, ĐTC Benedictô đứng trước nơi này như là ‘một người con công dân Đức quốc’ và cũng với tư cách là người ‘Kitô hữu’, Ngài đã cống hiến một chiều hướng ý nghĩa khác nữa: Auschwitz là thể hiện những gì đen tối nhất về tính cách vô nhân đạo của người với người, mà không chỉ với con người mà cuối cùng là tội phạm tới Thiên Chúa”.