TỪ CỘNG SẢN ĐẾN CÔNG GIÁO
Bà Dorothy Day chào đời ngày 8-11-1897 tại Broolyn Heights ở thành phố New York. Bà được người dân Hoa Kỳ và thế giới biết đến dưới danh hiệu nhà giảng thuyết, nữ văn sĩ và người tổ chức đại tài. Nhưng trước hết và trên hết, bà nổi tiếng vì các hoạt động xã hội và bác ái.
Thế nhưng con đường sự nghiệp và tôn giáo của bà Dorothy mang nhiều nét đặc thù. Năm lên 8 tuổi, bé Dorothy quen biết phụ nữ Công Giáo đạo đức tên Barret. Chính bà Barret gieo vào lòng cô bé đa cảm đa tài, tư tưởng cao đẹp đầu tiên về Kitô Giáo.
Một ngày, bé Dorothy trông thấy bà Barret quỳ gối sốt sắng cầu nguyện. Hình ảnh này làm nẩy sinh nơi bé tình cảm dạt dào và tâm tình tri ân cùng hạnh phúc. Từ đó, mỗi lần nghĩ đến bà Barret, bé tự nhủ:
- Bà Barret có THIÊN CHÚA nên cuộc đời bà trông thật đẹp và đầy dẫy vui tươi!
Thời gian trôi qua, Dorothy bước vào tuổi 16. Đây là thời kỳ đổi thay và khủng hoảng. Nhờ nhận học bổng, Dorothy ghi tên vào đại học ở Chicago, bang Illinois. Cô theo ban văn chương và ngôn ngữ. Thế nhưng Dorothy phải nếm đủ cay đắng mùi đời: đói khát, lạnh lẽo, buồn bã và làm việc cực như trâu. Tất cả thử thách làm trĩu nặng tâm hồn xuân trẻ và khiến Dorothy nghĩ rằng: ”Xã hội loài người thật tàn ác!”
Thế là Dorothy ghi tên vào nhóm trẻ có khuynh hướng cực đoan. Cô lăn xả vào các hoạt động mang ý thức hệ cộng sản vô thần. Cô trở thành ký giả chuyên tranh đấu cho quyền người nghèo, người bị bỏ rơi bên lề xã hội và kẻ kém may mắn.
Năm 1916, gia đình lại chuyển về bang New York. Dorothy bắt đầu sống tự lập bằng nghề viết cho một số nhật báo cực đoan. Trong thời thế chiến thứ nhất 1914-1918, Dorothy trở thành y tá phục vụ tại nhà thương Kings Counthy. Nơi đây cô gặp phụ nữ Công Giáo thứ hai, có sức ảnh hưởng trên cuộc đời cô. Đó là cô Adams. Ảnh hưởng mạnh đến nỗi Dorothy theo bạn tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Nơi cô Adams, ngời sáng niềm tin Công Giáo sâu xa. Cô rao giảng Đức Tin không bằng lời nói nhưng bằng chính cuộc sống: sống đầy tình bác ái và yêu thương người khác.
Trong thời gian này Dorothy Day lập gia đình với Foster Butterheim và sinh hạ bé gái với tên Tamar Theresa. Dorothy cảm thấy thật hạnh phúc trong thiên chức làm mẹ. Nhưng rồi cuộc đời bà bắt đầu xoay chiều. Sau 20 năm trời ròng rã tuyên truyền cho chủ thuyết cộng sản, bà bỗng mở mắt bừng tỉnh. Bà như thoát ra khỏi một cơn mê, một ảo mộng. Bà Dorothy Day quay trở về giáo lý đạo Công Giáo. Bà tìm đọc các sách báo Công Giáo của các vị đại thánh như: Augustino, Teresa d'Avila, Gioan Thánh Giá v.v.
Lần thứ ba, bà Dorothy gặp một phụ nữ Công Giáo có ảnh hưởng mạnh trên bà. Nhưng lần này lại là nữ tu trẻ tuổi. Đó là Chị Adelasia. Chị tượng trưng cho mẫu phụ nữ dịu hiền, thông cảm và thích đọc sách ”Gương Chúa GIÊSU” (Gương Phúc).
Lần thứ tư, bà Dorothy Day gặp Cha Hiland, Linh Mục Công Giáo. Bà xin Cha rửa tội cho con gái và cho bà. Bà chính thức gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Bà giải thích cuộc theo Đạo Công Giáo:
- Trước khi nhận lãnh bí tích Rửa Tội, tôi hân hạnh quen biết rất ít tín hữu Công Giáo. Nhưng mỗi ngày tôi đều được dịp chứng kiến cảnh các tín hữu Công Giáo đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ rồi ra về. Họ thuộc đủ chủng tộc, mọi tầng lớp xã hội và có rất nhiều người nghèo. Có thể nói rằng, người nghèo là tài sản của các Linh Mục và Giám Mục Công Giáo!
Sau cùng, vào năm 1933, bà Dorothy Day gặp ông Peter Maurin. Đây là cuộc gặp gỡ có tính cách chung cục. Ông Peter Maurin là tín hữu Công Giáo nhiệt thành, gốc người Pháp. Cùng với ông Maurin, bà Dorothy Day thành lập nguyệt san ”Catholic Worker - Người Thợ Công Giáo”. Nguyệt san có mục đích bênh vực quyền lợi của giới thợ thuyền cũng như chống đối các cuộc chạy đua vũ trang, chế tạo bom nguyên tử v.v.
Từ sáng kiến thành lập nguyệt san, nẩy sinh nhiều hoạt động xã hội và bác ái. Tòa soạn của nguyệt san ”Người Thợ Công Giáo” trở thành trung tâm gặp gỡ và nơi nương náu trú ẩn của người nghèo đói, tuyệt vọng, thất nghiệp và không nhà không cửa. Bất cứ ai gõ cửa trung tâm ”Người Thợ Công Giáo” đều được ân cần tiếp đón mà không phải kê khai lý lịch, bởi vì tất cả người nghèo có cùng danh xưng: KITÔ.
Bà Dorothy Day qua đời ngày 29-11-1980, hưởng thọ 83 tuổi.
(”Presenza Cristiana”, n.6, Giugno/1997, trang 51).(radio Vatican)
Bà Dorothy Day chào đời ngày 8-11-1897 tại Broolyn Heights ở thành phố New York. Bà được người dân Hoa Kỳ và thế giới biết đến dưới danh hiệu nhà giảng thuyết, nữ văn sĩ và người tổ chức đại tài. Nhưng trước hết và trên hết, bà nổi tiếng vì các hoạt động xã hội và bác ái.
Thế nhưng con đường sự nghiệp và tôn giáo của bà Dorothy mang nhiều nét đặc thù. Năm lên 8 tuổi, bé Dorothy quen biết phụ nữ Công Giáo đạo đức tên Barret. Chính bà Barret gieo vào lòng cô bé đa cảm đa tài, tư tưởng cao đẹp đầu tiên về Kitô Giáo.
Một ngày, bé Dorothy trông thấy bà Barret quỳ gối sốt sắng cầu nguyện. Hình ảnh này làm nẩy sinh nơi bé tình cảm dạt dào và tâm tình tri ân cùng hạnh phúc. Từ đó, mỗi lần nghĩ đến bà Barret, bé tự nhủ:
- Bà Barret có THIÊN CHÚA nên cuộc đời bà trông thật đẹp và đầy dẫy vui tươi!
Thời gian trôi qua, Dorothy bước vào tuổi 16. Đây là thời kỳ đổi thay và khủng hoảng. Nhờ nhận học bổng, Dorothy ghi tên vào đại học ở Chicago, bang Illinois. Cô theo ban văn chương và ngôn ngữ. Thế nhưng Dorothy phải nếm đủ cay đắng mùi đời: đói khát, lạnh lẽo, buồn bã và làm việc cực như trâu. Tất cả thử thách làm trĩu nặng tâm hồn xuân trẻ và khiến Dorothy nghĩ rằng: ”Xã hội loài người thật tàn ác!”
Thế là Dorothy ghi tên vào nhóm trẻ có khuynh hướng cực đoan. Cô lăn xả vào các hoạt động mang ý thức hệ cộng sản vô thần. Cô trở thành ký giả chuyên tranh đấu cho quyền người nghèo, người bị bỏ rơi bên lề xã hội và kẻ kém may mắn.
Năm 1916, gia đình lại chuyển về bang New York. Dorothy bắt đầu sống tự lập bằng nghề viết cho một số nhật báo cực đoan. Trong thời thế chiến thứ nhất 1914-1918, Dorothy trở thành y tá phục vụ tại nhà thương Kings Counthy. Nơi đây cô gặp phụ nữ Công Giáo thứ hai, có sức ảnh hưởng trên cuộc đời cô. Đó là cô Adams. Ảnh hưởng mạnh đến nỗi Dorothy theo bạn tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Nơi cô Adams, ngời sáng niềm tin Công Giáo sâu xa. Cô rao giảng Đức Tin không bằng lời nói nhưng bằng chính cuộc sống: sống đầy tình bác ái và yêu thương người khác.
Trong thời gian này Dorothy Day lập gia đình với Foster Butterheim và sinh hạ bé gái với tên Tamar Theresa. Dorothy cảm thấy thật hạnh phúc trong thiên chức làm mẹ. Nhưng rồi cuộc đời bà bắt đầu xoay chiều. Sau 20 năm trời ròng rã tuyên truyền cho chủ thuyết cộng sản, bà bỗng mở mắt bừng tỉnh. Bà như thoát ra khỏi một cơn mê, một ảo mộng. Bà Dorothy Day quay trở về giáo lý đạo Công Giáo. Bà tìm đọc các sách báo Công Giáo của các vị đại thánh như: Augustino, Teresa d'Avila, Gioan Thánh Giá v.v.
Lần thứ ba, bà Dorothy gặp một phụ nữ Công Giáo có ảnh hưởng mạnh trên bà. Nhưng lần này lại là nữ tu trẻ tuổi. Đó là Chị Adelasia. Chị tượng trưng cho mẫu phụ nữ dịu hiền, thông cảm và thích đọc sách ”Gương Chúa GIÊSU” (Gương Phúc).
Lần thứ tư, bà Dorothy Day gặp Cha Hiland, Linh Mục Công Giáo. Bà xin Cha rửa tội cho con gái và cho bà. Bà chính thức gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Bà giải thích cuộc theo Đạo Công Giáo:
- Trước khi nhận lãnh bí tích Rửa Tội, tôi hân hạnh quen biết rất ít tín hữu Công Giáo. Nhưng mỗi ngày tôi đều được dịp chứng kiến cảnh các tín hữu Công Giáo đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ rồi ra về. Họ thuộc đủ chủng tộc, mọi tầng lớp xã hội và có rất nhiều người nghèo. Có thể nói rằng, người nghèo là tài sản của các Linh Mục và Giám Mục Công Giáo!
Sau cùng, vào năm 1933, bà Dorothy Day gặp ông Peter Maurin. Đây là cuộc gặp gỡ có tính cách chung cục. Ông Peter Maurin là tín hữu Công Giáo nhiệt thành, gốc người Pháp. Cùng với ông Maurin, bà Dorothy Day thành lập nguyệt san ”Catholic Worker - Người Thợ Công Giáo”. Nguyệt san có mục đích bênh vực quyền lợi của giới thợ thuyền cũng như chống đối các cuộc chạy đua vũ trang, chế tạo bom nguyên tử v.v.
Từ sáng kiến thành lập nguyệt san, nẩy sinh nhiều hoạt động xã hội và bác ái. Tòa soạn của nguyệt san ”Người Thợ Công Giáo” trở thành trung tâm gặp gỡ và nơi nương náu trú ẩn của người nghèo đói, tuyệt vọng, thất nghiệp và không nhà không cửa. Bất cứ ai gõ cửa trung tâm ”Người Thợ Công Giáo” đều được ân cần tiếp đón mà không phải kê khai lý lịch, bởi vì tất cả người nghèo có cùng danh xưng: KITÔ.
Bà Dorothy Day qua đời ngày 29-11-1980, hưởng thọ 83 tuổi.
(”Presenza Cristiana”, n.6, Giugno/1997, trang 51).(radio Vatican)