Huế, Việt Nam 3/07/2006 - Một cuộc giao lưu với chủ đề "Tôi yêu mọi người" giữa các bạn trẻ người Kinh với các bạn trẻ dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên lần đầu tiên được tổ chức tại Tổng giáo phận Huế vào chiều tối ngày mồng 2 tháng 7 năm 2006.
Từ 4 giờ chiều, các bạn trẻ đến từ 20 giáo xứ trong Giáo hạt Thành Phố Huế đã tề tựu về sân nhà thờ chính toà Phủ Cam ở Thành phố Huế để sẵn sàng đón chào các bạn trẻ dân tộc thiểu số Tây Nguyên về thăm Huế.
Khoảng hơn 700 bạn trẻ Huế mang trên mình chiếc áo đồng phục và 158 bạn trẻ dân tộc J'rai với trang phục Thổ Cẩm truyền thống, tất cả mọi người đến tham dự đều được quấn trên đầu giải băng rôn màu đỏ có in dòng chữ "Tôi yêu mọi người".
Ðức Tổng Giám mục, Ðức cha Phụ tá, 8 linh mục dòng và triều của Huế, Chị Tổng Phụ trách dòng Mến Thánh Giá Huế, Bề trên Cả dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm, Bề trên dòng Con Ðức Mẹ Ði Viếng, Bề Trên dòng Phaolô, một số nam nữ tu sĩ và chủng sinh cùng tham dự với giới trẻ.
Ðoàn giới trẻ Tây Nguyên có một Linh mục và 2 nữ tu đi cùng. Họ mang theo cồng chiêng và những dụng cụ âm nhạc truyền thống, mang đậm bản sắc văn hoá của núi rừng Tây Nguyên.
Người ta nhìn thấy có nhiều người dân đứng xung quanh xem cuộc giao lưu này, kể cả một số khách du lịch nước ngoài cũng đến tham dự và thưởng thức bữa tiệc văn hoá âm nhạc miễn phí của Huế và Tây Nguyên.
Trong các vũ điệu khởi động đầy sôi nổi và khí thế của bài hát "Khung trời hy vọng" và "Có một niềm vui" đã mời gọi giới trẻ Huế và Tây Nguyên cùng hoà tan trong không khí yêu thương của tình anh em miền núi và đồng bằng. Ba màu sắc cơ bản: màu vàng, màu trắng và màu thổ cẩm của trang phục mà các bạn đang mang trên mình đã hoà quyện lẫn lộn, tay đan tay nối kết tình người.
Khai mở cho một cuộc giao lưu là việc công bố Lời Chúa. Ðoạn Tin Mừng nói về người Samaritanô nhân hậu được đọc lên, kèm theo là âm nhạc nền và những động tác phụ họa miêu tả nội dung của đoạn Tin Mừng. Tình yêu thương và lòng nhân hậu là nội dung của bài Tin Mừng nói đến. Có lẽ đây cũng chính là sứ điệp gửi đến giới trẻ trong cuộc giao lưu, qua sự chủ ý sắp xếp của Ban tổ chức.
Trong lời khai mặc, Ðức Tổng giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể của Huế nói: "Giới trẻ J'rai thương mến, chính các con ao ước có cuộc gặp gỡ thân thương này với giới trẻ giáo hạt thành phố Huế. Các con biết rõ rằng: nơi nào có 2 hoặc 3 người hợp nhau cầu nguyện nhân danh Chúa Giêsu thì chính Ngài sẽ hiện diện ở đó. Hôm nay tất cả các con đến đây rất đông cho nên Chúa Giêsu càng hiện diện với chúng ta, Ngài vừa nói với chúng ta về lòng nhân hậu. Trong cuộc sống mỗi người trong chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu với nhau, bởi vì nếu đức tin của chúng ta mà không có hành động thì đức tin đó đã chết rồi. Cha cầu chúc các con có những giây phút bên nhau không thể nào quên."
Tiếp đó, với giọng nói hài hước và dí dỏm, Frère Phong dòng Lasan tại Huế đã thu hút sự chú ý của giới trẻ cùng tìm hiểu về đề tài "Tôi yêu mọi người" mà Ban tổ chức đã chọn cho buổi giao lưu này.
Frère Phong nói: "Chúng ta thường dễ dàng yêu mến những người xinh đẹp và có tài. Có mấy ai thực lòng yêu thương những người bất hạnh, đói rách, tàn tật, xấu xí và người tội lỗi đâu". Sư huynh mời gọi mọi người cùng soi những tấm gương nổi bật của một số nhân vật đáng kính như Mẹ Têrêsa Calcutta, Ðức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Thánh Têrêsa Hài Ðồng Giêsu, các Thánh Tử Ðạo Việt Nam và một số Thánh khác, để mở rộng lòng mình nhìn nhận Chúa Giêsu trong tâm hồn tất cả mọi người mà tỏ lòng yêu thương nhau.
Ðại diện cho giới trẻ Huế, Anna Kim Thuyên phát biểu rằng: "Sau khi nhận được đề tài 'tôi yêu mọi người', chúng tôi đã tổ chức họp nhóm, tìm hiểu những gợi ý chia sẻ theo đơn vị giáo xứ, mỗi bạn trẻ trả lời bằng hình thức viết những ý kiến của mình, rồi đúc kết thành bài học".
Kim Thuyên nói thêm rằng: "Là những người trẻ, chúng ta tràn đầy nhiệt huyết nhưng cũng hội đủ những thiếu sót, lầm lỗi. Chúng tôi tự hỏi rằng: mình đã sẵn sàng cởi mở tấm lòng để đón nhận tình yêu Thiên Chúa, để đổi mới và thánh hoá bản thân chưa. Chúng tôi đã chọn lấy cho mình một đối tượng để tiếp cận, nâng đỡ và yêu thương cách đặc biệt, như giới trẻ giáo xứ Kim Long thì chọn trẻ em mồ côi, giới trẻ giáo xứ Phủ Cam thì chọn các gia đình neo đơn."
Một chàng trai đại diện cho giới trẻ Tây Nguyên lên chia sẻ với tất cả mọi người rằng: "Ðối với dân tộc J'rai chúng con, một dân tộc nhỏ bé, xưa nay cha ông chúng con nghèo đói, khổ sở và bây giờ chúng con vẫn còn nghèo đói, nhưng hôm nay chúng con có niềm vui, niềm tin vì được biết Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa Tình Yêu, Ngài là Cha gần gũi yêu thương hết mọi người không phân biệt giầu nghèo, màu da hay sắc tộc. Ngài sống trong mọi người và cho mọi người, mọi người đều là anh em vì là hình ảnh của Ngài. Hình ảnh này được nổi bật và cụ thể hoá nơi các vị Thừa sai, các ngài đã sống với chúng con như là một hình ảnh sống động của tình yêu Thiên Chúa cho người J'rai".
Chàng trai Tây Nguyên kể tiếp rằng: "Trung tâm truyền giáo PleiChuet chúng con bao gồm 4 huyện và cả thành phố Pleiku. Có trên một trăm buôn làng với khoảng 14,000 giáo dân. Phạm vi địa giới có chu vi khoảng 100 km. Nhưng chỉ có 5 điểm được làm Lễ thường xuyên, những điểm khác vào ngày Lễ trọng hoặc Lễ Bổn mạng mới có Thánh Lễ, nói chung mọi thủ tục "luôn phải xin phép". Từ năm 1972 đến 2005 chỉ có một cha già Antôn Vương Ðình Tài ở với chúng con, ngài mới từ trần cách đây 1 năm, xin thắp nén hương lòng kính nhớ ngài. Từ năm 2000 đến nay, cha Batôlômêô Nguyễn Ðức Thịnh tiếp tục gánh vác chúng con."
"Chúng con không biết suy luận, không có những phương tiện truyền thông. Chúng con chỉ có những đôi chân đất lội suối băng rừng, những câu hát, cách sống niềm tin từ người này sang người khác, làng này sang làng kia, cất tiếng nói câu hát cho mọi người vì họ đều là anh em con một Cha trên trời. Chúng con nhận rằng sứ mệnh của chúng con không dừng lại ở đó, còn biết bao buôn làng xa xôi và những làng sống xung quanh vẫn chưa có người Công Giáo bước tới. Chúng con nghĩ mình phải sống mạnh mẽ hơn trong đức tin, vững vàng trong đức cậy và sốt sắng hơn trong lòng mến, để Lời Chúa hoạt động và lớn lên trong những vùng đất ấy. Ðó là công việc của chúng con cần làm hôm nay".
Xen giữa những bài chia sẻ là những tiết mục văn nghệ có cử điệu đầy sôi động. Các bạn Tây Nguyên cũng thể hiện những giai điệu và phong cách riêng của mình. Các Ðức Cha và các Cha cùng nắm tay và nhảy múa giữa các bạn trẻ.
Mặc dù trời đổ mưa nặng hạt nhưng vẫn không làm cuộc vui tan rã, ngược lại các bạn trẻ càng sôi nổi và nhiệt huyết hơn bao giờ hết. Các Ðức Cha và các Cha vẫn tham dự cho dù trên đầu của các ngài chỉ có 1 chiếc nón lá Huế để che tạm. Có lẽ những người dân xung quanh nhà thờ và những người đi ngoài phố phải ngỡ ngàng ngạc nhiên khi thấy tinh thần sôi động và vui vẻ tại sân cuối nhà thờ như vậy.
Một bạn trẻ của giáo xứ Kim Long nói với Ðức Tổng Thể rằng: "Những cuộc giao lưu gặp mặt này, chúng con cảm thấy thật hạnh phúc và vui sướng vì được gần gũi và yêu thương nhau. Kính xin Ðức Tổng tạo điều kiện cho chúng con được gặp gỡ và giao lưu với các bạn trẻ ở những giáo phận khác nữa".
Ðức Tổng nói với tất cả các bạn trẻ rằng: "Ðiều đó ai cũng muốn chứ không chỉ giới trẻ. Ðể được như vậy thì chúng con phải chuẩn bị tinh thần và vật chất ngay từ bây giờ. Ðoàn giới trẻ từ J'rai về đến Huế phải qua một chặng đường dài, vất vả mang theo cồng chiêng đi để trình diễn bản sắc riêng. Trong thời gian tới, Cha hy vọng Ban điều hành giới trẻ, nhất là Cha đặc trách sẽ sắp xếp cho chúng con lên J'rai Kontum để giao lưu với các anh em dân tộc Tây Nguyên".
Sau thời gian nghỉ giải lao ăn tạm bữa tối tại chỗ, các bạn trẻ tập trung thành từng toán nhỏ để ăn chiếc bánh mì và hộp sữa chua nhỏ phát cho mỗi người. Sau đó, một chương trình văn nghệ đặc sắc của 2 vùng miền với 2 màu sắc và âm thanh khác nhau. Các tiết mục dân ca Huế như "Hò giã gạo", "Lý mười thương", hát chầu văn và nhã nhạc cung đình với bài "Lưu Thuỷ Kim Tiền"... Tất cả được trà trộn với các tiết mục Cồng Chiêng Tây Nguyên như "Những đứa con của núi rừng", "Lễ hội đâm trâu", "ru em", "Những thiếu nữ J'rai đi lấy nước ngọt", "Nhịp chiêng", độc tấu đàn T'rưng...Cả hai nền âm nhạc này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của Thế Giới, hôm nay lần đầu tiên được gặp nhau trong khuôn viên của Giáo Hội.
Tu sĩ Phaolô Ðậu Quốc Khánh, một trong những thành viên của Ban tổ chức, cho biết tổng cộng có 31 tiết mục được chuẩn bị trình diễn, nhưng rất tiếc vì thời tiết mưa đôi chút và vì thời gian có hạn nên chỉ trình diễn được một phần ba trong số đó. Mỗi tiết mục là mỗi nét đặc sắc riêng nhưng đều thể hiện cho người xem nhận thấy rằng Giáo Hội Công Giáo đang đi sâu vào một đất nước có nền văn hoá phong phú đa dạng như ở Việt Nam để hội nhập và tiếp tục phát huy cho giá trị văn hoá đó lên tầm cao hơn nữa, nhằm phục vụ con người, giúp con người nhận biết quyền năng và tình yêu của Ðấng Tạo Hoá.
Theo Linh mục Ðặc trách Giới trẻ, cha Phêrô Trần Văn Quý, cuộc giao lưu này nhằm giới thiệu những nét văn hoá văn nghệ truyền thống của 2 dân tộc ở 2 vùng miền khác nhau trong Tổng Giáo phận Huế, nhưng cũng nhằm một điểm chung là mời gọi mọi người, cách riêng giới trẻ, phải yêu thương hết mọi người như Chúa đã dạy, không phân biệt đối xứ với bất kỳ ai, cho dù là khác màu da, sắc tộc hoặc ngôn ngữ.
Cuộc giao lưu kết thúc lúc 10 giờ 30 phút đêm, mọi người ra về như vẫn còn tiếc nuối vì "một bữa tiệc ăn chưa hết món". Nhưng họ đã hiểu nhau hơn, biết nhiều hơn về những nét đặc sắc văn hoá của nhau, và đặc biệt là bài học yêu thương nhau như anh em một nhà.
Theo Têrêsa Hồng, một thành viên trong Ban điều hành giới trẻ, "để có một cuộc giao lưu này chúng tôi đã phải chuẩn bị mọi vấn đề từ hơn 2 tháng trước, các tiết mục văn nghệ liên tục được tập luyện và phải mất 2 buổi để tổng duyệt. Có nhiều tiết mục chưa được trình diễn nhưng chúng tôi hy vọng sẽ được trình diễn vào dịp chúng tôi đi Tây Nguyên trong thời gian tới".
Từ 4 giờ chiều, các bạn trẻ đến từ 20 giáo xứ trong Giáo hạt Thành Phố Huế đã tề tựu về sân nhà thờ chính toà Phủ Cam ở Thành phố Huế để sẵn sàng đón chào các bạn trẻ dân tộc thiểu số Tây Nguyên về thăm Huế.
Khoảng hơn 700 bạn trẻ Huế mang trên mình chiếc áo đồng phục và 158 bạn trẻ dân tộc J'rai với trang phục Thổ Cẩm truyền thống, tất cả mọi người đến tham dự đều được quấn trên đầu giải băng rôn màu đỏ có in dòng chữ "Tôi yêu mọi người".
Ðức Tổng Giám mục, Ðức cha Phụ tá, 8 linh mục dòng và triều của Huế, Chị Tổng Phụ trách dòng Mến Thánh Giá Huế, Bề trên Cả dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm, Bề trên dòng Con Ðức Mẹ Ði Viếng, Bề Trên dòng Phaolô, một số nam nữ tu sĩ và chủng sinh cùng tham dự với giới trẻ.
Ðoàn giới trẻ Tây Nguyên có một Linh mục và 2 nữ tu đi cùng. Họ mang theo cồng chiêng và những dụng cụ âm nhạc truyền thống, mang đậm bản sắc văn hoá của núi rừng Tây Nguyên.
Người ta nhìn thấy có nhiều người dân đứng xung quanh xem cuộc giao lưu này, kể cả một số khách du lịch nước ngoài cũng đến tham dự và thưởng thức bữa tiệc văn hoá âm nhạc miễn phí của Huế và Tây Nguyên.
Trong các vũ điệu khởi động đầy sôi nổi và khí thế của bài hát "Khung trời hy vọng" và "Có một niềm vui" đã mời gọi giới trẻ Huế và Tây Nguyên cùng hoà tan trong không khí yêu thương của tình anh em miền núi và đồng bằng. Ba màu sắc cơ bản: màu vàng, màu trắng và màu thổ cẩm của trang phục mà các bạn đang mang trên mình đã hoà quyện lẫn lộn, tay đan tay nối kết tình người.
Khai mở cho một cuộc giao lưu là việc công bố Lời Chúa. Ðoạn Tin Mừng nói về người Samaritanô nhân hậu được đọc lên, kèm theo là âm nhạc nền và những động tác phụ họa miêu tả nội dung của đoạn Tin Mừng. Tình yêu thương và lòng nhân hậu là nội dung của bài Tin Mừng nói đến. Có lẽ đây cũng chính là sứ điệp gửi đến giới trẻ trong cuộc giao lưu, qua sự chủ ý sắp xếp của Ban tổ chức.
Trong lời khai mặc, Ðức Tổng giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể của Huế nói: "Giới trẻ J'rai thương mến, chính các con ao ước có cuộc gặp gỡ thân thương này với giới trẻ giáo hạt thành phố Huế. Các con biết rõ rằng: nơi nào có 2 hoặc 3 người hợp nhau cầu nguyện nhân danh Chúa Giêsu thì chính Ngài sẽ hiện diện ở đó. Hôm nay tất cả các con đến đây rất đông cho nên Chúa Giêsu càng hiện diện với chúng ta, Ngài vừa nói với chúng ta về lòng nhân hậu. Trong cuộc sống mỗi người trong chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu với nhau, bởi vì nếu đức tin của chúng ta mà không có hành động thì đức tin đó đã chết rồi. Cha cầu chúc các con có những giây phút bên nhau không thể nào quên."
Tiếp đó, với giọng nói hài hước và dí dỏm, Frère Phong dòng Lasan tại Huế đã thu hút sự chú ý của giới trẻ cùng tìm hiểu về đề tài "Tôi yêu mọi người" mà Ban tổ chức đã chọn cho buổi giao lưu này.
Frère Phong nói: "Chúng ta thường dễ dàng yêu mến những người xinh đẹp và có tài. Có mấy ai thực lòng yêu thương những người bất hạnh, đói rách, tàn tật, xấu xí và người tội lỗi đâu". Sư huynh mời gọi mọi người cùng soi những tấm gương nổi bật của một số nhân vật đáng kính như Mẹ Têrêsa Calcutta, Ðức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Thánh Têrêsa Hài Ðồng Giêsu, các Thánh Tử Ðạo Việt Nam và một số Thánh khác, để mở rộng lòng mình nhìn nhận Chúa Giêsu trong tâm hồn tất cả mọi người mà tỏ lòng yêu thương nhau.
Ðại diện cho giới trẻ Huế, Anna Kim Thuyên phát biểu rằng: "Sau khi nhận được đề tài 'tôi yêu mọi người', chúng tôi đã tổ chức họp nhóm, tìm hiểu những gợi ý chia sẻ theo đơn vị giáo xứ, mỗi bạn trẻ trả lời bằng hình thức viết những ý kiến của mình, rồi đúc kết thành bài học".
Kim Thuyên nói thêm rằng: "Là những người trẻ, chúng ta tràn đầy nhiệt huyết nhưng cũng hội đủ những thiếu sót, lầm lỗi. Chúng tôi tự hỏi rằng: mình đã sẵn sàng cởi mở tấm lòng để đón nhận tình yêu Thiên Chúa, để đổi mới và thánh hoá bản thân chưa. Chúng tôi đã chọn lấy cho mình một đối tượng để tiếp cận, nâng đỡ và yêu thương cách đặc biệt, như giới trẻ giáo xứ Kim Long thì chọn trẻ em mồ côi, giới trẻ giáo xứ Phủ Cam thì chọn các gia đình neo đơn."
Một chàng trai đại diện cho giới trẻ Tây Nguyên lên chia sẻ với tất cả mọi người rằng: "Ðối với dân tộc J'rai chúng con, một dân tộc nhỏ bé, xưa nay cha ông chúng con nghèo đói, khổ sở và bây giờ chúng con vẫn còn nghèo đói, nhưng hôm nay chúng con có niềm vui, niềm tin vì được biết Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa Tình Yêu, Ngài là Cha gần gũi yêu thương hết mọi người không phân biệt giầu nghèo, màu da hay sắc tộc. Ngài sống trong mọi người và cho mọi người, mọi người đều là anh em vì là hình ảnh của Ngài. Hình ảnh này được nổi bật và cụ thể hoá nơi các vị Thừa sai, các ngài đã sống với chúng con như là một hình ảnh sống động của tình yêu Thiên Chúa cho người J'rai".
Chàng trai Tây Nguyên kể tiếp rằng: "Trung tâm truyền giáo PleiChuet chúng con bao gồm 4 huyện và cả thành phố Pleiku. Có trên một trăm buôn làng với khoảng 14,000 giáo dân. Phạm vi địa giới có chu vi khoảng 100 km. Nhưng chỉ có 5 điểm được làm Lễ thường xuyên, những điểm khác vào ngày Lễ trọng hoặc Lễ Bổn mạng mới có Thánh Lễ, nói chung mọi thủ tục "luôn phải xin phép". Từ năm 1972 đến 2005 chỉ có một cha già Antôn Vương Ðình Tài ở với chúng con, ngài mới từ trần cách đây 1 năm, xin thắp nén hương lòng kính nhớ ngài. Từ năm 2000 đến nay, cha Batôlômêô Nguyễn Ðức Thịnh tiếp tục gánh vác chúng con."
"Chúng con không biết suy luận, không có những phương tiện truyền thông. Chúng con chỉ có những đôi chân đất lội suối băng rừng, những câu hát, cách sống niềm tin từ người này sang người khác, làng này sang làng kia, cất tiếng nói câu hát cho mọi người vì họ đều là anh em con một Cha trên trời. Chúng con nhận rằng sứ mệnh của chúng con không dừng lại ở đó, còn biết bao buôn làng xa xôi và những làng sống xung quanh vẫn chưa có người Công Giáo bước tới. Chúng con nghĩ mình phải sống mạnh mẽ hơn trong đức tin, vững vàng trong đức cậy và sốt sắng hơn trong lòng mến, để Lời Chúa hoạt động và lớn lên trong những vùng đất ấy. Ðó là công việc của chúng con cần làm hôm nay".
Xen giữa những bài chia sẻ là những tiết mục văn nghệ có cử điệu đầy sôi động. Các bạn Tây Nguyên cũng thể hiện những giai điệu và phong cách riêng của mình. Các Ðức Cha và các Cha cùng nắm tay và nhảy múa giữa các bạn trẻ.
Mặc dù trời đổ mưa nặng hạt nhưng vẫn không làm cuộc vui tan rã, ngược lại các bạn trẻ càng sôi nổi và nhiệt huyết hơn bao giờ hết. Các Ðức Cha và các Cha vẫn tham dự cho dù trên đầu của các ngài chỉ có 1 chiếc nón lá Huế để che tạm. Có lẽ những người dân xung quanh nhà thờ và những người đi ngoài phố phải ngỡ ngàng ngạc nhiên khi thấy tinh thần sôi động và vui vẻ tại sân cuối nhà thờ như vậy.
Một bạn trẻ của giáo xứ Kim Long nói với Ðức Tổng Thể rằng: "Những cuộc giao lưu gặp mặt này, chúng con cảm thấy thật hạnh phúc và vui sướng vì được gần gũi và yêu thương nhau. Kính xin Ðức Tổng tạo điều kiện cho chúng con được gặp gỡ và giao lưu với các bạn trẻ ở những giáo phận khác nữa".
Ðức Tổng nói với tất cả các bạn trẻ rằng: "Ðiều đó ai cũng muốn chứ không chỉ giới trẻ. Ðể được như vậy thì chúng con phải chuẩn bị tinh thần và vật chất ngay từ bây giờ. Ðoàn giới trẻ từ J'rai về đến Huế phải qua một chặng đường dài, vất vả mang theo cồng chiêng đi để trình diễn bản sắc riêng. Trong thời gian tới, Cha hy vọng Ban điều hành giới trẻ, nhất là Cha đặc trách sẽ sắp xếp cho chúng con lên J'rai Kontum để giao lưu với các anh em dân tộc Tây Nguyên".
Sau thời gian nghỉ giải lao ăn tạm bữa tối tại chỗ, các bạn trẻ tập trung thành từng toán nhỏ để ăn chiếc bánh mì và hộp sữa chua nhỏ phát cho mỗi người. Sau đó, một chương trình văn nghệ đặc sắc của 2 vùng miền với 2 màu sắc và âm thanh khác nhau. Các tiết mục dân ca Huế như "Hò giã gạo", "Lý mười thương", hát chầu văn và nhã nhạc cung đình với bài "Lưu Thuỷ Kim Tiền"... Tất cả được trà trộn với các tiết mục Cồng Chiêng Tây Nguyên như "Những đứa con của núi rừng", "Lễ hội đâm trâu", "ru em", "Những thiếu nữ J'rai đi lấy nước ngọt", "Nhịp chiêng", độc tấu đàn T'rưng...Cả hai nền âm nhạc này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của Thế Giới, hôm nay lần đầu tiên được gặp nhau trong khuôn viên của Giáo Hội.
Tu sĩ Phaolô Ðậu Quốc Khánh, một trong những thành viên của Ban tổ chức, cho biết tổng cộng có 31 tiết mục được chuẩn bị trình diễn, nhưng rất tiếc vì thời tiết mưa đôi chút và vì thời gian có hạn nên chỉ trình diễn được một phần ba trong số đó. Mỗi tiết mục là mỗi nét đặc sắc riêng nhưng đều thể hiện cho người xem nhận thấy rằng Giáo Hội Công Giáo đang đi sâu vào một đất nước có nền văn hoá phong phú đa dạng như ở Việt Nam để hội nhập và tiếp tục phát huy cho giá trị văn hoá đó lên tầm cao hơn nữa, nhằm phục vụ con người, giúp con người nhận biết quyền năng và tình yêu của Ðấng Tạo Hoá.
Theo Linh mục Ðặc trách Giới trẻ, cha Phêrô Trần Văn Quý, cuộc giao lưu này nhằm giới thiệu những nét văn hoá văn nghệ truyền thống của 2 dân tộc ở 2 vùng miền khác nhau trong Tổng Giáo phận Huế, nhưng cũng nhằm một điểm chung là mời gọi mọi người, cách riêng giới trẻ, phải yêu thương hết mọi người như Chúa đã dạy, không phân biệt đối xứ với bất kỳ ai, cho dù là khác màu da, sắc tộc hoặc ngôn ngữ.
Cuộc giao lưu kết thúc lúc 10 giờ 30 phút đêm, mọi người ra về như vẫn còn tiếc nuối vì "một bữa tiệc ăn chưa hết món". Nhưng họ đã hiểu nhau hơn, biết nhiều hơn về những nét đặc sắc văn hoá của nhau, và đặc biệt là bài học yêu thương nhau như anh em một nhà.
Theo Têrêsa Hồng, một thành viên trong Ban điều hành giới trẻ, "để có một cuộc giao lưu này chúng tôi đã phải chuẩn bị mọi vấn đề từ hơn 2 tháng trước, các tiết mục văn nghệ liên tục được tập luyện và phải mất 2 buổi để tổng duyệt. Có nhiều tiết mục chưa được trình diễn nhưng chúng tôi hy vọng sẽ được trình diễn vào dịp chúng tôi đi Tây Nguyên trong thời gian tới".