Niềm an ủi của các thuỷ thủ viễn dương: VĂN PHÒNG MỤC VỤ TÀU BIỂN CẢNG OAKLAND.
LTS: Đây là bài viết về Linh Mục Phan Đương của ký giả Kim Võ được đăng trên nhật báo San Jose Mercury News, số ra ngày 10 tháng 7 năm 2006. Tác giả DzaoKym Hải dịch ra Việt ngữ. Thay mặt độc giả VietCatholic, xin chân thành cám ơn sự đóng góp của dịch giả DzaoKym Hải
Vị linh mục trẻ bước lên càu tàu, một tay xách những tờ tạp chí, tay kia xách theo chiếc cặp đen trong đó đựng bánh lễ, rượu, thánh giá.
Có người dành thì giờ đi thăm các gia đình…còn Lm Giuse Phan Đương lại đi thăm những con tàu viễn dương.
Là thành viên của International Maritime Center (Trung tâm Tàu Biển Quốc Tế) vị LM Công giáo này theo dõi danh sách các thủy thủ đoàn đến hải cảng Oakland để biết ai là những người Công Giáo đã rời xa quê hương, gia đình và xứ đạo của họ, lênh đênh trên biển khơi hàng tháng trời.
“Đây là một việc Mục Vụ ít ai biết đến dành cho những người chẳng ai biết đến họ”, cha Phan Đương nói về công việc tuyên úy đã bắt đầu trong giáo phận 38 năm qua.
Là một thuỷ thủ tàu buôn viễn dương thật là cực nhọc: lênh đênh trên đại dương từ 9 đến 12 tháng, cập bến bất cứ hải cảng nào, có khi chỉ vài giờ hoặc chỉ vài ngày. Và công việc càng ngày càng đòi hỏi những hiệu qủa cao.
“Thực sự cộng việc không đến nỗi cực nhọc cho lắm, nhưng cô đơn” Able - 40 tuổi, cha của 3 đứa con nhỏ - thuỷ thủ của con tàu Andres Jacutin III thố lộ như vậy. Năm nay anh ta sẽ mừng lễ Noel trên biển Thái Bình Dương (Pacific Ocean). “Chúng tôi gọi cuộc sống này là Tù Nhân Trên Biển Cả”.
Linh mục Phan Đương, năm nay 49 tuổi, thường đến và an ủi các thủy thủ khi tàu họ cập bến cảng Oakland, một hải cảng bận rộn vào hàng thứ 4 trong nước, trong hai năm qua đã phá kỷ lục của cảng về số lượng kiện hàng và dự trù sẽ phá kỷ lục lần nữa trong năm nay. Ngài ngồi ăn trưa với họ ngay trong phòng ăn. Với một giọng nói ân cần, lên xuống nhịp nhàng của người Việt Nam ngài thăm hỏi xem có những vấn đề gì không, như các ông chủ có đối xử với họ tử tế hay không rồi về lương lậu, gia đình, và vợ con họ nơi quê nhà.
Nếu có đủ giờ các thủy thủ có thể lên bến cảng để thăm viếng văn phòng Mục Vụ nhỏ bé màu nâu nằm ngay trên bến cảng – văn phòng này được sự hỗ trợ tài chánh bởi Công Nhân Vận Tải Quốc Tế Liên Bang (International Transportation Worker’Federation), hội này là một Nghiệp Đoàn của các Thủy Thủ (The seamen’s Union). Văn phòng được điều hành bởi 4 tôn giáo: American Baptist, Presbyterian, Episcopalian và Công giáo; công việc bao gồm như: phục vụ tư vấn, cầu nguyện, hướng dẫn tham quan thành phố và giải trí.
Theo phỏng đoán, năm nay sẽ có khoảng 85.000 thủy thủ viễn dương sẽ ghé bến cảng vùng Vịnh. Tại Trung Tâm Mục Vụ họ có thể mua những thẻ điện thoại quốc tế để gọi về thăm gia đình, chơi Bi Da, dù các bàn Bi Da này, vào ngày thứ Bẩy, bị dẹp qua một bên để lấy chỗ cho các giờ cầu nguyện.
Khuynh hướng văn hoá.
Các vị tuyên uý theo dõi danh sách các thủy thủ đoàn để quyết định ai sẽ thăm viếng con tàu nào. Căn cứ theo tên họ người Phi Luật Tân, thường biết số người Công Giáo trên tàu. Nếu tên các thuỷ thủ hầu hết là tiếng Trung Hoa thì sẽ gửi vị tuyên uý thuộc đạo Presbyterian đến với họ, vì vị tuyên uý này biết nói chút ít tiếng Tàu.
Qua nhiều năm làm việc, các vị tuyên uý và các tình nguyện viên nhận ra nhiều nét văn hoá khác nhau: Các sĩ quan thường không đến dự các buổi cầu nguyện. Các thủy thủ ngưới Ấn Độ thường mê những cuốn tiểu thuyết của văn phòng Mục vụ. Các thuyền trưởng người Trung Hoa thường hỏi thăm xem sòng bài nào gần nhất. Và đối với các thủy thủ người Phi luật Tân đã rất nhiều lần yêu cầu cha Phan Đương chở họ tới của hàng bán đồ phụ nữ nổi tiếng Victoria’ Secret để họ mua đồ lót cho vợ con. Dĩ nhiên cha Đương không thể từ chối, và đương nhiên là ngài chẳng bao giờ bước chân vào nơi ấy.
Đôi khi cũng có một vài yêu cầu đặc biệt như xin cha làm phép tàu mới, làm phép máy, có trường hợp một sĩ quan xin cha làm phép cặp lon trên cầu vai áo anh ta (có lẽ mới được thăng cấp).
Công việc mục vụ cho các thủy thủ viễn dương có thể hơi có một chút khó khăn đối với các vị tuyên úy - cha Đương, người đã được bổ nhiệm làm tuyên úy bởi Đức Giám Mục điạ phận Oakland – phát biểu như vậy. Mỗi giáo hội phải tự chọn và trả lương cho vị tuyên úy của mình. Cha Phan Đương đã bắt đầu làm việc với cương vị tuyên uý từ tháng 12 năm 2005 và ngài đã tự thú nhận là những tháng đầu ngài cảm thấy cô đơn, vì ngài ở San Leanzo đã quen với những xứ đạo lớn, những khuôn mặt quen thuôc, và những thánh lễ đông người
Ngài nhớ lại: lần đầu tiên ngài bước lên cầu tầu là một ngày mưa tầm tã của mùa đông.
“ Tôi rất run sợ”
Nhưng hôm nay ngài đi như bay với những bước chân reo vui. Ngài chào hỏi một số nhân viên bến cảng quen biết và nhận ra một vài con tàu quen thuộc trong số 2000 con tàu cặp bến cảng Oakland này mỗi năm. Hiện nay ngài đi giảng ở các xứ đạo để việc mục vụ được nhiều người biết đến và để mời gọi thêm các tình nguyện viên, và kêu gọi sự đóng góp để phục vụ cho người đi biển.
Các vị tuyên úy các hải cảng cũng được huấn luyện cách đặc biệt để các ngài có thể chu toàn công việc mục vụ đặc biệt của các ngài cách tốt đẹp. Cha John Jamnicky tại văn phòng của hội Apostleship of the Sea (Tông Đồ của Biển Khơi bên Washington D.C.) cho biết như vậy. Ngài còn cho biết thêm hiện nay trên toàn quốc gia Hoa Kỳ có 65 bến cảng có các vi tuyên uý hoạt động, ngoài công việc mục vụ quốc tế các ngài còn giúp đỡ các thủy thủ nhiều việc khác như sự cô đơn trên đại dương, giới hạn về ngôn ngữ….
Một người tị nạn
Linh mục Phan Đương đã tìm đến với các thủy thủ để cảm thông với nỗi vất vả nhọc nhằn của họ; những người đã phải làm việc cực nhọc ròng rã tháng này qua tháng khác hòng kiếm tiền gửi về nuôi gia đình, người thân mà họ ít khi được gặp mặt.
Năm 1982, chính người tị nạn Việt Nam này (cha Đương) cũng đã bước chân lên một con tàu, bỏ lại sau lưng quê hương, gia đình và xứ đạo để đi tìm một cuộc sống mới cho mình. Con tàu mong manh đã bị hải tặc tấn công và cướp đoạt tới 4 lần trước khi cập được vào bờ biển Thái Lan; ở đó cha gặp được những linh mục thiện nguyện đầy lòng nhân ái và họ đã trở thành gương mẫu cho cha.
Thời gian lênh đênh trên biển là một cuộc khổ nạn khi phải chứng kiến những người chung quanh mình bị đánh đập, cướp bóc và cưỡng hiếp. Ngài nói: “Đến được đất liền là sự Phục sinh”.
Khi được hỏi bây giờ cha còn thích những con tàu nữa hay không.
Ngài mỉm cười “Tôi thích đi dạo trên bờ biển hơn”.
(Có lẽ ngài còn mang nỗi ám ảnh của chuyến vượt biển cách đây 24 năm).
Thứ Tư vừa qua cha Đương đã ghé thăm con tàu NYK Libra, con tàu này chỉ dừng tại cảng Oakland có một ngày và sau đó sẽ trực chỉ đi Tokyo. Các thuỷ thủ Phi luật Tân đã tức tốc chuẩn bị một bữa trưa có cơm, cá và nước sốt; trong bữa ăn cha con đã trao đổi với nhau đủ mọi thứ chuyện linh tinh trên đời. Họ đã đọc được trên tờ National Geographic bài viết về Phúc âm Juda. Cái đó nói về cái gì vậy? Và thưa Cha, - các thủy thủ đã gọi cha Đương đầy vẻ kính trọng như vậy - cha nghĩ gì về cuốn phim “The DaVinci Code” mới đây? Họ đã không hiểu vì họ đã xem một điã DVD copy lậu mang từ Trung Hoa sang, 20 phút đầu của bản copy lậu này nói toàn bằng tiếng Tàu.
Điểm nổi bật của buổi chiều hôm đó là thánh lễ. Hai thủy thủ cáo lỗi đi thay bộ đồ sọc thể thao bằng bộ quần áo tươm tất hơn cho có vẻ xứng đáng với thánh lễ, dù thánh lễ được cử hành ngay tại phòng giải trí bên cạnh dàn trống và dàn máy Karaoke. Trên một số các con tàu các thừa tác viên Thánh Thể hướng dẫn cầu nguyện trong các căn phòng có những hình Playboy trên tường.
Trên một bàn uống cà phê cha Đương trải khăn thánh ra, xếp đặt bánh lễ, rượu, chén thánh, và thánh giá. Ngài lôi áo lễ trong túi xách ra và kính cẩn mặc vào.
Trước khi bắt đầu thánh lễ ngài phát cho mọi người bài hát “Ca nhập lễ” và nói với thủy thủ Jacutin đọc bài đọc, anh này đã từng là cựu chủng sinh.
Có 10 thủy thủ lên rước lễ, trong đó có một người mới ăn trưa trong phần đầu của thánh lễ. Anh ta chữa thẹn với cha Đương là ngày hôm nay bận rộn quá, sáng nay anh ta không kịp ăn điểm tâm (ăn sáng).
Reynaldo Iniego, đầu bếp trưởng của tàu, mỉm cười ngồi ở cuối. Hồi ở Phi luật Tân anh ta đi lễ hằng tuần. Khi lênh đênh trên biển anh ta đã không tham dự thánh lễ từ 2 tháng nay, lần cuối cùng anh ta tham dự thánh lễ khi tàu Libra dừng ở cảng Oakland.
Iniego, 41 tuổi, cảm động phát biểu: “Thánh lễ Misa thật hữu hiệu, làm tăng thêm sức mạnh tinh thần”. Anh ta khoe với cha Đương bức hình đứa con trai 14 tuổi mà anh ta mang theo trong cuộc hải hành. Khi được hỏi còn bao lầu nữa hợp đồng của anh ta sẽ chấm dứt, anh ta vỗ tay hoan hỷ: chỉ còn hơn 2 tháng nữa thôi, cha!!
Khi thánh lễ kết thúc các thủy thủ vây quanh cha Đương để cám ơn ngài. Một số người xem lại lịch hải hành của mình để xem chừng nào mình lại quay lại đây. Ngài vỗ về an ủi họ, trong khi xoa vai một thủy thủ ngài nói:
“Rất vui vì được gặp các bạn ở nơi đây”
“Chúc các bạn bình an và mọi điều tốt đẹp”
LTS: Đây là bài viết về Linh Mục Phan Đương của ký giả Kim Võ được đăng trên nhật báo San Jose Mercury News, số ra ngày 10 tháng 7 năm 2006. Tác giả DzaoKym Hải dịch ra Việt ngữ. Thay mặt độc giả VietCatholic, xin chân thành cám ơn sự đóng góp của dịch giả DzaoKym Hải
Vị linh mục trẻ bước lên càu tàu, một tay xách những tờ tạp chí, tay kia xách theo chiếc cặp đen trong đó đựng bánh lễ, rượu, thánh giá.
Có người dành thì giờ đi thăm các gia đình…còn Lm Giuse Phan Đương lại đi thăm những con tàu viễn dương.
Là thành viên của International Maritime Center (Trung tâm Tàu Biển Quốc Tế) vị LM Công giáo này theo dõi danh sách các thủy thủ đoàn đến hải cảng Oakland để biết ai là những người Công Giáo đã rời xa quê hương, gia đình và xứ đạo của họ, lênh đênh trên biển khơi hàng tháng trời.
“Đây là một việc Mục Vụ ít ai biết đến dành cho những người chẳng ai biết đến họ”, cha Phan Đương nói về công việc tuyên úy đã bắt đầu trong giáo phận 38 năm qua.
Là một thuỷ thủ tàu buôn viễn dương thật là cực nhọc: lênh đênh trên đại dương từ 9 đến 12 tháng, cập bến bất cứ hải cảng nào, có khi chỉ vài giờ hoặc chỉ vài ngày. Và công việc càng ngày càng đòi hỏi những hiệu qủa cao.
“Thực sự cộng việc không đến nỗi cực nhọc cho lắm, nhưng cô đơn” Able - 40 tuổi, cha của 3 đứa con nhỏ - thuỷ thủ của con tàu Andres Jacutin III thố lộ như vậy. Năm nay anh ta sẽ mừng lễ Noel trên biển Thái Bình Dương (Pacific Ocean). “Chúng tôi gọi cuộc sống này là Tù Nhân Trên Biển Cả”.
Linh mục Phan Đương, năm nay 49 tuổi, thường đến và an ủi các thủy thủ khi tàu họ cập bến cảng Oakland, một hải cảng bận rộn vào hàng thứ 4 trong nước, trong hai năm qua đã phá kỷ lục của cảng về số lượng kiện hàng và dự trù sẽ phá kỷ lục lần nữa trong năm nay. Ngài ngồi ăn trưa với họ ngay trong phòng ăn. Với một giọng nói ân cần, lên xuống nhịp nhàng của người Việt Nam ngài thăm hỏi xem có những vấn đề gì không, như các ông chủ có đối xử với họ tử tế hay không rồi về lương lậu, gia đình, và vợ con họ nơi quê nhà.
Nếu có đủ giờ các thủy thủ có thể lên bến cảng để thăm viếng văn phòng Mục Vụ nhỏ bé màu nâu nằm ngay trên bến cảng – văn phòng này được sự hỗ trợ tài chánh bởi Công Nhân Vận Tải Quốc Tế Liên Bang (International Transportation Worker’Federation), hội này là một Nghiệp Đoàn của các Thủy Thủ (The seamen’s Union). Văn phòng được điều hành bởi 4 tôn giáo: American Baptist, Presbyterian, Episcopalian và Công giáo; công việc bao gồm như: phục vụ tư vấn, cầu nguyện, hướng dẫn tham quan thành phố và giải trí.
Theo phỏng đoán, năm nay sẽ có khoảng 85.000 thủy thủ viễn dương sẽ ghé bến cảng vùng Vịnh. Tại Trung Tâm Mục Vụ họ có thể mua những thẻ điện thoại quốc tế để gọi về thăm gia đình, chơi Bi Da, dù các bàn Bi Da này, vào ngày thứ Bẩy, bị dẹp qua một bên để lấy chỗ cho các giờ cầu nguyện.
Khuynh hướng văn hoá.
Các vị tuyên uý theo dõi danh sách các thủy thủ đoàn để quyết định ai sẽ thăm viếng con tàu nào. Căn cứ theo tên họ người Phi Luật Tân, thường biết số người Công Giáo trên tàu. Nếu tên các thuỷ thủ hầu hết là tiếng Trung Hoa thì sẽ gửi vị tuyên uý thuộc đạo Presbyterian đến với họ, vì vị tuyên uý này biết nói chút ít tiếng Tàu.
Qua nhiều năm làm việc, các vị tuyên uý và các tình nguyện viên nhận ra nhiều nét văn hoá khác nhau: Các sĩ quan thường không đến dự các buổi cầu nguyện. Các thủy thủ ngưới Ấn Độ thường mê những cuốn tiểu thuyết của văn phòng Mục vụ. Các thuyền trưởng người Trung Hoa thường hỏi thăm xem sòng bài nào gần nhất. Và đối với các thủy thủ người Phi luật Tân đã rất nhiều lần yêu cầu cha Phan Đương chở họ tới của hàng bán đồ phụ nữ nổi tiếng Victoria’ Secret để họ mua đồ lót cho vợ con. Dĩ nhiên cha Đương không thể từ chối, và đương nhiên là ngài chẳng bao giờ bước chân vào nơi ấy.
Đôi khi cũng có một vài yêu cầu đặc biệt như xin cha làm phép tàu mới, làm phép máy, có trường hợp một sĩ quan xin cha làm phép cặp lon trên cầu vai áo anh ta (có lẽ mới được thăng cấp).
Công việc mục vụ cho các thủy thủ viễn dương có thể hơi có một chút khó khăn đối với các vị tuyên úy - cha Đương, người đã được bổ nhiệm làm tuyên úy bởi Đức Giám Mục điạ phận Oakland – phát biểu như vậy. Mỗi giáo hội phải tự chọn và trả lương cho vị tuyên úy của mình. Cha Phan Đương đã bắt đầu làm việc với cương vị tuyên uý từ tháng 12 năm 2005 và ngài đã tự thú nhận là những tháng đầu ngài cảm thấy cô đơn, vì ngài ở San Leanzo đã quen với những xứ đạo lớn, những khuôn mặt quen thuôc, và những thánh lễ đông người
Ngài nhớ lại: lần đầu tiên ngài bước lên cầu tầu là một ngày mưa tầm tã của mùa đông.
“ Tôi rất run sợ”
Nhưng hôm nay ngài đi như bay với những bước chân reo vui. Ngài chào hỏi một số nhân viên bến cảng quen biết và nhận ra một vài con tàu quen thuộc trong số 2000 con tàu cặp bến cảng Oakland này mỗi năm. Hiện nay ngài đi giảng ở các xứ đạo để việc mục vụ được nhiều người biết đến và để mời gọi thêm các tình nguyện viên, và kêu gọi sự đóng góp để phục vụ cho người đi biển.
Các vị tuyên úy các hải cảng cũng được huấn luyện cách đặc biệt để các ngài có thể chu toàn công việc mục vụ đặc biệt của các ngài cách tốt đẹp. Cha John Jamnicky tại văn phòng của hội Apostleship of the Sea (Tông Đồ của Biển Khơi bên Washington D.C.) cho biết như vậy. Ngài còn cho biết thêm hiện nay trên toàn quốc gia Hoa Kỳ có 65 bến cảng có các vi tuyên uý hoạt động, ngoài công việc mục vụ quốc tế các ngài còn giúp đỡ các thủy thủ nhiều việc khác như sự cô đơn trên đại dương, giới hạn về ngôn ngữ….
Một người tị nạn
Linh mục Phan Đương đã tìm đến với các thủy thủ để cảm thông với nỗi vất vả nhọc nhằn của họ; những người đã phải làm việc cực nhọc ròng rã tháng này qua tháng khác hòng kiếm tiền gửi về nuôi gia đình, người thân mà họ ít khi được gặp mặt.
Năm 1982, chính người tị nạn Việt Nam này (cha Đương) cũng đã bước chân lên một con tàu, bỏ lại sau lưng quê hương, gia đình và xứ đạo để đi tìm một cuộc sống mới cho mình. Con tàu mong manh đã bị hải tặc tấn công và cướp đoạt tới 4 lần trước khi cập được vào bờ biển Thái Lan; ở đó cha gặp được những linh mục thiện nguyện đầy lòng nhân ái và họ đã trở thành gương mẫu cho cha.
Thời gian lênh đênh trên biển là một cuộc khổ nạn khi phải chứng kiến những người chung quanh mình bị đánh đập, cướp bóc và cưỡng hiếp. Ngài nói: “Đến được đất liền là sự Phục sinh”.
Khi được hỏi bây giờ cha còn thích những con tàu nữa hay không.
Ngài mỉm cười “Tôi thích đi dạo trên bờ biển hơn”.
(Có lẽ ngài còn mang nỗi ám ảnh của chuyến vượt biển cách đây 24 năm).
Thứ Tư vừa qua cha Đương đã ghé thăm con tàu NYK Libra, con tàu này chỉ dừng tại cảng Oakland có một ngày và sau đó sẽ trực chỉ đi Tokyo. Các thuỷ thủ Phi luật Tân đã tức tốc chuẩn bị một bữa trưa có cơm, cá và nước sốt; trong bữa ăn cha con đã trao đổi với nhau đủ mọi thứ chuyện linh tinh trên đời. Họ đã đọc được trên tờ National Geographic bài viết về Phúc âm Juda. Cái đó nói về cái gì vậy? Và thưa Cha, - các thủy thủ đã gọi cha Đương đầy vẻ kính trọng như vậy - cha nghĩ gì về cuốn phim “The DaVinci Code” mới đây? Họ đã không hiểu vì họ đã xem một điã DVD copy lậu mang từ Trung Hoa sang, 20 phút đầu của bản copy lậu này nói toàn bằng tiếng Tàu.
Điểm nổi bật của buổi chiều hôm đó là thánh lễ. Hai thủy thủ cáo lỗi đi thay bộ đồ sọc thể thao bằng bộ quần áo tươm tất hơn cho có vẻ xứng đáng với thánh lễ, dù thánh lễ được cử hành ngay tại phòng giải trí bên cạnh dàn trống và dàn máy Karaoke. Trên một số các con tàu các thừa tác viên Thánh Thể hướng dẫn cầu nguyện trong các căn phòng có những hình Playboy trên tường.
Trên một bàn uống cà phê cha Đương trải khăn thánh ra, xếp đặt bánh lễ, rượu, chén thánh, và thánh giá. Ngài lôi áo lễ trong túi xách ra và kính cẩn mặc vào.
Trước khi bắt đầu thánh lễ ngài phát cho mọi người bài hát “Ca nhập lễ” và nói với thủy thủ Jacutin đọc bài đọc, anh này đã từng là cựu chủng sinh.
Có 10 thủy thủ lên rước lễ, trong đó có một người mới ăn trưa trong phần đầu của thánh lễ. Anh ta chữa thẹn với cha Đương là ngày hôm nay bận rộn quá, sáng nay anh ta không kịp ăn điểm tâm (ăn sáng).
Reynaldo Iniego, đầu bếp trưởng của tàu, mỉm cười ngồi ở cuối. Hồi ở Phi luật Tân anh ta đi lễ hằng tuần. Khi lênh đênh trên biển anh ta đã không tham dự thánh lễ từ 2 tháng nay, lần cuối cùng anh ta tham dự thánh lễ khi tàu Libra dừng ở cảng Oakland.
Iniego, 41 tuổi, cảm động phát biểu: “Thánh lễ Misa thật hữu hiệu, làm tăng thêm sức mạnh tinh thần”. Anh ta khoe với cha Đương bức hình đứa con trai 14 tuổi mà anh ta mang theo trong cuộc hải hành. Khi được hỏi còn bao lầu nữa hợp đồng của anh ta sẽ chấm dứt, anh ta vỗ tay hoan hỷ: chỉ còn hơn 2 tháng nữa thôi, cha!!
Khi thánh lễ kết thúc các thủy thủ vây quanh cha Đương để cám ơn ngài. Một số người xem lại lịch hải hành của mình để xem chừng nào mình lại quay lại đây. Ngài vỗ về an ủi họ, trong khi xoa vai một thủy thủ ngài nói:
“Rất vui vì được gặp các bạn ở nơi đây”
“Chúc các bạn bình an và mọi điều tốt đẹp”