"Vì một cam kết chiến thắng mọi thuyết chủng tộc, mọi thứ bài ngoại và mọi thuyết quốc gia"

VATICAN 2/12/2002 (ZENIT. org). - Chúng tôi phổ biến dưới đây sứ điệp Đức Gioan Phaolô II viết cho Ngày Thế giới người Di dân và Tị nạn, sẽ diễn ra trong năm 2003 theo ngày giờ tùy các hội đồng giám mục khác nhau ấn định. Ngày này sẽ chọn chủ đề: "Vì một cam kết chiến thắng mọi thuyết chủng tộc, mọi thứ bài ngoại và mọi chủ nghĩa quốc gia quá khích ".


Vì một cam kết chiến thắng mọi thuyết chủng tộc, mọi thứ bài ngoại và mọi chủ nghĩa quốc gia quá khích

1. Sự di dân đã trở nên một hiện tượng phổ biến trong thế giới hiện nay và liên quan tới tất cả các nước, bất cứ là nước người ta ra đi, nước người ta quá cảnh hay nước người ta đi đến. Sự di dân liên hệ tới hàng triệu người và làm nên một thách đố mà Giáo hôi lữ hành, vì phục vụ tất cả gia đình nhân loại, không thể không nâng lên và đương đầu trong tinh thần tin mừng của tình bác ái phổ quát. Ngày thế giới người Di dân và Tị nạn năm nay--như thường lệ-phải là một thời gian đặc biệt cầu nguyện cho những nhu cầu của tất cả những người, vì bất cứ lý do gì, xa nhà và gia đình mình; ngày này phải là một ngày để suy tư sâu xa về những bổn phận người công giáo đối với các anh chị em mình.


Trong số những người đặc biệt bị liên hệ, có những hạng người ngoại quốc dễ bị tổn thương nhất: những người nhập cư không giấy tờ, những người tị nạn, những người xin nơi tá túc, những người dời chỗ vì những vụ xung đột bạo động và do tình trạng bệnh dịch trong nhiều phần ghế giới, và những nạn nhân--đa số đàn bà con nít--của tội ác kinh khủng buôn người. Trong quá khứ mới đây, chúng ta đã chứng kiến những giai đoạn thê thảm dời chỗ cưởng bách của những con người vì những yêu sách chủng tộc và quốc gia, họ đã thêm cảnh nghèo không thể nói cho sự sống của một nhóm riêng biệt. Dưới đáy những hoàn cảnh này thấy có những ý nghỉ và những hành động tội lỗi, nghịch với Tin Mừng và nêu lên một lời kêu gọi các người kitô hữu khắp nơi trong thế giới phải thắng sự dữ qua sự lành.

2. Sự tùy thuộc vào cộng đồng công giáo không được quyết định bởi quốc tịch hay nguồn gốc, xã hội hay chủng tộc, nhưng trong bản chất bởi đức tin vào Chúa Kitô và bí tích Rửa tội nhân danh Ba Ngôi chí Thánh. Gương mặt "người bốn phương" của Dân Chúa thấy được ngày nay thực tế trong mỗi Giáo hội địa phương, bởi vì sự di dân cũng đã biến những công đồng nhỏ trước kia cô lập thành những thực thể đa nguyên và liên văn hóa. Những nơi mới đây hoạ hiếm mới thấy một người ngoại quốc thì bây giờ trở thành một quê hương cho những người đến từ những phần khác nhau trên thế giới.

Ví dụ, Thánh Thể ngày chúa nhật càng ngày càng cho nghe Tin Mừng được loan báo trong những ngôn ngữ trước kia chưa nghe, như vậy thêm một diễn tả mới cho lời khuyên của Thánh vịnh xưa: "Muôn nước hỡi, nào ca ngợi Chúa, ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Ngài" (Tv 116, 1). Những cộng đồng này, như vậy, có những dịp mới để sống kinh nghiện tính công giáo, một nét diễn tả sự mở ra thiết yếu của Giáo hội cho tất cả những gì tạo nên công trình của Thần khí trong mỗi dân tộc.

Giáo hội xem xét rằng hạn chế sự tùy thuộc vào một cộng đồng địa phương, trên nền tảng những đặc điểm chủng tộc hay những đặc điểm bên ngoài khác, sẽ làm nghèo đi tất cả những con người liên hệ và nghịch với quyền cơ bản của những người đã được rửa tội có thể thực hành việc thờ phượng và tham gia vào đời sống cộng đồng. Hơn nữa, nếu những người mới tới cảm thấy mình không ai ưa khi họ tiếp xúc với một cộng đồng giáo xứ địa phương, bởi vì họ không nói tiếng dịa phương hay họ không theo những tập quán địa phương, thì họ sẽ dễ dàng trở thành những "con chiên lạc". Sự mất dầu "những kẻ bé mọn này" vì những lý do kỳ thị ngầm, phải là một nguyên nhân âu lo sâu xa cho các mục tử cũng như các tín hữu.

3. Điều đó đưa chúng ta tới một chủ đề mà tôi thường gợi lên trong những Sứ điệp gởi Ngày thế giới người Di dân và Tị nạn, tôi muốn nói bổn phận kitô hữu phải tiếp rước bất cứ ai gõ cửa nhà chúng ta vì cần. Một sự cởi mở như thế góp phần xây dựng những cộng đồng kitô hữu năng động, được Thần khi làm giàu bằng những an huệ các người môn đệ mới đến từ những nền văn hóa khác mang lại cho. Sự diễn tả cơ bản tình yêu tin mừng nầy cũng là sự linh hứng cho vô số chương trình liên đới đối với những kẻ di dân va tị nạn trong tất cả những phần thế giới.

"Muốn hiểu tầm rộng của di sản giáo hội để phục vụ cụ thể những người nhập cư và những người dời chỗ ở, chỉ cần nhớ tới công trình và di sản của những gương mặt như thánh Francoise-Xavier Cabrini hay Giám mục Jean-Baptiste Scalabrini, hay sinh hoạt hiện nay đáng kể của cơ quan cứu trợ "Caritas" và Ủy ban Công giáo Quốc tế Di dân.

Tinh thần liên đới không phải do bẩm sinh. Nó đòi hỏi một sự luyện tập và sự loại hẳn những thái độ thu mình, những thái độ, trong nhiều xã hội ngày nay, trở thành tinh tế và ăn rễ sâu. Muốn đương đầu với hiện tượng này, Giáo hội dự sẵn nhiều phương tiện cho việc giáo dục và đào tạo ở mọi cấp bậc. Do đó tôi kêu gọi cha mẹ và các thầy dạy đánh phá chủ nghĩa chủng tộc và sư bài ngoại bằng cách khắc sâu vào trí não những thái độ tích cực dựa trên học thuyết xã hội công giáo.

4. Vì ăn rễ luôn sâu hơn nữa trong Chúa Kitô, các kitô hữu phải chiến đấu chống mọi khuynh hướng thu mình lại, và học phân biệt công trình của Chúa nơi những người thuộc các văn hóa khác. Duy tình yrêu chân thật tin mừng sẽ khá mạnh để giúp các cộng đồng đi từ sự khoan dung đơn thuần đối với những kẻ khác cho tới sự tôn trọng thât sự đối với những khác biệt của họ. Duy ân sủng cưu độ của Chúa Kitô có thể giúp chúng ta thắng thách đố hằng ngày là đi từ tính ích kỷ tới lòng vị tha, từ sự sợ tới sự cởi mở, từ sự loại trừ tới tình liên đới.

Dĩ nhiên, cũng như tôi khuyên những người công giáo chứng tỏ một tinh thần liên đới đối với những kẻ mới đến giữa họ, thì tôi cũng kêu mời những kẻ nhập cư phải thừa nhận mình có bổn phận quí mến những nước tiếp đón mình và tôn trọng những luật, văn hóa và những truyền thống các dân tộc đã đón nhận họ. Đó là cách thế làm thắng thế sự hài hòa xả hội.

Con đường đưa tới sự chấp nhận thật sự những kẻ di dân trong sự khác biệt văn hóa của họ thật là khó khăn và, trong một số trường hợp, là một Đuờng Thánh Giá thật. Điều này không nên làm ngã lòng ai muốn theo ý Chúa, Đấng muốn lôi kéo đến với mình trong Chúa Kitô, tất cả những phần tử gia đình nhân loại qua dụng cụ là Giáo hội Người, bí tích hiệp nhất tất cả nhân loại (x. Lumen Gentium, n. 1).

Thỉnh thoảng con đường này cần đến một lời ngôn sứ tố giác điều dữ và khuyến khích điều lành. Khi những căng thẳng xuất hiện, sự đáng tin của học thuyết Giáo hội về sự tôn trọng cơ bản mổi người, dựa trên lòng can đảm luân lý của các vị mục tử và các tín hữu đặt tất cả trên tình yêu" (Novo millennio ineunte, n. 47).

5. Có cần nói rằng những cộng đồng văn hoá hỗn hợp cống hiến những thuận lợi duy nhất để đào sâu ơn hiệp nhất với những Giáo hội kitô hữu và những Công đồng giáo hội khác? Một số lớn trong những Giáo hội đó, trên thực tế, đã làm việc trong nội bộ các cộng đồng của mình và với Giáo hội công giáo để hình thành những xã hội trong đó các văn hóa của những người di dân và những ơn đặc thù của họ được quí chuộng cách chân thành, và trong đó những biểu lộ chủ nghĩa chủng tộc, sự bài ngoại và chủ nghĩa quốc gia quá khích phải được đánh bại một cách ngôn sứ.

Ước chi Rất Thánh Trinh Nữ Maria, Mẹ chúng ta, Mẹ cũng đã kinh nghiệm sự loại trừ đương lúc mẹ ban Con mẹ cho thế giới, giúp Giáo hội nên dấu và dụng cụ hiệp nhất những văn hóa và những quốc gia trong lòng một gia đình duy nhất. Xin Mẹ giúp chúng ta tất cả biết minh chứng trong cuộc đời chúng ta về mầu nhiệm Nhập thể và về sự hiện diện trường kỳ của Chúa Kitô đấng, qua chúng ta, muốn tiếp tục trong lịch sử và trong thế giới, công trình giải thoát khỏi tất cả những hình thức kỳ thị, loại trừ và sự cho ra rìa. Ước chi những phúc lành dồi dào của Chúa đồng hành những người nam nữ đón rước người ngoại quốc nhân danh Chúa Kitô.

Vatican, 24/10/ 2002
JOANNES PAULUS II