Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Vị Giám Đốc của Học Viện Thánh Đa Minh Tại Rôma
ROME (Zenit.org).- Đâu là vai trò của các trường học Công Giáo trong một xã hội đa tôn giáo và một thế giới toàn cầu hóa? Làm thế nào mà các trường học ấy có thể chu toàn sứ vụ của mình khi các học sinh của họ thuộc vào nhiều loại tôn giáo hay không có tôn giáo?
Hãng tin Zenit đã đặt những câu hỏi này với Sơ Marie Laetitia, Dòng Đa Minh, Giám Đốc của Học Viện Thánh Đa Minh tại Rôma, một trường học có tới 400 học sinh, gồm cả các học sinh Hồi Giáo và các học sinh không thuộc bất kỳ tôn giáo nào, đến từ hơn 50 quốc gia.
Trường học này đã tham dự buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI vào ngày thứ Tư vừa qua.
Hỏi (H): Thưa Sơ, đâu là những lằn ranh giáo dục tại Học Viện Thánh Đa Minh?
Sơ Marie (T): Thưa, cũng như bao nhiêu trường học Công Giáo khác, chúng tôi nhấn mạnh đến việc giáo dục con người toàn diện, chứ không phải chỉ có về mặt học vấn không thôi. Chúng tôi muốn truyền dạy cho mỗi trẻ em những giá trị nền tảng vốn sẽ giúp các em diện đối với cuộc sống sau này. Chính vì thế, điều cần thiết trước tiên là biết rõ nguồn gốc của từng em đến từ đâu, giúp em lớn lên trong cuộc sống riêng, mà không cần phải đặt em đó vào một kiểu khuôn mẫu, hay đúc nặng nào đó, vân vân.
(H): Thưa Sơ, Sơ đã nêu rõ căn tính của trung tâm chính là Công Giáo. Liệu sự hiện diện của vô số trẻ em của nhiều tôn giáo khác nhau có là một vấn đề trở ngại không?
(T): Thưa, thay vì đó là một trở ngại, thì tại đây, điều đó lại chính là một cơ hội, và trước khi nó trở thành một vấn nạn về mặt tôn giáo, thì nó phải là một vấn nạn về mặt con người trước đã. Một trường học như trường học của chúng tôi, cũng giống như tất cả các trung tâm có nhiều môi trường quốc tế khác, chúng tôi dạy cho các em làm thế nào để sống hài hòa cùng nhau. Còn những nơi khác thì họ có các cách dạy luôn khác với chúng tôi, thậm chí ngay cả khi em đó có cùng quốc tịch.
Mặt khác là phải luôn tôn trọng tất cả mọi sự khác biệt của em đó. Điều này cần phải được học hỏi, vì chưng đó không phải là một điều dễ dàng tí nào. Thật không dễ dàng gì cho lắm khi chấp nhận tất cả các em, rồi lại không hiểu các cách thức phản ứng khác nhau của các em.
Nhưng tôi muốn nói rằng, đây đúng là một cơ hội, vì chí ích nó có thể giúp cho các em biết mở rộng nội tâm một cách tuyệt vời, vì việc giáo dục chính là lắng nghe và tôn trọng người khác. Đó không phải là điều dễ dàng cho lắm đối với các thầy cô giáo. Chúng tôi nhìn thấy các em mỗi ngày. Việc cùng nhau tồn tại không phải là điều dễ dàng khi sự khác biệt quá lớn, vì nó sẽ trở nên khó khăn hơn.
Nói thì nói như vậy, chứ nhìn chung, mọi chuyện thật là tuyệt vời, khi chúng tôi nhìn thấy tất cả các em thật sự sống một cách đoàn kết với nhau. Rất hiếm khi có các trường hợp phân biệt chủng tộc một cách thuần túy. Cũng có những buổi thảo luận, tuy nhiên đó thật sự không phải là việc từ chối màu da của người khác.
Tôi không nghĩ đây lại là nguồn cội của mọi vấn nạn đối với việc giảng dạy về tôn giáo, dẫu rằng đó cũng có thể là lý do để đặt ra những câu hỏi. Các em học sinh luôn tự hỏi chính bản thân của các em, đặc biệt là trong một xã hội mà thuyết tương đối về tôn giáo ngày càng lan rộng ra, và tại sao những người Công Giáo, hay những người Kitô Giáo là đúng, chứ không phải những người Hồi Giáo.
Thật khó để khiến cho các em hiểu đây không phải là vấn đề đúng/sai mà đó là điều mà Chúa Giêsu Kitô đã mạc khải cho chúng ta qua Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng tôi tôn trọng tôn giáo của các em học sinh Hồi Giáo. Chúng tôi không bao giờ tham dự hay dính vào việc bắt các em nhập đạo (proselytism).
Nếu một em Hồi Giáo muốn tham dự vào các lớp Giáo Lý, chúng tôi luôn muốn chắc là cha mẹ của các em đồng ý. Sự tự do của các em cần phải được tôn trọng. Thay vào đó, đối với trẻ không có tôn giáo, chúng tôi nói rất rõ, ngay từ lúc ban đầu mới ghi danh rằng việc giảng dạy về tôn giáo chính là một phần chính quan trọng trong chương trình giáo dục. Vì điều này đã được nói rõ ngay từ trước, do thế không một ai có cảm tưởng là các con em họ bị bắt buộc gì cả.
Các em phải chấp nhận khía cạnh này của chương trình giáo dục, tức về nền văn hóa tôn giáo và sự mở rộng tâm nội của các em. Một người Kitô Giáo không phải là Công Giáo thì cũng được yêu cầu là phải tham dự vào các lớp giáo lý. Rồi từ đó, các em dần dà giải quyết những sự khác biệt đáng có. Tôi nghĩ đó chính là cách để cổ võ một sự đối thoại đại kết.
(H): Thưa Sơ, những người Hồi Giáo cũng đã được mời để tham dự vào buổi tiếp kiến chung với Đức Thánh Cha. Thế họ đáp lại như thế nào?
(T): Thưa, có rất ít từ chối. Chúng tôi nhìn vào các em dưới hai quan điểm: dĩ nhiên một chính là về mặt giáo hội, và kế đến cơ hội đó cũng giống như “một ngày tổ chức vui vẽ của gia đình” vậy.
Chúng tôi không muốn những em học sinh Hồi Giáo cảm thấy bị tổn thương khi các em là những thành viên của chúng tôi, bởi vì các em thích trường học. Chúng tôi không muốn các em bị loại bỏ ra ngoài. Sự tự do của các em, luôn được chúng tôi tôn trọng. Một số ở lại nhà, nhưng phần nhiều đã quyết định đi với chúng tôi.
(H): Thưa Sơ, trong những năm vừa qua, một số em học sinh đã có thể lãnh nhận Phép Rửa Tội. Nhà trường đã chuẩn bị cho các em và các em cũng đã lãnh nhận các phép bí tích. Làm thế nào mà sự cải đạo của các em diễn ra ngay trong trường học?
(T): Thưa, có rất nhiều trẻ em cứ mãi phân vân về bí tích rửa tội, khi các em đang tham dự các lớp giáo lý.
Có một học sinh 14 tuổi, vừa mới bắt đầu cuộc hành trình để lãnh nhận phép rửa tội vào trong năm nay, đã lắng nghe cuộc nói chuyện về Chúa Giêsu tại quốc gia của em. Cũng có những em học sinh lớn tuổi hơn, thường bắt đầu từ tuổi 14, những em luôn tự hỏi các em về câu hỏi này.
Trong trường hợp của những em nhỏ tuổi hơn, nếu em đó muốn được rửa tội nhưng cha mẹ các em không đồng ý, thì chúng tôi yêu cầu em đó phải đợi, và cứ giữ mãi mong ước đó của em trong chính nội tâm của mình. Thế nhưng, chúng tôi vẫn thường tham gia vào việc đối thoại với cha mẹ của các em, nếu như em đó thật sự muốn được rửa tội, thì em có thể thuyết phục cha mẹ của các em. Đúng là có một số cha/mẹ đã từ chối.
Thế nhưng, tôi cũng đã từng chứng kiến những cha mẹ không có tôn giáo tham dự lễ rửa tội của con họ, và họ đã rơi lệ.
(H): Thưa Sơ, theo ý kiến của Sơ đâu là những điểm quan trọng nhất trong việc giáo dục các trẻ em mà các thầy cô giáo và các bậc làm cha mẹ phải nhấn mạnh đến?
(T): Thưa, điều trước tiên chính là sự tôn trọng. Chúng ta phải nhận thức được rằng sự tôn trọng cần phải được nhấn mạnh đến, và vì nó rất rộng. Nó không chỉ là việc biết chấp nhận những gì khác biệt nơi người đó, mà còn phải biết tôn trọng đến môi trường, các tài liệu, bài vở học trong trường nữa.
Và tôi tin rằng điều mà chúng ta yêu cầu các bậc làm cha mẹ đó là cho dẫu đó là vấn đề của xã hội hay nhịp điệu của cuộc sống, thì vấn đề đó phải gần gũi, phải liên quan đến các con của họ. Càng ngày chúng tôi càng thấy sự vắng mặt của các bậc làm cha mẹ, thế rồi trẻ em cứ thế mà cố làm cách này hay cách khác để lấp vào sự vắng mặt của cha mẹ các em.
Tôi cũng nhấn mạnh rất nhiều đối với các thầy cô giáo về chất lượng của sự hiện diện của các thầy cô giáo và tôi nghĩ, điều đó cũng đúng tương tự với các bậc làm cha mẹ. Tôi luôn nói với các thầy cô giáo trong trường của tôi rằng: “Các bạn sẽ không dành lấy được bất kỳ quyền hành gì bằng cách lện xuống hay đưa ra những lời cảnh cáo, thế nhưng qua chất lượng về sự hiện diện của các bạn. Điều đáng nói chính là nổ lực cá nhân mà các bạn muốn đặt vào mối quan hệ, thì đó mới đúng là vấn đề.”
Cũng tương tự như với các bậc làm cha mẹ. Có sự hiện diện cùng với các con em họ, còn hơn là phải vắng mặt. Nếu truyền hình tự nó cứ xen kẽ giữa các em và các bậc làm cha mẹ, thì mối quan hệ giữa các con trẻ và các bậc làm cha mẹ sẽ không bao giờ tiến triển tốt đẹp được. Do đó cần phải có những giây phút để cùng nhau có mặt, để học biết cách nói chuyện cùng nhau.