Đó là lời Chúa
Thiên hà ngôn tai ?
Tứ thời hành yên
Bách vật sinh yên
Thiên hà ngôn tai ?
(Sách Luận ngữ, thiên Dương hóa, 19)
Quan niệm các tôn giáo về trời đất, nhìn qua thì thấy có nhiều điểm khác nhau. Ví dụ : một đàng thì thày Khổng tuyên bố : « Trời có nói gì đâu ? Bốn mùa vận chuyển, Trăm vật nở sinh, Trời có nói gì đâu ? ». Đàng khác, mỗi lần trong nhà thờ công-giáo khi người ta nghe đọc xong một đoạn Sách Thánh, thì cũng nghe người đọc tuyên bố : « Đó là lời Chúa ». Xét cho cùng thì hai bên cũng không hẳn là mâu thuẫn nhau, vì trời đất không thấy có nói gì, mà Chúa trời đất thì lại không phải là trời đất.
Nếu trời đất cứ im lìm mà xoay vần thì chỉ có con người là biết nói với nhau, giải thích với nhau là trời đất xoay vần đều đều như thế nào. Người ta căn cứ vào các sự kiện đã xảy ra, rồi áp dụng nguyên lý nhân quả mà tìm ra được một số định luật nhân quả[1], và nhận định ra rằng máy trời xoay vần một cách tất định, không ai ngăn cản được. Người ta tìm biết được bằng nào, hay bằng ấy, rồi tùy đó mà xử thế. Nhưng căn cứ vào đó thì vẫn không sao biết được là mình phải làm gì, phải sống theo đường lối nào. Có lẽ chính vì thế mà thầy Khổng rất dè dặt không muốn bàn về những điều có liên quan tới tôn giáo, như quỉ thần, và cũng không muốn nói đến cái chết và kiếp sau.
Người theo đạo Thiên Chúa không tôn thờ những sự vật chỉ lù lù ra đó, vô tâm, vô tình, không có gì nói với loài người ta. Càng không tôn thờ những thần linh hay thần tượng do tay con người làm ra. Nhưng nếu tin rằng Thiên Chúa có nói với loài người ta, thì thiết tưởng ngoài mấy nhận xét chung chung về lời nói, còn có mấy vấn đề cần phải bàn cho rõ : Chúa là đấng thiêng liêng, vô hình vô tượng, vô thanh vô xú, thì làm sao nói được với người ta ? Chúa nói những gì với người ta ? Và lời Chúa có thể ảnh hưởng gì đến nếp sống của người ta ? Sau đây xin đưa ra một vài suy niệm về mấy vấn đề đó.
1 – Mấy nhận xét tổng quát
11 – Nhận xét về lời nói
Lời nói có một phạm vi rất rộng, có rất nhiều nội dung, lại có nhiều thể thức. Thực vậy, người ta có thể nói lên rằng sự việc bây giờ là như thế nào (mô tả), nhưng cũng nói về những cái thuộc về quá khứ mà nay không còn nữa, hay là về những cái chưa có mà mình chỉ mới phỏng đoán, ao ước hay là có dự định làm. Ngoài ra còn có rất nhiều kiểu nói không có ý mô tả sự việc, nhưng nhằm mục đích là ảnh hưởng lên người nghe, nói lên cái ý nghĩa của sự việc hay cái dự định của mình. Ví dụ như : những lời hứa hẹn, mời gọi, răn đe, khuyên bảo, nhắn nhủ, ra lệnh, cấm đoán. Vẫn chưa hết : người ta còn dùng lời nói để làm thơ, viết tiểu thuyết về những truyện không có thực, bàn về cái đẹp trong nghệ thuật, cái thiện cái ác trong đạo lý, v.v. [1].
Lời nói mà ta dùng trong liên quan với người khác, tự nó không có tác động tất nhiên theo nguyên lý nhân quả như sức mạnh trong vật lý học; ảnh hưởng của nó không do yếu tố vật lý học, nhưng là do ý nghĩa hay nghĩa lý người ta hiểu ra. Tuy vậy tác dụng của nó không nhất định, vì nó tùy vào tự do của người nghe có muốn nghe cho ra, có muốn hiểu cho đúng và có muốn làm theo hay không. Đã thế, người ta lại có nhiều cách thức giải nghĩa lời nói, ví dụ khi ta bảo người khác : « Giỏi lắm ! », thì nếu người nghe lại nghi kỵ ta, thì họ có thể hiểu là ta không nói thật, nói đãi bôi, hay là nói kháy, v.v.
Như thế ta thấy rằng trong đời người ta, lời nói có vai trò rất mực quan trọng : không có lời nói thì di sản văn hóa không truyền đi được, mà người ta cũng không có cách nào để thỏa thuận, để cộng tác trong một dự định chính trị, kinh tế, xã hội chung.
Ap dụng vào tôn giáo : dùng lời nói tức là dùng lý luận để thuyết phục, dùng nếp sống để làm chứng, chứ không dùng võ lực để bó buộc người khác phải theo. Vậy nếu các thần chỉ là những mãnh lực thiên nhiên, vô linh, vô tình, không có dùng lời nói, thì một là không có gì nói với người ta, mà chỉ có sức mạnh đè xuống con người một cách tất nhiên, tgeo luật nhân quả, mà không ai tránh được, hai là lời kêu ca hay cầu khấn của con người cũng chỉ là vô ích. Khi quan niệm rằng Thiên Chúa có lời nói với người ta, thì tức là Người từ chối không dùng bạo lực để bó buộc, mà chỉ mời gọi, hứa hẹn, đề nghị, răn đe, và người nghe vẫn có thể làm ngơ đi, có thể vô tình hay hữu ý hiểu sai đi, hay là nhất định làm hay không làm theo.
Như thế có nghĩa là khi đứng trước những tôn giáo tựa trên lời nói, người ta có tự do, không bó buộc phải tin theo, dù là những lập luận có mạch lạc, hay là những lối hùng biện tuyên truyền để lôi cuốn. Mà hơn nữa còn có thể bàn luận, phê bình, chỉ trích.Ví dụ như khi ta đọc Sách Thánh của đạo Do Thái và của đạo Giê-su, nếu tinh ý một chút, tất có thể nhận ra là nhiều khi Chúa nói ra, nhưng người ta – kể cả các vị ngôn sứ – nhiều khi cũng không chịu nghe, thậm chí có khi còn đưa lý sự ra mà hỏi vặn, như trong Sách Gióp. Thế mới biết là khi nhà cầm quyền dùng lời nói của Thiên Chúa mà cưỡng bách người dân, thì tức là đã làm lạc hẳn ý hướng của tôn giáo tựa vào lời nói của Thiên Chúa vậy. Cũng vì thế mà đạo Chúa Giê-su chủ trương tách rời ra khỏi chính quyền và quân lực.
12 – « Từ nguyên thủy đã có Lời Nói »,
« Và Lời Nói là Thiên Chúa »[1]
Hai câu Sách Thánh trưng dẫn ra đây là ở đầu sách Phúc Am thánh Gio-an, có ý giới thiệu Đức Giê-su. Phúc Am này bắt đầu bằng mấy chữ, là : « Từ nguyên thủy », hay là « Lúc khởi đầu », tức là lấy lại đúng mấy chữ đầu tiên trong bộ Thánh Kinh, trong sách Sáng Thế, với dụng ý là tóm tắt tất cả Sách Thánh. Và như ta biết, Sách Thánh bắt đầu từ Lời Nói sáng tạo của Chúa, qua Lời Nói của các ngôn sứ chỉ bảo cho dân Chúa con đường sống, và kết thúc nơi Đức Giê-su là Lời Nói của Thiên Chúa nói với nhân loại.
Nói một cách chung chung thì đối với người theo đạo Thiên Chúa, Sách Thánh hay Thánh Kinh là lời nói của Chúa. Nhìn vào chi tiết thì ta thấy bộ sách kể những truyện đã xảy ra, trong đó điểm cốt yếu là trình bầy lời Chúa nói, lúc thì Chúa nói một mình, lúc thì Chúa nói với người ta, và đến cuối bộ Cựu Ước thì im bặt không nói gì nữa[1], rồi sang dến bộ Tân Ước, thì lại thấy Đức Giê-su nói lên lời của Chúa. Đồng thời trong cả hai bộ Thánh Kinh cũng ghi lại lời người ta nói, lúc thì nói về Chúa, lúc thì nói với Chúa (như trong các thánh vịnh), lúc thì lại nói về mình, về thân phận mình.
Áng thơ trong chương đầu của sách Sáng Thế đã gây ra vấn nạn cho những người đọc không biết phân biệt các thể văn : vì coi đó là một bài tường thuật, cho nên người ta thắc mắc và đặt câu hỏi làm sao Thiên Chúa có thể sáng tạo trời đất trong sáu ngày được. Thực ra đó là áng thơ nói về lúc nguyên thủy, về lúc mà chưa có người nào có mặt để chứng kiến và tường thuật cái biến cố có một không hai ấy. Cho nên chỉ có thể nói lên bằng lời thơ, và lời thơ nói lên một niềm tin : tin rằng tất cả các vật mà muôn dân thường coi như là thần thiêng, thì đều không phải là Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là mặt trời, mặt trăng, tinh tú, thảo mộc, cầm thú, hay là người nào cả – dù là người rất có quyền thế – trong trời đất này. Lại cũng không phải là toàn thể trời đất.
Sách Thánh không nói Thiên Chúa là gì cả, nhưng từ đầu đến cuối chỉ có ý trình bầy lời Thiên Chúa nói, để người ta hiểu Thiên Chúa là ai mà thôi. Ai đó là thế nào, thì cộng đồng các tín hữu đã phải qua nhiều giai đoạn lịch sử mới dần dần đoán ra được.
Có một điều rất đáng chú ý, là : Phúc Am thánh Gio-an quả quyết rằng Lời Nói (của Thiên Chúa) cũng chính là Thiên Chúa. Như ta thấy, Sách Thánh không có trình bầy Thiên Chúa như là một cái gì lù lù ra đó, một cái tai nghe mắt thấy, có thể chỉ cho thiên hạ xem, như các hiện tượng thiên nhiên.
Nghe theo Lời Nói của Chúa, người tín hữu đã tục hóa các sự vật và nhân vật trong trời đất : không coi các hiện tượng, các mãnh lực, các vật trong thiên nhiên là thần thiêng, không coi vua chúa quan quyền là thần linh, không tôn thờ các vị thần do tay người làm ra, lại càng không coi chính mình là thần linh đồng nhất với toàn thể trời đất. Để đi đến đâu ? Để vươn ra ngoài giới hạn của mình và của vũ trụ, và tìm theo một Lời Nói của ai đó đang mời gọi và chỉ cho mình con đường nên đưa đến chỗ đạt thân.
Sách Thánh trình bầy Lời Nói ấy một cách cụ thể, thực tiễn, như là : a) Lời Nói sáng tạo muôn loài, b) Lời Nói đề nghị và hứa hẹn một vận mệnh cho con người, c) Lời Nói có tác động là làm thay đổi nếp sống của con người, làm cho người ta sống theo nhân đạo, đồng thời thay đổi hướng đi của lịch sử, làm cho người ta thấy có thể vươn lên trên giới hạn của cái kiếp người. Biết rằng tự mình không thể vượt qua giới hạn đó, người tín hữu là người dám tín cẩn vào ai đó đang mời gọi mình đi theo thiên-đạo. Chứ nếu chỉ nói về trời tốt trời xấu, về « mây leo, bèo nổi, đất chìm » hay là về những kiến thức vật lý học mà người ta có thể tự mình tìm ra, thì thiết tưởng không đáng cho người ta chú ý.
Một điều thứ hai đáng chú ý nữa, là : khi chữ Do-thái « davar » là « lời nói » với các ý nghĩa cụ thể, thực tiễn trên đây, được phiên dịch sang tiếng Hi-lạp là « lógos », thì nó có thêm ý nghĩa nặng về lý thuyết, về suy luận của văn hóa Hi-lạp, nó lại còn có nghĩa là cái hồn hay cái khí lực điều hành vũ trụ từ bên trong nữa. Cho nên chữ « Lời Nói » dùng trong phúc âm thánh Gio-an có một ý nghĩa rất rộng, bao trùm những điều sở đắc cụ thể của văn hóa Do-thái, và những điều sở đắc của văn hóa Hi-lạp về tôn giáo.
13 – Thiên Chúa nói với người ta như thế nào ?
Riêng đối với những tôn giáo chủ trương có một vị Thiên Chúa siêu việt, như đạo Do-thái, đạo Chúa Cứu-Thế Giê-su và Hồi giáo, thì có vấn đề như sau : đã là siêu việt, đã ở ngoài thế giới này, thì Thiên Chúa làm thế nào mà nói với con người trong vũ trụ này được ?
Ta biết, thầy Khổng hay Đức Phật là những nhân vật lịch sử, cũng như bao nhiêu người đã sống trong thế giới của chúng ta, cho nên các vị đó có nói với người đương thời, có ý truyền cho hậu thế một ít điều giáo huấn, thì không có gì là khó hiểu. Nhưng không phải là không có vấn đề, vì chúng ta có thể tự hỏi : những lời nói của các vị ấy, chắc gì là các đệ tử đã nghe cho rõ, đã hiểu cho rành, rồi sau đó đã truyền khẩu qua nhiều thế hệ trước khi viết lên thành văn, như thế chắc gì là không « tam sao thất bản ». Và khi phiên dịch sang ngôn ngữ của các dân tộc, lại càng khó mà giữ được cho đúng ý[1]. Đó là về những nhân vật lịch sử.
Trong tôn giáo dân gian Việt Nam, các Mẫu, các thần, chư vị, không phải là người ở dương gian, cho nên không trực tiếp lên tiếng, nhưng người ta vẫn tin rằng các vị đó có cách thức dạy bảo con hương đệ tử. Thường thì các vị đó nói lên qua môi giới những bà đồng, những ông thầy bói, hay là giáng bút khi người ta cầu cơ.
Bây giờ ta trở lại vấn đề lời Thiên Chúa nói trong Thánh Kinh. Dĩ nhiên là Người không nói trực tiếp, nhưng là nói qua trung gian của một số nhân vật lịch sử là các ngôn sứ (prophètes), tức là các sứ giả nói lên lời Chúa[1].
Các vấn đề nêu ra trước đây về việc truyền bá đạo lý của các bậc vĩ nhân cũng vẫn còn là những câu hỏi có liên quan tới các ngôn sứ truyền lại lời Chúa : chắc gì là người nghe đã nghe cho rõ, hiểu cho rành, đã truyền lại cho đúng ? Thực vậy, khi nghe lời giảng dậy, khi giữ đạo, cũng như khi truyền đạo, thì ở thời nào trong đạo nào cũng thế, người ta thường có khuynh hướng giải thích trệch đi cho hợp với sở ước hay tham vọng của mình, hay là hợp với những điều quần chúng mong đợi, để thu lấy thắng lợi. Rồi đôi khi có người tinh khôn lại còn dám gọi đó là khả năng thích nghi, là ý định hội nhập văn hóa, hay là hiện đại hóa tôn giáo. Cho nên, muốn trung thành với lý tưởng của đạo giáo, các tín hữu phải thỏa thuận để có một lập trường chung, gọi là giáo điều. Người không ưa thì cho giáo điều là cố chấp, nhưng biết đâu chính cái chủ trương vô giáo điều rốt cục cũng chỉ là cơ hội chủ nghĩa của người không có lập trường gì cả ?
14 – Quan niệm của Hồi giáo
Trong ba tôn giáo tin có một vị Thiên Chúa, thì Hồi giáo phát hiện muộn nhất, nghĩa là vào lúc đạo Do-thái đã ra đời được 15 thế kỷ, và đạo Chúa Giêsu được 6 thế kỷ. Giáo tổ Mô-hăm-mét xuất thân là lái buôn chở hàng hóa đi qua những miền đất có nhiều cộng đồng của hai tôn giáo kia. Ong cũng có ít chút kiến thức về hai tôn giáo đó, tuy không phải là kiến thức chuyên môn sâu xa gì : theo truyền thống thì ông không biết đọc không biết viết, như thế thì sao có thể đọc được Thánh Kinh của hai tôn giáo kia ? Nhưng rồi ông nói là được sứ mệnh cải tổ hai tôn giáo ấy cho hợp với chính đạo đã có từ muôn thủa. Hồi giáo có chủ trương rằng sách thánh Cô-ran là do Thiên Chúa Allah sai thiên sứ Gabriel (Djibril) đọc thẳng cho giáo tổ Mô-hăm-mét nghe bằng tiếng A-rập trong mấy năm, rồi ông đọc lại cho người ta chép thành sách thánh. Như thế tiếng A-rập là tiếng của Thiên Chúa nói, cho nên ai nấy phải nghe, và nghe bằng tiếng A-rập, rồi học thuộc lòng và giữ tất cả.
Cái tham vọng của ông tổ Hồi giáo là lấy sách Cô-ran để thay cho hết tất cả các Sách Thánh của đạo Do-thái và của đạo Giê-su. Tuy ông có nói rằng hai đạo này là đạo tựa vào Sách Thánh, và có nhắc sơ sơ đến tên Mô-sê và Giê-su như là hai vị ngôn sứ của Thiên Chúa, nhưng thực ra thì ông không đọc được và cho là không cần đọc các Sách Thánh đó, mà chỉ cần bỏ hẳn đi các điểm cốt yếu của hai đạo ấy, là : 1) Thiên Chúa có giao ước với dân Chúa, và 2) có Chúa xuống thế làm người, vì ông cho rằng hai đạo này đã thêm thắt nhiều và làm sai lạc chính đạo đơn sơ mà Thiên Chúa đã truyền cho tổ phụ Áp-ra-hăm. Có điều là, xét theo lịch sử thì chỉ có đạo Do-thái, trong những văn kiện viết ra chừng chín thế kỷ trước Công-nguyên, là nói đến tổ phụ Áp-ra-hăm là người sống vào quãng thế kỷ XIX trước Công-nguyên. Tuy rằng giữa Ap-ra-hăm và Mô-hăm-mét không có truyền thống gì liên tục trong quãng 26 thế kỷ, nhưng ông này lại cho rằng sau Áp-ra-hăm, chính đạo đã bị con cháu người Do thái làm sai lạc đi trong 26 thế kỷ đó, rồi đùng một cái ông được Thiên Chúa cho biết sách Cô-ran từ trời đem thẳng xuống, dậy cho biết chính đạo đã thất truyền từ thời rất xa xưa.
Dĩ nhiên là đó là một sự lạ tầy trời, người theo đạo Do-thái và người theo đạo Giê-su không thấy có lý do gì để chấp nhận như thế.
Cho nên ta hiểu vì sao những người theo hai đạo này có thể đối thoại với nhau về cùng một Sách Thánh. Nhưng đối với Hồi giáo thì ngoài niềm tin có một Thiên Chúa, họ không có căn cứ nào khác để đối thoại, vì các tín đồ theo Hồi giáo coi kinh Cô-ran là chính đạo từ trời đem xuống, và coi tất cả sách thánh của hai đạo kia là sai lạc hết, thì còn truyện gì đâu nữa mà nói ? Ngoài ra thì quan niệm về lời Chúa cũng khác nhau : một bên thì cho rằng loài người ta có đối thoại với Thiên Chúa và được Người dẫn đường dậy bảo từ từ, qua nhiều vị ngôn sứ, trải qua những biến cố lịch sử kéo dài trên chừng mươi thế kỷ, và tùy theo trình độ văn hóa của con người; một bên thì nhất định là mình được Thiên Chúa đơn phương truyền cho biết toàn thể chính đạo từ trời đem thẳng xuống trong một cuốn sách, mà không liên quan gì hết đến lịch sử văn hóa, không chịu ảnh hưởng gì của các tôn giáo đã có trước. Ay là chưa nói đến truyện trong kinh Cô-ran (chương IV và chương V) hô hào dùng thánh chiến chống lại người theo hai đạo này, cũng như chống lại tất cả những người ngoại đạo khác, như ta thấy nhiều quốc gia Hồi giáo ngày nay vẫn còn thực hành.
Nói tóm lại, đây là quan niệm thô sơ về lời Chúa, không đặt vấn đề xem người nghe đang ở trong một nền văn hóa hạn hẹp thì có thể hiểu được những gì, viết ra những gì. Gần đây người ta mới tìm ra một bản kinh Cô-ran viết theo kiểu chữ khác và có nhiều chỗ khác bản đang thông dụng, chứng tỏ là văn bản có biến chuyển, chứ không bất di bất dịch từ trời đem xuống. Dù sao ngoài vấn đề truyền thông có thể « tam sao thất bản » như đã nêu ra trước đây, thì vẫn còn vấn đề căn bản mà chưa ai giải quyết, là câu hỏi : Thiên Chúa siêu việt thì nói với người ta như thế nào ? Thiên sứ Gabriel là thế nào mà lại nói được cho giáo tổ Mô-hăm-mét bằng tiếng A-rập ?
2 – Quan niệm của đạo Do thái và đạo Giê-su
Tuy nói chung chung rằng Sách Thánh là lời Chúa, nhưng hai đạo này không quan niệm một cách quá thực tiễn rằng Sách Thánh viết ra những lời có sẵn từ trời đem xuống. Cho nên quan niệm về lời Chúa có phần tế nhị hơn.
21 – Không phải sách nào câu nào cũng là lời Chúa ban thẳng xuống
Sách Thánh của đạo Do-thái và của đạo Giê-su, tuy ngày nay in thành một tập, nhưng không phải chỉ là một cuốn sách, mà là một tủ sách gồm hàng mấy chục cuốn, viết vào những thời điểm khác nhau kéo dài tới hơn mươi thế kỷ, lại mang tên nhiều tác giả. Trong các cuốn sách đó chỉ có một phần nhỏ được coi là lời Thiên Chúa dậy bảo, còn ngoài ra là sách kể lại nhiều lần những sự việc đã xảy ra, và mỗi lần có kèm theo những suy nghĩ về ý nghĩa của các biến cố lịch sử, về Thiên Chúa, về thân phận con người; lại có những áng thơ ca tụng Chúa hay cầu khẩn với Chúa, và các lề luật tỉ mỉ về nếp sống của cộng đồng, thậm chí còn có cả những lề luật về phép vệ sinh nữa.
Ví dụ trong bộ sách Tân Ước thì bốn sách Phúc-âm chỉ là một phần nhỏ, còn quá một nửa là thư từ mà các tông đồ viết để giải thích, dậy bảo và khuyến khích các tín đồ trong những trường hợp khó khăn. Lại có một cuốn sách kể lại cuộc hành trình truyền đạo của các tông đồ.
Cho nên khi ta đọc một câu trong bức thư thứ hai mà Phao-lô gửi cho Ti-mô-thê, như : « Cái áo choàng tôi đã để lại nhà anh Các-pô ở Tơ-roa, thì khi đến, xin anh đem theo, cũng như các sách vở … » (Chương 4, câu 13), thì không ai lại dễ tin đến độ nghĩ rằng đó là lời Chúa. Rồi khi đọc trong Phúc âm thánh Mác-cô, sau khi đức Giê-su bị bắt, chương 14, câu 50-52 : « Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết. Trong khi đó có một cậu thanh niên đi theo Người, mình khoác vỏn vẻn một tấm vải gai. Họ túm lấy anh. Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng », thì ta chỉ thấy đó là một chi tiết hi hữu, chứ không nghĩ rằng Chúa dạy phải theo đòi bắt chước. Và khi đọc sách Công vụ các tông đồ, ta thấy kể truyện hai thánh tông đồ Phao-lô và Ba-na-ba, đã từng cộng tác mật thiết với nhau, nhưng đã có lúc bất đồng ý kiến, rồi thì « hai bên nổi nóng đến mức phải chia tay nhau » (Cv 15, 39), thì không ai nghĩ rằng Chúa bảo phải theo gương như thế.
22 – Những điều mâu thuẫn trong Sách Thánh
Trái lại với kinh Côran của Hồi giáo, người ta thấy nhan nhản trong Sách Thánh của hai đạo Do Thái và đạo Giê-su, nhất là trong bộ Cựu Ước, có khá nhiều những điều mâu thuẫn nhau. Cũng không lạ gì, vì kinh Cô-ran được trình bầy như là một lời nói duy nhất, dứt khoát, còn bộ Sách Thánh kia là nhiều lời nói, nói với những người ở trong nhiều trình độ văn hóa khác nhau và ở trong nhiều thời điểm khác nhau. Cho nên những cái khác nhau đó chứng tỏ là những người được nghe lời Chúa đã lĩnh hội khác nhau tùy giai đoạn lịch sử. Nói thế khác : lời mặc khải của Chúa đã có một lịch sử, đi từ « lớp đồng ấu » cho đến lớp « cao đẳng ».
Một ví dụ về thù hằn ân oán : trong sách Sáng thế ta thấy có ghi lại rằng : « Bất cứ ai giết Ca-in sẽ bị trả thù gấp bảy (St 4, 15), và sau đó lại ghi thêm câu nói của La-méc : « Ca-in sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La-méc thì gấp bảy mươi bảy » (St 4, 24). Trong sách Xuất hành, chương 21, câu 23-25, ta thấy đã giảm đi tới chỗ đồng đều : « Nếu có gây tổn thương, thì ngươi phải lấy mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, vết bỏng đền vết bỏng, vết thương đền vết thương, vết bầm đền vết bầm ». Tuy vậy trước đó mấy câu ta đã thấy đưa ra một giải pháp nhân từ : « Ai đánh chết người, thì phải bị giết. Nhưng nếu không có mưu tính trước, mà chỉ vì Thiên Chúa đã để lỡ tay, thì Ta sẽ chỉ cho ngươi một nơi mà kẻ giết người có thể trú ẩn » (Xh 21, 12-13). Và sau cùng ta đọc trong Phúc âm theo thánh Lu-ca, chương 23, câu 34 : « Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng : « Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm ». Đọc ngần ấy thôi cũng đủ thấy là không thể mỗi câu đã ghi trong Sách thánh đó đều là một lời Chúa dạy như nhau cả.
Một ví dụ khác về trách nhiệm và về liên quan nhân quả. Sau khi dân Do-thái phải nước mất nhà tan và bị đem đi lưu đầy ở xứ Ba-bi-lon, thì người ta suy nghĩ về nguyên do của quốc nạn, và trong sách Sa-mu-en và sách Các Vua, người ta nói lên hai ý kiến : một là các vua không phải là « thiên tử » hay là thần thánh gì cả, hai là chính vì các vua đã phạm nhiều tội lỗi cho nên mới gây ra quốc nạn như thế. Nhưng cũng vào thời bị lưu đầy đó thì trong sách của ngôn sứ Ê-dê-ki-en (chương 18) lại đưa ra một quan niệm khác về trách nhiệm con người. Ong viết : « Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng : Sao các ngươi cứ truyền cho nhau câu ngạn ngữ này trong khắp đất Israel : Đời cha ăn nho xanh, đời con phải ê răng[1]. (...) Các ngươi sẽ không còn truyền cho nhau câu ngạn ngữ đó trong đất Israel nữa. Này, mạng sống nào cũng thuộc về Ta; mạng sống của cha cũng như mạng sống của con đều thuộc về Ta. Ai phạm tội, kẻ ấy phải chết » (Ed 18, 1-4). Chẳng lẽ hai quan niệm khác nhau đó đều cùng là lời nói dứt khoát của Chúa dậy cả ?
23 –Lời Chúa hay là lời của người ta ?
Nếu Thiên Chúa có nói một mình thì ta không biết. Nhưng nếu Chúa nói cho người ta, thì nói cho người ta hiểu. Và vì người ta nói nhiều thứ tiếng khác nhau, cho nên nếu Chúa có nói thì tất nhiên là dùng tiếng nói của người nghe. Ta không có lý do gì mà nói rằng ngôn ngữ này hay ngôn ngữ kia là ngôn ngữ riêng của Thiên Chúa. Cũng chính vì thế mà khi đa số dân Do-thái không còn sống trong đất Palestina nữa, thì chính người Do-thái phiên dịch Sách Thánh từ tiếng Híp-ri sang tiếng Hi-lạp, gọi là bản Bảy Mươi. Tiếp theo đó đến bộ Tân Ước được viết bằng tiếng Hi-lạp, thời đó đang là chuyển ngữ ở Địa-trung-hải, chứ không viết băng tiếng A-ram là tiếng Đức Giê-su nói lúc sinh thời, và rồi đã được phiên dịch sang tiếng nói của muôn dân, để ai nấy được nghe lời giảng dậy bằng tiếng của mình, như trong ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống (Sách Công vụ tông đồ 2, 4-11).
Thêm vào đó thì những người được nghe lời Chúa lại sống vào những thời điểm khác nhau, có trình độ văn hóa và khả năng lĩnh hội khác nhau, cho nên không thể coi một lời nói như là một công thức bất di bất dịch ở ngoài thời gian, viết cho muôn dân trong mọi thời đại. Vì thế phải xét đến yếu tố lịch sử : những điều Chúa dạy thường phải tùy vào trình độ hiểu biết của người nghe, đi từ chỗ thô sơ đến chỗ tế nhị hơn. Nếu Thiên Chúa không có ngôn ngữ riêng, thì Sách Thánh của chúng ta không phải là « sách trời » đã viết sẵn từng câu, trong một ngôn ngữ nào đó, rồi được thiên sứ đem xuống ban bố.
Cho nên cái mà ta quen gọi là « lời Chúa » cũng chính là lời con người ta dùng ngôn ngữ của mình, mà nói lại cho nhau những điều mình lĩnh hội được trong khi được Chúa viếng thăm. Ta gọi phương thức truyền đạt như thế bằng một kiểu nói : Thiên Chúa « linh ứng » (inspiration).
Người ta đã tìm nhiều cách để giải thích « linh ứng » là gì.
Xét theo từ nguyên thì từ ngữ La-tinh « inspiratio » bắt nguồn từ « in » là đi vào và « spiritus » là hơi thở. Người ta còn hơi thở thì còn sống, và tắt thở là chết. Vì thế trong sách Sáng Thế có viết một cách nên thơ rằng : « Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật » (St 2, 7). Khi ta nói thì ta làm cho không khí chấn động, đồng thời truyền thông tư tưởng, chuyển những yếu tố tinh thần sang người khác. Cũng như thế, ta hiểu rằng lời Chúa đưa thần khí của Người đến cho ta, làm cho ta sống và nhận ra được dự định của Người. Nhưng đây chỉ là lối hiểu đại khái, chung chung vậy thôi, chưa cho ta thấy rõ làm sao mà có được Sách Thánh.
Đã có lúc người ta hiểu một cách đơn sơ rằng các tác giả đã viết ra những cuốn Sách Thánh, đều được Thiên Chúa cầm tay hướng dẫn để họ viết đúng những câu mà Chúa muốn dạy, cho dù lúc đó họ chưa hiểu hết ý. Lối giải thích này cũng thô sơ tương tự như lối hiểu của Hồi giáo về sách thánh Cô-ran. Cả hai lối cùng quan niệm rằng các câu Sách Thánh đều là từ trời đem xuống đúng như ý Chúa muốn.
Lại có người hiểu rằng Chúa không cầm tay khi người ta viết, nhưng thần khí của Người xuống đầy tràn tâm trí của người viết, làm cho họ hiểu được đúng ý Chúa, rồi sau đó họ lựa chọn từ ngữ, câu cú, để viết lên sao cho hợp.
Thực ra phép « linh ứng » là một điều rất khó hiểu, và những lối giải thích trên đây đều là bất cập, và rõ ràng là vẫn tối tăm. Tuy vậy cũng nên dùng lý trí suy luận để tránh cái thói lúc nào cũng nói đến mầu nhiệm, đến phép thần thông phi thường.
Người ta có thể nghĩ : biết đâu chẳng có Thiên Chúa nào cả, và cũng chẳng có « linh ứng » gì cả ? Thế nhưng chẳng lẽ không có gì hết, không có ai hết, mà con người ta lại cứ bầy vẽ ra là có ? Vì sao con người không dừng lại những điều mắt thấy tai nghe, thấy thế nào thì biết thế ấy, mà lại cứ nói thêm đến những cái ở ngoài phạm vi hình sắc, Giải thích thì cũng không phải là dễ gì : tôn giáo dân gian cũng đã có làm như thế rồi. Nói rằng con người ta khi còn dốt nát, ngu đần, đã bầy ra các thần linh, chỉ vì sợ chết và sợ các mãnh lực thiên nhiên mà mình không làm chủ nổi, thì cũng chưa giải thích vì sao cái ngu đần ấy đã có sức cái sức sáng tạo phi thường, đã định hình một cách lâu dài cho nếp sống tri thức và đạo đức của nhân loại. Chẳng lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh sai lầm hết. Dù sao, tin cũng có nghĩa là dám tin, dám tín cẩn, dám mạo hiểm.
Chắc một điều là, như thánh Gio-an viết : « Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả » (Ga 1, 18); mà nếu chúng ta chưa bao giờ thấy Thiên Chúa thì làm sao nghe Chúa nói ? Thực ra chúng ta không nghe thấy Chúa nói thế nọ thế kia, nhưng chỉ thấy những người đã đi trước chúng ta nói lại rằng Chúa nói như thế. Đó là những điều họ hiểu được về Thiên Chúa và như thế họ là chứng nhân của Thiên Chúa. Chúng ta biết Chúa qua những chứng nhân của Người. Riêng các đệ tử đã nghe Đức Giê-su nói thì cũng mãi sau ngày Phục Sinh và ngày Hiện Xuống mới nhân ra hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của Người.
Vai trò của chứng nhân quan trọng như thế, cho nên nếu đạo giáo được truyền bá và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì là vì cộng đồng tín hữu cũng phải sống đạo nối tiếp vai trò chứng nhân. Thực vậy, nếu ngôn sứ hay chứng nhân của Thiên Chúa nói ra, mà người được nghe cho là không nghe được, nếu các chứng nhân không có người nối tiếp, thì tất nhiên đạo Chúa chỉ còn là một lý thuyết lỗi thời, sẽ bị xếp vào một xó, sẽ bị đào thải và lời nói ấy sẽ mai một đi, không được truyền bá nữa. Đó là một sự kiện rất thông thường. Ví dụ ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã sống vào thời buổi loạn lạc, trước khi mất nước, vua cũng như dân không biết phải xoay xở ra sao. Ong nói ra không ai nghe, lại còn bị tống ngục, còn ngôn sứ chính thức của nhà vua là Kha-nan-gia thì lại được lên mặt. Nhưng sau các biến cố đưa tới nước mất nhà tan, thì dân Chúa còn sống sót mới thấy là ông nói phải, cho nên họ ghi lại những điều ông giảng dậy răn đe, còn Kha-nan-gia nói gì thì không ai nhắc đến nữa. Các sách được thêm dần vào bộ Sách Thánh và được các thế hệ về sau giữ lại, đều đã được dân Chúa, được các chứng nhân của Chúa chọn lọc theo tiêu chuẩn như thế.
Tôn giáo là một thực tại xã hội chứ không phải chỉ là một liên quan riêng giữa từng cá nhân với một hay là nhiều vị thần. Riêng đạo Chúa Giê-su Cứu Thế thì tính cách xã hội, tính cách cộng đoàn lại càng phải được chú trọng. Nhà thần học Joseph Ratzinger – nay là giáo tông Biển-Đức XVI – đã viết trước đây gần 40 năm, trong các khóa trình về đức tin của các thánh tông đồ : « Nếu chỉ có một bên là Thiên Chúa, một bên là một mớ những cá nhân rời rạc, thì đạo Chúa Cứu Thế Giê-su không dùng làm gì được cả »[1]. Vì lẽ rằng Thiên Chúa không nói riêng cho một cá nhân, nhưng nói cho một cộng đoàn qua trung gian của những vị ngôn sứ. Rồi lời Chúa có được truyền đi nữa hay không thì là do cộng đoàn có chấp nhận và có muốn chia sẻ với người khác hay không.
Nhưng thế nào là nói cho một cộng đoàn qua trung gian của những vị ngôn sứ ? Trên đây ta đã gạt ra một bên cái quan niệm cho rằng Thiên Chúa nói thẳng cho ngôn sứ nghe rồi chép lại, hay là cho rằng Người cầm tay người viết Sách Thánh. Vậy nên hiểu thế nào là « linh ứng » ?
Để giải đáp câu hỏi này, tôi xin đưa ra đây lời giải thích của nhà thần học Edward Schillebeeckx[1] : « Trong cuộc cứu độ thì việc làm (mặc khải trong biến cố lịch sử) và lời nói (lời mặc khải) không thể tách rời nhau trong chương trình mặc khải. Trong cuộc đối thoại thiết thực với Thiên Chúa, thì lịch sử chuyển thành lịch sử con người được cứu độ hay là hay lịch sử con người bị diệt vong. Cuộc đối thoại ấy có âm hưởng rõ rệt trong lòng người ngôn sứ, và chính lời nói của ngôn sứ làm cho ý nghĩa của cuộc đối thoại được sáng tỏ ra. Lời nói làm cho cộng đồng dân chúng thấy rõ là có hành động cứu độ của Chúa và nội dung hành động ấy như thế nào. Chính vì hành động cứu độ của Chúa trong lịch sử phàm tục lại có tính cách siêu nhiên, cho nên tự nó đòi phải có lời nói thêm vào. Và chỉ có lời nói của vị ngôn sứ, lời nói của người đã nghe và hiểu Chúa muốn nói gì qua các biến cố lịch sử, mới làm được cho dân Chúa hoàn toàn ý thức đưọc ơn cứu độ mà Chúa mặc khải cho biết. Không những Thiên Chúa nói ra một cái gì về sự cứu độ, để cho dân Do-thái nhận ra đó là ơn cứu độ cho mình và cho cả thế giới, mà Chúa còn có hành động để làm hoàn thành nó trong lịch sử, và thêm vào đó, Chúa còn dùng lời nói của vị ngôn sứ để làm cho rõ ý nghĩa. Như thế nghĩa là lịch sử cứu độ mà Chúa cho biết cũng chính là lịch sử phàm tục được hiểu theo viễn tượng cuộc đối thoại với Thiên Chúa »[1].
Nói một cách cụ thể hơn : trong chương trình mặc khải thì Chúa không nói suông, nhưng có làm trước rồi mới nói. Việc làm của Chúa có thể chia ra làm ba đợt sau đây : đợt nhất là sự hiện hữu của trời đất thiên nhiên; đợt nhì là lịch sử của dân Chúa, với những bước quanh co, những lúc thăng trầm; đợt ba là cuộc đời của Đức Giê-su. Đợt nào cũng vừa có tính cách tự nhiên phàm tục, có thể giải thích bằng các nguyên nhân theo nguyên lý nhân-quả; lại vừa có ý nghĩa siêu nhiên, nếu xét theo viễn tượng đối thoại với Thiên Chúa. Như thế lời nói của Chúa qua trung gian ngôn sứ là nói lên ý nghĩa các việc đã làm.
Những người đã chứng kiến các sự việc trên đây, có thể suy xét theo nguyên lý phàm tục, nhưng cũng có thể nghe thêm ngôn sứ nói lên ý nghĩa siêu nhiên. Trong đợt nhất thì tự nhiên con người ta có thể nhận định rằng mình không làm ra vũ trụ, từ đó có thể tin rằng vũ trụ là tự nhiên có như thế, nhưng cũng có thể tin rằng vũ trụ là do ai làm ra. Ý nghĩa siêu nhiên mà ngôn sứ nói lên ở đợt này là Thiên Chúa tạo thiên lập địa : các vật mà ta thấy trong trời đất thì không có vật nào là tuyệt đối. Trong đợt nhì thì cái lịch sử của dân Chúa có thể giải thích bằng những nguyên nhân kinh tế, xã hội, chính trị, hay cá nhân; nhưng ngôn sứ cũng có thể giải thích rằng qua những bước thăng trầm đó thì có bàn tay của Thiên Chúa dẫn dắt cho dân Chúa đi cho đúng nhân đạo và đúng thiên đạo [1], và vì thế nhiều khi vị ngôn sứ phải nói lên những điều không hợp sở thích của quần chúng. Ý nghĩa mà ngôn sứ nói lên ở đợt ba là : trông vào cuộc sống (nếp sống và lời giảng dậy) và cái chết của Đức Giê-su, người ta có thể nhận ra là Thiên Chúa hiện diện trong lịch sử và trong đời sống của người, để dậy cho ta biết dự định của Người. Nhưng lời nói của ngôn sứ không có sức cưỡng bách, vì chỉ là đề nghị một ý nghĩa cho các biến cố lịch sử trong quá khứ, và đề nghị một nếp sống bây giờ và về sau; người nghe có thể tự do chấp thuận hay là không. Vả lại, vẫn có những ngôn sứ giả hiệu, nói khác đi nữa.
Những người chấp nhận lời của ngôn sứ làm thành một cộng đoàn, họ cho đời sống của họ có một ý nghĩa đặc biệt, họ duy trì và truyền bá đạo giáo từ đời này sang đời khác. Truyền thống này đã có biến chuyển theo những đợt nói trên và tùy theo những biến cố lịch sử của thời đại. Sau cùng thì các biến cố đã xẩy ra với những ý nghĩa siêu nhiên mà nhiều thế hệ ngôn sứ đã nhận thức ra, đều được viết lại thành sách, gọi là Sách Thánh hay là Thánh Kinh, được sao chép và rồi được phiên dịch cho các thế hệ về sau.
Tuy vậy cũng cần phải nói rõ rằng đạo giáo được truyền bá, không phải là vì sách vở cao siêu được phổ biến, nhưng là vì có những chứng nhân biết sống đạo.
Vài lời kết luận
Có thể tóm tắt các giai đoạn trong hành động mặc khải của Chúa như sau :
một cộng đồng đã chung sống một biến cố lịch sử quan trọng;
ngôn sứ là một người trong cộng đồng đã có suy nghĩ, rồi nhận định và nói lên cái ý nghĩa siêu nhiên của biến cố, tức là mối liên quan với Thiên Chúa;
người trong cộng đồng chấp nhận cái ý nghĩa đó, cho nó là phù hợp với những điều mình cảm nghiệm được;
sau cùng thì viết lại các sự việc và ý nghĩa của chúng, sách viết ra là Sách Thánh, kể lại lịch sử các chặng đường của con người đi tìm Thiên Chúa, đi từ chỗ hiểu biết thô sơ, cho đến chỗ tế nhị hơn, đi từ nếp sống vị kỷ cho đến nếp sống vì người khác và vì Chúa.
Như thế thì Sách Thánh không phải là từ trời đem xuống, vì trong Thánh Kinh, lời Chúa cũng là lời của cộng đồng tín hữu nói lên những điều mình lĩnh hội được về ý muốn của Chúa và về mối liên quan giữa con người và Thiên Chúa. Và vì người tín hữu sống ở những thời điểm khác nhau, cho nên cái nhìn về Thiên Chúa, tuy có làm thành một lịch sử liên tục, nhưng có những chi tiết khác nhau : quan niệm của các tổ phụ, của các vị ngôn sứ, và của Đức Giê-su về Thiên Chúa thì không giống nhau đủ mọi nét. Riêng về Đức Giê-su thì cũng có ít là bốn cái nhìn không hoàn toàn giống nhau. Có điều chắc chắn là ta không thể đóng khung Thiên Chúa vào trong một cuốn sách hay trong một bộ giáo điều.
Lời mặc khải của Chúa qua trung gian các ngôn sứ không nhằm vào những kiến thức khách quan về vũ trụ và về lịch sử, mà người ta có thể dùng lý trí và khoa học để hiểu biết dần dần. Đứng trước cùng một vũ trụ, cùng một biến cố, thì người ta có thể giữ lập trường vô thần, không tin thần thánh hay ý nghĩa siêu nhiên gì cả; lại cũng có thể chọn lập trường đa thần, cho rằng mỗi vị thần làm chủ một khía cạnh trong đời người; cho nên khi có ai chọn miềm tin vào một Thiên Chúa thì đó cũng là một sự lựa chọn tự do.
Về nội dung, thì những điều Chúa cho biết, tuy có ăn rễ vào các hiện tượng trong vũ trụ con người, nhưng không chú trọng vào các hiện tượng vật lý học về vũ trụ, hay các biến cố trong lịch sử cá nhân hay của cộng đồng : về những điểm này thì người tín hữu hay vô thần có thể dùng lý trí mà tìm biết và dùng tiêu chuẩn khách quan để đồng ý với nhau. Những điều Chúa cho biết đó chú trọng vào ý nghĩa của các hiện tượng hay biến cố. Ý nghĩa của chúng mà ngôn sứ hay chứng nhân nói lên thì có liên quan tới vận mệnh của con người, và thuộc về phạm vi của niềm thâm tín, người nghe có thể tùy tiện mà muốn nghe, muốn hiểu, muốn làm theo, hay không.
Vậy Chúa muốn cho ta biết những gì ? Chúa muốn cho ta biết dự định của Chúa về vận mệnh con người, cho biết con người có giá trị như thế nào trước mặt Chúa – và đây là những điều mà khoa học thiên nhiên không cho biết – ai dám tin thì tín cẩn vào Người, ai không tin thì không chấp nhận, có thế thôi.
Người ta tự do tin hay không tin lời Chúa, nhưng một khi đã muốn tín cẩn vào lời Chúa, thì lòng tin ấy không phải chỉ là biết vậy thôi, lòng tin ấy phải được đưa ra thực hành : thực hành trong đời sống phụng tự (các phép bí tích) và thực hành trong nếp sống đạo đức, mến Chúa yêu người. Vì như ta đọc trong thư của thánh Gia-cô-bê : « Đức tin không có hàng động thì quả là đức tin chết » (Gc 2, 17). Thế rồi người ngoài có thể xem quả biết cây, xem nếp sống của tín hữu mà đánh giá niềm tin.
Chính vì lời Chúa cũng là lời cộng đồng tín hữu nói lên ý muốn của Chúa, cho nên khi giáo hội căn cứ vào Sách Thánh mà giảng dậy như là lời Chúa, trên tòa giảng hay là trong các văn kiện chính thức, thì giáo hữu cho là đáng tin, đáng tín cẩn. Và như thế là phải lẽ.
Có điều rằng tôi thấy đó là một trách nhiệm rất lớn đối với các chứng nhân của Chúa. Đã có những chứng nhân (martyrs) đã trung thành với lời Chúa cho đến nỗi thà chết chẳng thà chối bỏ. Ta biết giáo hội là giáo hội của những con người muốn tín cẩn vào Chúa, nhưng chưa hoàn toàn dứt bỏ được các nết xấu, như « tham sân si », hay là « bẩy mối tội đầu », cho nên có thể là xưa nay và đó đây có những việc làm phản lại Phúc âm, kẻ ít người nhiều, kể cả những người có sứ mệnh giảng đạo. Đáng buồn, nhưng cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy vậy, nếu đạo Chúa còn tồn tại cho đến ngày nay, thì là vì trong giáo hội vẫn còn có những chứng nhân, tuy không hoàn hảo, nhưng vẫn ra sức trung thành sống đạo, lấy lời Chúa làm khuôn vàng thước ngọc, không dám tự tiện giải thích lời Chúa sao cho hợp với cái sở thích hay cái tư lợi của mình.
Trách nhiệm của các chứng nhân thật là lớn, vì nếu không còn ai làm chứng cho Lời Chúa thì đạo Chúa sẽ không được truyền đi nữa. Đã thế, chứng nhân còn phải có một nếp sống làm cho mình đáng tín cẩn, vì lẽ rằng nếu người ta không tin được lời của những chứng nhân mà mình trông thấy, thì làm sao có thể tin được Lời của Chúa mà mình không trông thấy [1].
Giáo hội rất ý thức được được tình trạng này cho nên trong thánh lễ đã có lời cầu nguyện khiêm tốn trước khi « chịu lễ ». Lời rằng : « Xin Chúa đừng chấp tội lỗi chúng tôi, nhưng xin Chúa nhìn vào đức tin của giáo hội của Chúa ».
Lambersart, 15 / 08 / 2006
Thiên hà ngôn tai ?
Tứ thời hành yên
Bách vật sinh yên
Thiên hà ngôn tai ?
(Sách Luận ngữ, thiên Dương hóa, 19)
Quan niệm các tôn giáo về trời đất, nhìn qua thì thấy có nhiều điểm khác nhau. Ví dụ : một đàng thì thày Khổng tuyên bố : « Trời có nói gì đâu ? Bốn mùa vận chuyển, Trăm vật nở sinh, Trời có nói gì đâu ? ». Đàng khác, mỗi lần trong nhà thờ công-giáo khi người ta nghe đọc xong một đoạn Sách Thánh, thì cũng nghe người đọc tuyên bố : « Đó là lời Chúa ». Xét cho cùng thì hai bên cũng không hẳn là mâu thuẫn nhau, vì trời đất không thấy có nói gì, mà Chúa trời đất thì lại không phải là trời đất.
Nếu trời đất cứ im lìm mà xoay vần thì chỉ có con người là biết nói với nhau, giải thích với nhau là trời đất xoay vần đều đều như thế nào. Người ta căn cứ vào các sự kiện đã xảy ra, rồi áp dụng nguyên lý nhân quả mà tìm ra được một số định luật nhân quả[1], và nhận định ra rằng máy trời xoay vần một cách tất định, không ai ngăn cản được. Người ta tìm biết được bằng nào, hay bằng ấy, rồi tùy đó mà xử thế. Nhưng căn cứ vào đó thì vẫn không sao biết được là mình phải làm gì, phải sống theo đường lối nào. Có lẽ chính vì thế mà thầy Khổng rất dè dặt không muốn bàn về những điều có liên quan tới tôn giáo, như quỉ thần, và cũng không muốn nói đến cái chết và kiếp sau.
Người theo đạo Thiên Chúa không tôn thờ những sự vật chỉ lù lù ra đó, vô tâm, vô tình, không có gì nói với loài người ta. Càng không tôn thờ những thần linh hay thần tượng do tay con người làm ra. Nhưng nếu tin rằng Thiên Chúa có nói với loài người ta, thì thiết tưởng ngoài mấy nhận xét chung chung về lời nói, còn có mấy vấn đề cần phải bàn cho rõ : Chúa là đấng thiêng liêng, vô hình vô tượng, vô thanh vô xú, thì làm sao nói được với người ta ? Chúa nói những gì với người ta ? Và lời Chúa có thể ảnh hưởng gì đến nếp sống của người ta ? Sau đây xin đưa ra một vài suy niệm về mấy vấn đề đó.
1 – Mấy nhận xét tổng quát
11 – Nhận xét về lời nói
Lời nói có một phạm vi rất rộng, có rất nhiều nội dung, lại có nhiều thể thức. Thực vậy, người ta có thể nói lên rằng sự việc bây giờ là như thế nào (mô tả), nhưng cũng nói về những cái thuộc về quá khứ mà nay không còn nữa, hay là về những cái chưa có mà mình chỉ mới phỏng đoán, ao ước hay là có dự định làm. Ngoài ra còn có rất nhiều kiểu nói không có ý mô tả sự việc, nhưng nhằm mục đích là ảnh hưởng lên người nghe, nói lên cái ý nghĩa của sự việc hay cái dự định của mình. Ví dụ như : những lời hứa hẹn, mời gọi, răn đe, khuyên bảo, nhắn nhủ, ra lệnh, cấm đoán. Vẫn chưa hết : người ta còn dùng lời nói để làm thơ, viết tiểu thuyết về những truyện không có thực, bàn về cái đẹp trong nghệ thuật, cái thiện cái ác trong đạo lý, v.v. [1].
Lời nói mà ta dùng trong liên quan với người khác, tự nó không có tác động tất nhiên theo nguyên lý nhân quả như sức mạnh trong vật lý học; ảnh hưởng của nó không do yếu tố vật lý học, nhưng là do ý nghĩa hay nghĩa lý người ta hiểu ra. Tuy vậy tác dụng của nó không nhất định, vì nó tùy vào tự do của người nghe có muốn nghe cho ra, có muốn hiểu cho đúng và có muốn làm theo hay không. Đã thế, người ta lại có nhiều cách thức giải nghĩa lời nói, ví dụ khi ta bảo người khác : « Giỏi lắm ! », thì nếu người nghe lại nghi kỵ ta, thì họ có thể hiểu là ta không nói thật, nói đãi bôi, hay là nói kháy, v.v.
Như thế ta thấy rằng trong đời người ta, lời nói có vai trò rất mực quan trọng : không có lời nói thì di sản văn hóa không truyền đi được, mà người ta cũng không có cách nào để thỏa thuận, để cộng tác trong một dự định chính trị, kinh tế, xã hội chung.
Ap dụng vào tôn giáo : dùng lời nói tức là dùng lý luận để thuyết phục, dùng nếp sống để làm chứng, chứ không dùng võ lực để bó buộc người khác phải theo. Vậy nếu các thần chỉ là những mãnh lực thiên nhiên, vô linh, vô tình, không có dùng lời nói, thì một là không có gì nói với người ta, mà chỉ có sức mạnh đè xuống con người một cách tất nhiên, tgeo luật nhân quả, mà không ai tránh được, hai là lời kêu ca hay cầu khấn của con người cũng chỉ là vô ích. Khi quan niệm rằng Thiên Chúa có lời nói với người ta, thì tức là Người từ chối không dùng bạo lực để bó buộc, mà chỉ mời gọi, hứa hẹn, đề nghị, răn đe, và người nghe vẫn có thể làm ngơ đi, có thể vô tình hay hữu ý hiểu sai đi, hay là nhất định làm hay không làm theo.
Như thế có nghĩa là khi đứng trước những tôn giáo tựa trên lời nói, người ta có tự do, không bó buộc phải tin theo, dù là những lập luận có mạch lạc, hay là những lối hùng biện tuyên truyền để lôi cuốn. Mà hơn nữa còn có thể bàn luận, phê bình, chỉ trích.Ví dụ như khi ta đọc Sách Thánh của đạo Do Thái và của đạo Giê-su, nếu tinh ý một chút, tất có thể nhận ra là nhiều khi Chúa nói ra, nhưng người ta – kể cả các vị ngôn sứ – nhiều khi cũng không chịu nghe, thậm chí có khi còn đưa lý sự ra mà hỏi vặn, như trong Sách Gióp. Thế mới biết là khi nhà cầm quyền dùng lời nói của Thiên Chúa mà cưỡng bách người dân, thì tức là đã làm lạc hẳn ý hướng của tôn giáo tựa vào lời nói của Thiên Chúa vậy. Cũng vì thế mà đạo Chúa Giê-su chủ trương tách rời ra khỏi chính quyền và quân lực.
12 – « Từ nguyên thủy đã có Lời Nói »,
« Và Lời Nói là Thiên Chúa »[1]
Hai câu Sách Thánh trưng dẫn ra đây là ở đầu sách Phúc Am thánh Gio-an, có ý giới thiệu Đức Giê-su. Phúc Am này bắt đầu bằng mấy chữ, là : « Từ nguyên thủy », hay là « Lúc khởi đầu », tức là lấy lại đúng mấy chữ đầu tiên trong bộ Thánh Kinh, trong sách Sáng Thế, với dụng ý là tóm tắt tất cả Sách Thánh. Và như ta biết, Sách Thánh bắt đầu từ Lời Nói sáng tạo của Chúa, qua Lời Nói của các ngôn sứ chỉ bảo cho dân Chúa con đường sống, và kết thúc nơi Đức Giê-su là Lời Nói của Thiên Chúa nói với nhân loại.
Nói một cách chung chung thì đối với người theo đạo Thiên Chúa, Sách Thánh hay Thánh Kinh là lời nói của Chúa. Nhìn vào chi tiết thì ta thấy bộ sách kể những truyện đã xảy ra, trong đó điểm cốt yếu là trình bầy lời Chúa nói, lúc thì Chúa nói một mình, lúc thì Chúa nói với người ta, và đến cuối bộ Cựu Ước thì im bặt không nói gì nữa[1], rồi sang dến bộ Tân Ước, thì lại thấy Đức Giê-su nói lên lời của Chúa. Đồng thời trong cả hai bộ Thánh Kinh cũng ghi lại lời người ta nói, lúc thì nói về Chúa, lúc thì nói với Chúa (như trong các thánh vịnh), lúc thì lại nói về mình, về thân phận mình.
Áng thơ trong chương đầu của sách Sáng Thế đã gây ra vấn nạn cho những người đọc không biết phân biệt các thể văn : vì coi đó là một bài tường thuật, cho nên người ta thắc mắc và đặt câu hỏi làm sao Thiên Chúa có thể sáng tạo trời đất trong sáu ngày được. Thực ra đó là áng thơ nói về lúc nguyên thủy, về lúc mà chưa có người nào có mặt để chứng kiến và tường thuật cái biến cố có một không hai ấy. Cho nên chỉ có thể nói lên bằng lời thơ, và lời thơ nói lên một niềm tin : tin rằng tất cả các vật mà muôn dân thường coi như là thần thiêng, thì đều không phải là Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là mặt trời, mặt trăng, tinh tú, thảo mộc, cầm thú, hay là người nào cả – dù là người rất có quyền thế – trong trời đất này. Lại cũng không phải là toàn thể trời đất.
Sách Thánh không nói Thiên Chúa là gì cả, nhưng từ đầu đến cuối chỉ có ý trình bầy lời Thiên Chúa nói, để người ta hiểu Thiên Chúa là ai mà thôi. Ai đó là thế nào, thì cộng đồng các tín hữu đã phải qua nhiều giai đoạn lịch sử mới dần dần đoán ra được.
Có một điều rất đáng chú ý, là : Phúc Am thánh Gio-an quả quyết rằng Lời Nói (của Thiên Chúa) cũng chính là Thiên Chúa. Như ta thấy, Sách Thánh không có trình bầy Thiên Chúa như là một cái gì lù lù ra đó, một cái tai nghe mắt thấy, có thể chỉ cho thiên hạ xem, như các hiện tượng thiên nhiên.
Nghe theo Lời Nói của Chúa, người tín hữu đã tục hóa các sự vật và nhân vật trong trời đất : không coi các hiện tượng, các mãnh lực, các vật trong thiên nhiên là thần thiêng, không coi vua chúa quan quyền là thần linh, không tôn thờ các vị thần do tay người làm ra, lại càng không coi chính mình là thần linh đồng nhất với toàn thể trời đất. Để đi đến đâu ? Để vươn ra ngoài giới hạn của mình và của vũ trụ, và tìm theo một Lời Nói của ai đó đang mời gọi và chỉ cho mình con đường nên đưa đến chỗ đạt thân.
Sách Thánh trình bầy Lời Nói ấy một cách cụ thể, thực tiễn, như là : a) Lời Nói sáng tạo muôn loài, b) Lời Nói đề nghị và hứa hẹn một vận mệnh cho con người, c) Lời Nói có tác động là làm thay đổi nếp sống của con người, làm cho người ta sống theo nhân đạo, đồng thời thay đổi hướng đi của lịch sử, làm cho người ta thấy có thể vươn lên trên giới hạn của cái kiếp người. Biết rằng tự mình không thể vượt qua giới hạn đó, người tín hữu là người dám tín cẩn vào ai đó đang mời gọi mình đi theo thiên-đạo. Chứ nếu chỉ nói về trời tốt trời xấu, về « mây leo, bèo nổi, đất chìm » hay là về những kiến thức vật lý học mà người ta có thể tự mình tìm ra, thì thiết tưởng không đáng cho người ta chú ý.
Một điều thứ hai đáng chú ý nữa, là : khi chữ Do-thái « davar » là « lời nói » với các ý nghĩa cụ thể, thực tiễn trên đây, được phiên dịch sang tiếng Hi-lạp là « lógos », thì nó có thêm ý nghĩa nặng về lý thuyết, về suy luận của văn hóa Hi-lạp, nó lại còn có nghĩa là cái hồn hay cái khí lực điều hành vũ trụ từ bên trong nữa. Cho nên chữ « Lời Nói » dùng trong phúc âm thánh Gio-an có một ý nghĩa rất rộng, bao trùm những điều sở đắc cụ thể của văn hóa Do-thái, và những điều sở đắc của văn hóa Hi-lạp về tôn giáo.
13 – Thiên Chúa nói với người ta như thế nào ?
Riêng đối với những tôn giáo chủ trương có một vị Thiên Chúa siêu việt, như đạo Do-thái, đạo Chúa Cứu-Thế Giê-su và Hồi giáo, thì có vấn đề như sau : đã là siêu việt, đã ở ngoài thế giới này, thì Thiên Chúa làm thế nào mà nói với con người trong vũ trụ này được ?
Ta biết, thầy Khổng hay Đức Phật là những nhân vật lịch sử, cũng như bao nhiêu người đã sống trong thế giới của chúng ta, cho nên các vị đó có nói với người đương thời, có ý truyền cho hậu thế một ít điều giáo huấn, thì không có gì là khó hiểu. Nhưng không phải là không có vấn đề, vì chúng ta có thể tự hỏi : những lời nói của các vị ấy, chắc gì là các đệ tử đã nghe cho rõ, đã hiểu cho rành, rồi sau đó đã truyền khẩu qua nhiều thế hệ trước khi viết lên thành văn, như thế chắc gì là không « tam sao thất bản ». Và khi phiên dịch sang ngôn ngữ của các dân tộc, lại càng khó mà giữ được cho đúng ý[1]. Đó là về những nhân vật lịch sử.
Trong tôn giáo dân gian Việt Nam, các Mẫu, các thần, chư vị, không phải là người ở dương gian, cho nên không trực tiếp lên tiếng, nhưng người ta vẫn tin rằng các vị đó có cách thức dạy bảo con hương đệ tử. Thường thì các vị đó nói lên qua môi giới những bà đồng, những ông thầy bói, hay là giáng bút khi người ta cầu cơ.
Bây giờ ta trở lại vấn đề lời Thiên Chúa nói trong Thánh Kinh. Dĩ nhiên là Người không nói trực tiếp, nhưng là nói qua trung gian của một số nhân vật lịch sử là các ngôn sứ (prophètes), tức là các sứ giả nói lên lời Chúa[1].
Các vấn đề nêu ra trước đây về việc truyền bá đạo lý của các bậc vĩ nhân cũng vẫn còn là những câu hỏi có liên quan tới các ngôn sứ truyền lại lời Chúa : chắc gì là người nghe đã nghe cho rõ, hiểu cho rành, đã truyền lại cho đúng ? Thực vậy, khi nghe lời giảng dậy, khi giữ đạo, cũng như khi truyền đạo, thì ở thời nào trong đạo nào cũng thế, người ta thường có khuynh hướng giải thích trệch đi cho hợp với sở ước hay tham vọng của mình, hay là hợp với những điều quần chúng mong đợi, để thu lấy thắng lợi. Rồi đôi khi có người tinh khôn lại còn dám gọi đó là khả năng thích nghi, là ý định hội nhập văn hóa, hay là hiện đại hóa tôn giáo. Cho nên, muốn trung thành với lý tưởng của đạo giáo, các tín hữu phải thỏa thuận để có một lập trường chung, gọi là giáo điều. Người không ưa thì cho giáo điều là cố chấp, nhưng biết đâu chính cái chủ trương vô giáo điều rốt cục cũng chỉ là cơ hội chủ nghĩa của người không có lập trường gì cả ?
14 – Quan niệm của Hồi giáo
Trong ba tôn giáo tin có một vị Thiên Chúa, thì Hồi giáo phát hiện muộn nhất, nghĩa là vào lúc đạo Do-thái đã ra đời được 15 thế kỷ, và đạo Chúa Giêsu được 6 thế kỷ. Giáo tổ Mô-hăm-mét xuất thân là lái buôn chở hàng hóa đi qua những miền đất có nhiều cộng đồng của hai tôn giáo kia. Ong cũng có ít chút kiến thức về hai tôn giáo đó, tuy không phải là kiến thức chuyên môn sâu xa gì : theo truyền thống thì ông không biết đọc không biết viết, như thế thì sao có thể đọc được Thánh Kinh của hai tôn giáo kia ? Nhưng rồi ông nói là được sứ mệnh cải tổ hai tôn giáo ấy cho hợp với chính đạo đã có từ muôn thủa. Hồi giáo có chủ trương rằng sách thánh Cô-ran là do Thiên Chúa Allah sai thiên sứ Gabriel (Djibril) đọc thẳng cho giáo tổ Mô-hăm-mét nghe bằng tiếng A-rập trong mấy năm, rồi ông đọc lại cho người ta chép thành sách thánh. Như thế tiếng A-rập là tiếng của Thiên Chúa nói, cho nên ai nấy phải nghe, và nghe bằng tiếng A-rập, rồi học thuộc lòng và giữ tất cả.
Cái tham vọng của ông tổ Hồi giáo là lấy sách Cô-ran để thay cho hết tất cả các Sách Thánh của đạo Do-thái và của đạo Giê-su. Tuy ông có nói rằng hai đạo này là đạo tựa vào Sách Thánh, và có nhắc sơ sơ đến tên Mô-sê và Giê-su như là hai vị ngôn sứ của Thiên Chúa, nhưng thực ra thì ông không đọc được và cho là không cần đọc các Sách Thánh đó, mà chỉ cần bỏ hẳn đi các điểm cốt yếu của hai đạo ấy, là : 1) Thiên Chúa có giao ước với dân Chúa, và 2) có Chúa xuống thế làm người, vì ông cho rằng hai đạo này đã thêm thắt nhiều và làm sai lạc chính đạo đơn sơ mà Thiên Chúa đã truyền cho tổ phụ Áp-ra-hăm. Có điều là, xét theo lịch sử thì chỉ có đạo Do-thái, trong những văn kiện viết ra chừng chín thế kỷ trước Công-nguyên, là nói đến tổ phụ Áp-ra-hăm là người sống vào quãng thế kỷ XIX trước Công-nguyên. Tuy rằng giữa Ap-ra-hăm và Mô-hăm-mét không có truyền thống gì liên tục trong quãng 26 thế kỷ, nhưng ông này lại cho rằng sau Áp-ra-hăm, chính đạo đã bị con cháu người Do thái làm sai lạc đi trong 26 thế kỷ đó, rồi đùng một cái ông được Thiên Chúa cho biết sách Cô-ran từ trời đem thẳng xuống, dậy cho biết chính đạo đã thất truyền từ thời rất xa xưa.
Dĩ nhiên là đó là một sự lạ tầy trời, người theo đạo Do-thái và người theo đạo Giê-su không thấy có lý do gì để chấp nhận như thế.
Cho nên ta hiểu vì sao những người theo hai đạo này có thể đối thoại với nhau về cùng một Sách Thánh. Nhưng đối với Hồi giáo thì ngoài niềm tin có một Thiên Chúa, họ không có căn cứ nào khác để đối thoại, vì các tín đồ theo Hồi giáo coi kinh Cô-ran là chính đạo từ trời đem xuống, và coi tất cả sách thánh của hai đạo kia là sai lạc hết, thì còn truyện gì đâu nữa mà nói ? Ngoài ra thì quan niệm về lời Chúa cũng khác nhau : một bên thì cho rằng loài người ta có đối thoại với Thiên Chúa và được Người dẫn đường dậy bảo từ từ, qua nhiều vị ngôn sứ, trải qua những biến cố lịch sử kéo dài trên chừng mươi thế kỷ, và tùy theo trình độ văn hóa của con người; một bên thì nhất định là mình được Thiên Chúa đơn phương truyền cho biết toàn thể chính đạo từ trời đem thẳng xuống trong một cuốn sách, mà không liên quan gì hết đến lịch sử văn hóa, không chịu ảnh hưởng gì của các tôn giáo đã có trước. Ay là chưa nói đến truyện trong kinh Cô-ran (chương IV và chương V) hô hào dùng thánh chiến chống lại người theo hai đạo này, cũng như chống lại tất cả những người ngoại đạo khác, như ta thấy nhiều quốc gia Hồi giáo ngày nay vẫn còn thực hành.
Nói tóm lại, đây là quan niệm thô sơ về lời Chúa, không đặt vấn đề xem người nghe đang ở trong một nền văn hóa hạn hẹp thì có thể hiểu được những gì, viết ra những gì. Gần đây người ta mới tìm ra một bản kinh Cô-ran viết theo kiểu chữ khác và có nhiều chỗ khác bản đang thông dụng, chứng tỏ là văn bản có biến chuyển, chứ không bất di bất dịch từ trời đem xuống. Dù sao ngoài vấn đề truyền thông có thể « tam sao thất bản » như đã nêu ra trước đây, thì vẫn còn vấn đề căn bản mà chưa ai giải quyết, là câu hỏi : Thiên Chúa siêu việt thì nói với người ta như thế nào ? Thiên sứ Gabriel là thế nào mà lại nói được cho giáo tổ Mô-hăm-mét bằng tiếng A-rập ?
2 – Quan niệm của đạo Do thái và đạo Giê-su
Tuy nói chung chung rằng Sách Thánh là lời Chúa, nhưng hai đạo này không quan niệm một cách quá thực tiễn rằng Sách Thánh viết ra những lời có sẵn từ trời đem xuống. Cho nên quan niệm về lời Chúa có phần tế nhị hơn.
21 – Không phải sách nào câu nào cũng là lời Chúa ban thẳng xuống
Sách Thánh của đạo Do-thái và của đạo Giê-su, tuy ngày nay in thành một tập, nhưng không phải chỉ là một cuốn sách, mà là một tủ sách gồm hàng mấy chục cuốn, viết vào những thời điểm khác nhau kéo dài tới hơn mươi thế kỷ, lại mang tên nhiều tác giả. Trong các cuốn sách đó chỉ có một phần nhỏ được coi là lời Thiên Chúa dậy bảo, còn ngoài ra là sách kể lại nhiều lần những sự việc đã xảy ra, và mỗi lần có kèm theo những suy nghĩ về ý nghĩa của các biến cố lịch sử, về Thiên Chúa, về thân phận con người; lại có những áng thơ ca tụng Chúa hay cầu khẩn với Chúa, và các lề luật tỉ mỉ về nếp sống của cộng đồng, thậm chí còn có cả những lề luật về phép vệ sinh nữa.
Ví dụ trong bộ sách Tân Ước thì bốn sách Phúc-âm chỉ là một phần nhỏ, còn quá một nửa là thư từ mà các tông đồ viết để giải thích, dậy bảo và khuyến khích các tín đồ trong những trường hợp khó khăn. Lại có một cuốn sách kể lại cuộc hành trình truyền đạo của các tông đồ.
Cho nên khi ta đọc một câu trong bức thư thứ hai mà Phao-lô gửi cho Ti-mô-thê, như : « Cái áo choàng tôi đã để lại nhà anh Các-pô ở Tơ-roa, thì khi đến, xin anh đem theo, cũng như các sách vở … » (Chương 4, câu 13), thì không ai lại dễ tin đến độ nghĩ rằng đó là lời Chúa. Rồi khi đọc trong Phúc âm thánh Mác-cô, sau khi đức Giê-su bị bắt, chương 14, câu 50-52 : « Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết. Trong khi đó có một cậu thanh niên đi theo Người, mình khoác vỏn vẻn một tấm vải gai. Họ túm lấy anh. Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng », thì ta chỉ thấy đó là một chi tiết hi hữu, chứ không nghĩ rằng Chúa dạy phải theo đòi bắt chước. Và khi đọc sách Công vụ các tông đồ, ta thấy kể truyện hai thánh tông đồ Phao-lô và Ba-na-ba, đã từng cộng tác mật thiết với nhau, nhưng đã có lúc bất đồng ý kiến, rồi thì « hai bên nổi nóng đến mức phải chia tay nhau » (Cv 15, 39), thì không ai nghĩ rằng Chúa bảo phải theo gương như thế.
22 – Những điều mâu thuẫn trong Sách Thánh
Trái lại với kinh Côran của Hồi giáo, người ta thấy nhan nhản trong Sách Thánh của hai đạo Do Thái và đạo Giê-su, nhất là trong bộ Cựu Ước, có khá nhiều những điều mâu thuẫn nhau. Cũng không lạ gì, vì kinh Cô-ran được trình bầy như là một lời nói duy nhất, dứt khoát, còn bộ Sách Thánh kia là nhiều lời nói, nói với những người ở trong nhiều trình độ văn hóa khác nhau và ở trong nhiều thời điểm khác nhau. Cho nên những cái khác nhau đó chứng tỏ là những người được nghe lời Chúa đã lĩnh hội khác nhau tùy giai đoạn lịch sử. Nói thế khác : lời mặc khải của Chúa đã có một lịch sử, đi từ « lớp đồng ấu » cho đến lớp « cao đẳng ».
Một ví dụ về thù hằn ân oán : trong sách Sáng thế ta thấy có ghi lại rằng : « Bất cứ ai giết Ca-in sẽ bị trả thù gấp bảy (St 4, 15), và sau đó lại ghi thêm câu nói của La-méc : « Ca-in sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La-méc thì gấp bảy mươi bảy » (St 4, 24). Trong sách Xuất hành, chương 21, câu 23-25, ta thấy đã giảm đi tới chỗ đồng đều : « Nếu có gây tổn thương, thì ngươi phải lấy mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, vết bỏng đền vết bỏng, vết thương đền vết thương, vết bầm đền vết bầm ». Tuy vậy trước đó mấy câu ta đã thấy đưa ra một giải pháp nhân từ : « Ai đánh chết người, thì phải bị giết. Nhưng nếu không có mưu tính trước, mà chỉ vì Thiên Chúa đã để lỡ tay, thì Ta sẽ chỉ cho ngươi một nơi mà kẻ giết người có thể trú ẩn » (Xh 21, 12-13). Và sau cùng ta đọc trong Phúc âm theo thánh Lu-ca, chương 23, câu 34 : « Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng : « Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm ». Đọc ngần ấy thôi cũng đủ thấy là không thể mỗi câu đã ghi trong Sách thánh đó đều là một lời Chúa dạy như nhau cả.
Một ví dụ khác về trách nhiệm và về liên quan nhân quả. Sau khi dân Do-thái phải nước mất nhà tan và bị đem đi lưu đầy ở xứ Ba-bi-lon, thì người ta suy nghĩ về nguyên do của quốc nạn, và trong sách Sa-mu-en và sách Các Vua, người ta nói lên hai ý kiến : một là các vua không phải là « thiên tử » hay là thần thánh gì cả, hai là chính vì các vua đã phạm nhiều tội lỗi cho nên mới gây ra quốc nạn như thế. Nhưng cũng vào thời bị lưu đầy đó thì trong sách của ngôn sứ Ê-dê-ki-en (chương 18) lại đưa ra một quan niệm khác về trách nhiệm con người. Ong viết : « Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng : Sao các ngươi cứ truyền cho nhau câu ngạn ngữ này trong khắp đất Israel : Đời cha ăn nho xanh, đời con phải ê răng[1]. (...) Các ngươi sẽ không còn truyền cho nhau câu ngạn ngữ đó trong đất Israel nữa. Này, mạng sống nào cũng thuộc về Ta; mạng sống của cha cũng như mạng sống của con đều thuộc về Ta. Ai phạm tội, kẻ ấy phải chết » (Ed 18, 1-4). Chẳng lẽ hai quan niệm khác nhau đó đều cùng là lời nói dứt khoát của Chúa dậy cả ?
23 –Lời Chúa hay là lời của người ta ?
Nếu Thiên Chúa có nói một mình thì ta không biết. Nhưng nếu Chúa nói cho người ta, thì nói cho người ta hiểu. Và vì người ta nói nhiều thứ tiếng khác nhau, cho nên nếu Chúa có nói thì tất nhiên là dùng tiếng nói của người nghe. Ta không có lý do gì mà nói rằng ngôn ngữ này hay ngôn ngữ kia là ngôn ngữ riêng của Thiên Chúa. Cũng chính vì thế mà khi đa số dân Do-thái không còn sống trong đất Palestina nữa, thì chính người Do-thái phiên dịch Sách Thánh từ tiếng Híp-ri sang tiếng Hi-lạp, gọi là bản Bảy Mươi. Tiếp theo đó đến bộ Tân Ước được viết bằng tiếng Hi-lạp, thời đó đang là chuyển ngữ ở Địa-trung-hải, chứ không viết băng tiếng A-ram là tiếng Đức Giê-su nói lúc sinh thời, và rồi đã được phiên dịch sang tiếng nói của muôn dân, để ai nấy được nghe lời giảng dậy bằng tiếng của mình, như trong ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống (Sách Công vụ tông đồ 2, 4-11).
Thêm vào đó thì những người được nghe lời Chúa lại sống vào những thời điểm khác nhau, có trình độ văn hóa và khả năng lĩnh hội khác nhau, cho nên không thể coi một lời nói như là một công thức bất di bất dịch ở ngoài thời gian, viết cho muôn dân trong mọi thời đại. Vì thế phải xét đến yếu tố lịch sử : những điều Chúa dạy thường phải tùy vào trình độ hiểu biết của người nghe, đi từ chỗ thô sơ đến chỗ tế nhị hơn. Nếu Thiên Chúa không có ngôn ngữ riêng, thì Sách Thánh của chúng ta không phải là « sách trời » đã viết sẵn từng câu, trong một ngôn ngữ nào đó, rồi được thiên sứ đem xuống ban bố.
Cho nên cái mà ta quen gọi là « lời Chúa » cũng chính là lời con người ta dùng ngôn ngữ của mình, mà nói lại cho nhau những điều mình lĩnh hội được trong khi được Chúa viếng thăm. Ta gọi phương thức truyền đạt như thế bằng một kiểu nói : Thiên Chúa « linh ứng » (inspiration).
Người ta đã tìm nhiều cách để giải thích « linh ứng » là gì.
Xét theo từ nguyên thì từ ngữ La-tinh « inspiratio » bắt nguồn từ « in » là đi vào và « spiritus » là hơi thở. Người ta còn hơi thở thì còn sống, và tắt thở là chết. Vì thế trong sách Sáng Thế có viết một cách nên thơ rằng : « Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật » (St 2, 7). Khi ta nói thì ta làm cho không khí chấn động, đồng thời truyền thông tư tưởng, chuyển những yếu tố tinh thần sang người khác. Cũng như thế, ta hiểu rằng lời Chúa đưa thần khí của Người đến cho ta, làm cho ta sống và nhận ra được dự định của Người. Nhưng đây chỉ là lối hiểu đại khái, chung chung vậy thôi, chưa cho ta thấy rõ làm sao mà có được Sách Thánh.
Đã có lúc người ta hiểu một cách đơn sơ rằng các tác giả đã viết ra những cuốn Sách Thánh, đều được Thiên Chúa cầm tay hướng dẫn để họ viết đúng những câu mà Chúa muốn dạy, cho dù lúc đó họ chưa hiểu hết ý. Lối giải thích này cũng thô sơ tương tự như lối hiểu của Hồi giáo về sách thánh Cô-ran. Cả hai lối cùng quan niệm rằng các câu Sách Thánh đều là từ trời đem xuống đúng như ý Chúa muốn.
Lại có người hiểu rằng Chúa không cầm tay khi người ta viết, nhưng thần khí của Người xuống đầy tràn tâm trí của người viết, làm cho họ hiểu được đúng ý Chúa, rồi sau đó họ lựa chọn từ ngữ, câu cú, để viết lên sao cho hợp.
Thực ra phép « linh ứng » là một điều rất khó hiểu, và những lối giải thích trên đây đều là bất cập, và rõ ràng là vẫn tối tăm. Tuy vậy cũng nên dùng lý trí suy luận để tránh cái thói lúc nào cũng nói đến mầu nhiệm, đến phép thần thông phi thường.
Người ta có thể nghĩ : biết đâu chẳng có Thiên Chúa nào cả, và cũng chẳng có « linh ứng » gì cả ? Thế nhưng chẳng lẽ không có gì hết, không có ai hết, mà con người ta lại cứ bầy vẽ ra là có ? Vì sao con người không dừng lại những điều mắt thấy tai nghe, thấy thế nào thì biết thế ấy, mà lại cứ nói thêm đến những cái ở ngoài phạm vi hình sắc, Giải thích thì cũng không phải là dễ gì : tôn giáo dân gian cũng đã có làm như thế rồi. Nói rằng con người ta khi còn dốt nát, ngu đần, đã bầy ra các thần linh, chỉ vì sợ chết và sợ các mãnh lực thiên nhiên mà mình không làm chủ nổi, thì cũng chưa giải thích vì sao cái ngu đần ấy đã có sức cái sức sáng tạo phi thường, đã định hình một cách lâu dài cho nếp sống tri thức và đạo đức của nhân loại. Chẳng lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh sai lầm hết. Dù sao, tin cũng có nghĩa là dám tin, dám tín cẩn, dám mạo hiểm.
Chắc một điều là, như thánh Gio-an viết : « Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả » (Ga 1, 18); mà nếu chúng ta chưa bao giờ thấy Thiên Chúa thì làm sao nghe Chúa nói ? Thực ra chúng ta không nghe thấy Chúa nói thế nọ thế kia, nhưng chỉ thấy những người đã đi trước chúng ta nói lại rằng Chúa nói như thế. Đó là những điều họ hiểu được về Thiên Chúa và như thế họ là chứng nhân của Thiên Chúa. Chúng ta biết Chúa qua những chứng nhân của Người. Riêng các đệ tử đã nghe Đức Giê-su nói thì cũng mãi sau ngày Phục Sinh và ngày Hiện Xuống mới nhân ra hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của Người.
Vai trò của chứng nhân quan trọng như thế, cho nên nếu đạo giáo được truyền bá và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì là vì cộng đồng tín hữu cũng phải sống đạo nối tiếp vai trò chứng nhân. Thực vậy, nếu ngôn sứ hay chứng nhân của Thiên Chúa nói ra, mà người được nghe cho là không nghe được, nếu các chứng nhân không có người nối tiếp, thì tất nhiên đạo Chúa chỉ còn là một lý thuyết lỗi thời, sẽ bị xếp vào một xó, sẽ bị đào thải và lời nói ấy sẽ mai một đi, không được truyền bá nữa. Đó là một sự kiện rất thông thường. Ví dụ ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã sống vào thời buổi loạn lạc, trước khi mất nước, vua cũng như dân không biết phải xoay xở ra sao. Ong nói ra không ai nghe, lại còn bị tống ngục, còn ngôn sứ chính thức của nhà vua là Kha-nan-gia thì lại được lên mặt. Nhưng sau các biến cố đưa tới nước mất nhà tan, thì dân Chúa còn sống sót mới thấy là ông nói phải, cho nên họ ghi lại những điều ông giảng dậy răn đe, còn Kha-nan-gia nói gì thì không ai nhắc đến nữa. Các sách được thêm dần vào bộ Sách Thánh và được các thế hệ về sau giữ lại, đều đã được dân Chúa, được các chứng nhân của Chúa chọn lọc theo tiêu chuẩn như thế.
Tôn giáo là một thực tại xã hội chứ không phải chỉ là một liên quan riêng giữa từng cá nhân với một hay là nhiều vị thần. Riêng đạo Chúa Giê-su Cứu Thế thì tính cách xã hội, tính cách cộng đoàn lại càng phải được chú trọng. Nhà thần học Joseph Ratzinger – nay là giáo tông Biển-Đức XVI – đã viết trước đây gần 40 năm, trong các khóa trình về đức tin của các thánh tông đồ : « Nếu chỉ có một bên là Thiên Chúa, một bên là một mớ những cá nhân rời rạc, thì đạo Chúa Cứu Thế Giê-su không dùng làm gì được cả »[1]. Vì lẽ rằng Thiên Chúa không nói riêng cho một cá nhân, nhưng nói cho một cộng đoàn qua trung gian của những vị ngôn sứ. Rồi lời Chúa có được truyền đi nữa hay không thì là do cộng đoàn có chấp nhận và có muốn chia sẻ với người khác hay không.
Nhưng thế nào là nói cho một cộng đoàn qua trung gian của những vị ngôn sứ ? Trên đây ta đã gạt ra một bên cái quan niệm cho rằng Thiên Chúa nói thẳng cho ngôn sứ nghe rồi chép lại, hay là cho rằng Người cầm tay người viết Sách Thánh. Vậy nên hiểu thế nào là « linh ứng » ?
Để giải đáp câu hỏi này, tôi xin đưa ra đây lời giải thích của nhà thần học Edward Schillebeeckx[1] : « Trong cuộc cứu độ thì việc làm (mặc khải trong biến cố lịch sử) và lời nói (lời mặc khải) không thể tách rời nhau trong chương trình mặc khải. Trong cuộc đối thoại thiết thực với Thiên Chúa, thì lịch sử chuyển thành lịch sử con người được cứu độ hay là hay lịch sử con người bị diệt vong. Cuộc đối thoại ấy có âm hưởng rõ rệt trong lòng người ngôn sứ, và chính lời nói của ngôn sứ làm cho ý nghĩa của cuộc đối thoại được sáng tỏ ra. Lời nói làm cho cộng đồng dân chúng thấy rõ là có hành động cứu độ của Chúa và nội dung hành động ấy như thế nào. Chính vì hành động cứu độ của Chúa trong lịch sử phàm tục lại có tính cách siêu nhiên, cho nên tự nó đòi phải có lời nói thêm vào. Và chỉ có lời nói của vị ngôn sứ, lời nói của người đã nghe và hiểu Chúa muốn nói gì qua các biến cố lịch sử, mới làm được cho dân Chúa hoàn toàn ý thức đưọc ơn cứu độ mà Chúa mặc khải cho biết. Không những Thiên Chúa nói ra một cái gì về sự cứu độ, để cho dân Do-thái nhận ra đó là ơn cứu độ cho mình và cho cả thế giới, mà Chúa còn có hành động để làm hoàn thành nó trong lịch sử, và thêm vào đó, Chúa còn dùng lời nói của vị ngôn sứ để làm cho rõ ý nghĩa. Như thế nghĩa là lịch sử cứu độ mà Chúa cho biết cũng chính là lịch sử phàm tục được hiểu theo viễn tượng cuộc đối thoại với Thiên Chúa »[1].
Nói một cách cụ thể hơn : trong chương trình mặc khải thì Chúa không nói suông, nhưng có làm trước rồi mới nói. Việc làm của Chúa có thể chia ra làm ba đợt sau đây : đợt nhất là sự hiện hữu của trời đất thiên nhiên; đợt nhì là lịch sử của dân Chúa, với những bước quanh co, những lúc thăng trầm; đợt ba là cuộc đời của Đức Giê-su. Đợt nào cũng vừa có tính cách tự nhiên phàm tục, có thể giải thích bằng các nguyên nhân theo nguyên lý nhân-quả; lại vừa có ý nghĩa siêu nhiên, nếu xét theo viễn tượng đối thoại với Thiên Chúa. Như thế lời nói của Chúa qua trung gian ngôn sứ là nói lên ý nghĩa các việc đã làm.
Những người đã chứng kiến các sự việc trên đây, có thể suy xét theo nguyên lý phàm tục, nhưng cũng có thể nghe thêm ngôn sứ nói lên ý nghĩa siêu nhiên. Trong đợt nhất thì tự nhiên con người ta có thể nhận định rằng mình không làm ra vũ trụ, từ đó có thể tin rằng vũ trụ là tự nhiên có như thế, nhưng cũng có thể tin rằng vũ trụ là do ai làm ra. Ý nghĩa siêu nhiên mà ngôn sứ nói lên ở đợt này là Thiên Chúa tạo thiên lập địa : các vật mà ta thấy trong trời đất thì không có vật nào là tuyệt đối. Trong đợt nhì thì cái lịch sử của dân Chúa có thể giải thích bằng những nguyên nhân kinh tế, xã hội, chính trị, hay cá nhân; nhưng ngôn sứ cũng có thể giải thích rằng qua những bước thăng trầm đó thì có bàn tay của Thiên Chúa dẫn dắt cho dân Chúa đi cho đúng nhân đạo và đúng thiên đạo [1], và vì thế nhiều khi vị ngôn sứ phải nói lên những điều không hợp sở thích của quần chúng. Ý nghĩa mà ngôn sứ nói lên ở đợt ba là : trông vào cuộc sống (nếp sống và lời giảng dậy) và cái chết của Đức Giê-su, người ta có thể nhận ra là Thiên Chúa hiện diện trong lịch sử và trong đời sống của người, để dậy cho ta biết dự định của Người. Nhưng lời nói của ngôn sứ không có sức cưỡng bách, vì chỉ là đề nghị một ý nghĩa cho các biến cố lịch sử trong quá khứ, và đề nghị một nếp sống bây giờ và về sau; người nghe có thể tự do chấp thuận hay là không. Vả lại, vẫn có những ngôn sứ giả hiệu, nói khác đi nữa.
Những người chấp nhận lời của ngôn sứ làm thành một cộng đoàn, họ cho đời sống của họ có một ý nghĩa đặc biệt, họ duy trì và truyền bá đạo giáo từ đời này sang đời khác. Truyền thống này đã có biến chuyển theo những đợt nói trên và tùy theo những biến cố lịch sử của thời đại. Sau cùng thì các biến cố đã xẩy ra với những ý nghĩa siêu nhiên mà nhiều thế hệ ngôn sứ đã nhận thức ra, đều được viết lại thành sách, gọi là Sách Thánh hay là Thánh Kinh, được sao chép và rồi được phiên dịch cho các thế hệ về sau.
Tuy vậy cũng cần phải nói rõ rằng đạo giáo được truyền bá, không phải là vì sách vở cao siêu được phổ biến, nhưng là vì có những chứng nhân biết sống đạo.
Vài lời kết luận
Có thể tóm tắt các giai đoạn trong hành động mặc khải của Chúa như sau :
một cộng đồng đã chung sống một biến cố lịch sử quan trọng;
ngôn sứ là một người trong cộng đồng đã có suy nghĩ, rồi nhận định và nói lên cái ý nghĩa siêu nhiên của biến cố, tức là mối liên quan với Thiên Chúa;
người trong cộng đồng chấp nhận cái ý nghĩa đó, cho nó là phù hợp với những điều mình cảm nghiệm được;
sau cùng thì viết lại các sự việc và ý nghĩa của chúng, sách viết ra là Sách Thánh, kể lại lịch sử các chặng đường của con người đi tìm Thiên Chúa, đi từ chỗ hiểu biết thô sơ, cho đến chỗ tế nhị hơn, đi từ nếp sống vị kỷ cho đến nếp sống vì người khác và vì Chúa.
Như thế thì Sách Thánh không phải là từ trời đem xuống, vì trong Thánh Kinh, lời Chúa cũng là lời của cộng đồng tín hữu nói lên những điều mình lĩnh hội được về ý muốn của Chúa và về mối liên quan giữa con người và Thiên Chúa. Và vì người tín hữu sống ở những thời điểm khác nhau, cho nên cái nhìn về Thiên Chúa, tuy có làm thành một lịch sử liên tục, nhưng có những chi tiết khác nhau : quan niệm của các tổ phụ, của các vị ngôn sứ, và của Đức Giê-su về Thiên Chúa thì không giống nhau đủ mọi nét. Riêng về Đức Giê-su thì cũng có ít là bốn cái nhìn không hoàn toàn giống nhau. Có điều chắc chắn là ta không thể đóng khung Thiên Chúa vào trong một cuốn sách hay trong một bộ giáo điều.
Lời mặc khải của Chúa qua trung gian các ngôn sứ không nhằm vào những kiến thức khách quan về vũ trụ và về lịch sử, mà người ta có thể dùng lý trí và khoa học để hiểu biết dần dần. Đứng trước cùng một vũ trụ, cùng một biến cố, thì người ta có thể giữ lập trường vô thần, không tin thần thánh hay ý nghĩa siêu nhiên gì cả; lại cũng có thể chọn lập trường đa thần, cho rằng mỗi vị thần làm chủ một khía cạnh trong đời người; cho nên khi có ai chọn miềm tin vào một Thiên Chúa thì đó cũng là một sự lựa chọn tự do.
Về nội dung, thì những điều Chúa cho biết, tuy có ăn rễ vào các hiện tượng trong vũ trụ con người, nhưng không chú trọng vào các hiện tượng vật lý học về vũ trụ, hay các biến cố trong lịch sử cá nhân hay của cộng đồng : về những điểm này thì người tín hữu hay vô thần có thể dùng lý trí mà tìm biết và dùng tiêu chuẩn khách quan để đồng ý với nhau. Những điều Chúa cho biết đó chú trọng vào ý nghĩa của các hiện tượng hay biến cố. Ý nghĩa của chúng mà ngôn sứ hay chứng nhân nói lên thì có liên quan tới vận mệnh của con người, và thuộc về phạm vi của niềm thâm tín, người nghe có thể tùy tiện mà muốn nghe, muốn hiểu, muốn làm theo, hay không.
Vậy Chúa muốn cho ta biết những gì ? Chúa muốn cho ta biết dự định của Chúa về vận mệnh con người, cho biết con người có giá trị như thế nào trước mặt Chúa – và đây là những điều mà khoa học thiên nhiên không cho biết – ai dám tin thì tín cẩn vào Người, ai không tin thì không chấp nhận, có thế thôi.
Người ta tự do tin hay không tin lời Chúa, nhưng một khi đã muốn tín cẩn vào lời Chúa, thì lòng tin ấy không phải chỉ là biết vậy thôi, lòng tin ấy phải được đưa ra thực hành : thực hành trong đời sống phụng tự (các phép bí tích) và thực hành trong nếp sống đạo đức, mến Chúa yêu người. Vì như ta đọc trong thư của thánh Gia-cô-bê : « Đức tin không có hàng động thì quả là đức tin chết » (Gc 2, 17). Thế rồi người ngoài có thể xem quả biết cây, xem nếp sống của tín hữu mà đánh giá niềm tin.
Chính vì lời Chúa cũng là lời cộng đồng tín hữu nói lên ý muốn của Chúa, cho nên khi giáo hội căn cứ vào Sách Thánh mà giảng dậy như là lời Chúa, trên tòa giảng hay là trong các văn kiện chính thức, thì giáo hữu cho là đáng tin, đáng tín cẩn. Và như thế là phải lẽ.
Có điều rằng tôi thấy đó là một trách nhiệm rất lớn đối với các chứng nhân của Chúa. Đã có những chứng nhân (martyrs) đã trung thành với lời Chúa cho đến nỗi thà chết chẳng thà chối bỏ. Ta biết giáo hội là giáo hội của những con người muốn tín cẩn vào Chúa, nhưng chưa hoàn toàn dứt bỏ được các nết xấu, như « tham sân si », hay là « bẩy mối tội đầu », cho nên có thể là xưa nay và đó đây có những việc làm phản lại Phúc âm, kẻ ít người nhiều, kể cả những người có sứ mệnh giảng đạo. Đáng buồn, nhưng cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy vậy, nếu đạo Chúa còn tồn tại cho đến ngày nay, thì là vì trong giáo hội vẫn còn có những chứng nhân, tuy không hoàn hảo, nhưng vẫn ra sức trung thành sống đạo, lấy lời Chúa làm khuôn vàng thước ngọc, không dám tự tiện giải thích lời Chúa sao cho hợp với cái sở thích hay cái tư lợi của mình.
Trách nhiệm của các chứng nhân thật là lớn, vì nếu không còn ai làm chứng cho Lời Chúa thì đạo Chúa sẽ không được truyền đi nữa. Đã thế, chứng nhân còn phải có một nếp sống làm cho mình đáng tín cẩn, vì lẽ rằng nếu người ta không tin được lời của những chứng nhân mà mình trông thấy, thì làm sao có thể tin được Lời của Chúa mà mình không trông thấy [1].
Giáo hội rất ý thức được được tình trạng này cho nên trong thánh lễ đã có lời cầu nguyện khiêm tốn trước khi « chịu lễ ». Lời rằng : « Xin Chúa đừng chấp tội lỗi chúng tôi, nhưng xin Chúa nhìn vào đức tin của giáo hội của Chúa ».
Lambersart, 15 / 08 / 2006