Tìm Kiếm Hạnh Phúc

Bạc Tiền Không Thể Nào Mua Được

NEW YORK (Zenit.org).- Cuộc nghiên cứu vừa mới đây về kiểu tìm kiếm hạnh phúc xưa củ khẳng định ra chắc chắn một điều rằng sự giàu có về vật chất không thôi cũng không thể nào đem lại được sự thỏa mãn lâu dài được.

Giáo sư kinh tế Avner
Một bài báo vừa mới đây xuất hiện trên tạp chí Khoa Học xác nhận rằng sẽ là một ảo tưởng nếu nghĩ rằng việc có thu nhập cao thì niềm hạnh phúc cũng tự động mà đến.

Vào ngày 3 tháng 7, tờ Bưu Điện Washington (Washington Post) tường thuật rằng trong cuộc nghiên cứu khoa học mà các nhà nghiên cứu kết luận rằng những ai có thu nhập trên mức trung bình hơi cảm thấy hạnh phúc hơn những người khác, và họ cũng có khuynh hướng trở nên căng thẳng hơn.

Alan Krueger, giáo sư chuyên về kinh tế và công chánh tại trường Đại Học Princeton, cũng là một trong những tác giả của cuộc nghiên cứu nói rằng: “Mọi người thường hay cường điệu hóa ảnh hưởng của việc có thu nhập cao lên trên khía cạnh tình cảm tổng thể của con người.”

Theo bài báo, có rất nhiều dữ liệu trong suốt các năm qua cho thấy rằng một khi sự giàu có về mặt cá nhân vượt khỏi mức là $12,000 mỹ kim / năm, thì nếu càng có thêm tiền vào nhiều bấy nhiêu thì cũng chẳng có sự gia tăng nào cả trong sự thỏa mãn về cuộc sống. Chỉ trước đó vài ngày thôi, các nhà nghiên cứu đã cho xuất bản ra một nghiên cứu cho thấy Ái Nhĩ Lan là quốc gia có rất nhiều người hạnh phúc nhất, kế đến là Úc Châu.

Thông tin của cuộc nghiên cứu, được thực hiện bởi những chuyên gia kinh tế trong đó có Andrew Leigh thuộc trường Đại Học Quốc Gia Úc Châu, và Justin Wolfers thuộc trường Đại học Wharton tại Pennsylvania, Hoa Kỳ, đã được xuất bản trong một tờ báo Úc là tờ Adelaider Advertiser vào ngày 28 tháng 6.

Leigh nói rằng trong khi cuộc nghiên cứu cho thấy hầu hết tại những nước đã phát triển, thì con người có mức độ hạnh phúc cao, tuy nhiên những cuộc thăm dò khác cũng cho thấy rằng một số khá nhỏ các quốc gia đang phát triển, thì dân chúng của họ cảm thấy hạnh phúc hơn là những người tại các nước đã phát triển. Người Mêhicô và Nigeria, chẳng hạn, là những người hạnh phúc mặc cho mức thu nhập của họ rất thấp tại các quốc gia này.

Nhiều thông tin về chủ đề này đến từ Tô Cách Lan, là nơi mà những nhà nghiên cứu từ trường Đại Học Aberdeen kết luận rằng sự thỏa mãn trong công ăn việc làm chính là chìa khóa chính về sự thỏa mãn cá nhân. Tuy nhiên, trong bản báo cáo ra ngày 30 tháng 6 trên tờ Scotsman, nghiên cứu gia hàng đầu Ioannis Theodossiou nói rằng sự thỏa mãn trong công viên không chỉ thuần tuý lệ thuộc vào mức lương, mặc dầu lương bổng đóng một vai trò rất quan trọng. Những yếu tố khác như: sự ổn định trong công việc làm và sự kiểm soát về giờ giấc làm việc cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thỏa mãn, và dĩ nhiên, cũng từ đó dẫn đến niềm hạnh phúc cá nhân.

Cám Dỗ Về Vật Chất

Một cái nhìn sâu rộng vào mối quan hệ giữa sự giàu có về mặt vật chất và niềm hạnh phúc đã vừa được tung ra trong một cuốn sách vừa mới được xuất bản ra có nhan đề “Thách Đố Của Sự Giàu Có” (The Challenge of Affluence) (do Nhà Xuất Bản Trường Đại Học Oxford ban hành). Sách do giáo sư về lịch sử kinh tế Avner Offer viết ra tại trường Đại Học Oxford, cuốn sách xem xét về cảm nghiệm thu nhận được tại Anh Quốc và Hoa Kỳ kể từ năm 1950.

Trong thời kỳ này, giáo sư Offer quan sát rằng, những người Mỹ và Anh Quốc rất thích hưởng thụ sự giàu có bất ngờ. Tuy nhiên,, kể từ những năm thuộc thập niên 1970, mức độ hạnh phúc được các cá nhân tự báo cáo đã bị phai nhạt dần đi (languished) hoặc thậm chí giảm xuống, mặc mức thu nhập tăng lên, thì nó chẳng cải thiện một chút gì cho là đáng kể cả trong tình cảm của con người. Song song đó, có rất nhiều vấn nạn co lên quan đến xã hội và cá nhân như: sự khủng hoảng gia đình, sự nghiện ngập, tội ác, tình trạng bất ổn về kinh tế, và sự tin tưởng bị giảm sút.

Những xã hội tự do phóng khoáng đã đưa ra lời hứa rằng mỗi người có thể tự chọn lựa theo cách riêng của mình để tự thỏa mãn và hạnh phúc. Xã hội tự do và thị trường tự do đã tại ra những điều kiện riêng để đeo đuổi sự giàu có và việc đưa ra những lựa chọn. Thế nhưng, sự lựa chọn đó cũng có thể là sự sai lầm, chứ không phải lúc nào cũng kiên định, và hơn nữa, để đạt được nhiều mục tiêu đề ra hôn, đòi hỏi người đó phải có một sự cam kết cao độ.

Chính vì thế, việc thực thi sự chọn lựa đòi hỏi việc tự kiểm soát và thận trọng, những giá trị cứ thế mà tăng lên một cách bất thường trong các xã hội giàu có. Đúng ra, những xã hội với thị trường cạnh tranh thì thích những gì lạ và mang tính sáng tạo hơn, và điều này làm giảm những nguyên tắc, và thói quen của con người.

Giáo sư Offer biện luận rằng một hệ thống thị trường cũng có khuynh hướng cổ võ cho những phần thưởng ngắn hạn cho những cá nhân và chủ nghĩa khoái lạc (hedonism). Điều này xem thường đến cam kết cần có để có thể đạt được những phần thưởng thỏa mãn lâu dài hơn vốn rất khó để lấy được, nhưng cũng thật đáng giá.

Giáo sư Offer tin rằng một yếu tô khác xem thường đến sự hạnh phúc của chính đó là sự bất cân xứng trong thu nhập. Ở cả hai nước, Anh và Mỹ Quốc, sự bất công này đã trở nên một cách tệ hại hơn trong những năm vừa qua, và đây chính là một yếu tốc chính trong việc giải thích tại sao con người không cảm thấy hạnh phúc với những tình huống riêng của họ. Những ai thích được tăng thu nhập, nhưng lại cảm thấy chính mình bị tụt hậu đằng sau những người khác thì đang cảm thấy có sự tiến bộ đáng kể, và không có để tách rời sự hạnh phúc của họ từ sự cải thiện về hoàn cảnh.

Tình yêu, hôn nhân và gia đình cũng là khía cạnh khác mà sự thất bại đã làm hủy hoại đi niềm hạnh phúc của chúng ta. Việc phối hợp ngừa thai, ly dị khi chưa có bên nào gây ra lỗi lầm gì cả (no-fault devorce), tình trạng sống chung, sống thử với nhau và tỉ lệ sinh con ngoài giá thú, cứ thế mà tăng vọt lên, và làm giảm suy đi hôn nhân và gia đình. Một sự gia tăng tột bực về những mối quan hệ tình dục bên ngoài phạm vi của hôn nhân cũng đã làm cho suy yếu đi khả năng để yêu thương và sự cam kết trong tình khắn khít của hôn nhân.

Về hôn nhân, Giáo sự Offer nói, cũng đưa ra thật nhiều ích lợi khác như: sức khỏe thể lý và tinh thần; trường thọ hơn, hạnh phúc hơn, cùng vô số lợi ích khác nữa cho các con trẻ. Tỉ lệ của những người kết hôn đã giảm xuống, vốn cũng có nghĩa là cứ 1 trong 7 người lớn, không nhận được lợi ích của việc được bảo về và những ích lợi khác của hôn nhân. Do đó, mặc cho có lời đề nghị về những sự thay đổi trong hôn nhân và gia đình, thì họ biện luận rằng những lợi ích thật sự của nó chính là việc có được nhiều sự tự do hơn và có khoảng trống để “tự thỏa mãn,” mặc dầu chi phí đó có thể là quá cao đối với những người khác.

Tuy nhiên, Giáo sư Offer ước định rằng sự tăng trưởng về mặt kinh tế chẳng phải là một điều gì đó tồi tệ lắm đâu. Tuy nhiên, nó cũng không nên trở thành mối quan tâm số 1 và chúng ta cần phải rất dè dặt, với những ai đưa ra ý kiến như vừa được đề cập ở trên.

Trong những xã hội nào đã giàu có rồi, những nổ lực thêm nữa để gia tăng mức tăng trưỏng kinh tế phải cần được đánh giá với những cái giá mà nó sẽ áp đặt ra. Việc tái khám phá lại những đức tín về sự khiêm tốn và tự biết giới hạn chính bản thân cũng có thể có ích cho xã hội. Điều này khiến cho Giáo sư Offer kết luận rằng sự giàu có tùy theo việc chúng ta tự hiểu rõ về chính bản thân của chúng ta như thế nào, chứ không chỉ là việc cần có thêm nhiều nữa mà thôi.

Hiểu Được Sự Hạnh Phúc

Một quan điểm khác về sự hạnh phúc được đề cập đến trong một bài báo được xuất bản trong Tạp Chí Công Giáo Ý Quốc, tờ La Civilt’s Cattolica. Viết trong số ra ngày 20 tháng 5, Linh mục Dòng Tên là Cha Gianpaolo Salivini lưu ý rằng rất nhiều người Ý sống tại các quốc gia giàu có, đã không thỏa mãn về cuộc sống mà họ đang có.

Aristotle, theo sự quan sát của Cha Salvini, nghĩ rằng không thể nào có hạnh phúc mà lại không có đức hạnh. Rất nhiều nhà văn thời nay, như nhà kinh tế được trao giải thường Nobel Amartya Sen, xem sự hạnh phúc không chỉ bao gồm việc sở hữu các vật chất, mà là hàng loạt những điều tốt đẹp và thiện hảo nhất để giúp cho người đó có được sự thỏa mãn trong đời sống.

Cha Salvini đã hướng sự chú ý đến tầm quan trọng của những mối quan hệ cá nhân nhằm đạt được sự hạnh phúc. Điều này bao gồm: những mối quan hệ về tình bạn, về gia đình và về xã hội.

Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo giải thích rằng 8 mối Phúc Thật được đề cập đến trong sách Tân Ước đáp trả cho mong muốn tự nhiên của chúng ta về sự hạnh phúc. “Mong muốn xuất nguồn từ chính Thiên Chúa: Thiên Chúa đã đặt nó bên trong trái tim của nhân loại để lôi kéo nhân loại về với Ngài, Đấng một mình có thể làm thỏa mãn tất cả.” (Mục Số 1718).

Một lý do khác giải thích cho mong muốn về sự hạnh phúc của chúng ta chính là đức tín hy vọng Kitô Giáo. Thiên Chúa đã đặt một niềm khát khao về sự hạnh phúc trong mỗi trái tim con người, và niềm hy vọng đáp trả cho điều này, như được giải thích trong Mục Số 1818 của sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.

Tính thuần khiết của những mong ước của chúng ta qua trung gian của đức tín hy vọng không những giúp chúng ta tránh khỏi được sự thất vọng, mà còn giữ chúng ta khỏi sự ích kỷ và đưa chúng ta đến một niềm hạnh phúc vốn tuôn đổ từ lòng bác ái.

Có liên quan đến của cải và sự hạnh phúc, Sách Giáo Lý nhắc nhở các tin tín hữu về những ngôn từ của Chúa Giêsu, Đấng đã ra lệnh cho các tông đồ tuyên bố từ bỏ tất cả vì Ngài và vì Phúc Âm (như trong Phúc Âm Thánh Luca 14:33 có đề cập đến.)

Trong các Mục Số từ 2544-2547, Sách Giáo Lý triển khai về chủ đề có liên quan đến sự khó nghèo của trái tim, nhắc nhở những người Kitô Giáo về cách mà Chúa Giêsu động viên tất cả những môn đệ theo Ngài hãy từ bỏ sự giàu có của thế gian để mà tính thác vào Thiên Chúa.

Niềm hạnh phúc thật sự không đến từ sự giàu có, sự nổi tiếng hay quyền lực, như được giải thích trong Mục Số 1723 của Sách Giáo Lý. Thì những điều này rất là bổ ích, vì chưng chúng chính là sự hạnh phúc trường cữu vốn chỉ đến từ chính Thiên Chúa mà thôi, vì Ngài chính là Nguồn của tất cả mọi thứ tình yêu và sự tốt đẹp trên gian trần này.

Đó là một bài học, vốn chẳng dễ dàng gì để cho chúng ta ghi nhớ cả!